Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

2 :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | | Hướng dẫn ôn tập Học kỳ 2 năm học 20122013 môn Văn DC HK2 Van 9 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.4 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VĂN KHỐI 9
NỘI DUNG CƠ BẢN:
Nhìn chung việc ra đề hiện nay của phòng, sở là theo hướng mới : học gì
thi nấy. Tránh học tủ, học vẹt. Chính vì vậy cách ra đề cũng thoáng và mở hơn,
đòi hỏi học sinh phải học và hiểu mới làm được bài. Do đó các em học sinh cần
và nên nắm vững các đơn vị kiến thức đã học trong chương trình học kì II về cả
ba phân môn : tiếng Việt, văn bản và tập làm văn.
MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ
I.Tiếng Việt:
Các em nên học lại lí thuyết để hiểu và làm thuần thục các dạng bài tập về
1/ Khởi ngữ
2/ Các thành phần biệt lập ( Thành phần tình thái; Thành phần cảm thán;
Thành phần gọi đáp; Thành phần phụ chú)
3/ Các phép liên kết câu, đoạn văn ( Phép nối; Phép lặp; Phép thế….)
4/ Các biện pháp tu từ ( Nhân hóa; So sánh; Ẩn dụ; Hoán dụ; Liệt kê,
Đối….
Đặc biệt việc xác định và phân tích các bài tập tiếng Việt trong các tác
phẩm văn thơ đã học của chương trình
II. Văn bản
1/ Viếng lăng Bác ( Viễn Phương)
2/ Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải)
3/ Sang thu ( Hữu Thỉnh)
4/ Nói với con ( Y Phương)
5/ Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê)
- Các em nên học thuộc lòng các văn bản thơ, nắm vững hoàn cảnh
sáng tác
- Giải thích nhan đề ( Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi)
- Nắm nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm
- Riêng với truyện “ Những ngôi sao xa xôi” cần nhớ vả hiểu ý
nghĩa một số chi tiết quan trong
III. Nghị luận xã hội


Các em cần thành thạo cách làm bài nghị luận về :
- Môt sự việc hiện tượng
- Một tư tưởng đạo lí
Học sinh cũng cần lưu ý : chủ đề của bài nghị luận năm nay sẽ rất rộng.
Có thể ra đề bằng hình ảnh : các em nhìn hình để suy ra vấn đề cần nghị
luận. Có thể đưa ra 2 sự việc đối lập nhau để rút ra vấn đề
=> Do đó , quan trọng là cần hiểu vấn đề và cách làm bài theo hai
dạng trên.
IV. Tập làm văn
Cả hai kiểu bài : nghị luận thơ và nghị luận truyện
- Có thể cho một vấn đề . Ví dụ : “ Em hãy phân tích bài thơ
SANG THU của Hữu Thỉnh”.


- Có thể cho dạng đề tổng hợp. Ví dụ : “ Cảm nhận về vẻ đẹp
của con người Việt Nam qua tác phẩm MÙA XUÂN NHO
NHỎ và NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI”.
=> Như vậy các em cần nắm vững cách làm bài nghị luận văn chương.
Nên học kĩ NỘI DUNG và NGHỆ THUẬT từng bài
Chúc các em thi tốt trong kì thi sắp tới.



×