Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Lý :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Dạy và Học | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HK II NĂM HỌC 20162017 DC HK2 9 Ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.68 KB, 6 trang )

Trường THCS Trần Văn Ơn

HƯỚNG DẪN ÔN THI HỌC KỲ 2 - VẬT LÍ LỚP 9 - NĂM HỌC 2016 - 2017
1. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU:
a) Khái niệm: Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều.
b) Cách tạo: Có nhiều cách để tạo ra dòng điện xoay chiều:
Cách 1: Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
Cách 2: Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
c) Điều kiện xuất hiện:
Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín luân phiên tăng, giảm.
d) Các tác dụng và ứng dụng của các tác dụng đó:
- Tác dụng nhiệt: Bàn ủi, bếp điện. mỏ hàn…
- Tác dụng quang: Đèn ống, đèn compact…
- Tác dụng từ: quạt máy, chuông điện…
- Tác dụng sinh lý: Châm cứu điện….
2. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU:
a) Cấu tạo: 2 bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều là: Nam châm và cuộn dây.
b) Hoạt động: (dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ)
Một trong hai bộ phận phải quay để số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn
dây dẫn kín luân phiên tăng, giảm thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay
chiều.
Bộ phận quay gọi là roto, bộ phận đứng yên gọi là stato.
c) Cách làm quay roto:
- Dùng động cơ nổ (nhà máy nhiệt điện)
- Dùng tuabin nước (nhà máy thủy điện)
- Dùng cánh quạt gió (nhà máy điện dùng sức gió)
3. SỰ HAO PHÍ ĐIỆN NĂNG KHI TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA:
a) Nguyên nhân: do dây có điện trở nên sẽ tỏa nhiệt trên đường dây.
×

P2


U2

b) Công thức tính công suất hao phí: Php = Rdây
Php
: Công suất hao phí trên đường dây (W)
Rdây : Điện trở của dây (Ω)
P
: Công suất của nguồn điện (W)
U
: Hiệu điện thế hai đầu nguồn điện (V)
c) Biện pháp làm giảm hao phí tối ưu nhất: Tăng hiệu điện thế, bằng cách đặt máy
tăng thế ở đầu đường dây tải điện để giảm công suất hao phí và đặt máy hạ thế ở
cuối đường dây tải điện để phù hợp với nơi tiêu thụ.
4. MÁY BIẾN THẾ:
a) Vẽ hình, nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế:
Cấu tạo: Máy biến thế gồm:
+ 1 lõi sắt có pha silic
+ 2 cuộn dây có số vòng khác nhau, đặt cách điện
nhau, cùng quấn quanh lõi sắt.
Hoạt động: Khi đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp của máy biến thế một HĐT xoay chi ều thì
do hiện tượng cảm ứng điện từ nên ở hai đầu cuộn dây thứ cấp cũng xuất hiện một
HĐT xoay chiều.
b) Công dụng: dùng để biến đổi hiệu điện thế.
Máy biến thế là máy tăng thế khi n2 > n1 thì U2 > U1.
Máy biến thế là máy hạ thế khi n2 < n1 thì U2 < U1.
1


c) Lưu ý: Nếu cuộn sơ cấp của máy biến thế được nối với nguồn điện không đổi thì
không xuất hiện hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp, vì máy biến thế không làm

biến đổi hiệu điện thế 1 chiều vì dòng điện 1 chiều không tạo ra từ trường biến thiên.
5. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
a) Khái niệm, vẽ hình:
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị
gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
b) So sánh góc tới và góc khúc xạ khi tia sáng truyền từ không khí vào nước và ngược lại:
Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới (hình 1).
Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới (hình 2).
Hình 1 ( r < i )
Hình 2 ( r > i )

.

c) Nêu hiện tượng thực tế liên quan đến hiện tượng khúc
xạ ánh sáng và giải thích.
Nhìn nghiêng vào chậu nước để quan sát hòn sỏi ở đáy chậu, ta thấy hòn s ỏi hình như
gần mặt nước hơn vì tia sáng từ hòn sỏi khi đến mặt nước bị khúc xạ, lệch xa pháp
tuyến hơn và truyền đến mắt, nhưng mắt ta tưởng là do tia sáng đã bị khúc xạ đó
truyền thẳng đến mắt.
6. THẤU KÍNH:
a) Cách phân biệt 2 loại TK:
Cách 1: - TKHT có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- TKPK có phần rìa dày hơn phần giữa.
Cách 2: - Chùm tia song song với trục chính tới TKHT cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm.
- Chùm tia song song với trục chính tới TKPK cho chùm tia ló phân kỳ.
b) Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua TKHT
- Tia tới quang tâm O thì tia ló tiếp tục truyền thẳng.
- Tia tới // trục chính thì tia ló qua F’.
- Tia tới qua tiêu điểm F thì tia ló song song trục chính.
Nêu đường truyền của 2 tia sáng đặc biệt qua TKPK

- Tia tới quang tâm O thì tia ló tiếp tục truyền thẳng.
- Tia tới // trục chính thì tia ló có đường kéo dài qua F’.
c)
-

Các trường hợp tạo ảnh của TKHT:
Vật ở rất xa TK cho ảnh thật, cách TK một khoảng bằng tiêu cự.
Vật ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
Vật đặt tại tiêu điểm F cho ảnh thật ở vô cực.
Vật trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
Các trường hợp tạo ảnh của TKPK:
Vật ở rất xa TK thì cho ảnh ảo, cách TK một khoảng bằng tiêu cự.
Vật đặt tại tiêu điểm F’ cho ảnh ảo cách TK một khoảng bằng ½ tiêu cự
Vật ở mọi vị trí trước TKPK đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật, nằm trong tiêu cự.
2


d)

So sánh
Giống nhau
Khác nhau

Ảnh ảo tạo bởi TKHT
Ảnh ảo tạo bởi TKPK
- cùng chiều với vật,
- ở trước TK cùng với vật.
-Ảnh ảo LỚN hơn vật
- Ảnh ở XA thấu kính hơn vật


-Ảnh ảo NHỎ hơn vật
- Ảnh ở GẦN thấu kính hơn vật

6. MÁY ẢNH
a) Cấu tạo: Hai bộ phận quan trọng là: Vật kính (là TKHT) và Phim (hoặc tấm cảm biến).
b) Đặc điểm của ảnh hiện trên phim: Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
c) Lưu ý: Khi khoảng cách từ vật đến máy ảnh thay đổi thì ta phải thay đổi khoảng cách từ vật
kính đến phim sao cho ảnh hiện rõ trên phim.
7. MẮT
a) Cấu tạo: Hai bộ phận quan trọng là:

+ Thể thủy tinh (là TKHT tiêu cự thay đổi được)
+ Màng lưới
b) Sự điều tiết của mắt: Khi khoảng cách từ vật đến mắt thay đổi thì cơ vòng đỡ thể thủy tinh
co dãn khiến thể thủy tinh phồng lên hoặc dẹt xuống, làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh,
sao cho ảnh hiện rõ trên màng lưới. Quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt.
c) Điểm cực cận của mắt: là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ.
Điểm cực viễn của mắt: là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ.

8. MẮT CẬN
a) Biểu hiện: Chỉ nhìn rõ những vật ở gần, không nhìn rõ những vật ở xa.
b) Biện pháp khắc phục: đeo TKPK có tiêu cự bằng khoảng cực viễn của mắt: f = OCV.
c) Biện pháp phòng chống:
. Giữ khoảng cách phù hợp khi đọc sách, sử dụng máy tính.
. Cho mắt có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
. Cần đủ ánh sáng khi làm việc, học tập.
. Ăn các thực phẩm có vitamin A để bổ sung thêm cho mắt…
9. MẮT LÃO
a) Biểu hiện: Chỉ nhìn rõ những vật ở xa, không nhìn rõ những vật ở gần.
b) Biện pháp khắc phục: đeo TKHT.

10. KÍNH LÚP
a) Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn.
b) Công dụng: dùng để quan sát các vật nhỏ, như quan sát các chi tiết nhỏ của máy, côn trùng
c) Cách sử dụng: Vật cần quan sát phải đặt trong tiêu cự của kính lúp để có ảnh ảo, cùng
chiều, lớn hơn vật.
d) Số bội giác (G) cho biết: ảnh trên màng lưới khi mắt quan sát qua kính lớn gấp bao
nhiêu lần ảnh trên màng lưới khi mắt quan sát vật trực tiếp.
e) Công thức liên hệ giữa số bội giác với tiêu cự của kính lúp:
f đo bằng cm.
11. ÁNH SÁNG
a) Nguồn phát ánh sáng trắng: Mặt trời, đèn LED trắng…
Nguồn phát ánh sáng màu: đèn LED màu, đèn laser, đèn neon…
b) Ánh sáng đơn sắc: là ánh sáng khi qua lăng kính không bị đổi màu. VD: ánh sáng đỏ.
Ánh sáng phức tạp: là ánh sáng khi qua lăng kính được phân tích thành các ánh sáng màu.
VD: Ánh sáng trắng của Mặt Trời là ánh sáng phức tạp.
c) Phân tích ánh sáng trắng: có nhiều cách:
3


- Cho ánh sáng trắng đi qua lăng kính.
- Cho ánh sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD…
d) Cách tạo ra ánh sáng trắng:
- Trộn các ánh sáng màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
- Trộn các ánh sáng đỏ, lục, lam.
Cách tạo ra ánh sáng màu:
- Trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được một ánh sáng màu khác.

MỘT SỐ ĐỀ THI VẬT LÍ HỌC KỲ 2 THAM KHẢO
ĐỀ 1


Câu 1:
Dòng điện xoay chiều là gì? Em dựa vào đâu khi nhìn vào một nguồn điện thì có th ể phân bi ệt
đó là nguồn cung cấp điện xoay chiều hay một chiều? Vì sao khi truyền tải đi ện năng đi xa
bằng dây dẫn, ta phải dùng dòng điện xoay chiều?
Câu 2:
Dựa vào hình dạng, hãy phân biệt 2 loại thấu kính mà em đã học.
Một người chỉ có thể nhìn rõ các vật cách xa mắt từ 40 cm trở đi, hỏi : người ấy bị tật mắt gì?
Vì sao em biết? Để khắc phục tật mắt đó thì người ấy phải đeo loại kính gì? Kính đó làm từ
thấu kính gì?
Câu 3:
a) Mô tả cấu tạo của máy biến thế? Máy biến thế được lắp đặt như thế nào trên đường dây
tải điện? Nếu có một máy biến thế, em sẽ sử dụng nó như thế nào để tăng và giảm hiệu
điện thế lấy từ một nguồn điện xoay chiều?
b) Một máy biến thế có số vòng của hai cuộn dây lần lượt là 1000 vòng và 20000 vòng. Nếu
sử dụng máy này làm máy hạ thế thì có thể giảm hiệu điện thế 220 V xuống còn bao
nhiêu V?
c) Nếu sử dụng máy biến thế nói trên đặt đầu đường dây tải điện đ ể giảm bớt hao phí đi ện
năng do tỏa nhiệt trên đường dây khi truyền tải điện đi xa thì gi ảm được bao nhiêu l ần
điện năng hao phí?
Câu 4:
Kính lúp là loại thấu kính gì? Số bội giác của một kính lúp là 3X cho bi ết gì? Nêu hai tr ường
hợp trong thực tế đời sống mà em cần phải sử dụng đến kính lúp.
Câu 5:
Vật sáng AB hình mũi tên cao 1,5 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân
kì có tiêu cự là 20 cm. A nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng đúng b ằng tiêu c ự
cho ảnh là A’B’.
a) Dựng ảnh A’B’. Nêu đặc điểm của ảnh A’B’.
b) Dùng kiến thức hình học để tính chiều cao của ảnh A’B’ và khoảng cách từ ảnh đ ến v ật.

ĐỀ 2


Câu 1: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Cho 1 ví dụ và vẽ hình mô tả ví dụ này.
Câu 2: Nêu tên các tác dụng của dòng điện xoay chiều, mỗi tác dụng nêu tên 2 dụng cụ đi ện
được chế tạo dựa trên mỗi loại tác dụng đó .
Câu 3: Máy biến thế hoạt động dựa trên hiện tượng vật lý nào? Nó được dùng trong tải điện
năng đi xa ra sao?
4


Câu 4: Một máy biến thế có số vòng ở hai cuộn dây là 500 vòng và 3000 vòng, được dùng
dưới dạng máy hạ thế và đang được mắc vào nguồn điện xoay chiều 220 V.
a/ Cuộn nối với tải tiêu thụ có bao nhiêu vòng dây ? Giải thích
b/ Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện vào và giữa hai đầu dây đi ện ra của máy chênh l ệch
nhau bao nhiêu V?
Câu 5: Đặt vật AB trước 1 thấu kính hội tụ (có tiêu cự 15cm) sao cho A nằm trên trục chính,
AB vuông góc với trục chính và cách thấu kính 25cm
a/ Vẽ hình và nhận xét tính chất của ảnh A’B’
b/ Tính khoảng cách từ ảnh đến kính
c/ Ảnh cao bao nhiêu mm ? Biết AB = 3cm.

ĐỀ 3

Câu 1:
Một số nơi trên thế giới có quy định không được vứt bỏ những túi nhựa, chai l ọ đựng nước
bằng nhựa, thủy tinh trong rừng? Ngoài việc tránh ô nhiễm môi trường, điều này còn giúp
ngăn ngừa nguy cơ làm cháy rừng từ những vật dụng đó. Em hãy giải thích vì sao nh ững v ật
dụng đó có thể gây cháy rừng?
a)
b)


Câu 2: Một học sinh, mắt có khoảng cực cận là 15 cm và khoảng cực vi ễn là 50 cm.
Mắt bạn này bị tật gì ?
Để nhìn rõ vật ở xa mà không phải điều tiết mắt, bạn này phải đeo kính thuộc loại th ấu kính
gì, có tiêu cự là bao nhiêu? Cho rằng kính đeo sát mắt.
Câu 3: Trên kính lúp có ghi kí hiệu 2,5x:
a) Số này có tên gọi là gì?
b) Nêu ý nghĩa số ghi 2,5x trên kính lúp?
c) Ảnh quan sát được qua kính lúp này có những tính chất gì?
d) Tính tiêu cự của kính lúp này?
Câu 4:
Nêu ba nguồn sáng phát ra ánh sáng màu.
Nêu cách tạo ra ánh sáng trắng.
Câu 5:
Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính (A n ằm trên tr ục chính) c ủa m ột th ấu kính h ội t ụ
có tiêu cự là 20 cm, vật cách thấu kính 15 cm.
a/ Hãy dựng ảnh A’B’ của AB và nêu tính chất ảnh.
b/ Tính khoảng cách từ vật tới ảnh?
c/ Khi vật dịch chuyển lại gần thấu kính một đoạn là 7 cm thì ảnh lúc này thì ảnh c ủa v ật
có đặc điểm gì?

ĐỀ 4

a)
b)

Câu 1:
Thế nào là dòng điện xoay chiều?
Nêu điều kiện để xuất hiện dòng điện xoay chiều?
Câu 2:
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

Câu 3: Máy biến thế có cu ộn sơ cấp gồm 2000 vòng được n ối với hiệu đi ện thế xoay chi ều
240V.
5


a/ Tính số vòng cu ộn thứ c ấp để khi n ối cuộn thứ c ấp với bóng đen 12V thì đen sáng bình
thường?
b/ Máy biến thế này có tác dụng tăng thế hay hạ thế? Vì sao?
-

Câu 4: Trên một kính lúp có ghi kí hiệu 5x.
Kính lúp thuộc loại thấu kính gì?
Số ghi này có tên gọi là gì?
Vật cần quan sát phải đặt trước kính lúp, cách kính lúp một khoảng tối đa là bao nhiêu?
Câu 5:
Một vật sáng AB hình mũi tên cao 3cm đặt vuông góc v ới tr ục chính của th ấu kính phân kỳ có
tiêu cự là 12cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 20cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính (lấy tỉ lệ tùy chọn).
b) Nhận xét đặc điểm ảnh A’B’.
c) Tính khoảng cách từ ảnh đến vật và chiều cao của ảnh.

ĐỀ 5

Câu 1:
Kể tên hai bộ phận chính trong máy phát điện xoay chiều. Máy phát đi ện xoay chi ều ho ạt
động dựa trên hiện tượng gì?
Dòng điện xoay chiều được tạo ra do loại máy điện nào? Bộ phận quay gọi là gì? Bộ phận
đứng yên gọi là gì?
Câu 2:
Dòng điện xoay chiều là gì? Kể tên các tác dụng của dòng điện xoay chi ều. Tác dụng nào c ủa

dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào chiều dòng điện?
Câu 3:
Thế nào là điểm cực cận (CC) và điểm cực viễn (CV) của mắt?
Mắt một người quan sát có điểm cực cận cách mắt 15 cm và điểm cực viễn cách mắt 60 cm.
Mắt của người này bị tật gì? Để chữa tật này của mắt, người này phải đeo (sát mắt ) 1 TK
loại nào? Kính này có tiêu cự bằng bao nhiêu?
Câu 4:
Đường dây tải điện có chiều dài tổng cộng là 10 km, biết hiệu đi ện thế giữa hai đ ầu dây d ẫn
là 15kV và cứ 1km chiều dài thì dây có điện trở là 0,4 Ω. Biết công suất hao phí trên toàn b ộ
đường dây là 1600W, hãy tính công suất của máy phát điện ở đầu đường dây. Tính tỉ số ?
Câu 5:
Một thấu kính có tiêu cự f. Một vật sáng AB có dạng mũi tên đặt trước thấu kính, vuông góc
với trục chính, điểm A nằm trên trục chính. Một màn ảnh (M) đặt vuông góc v ới trục chính
sau thấu kính. Cho biết ảnh A’B’ của AB hiện rõ trên màn và cao gấp 2 lần AB. Bi ết khoảng
cách từ vật AB đến màn là 72 cm.
a) Cho biết thấu kính là hội tụ hay phân kì? Vì sao?
b) Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh của AB. Sử dụng hình vẽ và các phép tính hình h ọc đ ể tìm tiêu c ự
f của thấu kính.

6



×