Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật cộng đồng ASEAN,chứng minh rằng pháp luật cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.71 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
Pháp luật Cộng đồng ASEAN là tổng thể các nguyên tắc,quy phạm
pahps luật do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
cảu cộng đồng ASEAN, phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế an ninh, văn hóa
xã hội.Để làm rõ vấn đề trên trong bài viết của mình em xin làm rõ vấn
đề:“Thông qua đặc điểm và hệ thống nguồn của pháp luật cộng đồng
ASEAN,chứng minh rằng pháp luật cộng đồng ASEAN mang bản chất luật
quốc tế”.
NỘI DUNG
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG
ASEAN.
1.Khái quát về Luật quốc tế
Luật quốc tế là hệ thống các quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ
thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều
chỉnh những quan hệ pháp sinh giữa quốc gia và các chủ thế đó trọng mọi lĩnh vực
của đời sống quốc tế.
2. Khái niệm Pháp luật cộng đồng ASEAN
Pháp luật cộng đồng ASEAN là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp
luật do ASEAN xây dựng và ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ của Cộng
đồng ASEAN,phát sinh trên mọi lĩnh vực kinh tế,chính trị -an ninhvà văn hóa xã
hội.
3.Đặc điểm của pháp luật cộng đồng ASEAN
-Thứ nhất :Quan hệ do pháp luật


Quan hệ pháp luật cộng đồng ASEAN điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa các
quốc gia trong cộng đồng ASEAN (quan hệ nội khối) và quan hệ hợp tác giữa
ASEAN với các đối tác ngoài ASEAN (hợp tác ngoại khối).
-Thứ hai:Xây dựng pháp luật cộng đồng ASEAN
Pháp luật cộng đồng ASEAN không có cơ quan xây dựng luật riêng. Theo quy
định của điều 20 Hiến chương,việc ban hành và ra quyết định của Cộng đồng


ASEAN dựa trên cơ chế tham vấn và đồng thuận.
-Thứ ba:về thực thi pháp luật cộng đồng ASEAN .
Thực thi pháp luật cộng đồng ASEAN là nghĩa vụ của các bên có liên
quan,được thực hiện thông qua hoạt động của các quốc gia thành viên,các thiết chế
cộng đồng và đối tác của ASEAN.Thực thi pháp luật cộng đồng ASEAN của các
quốc gia ASEAN được thực hiện thông qua hoạt động pháp lý của các quốc gia
thành viên theo cơ chế chung hoặc cơ chế riêng trong từng lĩnh vực cụ thể .Thực
thi pháp luật của các thiết chế cộng đồng được thực hiện thông qua hoạt động chức
năng theo nhiệm vụ của các thiết chế trong cộng đồng.
-Thứ tư:giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp.
Chức năng giám sát thực thi pháp luật cộng đồng ASEAN được quy định cho
tất cả các thiết chế của cộng đồng,từ Hội nghị cấp cao đến Ban thư kí ASEAN.Tuy
nhiên cơ chế này không được quy định thống nhất trong một văn bản pháp luật của
ASEAN mà được quy định ở hầu hết các văn bản pháp lý của ASEAN.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp,cho đến nay ASEAN đã được xấy dựng được
hệ thống quy định pháp luật tương đối hoàn chỉnh và hiện đại về giải quyết tranh
chấp,bao gồm:tranh chấp về kinh tế-thương mại và giải quyết tranh chấp trong một
số lĩnh vực chuyên nghành. Khi có tranh chấp xảy ra ,các bên tranh chấp có quyền
lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao hay
tài phán,thông qua bên thư ba,trung gian,hòa giải,trọng tài.Tuy nhiên với đặc thù


của truyền thống Đông Nam Á và “ phương thức ASEAN”,cơ chế giải quyết tranh
chấp của ASEAN hầu như không được áp dụng trên thực tế mà chủ yếu được giải
quyết theo con đường thương lượng và hòa giải.
4.Nguồn của pháp luật cộng đồng ASEAN
Trên cơ sở khoa học luật tổ chức quốc tế và thực tiễn tồn tại của ASEAN,có thể
phân chia ngồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN thành các nhón sau đây:
-Nhóm 1:các điều ước quốc tế được kí kết trong khuôn khổ của ASEAN
Các nguyên tắc và quy phạm của Cộng đồng ASEAN được ghi nhận tại các

văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc của ASEAN,như hiến chương,tuyên bố,hiệp
đinh,nghị địnhthư,thỏa thuận,…(ngoài các văn bản trên,một số các văn bản khác
mặc dù không có giá pháp lý bắt buộc như khuyên nghị của các nhóm đặc trách
cao cấp,thông qua báo chí của các thiết chế cộng đồng…cũng có giá trị tham khảo
cao trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật cộng đồng ASEAN .
-Nhóm hai:các điều ước quốc tế giữa ASEAN với các đối tác của mình
Nhiều nguyên tắc và quy phạm pháp luật của cộng đồng ASEAN được ghi
nhận trong các điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ hợp tác ngoại khối của
ASEAN được hình thành từ chính sự thỏa thuận giữa ASEAN với các đối tác
tương ứng như:hiệp định về đầu tư ASEAN-Hàn Quốc năm 2009 ,Hiệp định về
đối tác kinh tế tòan diện ASEAN –Nhật Bản năm 2008…
-Nhóm 3:Các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của ASEAN thông qua.
Phụ thuộc vào tính chất,nội dung và thẩm quyền,các văn bản này có thể có giá
trị ràng buộc đối với các thành viên ASEAN hoặc chỉ có tính chất khuyến nghị.
II.PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN MANG BẢN CHẤT LUẬT QUỐC TẾ


1.Pháp luật cộng đồng ASEAN do các quốc gia –Chủ thể cơ bản và chủ yếu của
Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng và ban hành.
Quan hệ pháp luật cộng đồng ASEAN điều chỉnh chú yếu là quan hệ phát sinh
giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN,mà quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ
yếu của luật quốc tế.Quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh trước tiên và chủ yếu là
quan hệ giữa các quốc gia.Quá trình xây dựngpháp luật cộng đồng ASEAN dựa
trên nguyên tắc tham vấn và đồng thuận ,các quyết định của ASEAN chỉ được xây
dụng và ban hành khi có sự đồng ý của tất cả các quốc gia thành viên ,điều này
giống với luật quốc tế khi một quy phạm pháp luật quốc tế muốn được hình thành
hoàn toàn dựa trên sự thuận giữa các quốc gia.
2.Pháp luật cộng đồng ASEAN là tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính chất khu
vực.
Với tư cách là tổ chức quốc tế liên chính phủ có tính chất khu vực, pháp luật

cộng đồng ASEAN cũng phản ánh những đặc thù về kinh tế,chính trị,văn hóa của
các quốc gia thành viên và phù hợp với quan hệ hợp tác khu vực .Trong luật quốc
tế thì tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể của luật quốc tế có khả năng tham
gia các quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh.
3.Cơ chế giai quyết tranh chấp.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp,cho đến nay ASEAN đã được xây dựng được
hệ thống quy định pháp luật tương đối hoàn chỉnh và hiện đại về giải quyết tranh
chấp.Với tất cả những mục tiêu,tôn chỉ đã đưa ra,Hiến chương ASEAN khẳng định
nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp “Các quốc gia thành viên sẽ nỗ lực
giải quyết một cách hòa bình và kịp thời tất cả các tranh chấp thông qua đối
thoại,tham vấn và thương lượng .” Khi có tranh chấp xảy ra ,các bên tranh chấp có
quyền lựa chọn các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại
giao hay tài phán,thông qua bên thư ba,trung gian,hòa giải,trọng tài. Như vậy cũng


như luật quốc tế biện pháp giải quyết tranh chấp chủ yếu là các biện pháp hòa bình
để đảm bảo an toàn ổn định lợi ích cung của cộng đồng .
4.Nguồn khá đa dạng.
Trước tiên,với tư cách là chủ thể của luật quốc tế,trong quan hệ quốc tế mỗi
quốc gia thành viên của ASEAN cung như chính tổ chức này phải tuân thủ pháp
luật quốc tế.Theo đó,nguồn của pháp luật cộng đồng ASEAN trước hết bao gồm
các loại nguồn cơ bản của Luật quốc tế,cụ thể: đều có các loại nguồn như nguồn
cơ bản (điều ước quốc tế,tập quán quốc tế),nguồn bổ sung (các phán quyết cảu tòa
án công lý quốc tế,nghị quyết của các tổ chức quốc tế…Ngoài ra nguồn của pháp
luật cộng đồng ASEAN là các điều ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia
ASEAN với nhau và với các đối tác của ASEAN.

KẾT LUẬN
Với tính chất là công cụ pháp lí điều chỉnh các hoạt động hợp tác của
ASEAN,pháp luật cộng đồng ASEAN có vai trò quan trọng góp phần đảm

bảo hòa bình,ổn định và phát triển của mỗi thành viên nói riêng và của toàn
khu vực nói chung.Pháp luật cộng đồng ASEAN với tư cách là một tổ chức
quốc tế liên chính phủ có tính chất khu vực có những nét riêng và vừa mang
bản chất luật Quốc tế.



×