Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

CÂU HỎI LÝ THUYẾT MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ CÓ ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.61 KB, 22 trang )

CÂU HỎI LÝ THUYẾT KINH TẾ QUỐC TẾ CÓ ĐÁP ÁN
1. Những lợi thế so sánh của Việt Nam trong thương mại quốc tế chia theo
nhóm sản phẩm?
2. Trình bày nội dung của chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI. Liên hệ
thực tế về chỉ số này tại Việt Nam tính từ năm 2010 đến 2016?
3. Các nguyên tắc điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam?
4. Những rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế mà hàng hóa xuất
khẩu Việt Nam thường gặp phải? Cho ví dụ. Những hàng rào phi thuế quan
trong thương mại quốc tế mà Việt Nam đang áp dụng đối với hàng hóa nhập
khẩu? Cho ví dụ. (TCCL, TCVSATTP...)
5. Những loại thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà hàng hóa Việt Nam phải chịu
trong thương mại quốc tế?
6. Liệt kê các liên kết kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã tham gia? (Chủ yếu là
FTA, Liên minh 10 thuế quan, AEC, TPP, WTO... )
7. Liệt kê các tổ chức và quốc gia tài trợ vốn ODA cho Việt Nam? (Có thể lấy từ
giai đoạn 2010... 2016 hoặc riêng trong 2016, ghi rõ tài trợ bao nhiêu tỷ đô
8. Liệt kê các quốc gia đầu tư vốn FDI tại Việt Nam? (10 thôi)
9. Những cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt Nam khi tham gia
vào thị trường lao động quốc tế?
10. Trình bày nội dung lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo? Theo bạn,
các sản phẩm của Việt Nam hiện nay có những lợi thế so sánh nào trên thị
trường quốc tế?
11. Trình bày các hình thức liên kết kinh tế quốc tế theo cấp độ của liên kết?
Cho ví dụ minh họa mỗi loại? Việt Nam đã tham gia vào những liên kết kinh
tế quốc tế nào?
12. Hãy cho biết di chuyển lao động quốc tế là gì? Xu hướng của di chuyển lao
động quốc tế? Liên hệ về cơ hội và thách thức của người lao động Việt Nam
hiện nay?
13. Đầu tư quốc tế là gì? Đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam? Các quốc gia dẫn đầu về vốn FDI tại Việt Nam trong năm
2016?



Made by Nguyễn Hiếu
/>

ĐÁP ÁN:
CÂU 1. Những lợi thế so sánh của Việt Nam trong thương mại quốc
tế chia theo nhóm sản phẩm?
Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở cửa hội
nhập đang mở ra cho xuất khẩu Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng
không ít thách thức. Vì thế, Việt Nam cần biết những lợi thế so sánh của
mình để từ đó phát huy, nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu của hàng Việt
Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Đánh giá lợi thế so sánh của hàng xuất khẩu Việt Nam
Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain - GVC) được hiểu là
chuỗi giá trị trong đó các hoạt động của chuỗi có thể được thực hiện bởi
nhiều hãng và diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong cách tiếp cận chuỗi
giá trị toàn cầu, mỗi nền kinh tế quốc gia chỉ là một bộ phận hữu cơ coi
phân công lao động quốc tế là xu thế tất yếu và biên giới quốc gia không
còn là giới hạn chủ yếu quy định không gian phát triển của các chủ thể
kinh tế. Để nâng cao khả năng, hiệu quả tham gia chuỗi giá trị toàn cầu,
thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải xác định được những lợi thế
so sánh cùng những điểm hạn chế để đưa ra các chính sách hỗ trợ phù
hợp.
Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đang sử dụng
những lợi thế so sánh bậc thấp, gồm 5 loại: (i) Lao động giản đơn; (ii)
Nguyên liệu thô, sơ chế; (iii) Vốn vừa và nhỏ; (iv) Công nghệ phù hợp;
(v) Sức mua thấp. Chính vì vậy mà hàng hóa xuất khẩu của chúng ta chủ
yếu vẫn dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp, lợi ích thu được từ xuất
khẩu không cao. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, những lợi thế so
Made by Nguyễn Hiếu

/>

sánh bậc thấp này lại phù hợp với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam, như:
Nông sản xuất khẩu: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu,
như: hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…, thì trong cùng
một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất
có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp. Do đó, thu nhập ngoại
tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu đang cao hơn nhiều so với các
ngành hàng xuất khẩu khác (Hà Văn Sự, Bảng 1).

Bảng 1: Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của hàng hóa xuất khẩu
Việt Nam
Giá trị hàng hóa - 100%

Nhóm

Thực hiện ở nước

hàng

Thực hiện trong nước

Công

Gia công, lắp ráp, chế biến

Do nhập khẩu

nghiệp


nguyên, vật liệu đạt 20-

nguyên, vật liệu

30%

chiếm: 70-80%

Nông

sản,

Sản xuất nông, lâm, thủy

khoáng sản

sản, khai khoáng, nguyên
vật liệu đạt 50%

ngoài

Chế biến ở nước
ngoài 50%

Nguồn: Hà Văn Sự, 2011
Có thể nói, đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo như Việt Nam, khi
Made by Nguyễn Hiếu
/>


chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu
công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều
ngoại tệ, cũng như có những thương hiệu mạnh đủ sức đứng vững trên
thị trường thế giới.
Nông, lâm nghiệp, thủy sản là những ngành sử dụng nhiều lao
động vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng
giúp nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1,4 triệu người bước vào
tuổi lao động mỗi năm. Hơn nữa, với việc giá nhân công Việt Nam vẫn
còn rẻ hơn các nước khác trong khu vực, thì trước mắt, đây cũng là một
lợi thế so sánh cho ngành này. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu
do quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giúp cho thu nhập
của người dân dần cải thiện.
Điều đáng lưu ý là những lợi thế so sánh bậc thấp có ưu thế đối với
nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản, nhưng lại bất lợi đối với nhóm hàng
công nghiệp, với đặc thù phải sử dụng lợi thế so sánh bậc cao, bao gồm:
(1) Lao động chất lượng cao; (2) Nguyên, vật liệu tinh chế; (3) Vốn lớn;
(4) Công nghệ hiện đại; (5) Sức mua cao. Thời gian qua, Việt Nam chưa
đạt được những lợi thế bậc cao này, nên hầu hết các mặt hàng xuất khẩu
công nghiệp, như: dệt may, giày da, điện tử và linh kiện máy tính...
không những chỉ đơn thuần mang tính chất gia công, mà chủ yếu là đón
các công nghệ chưa phải là nguồn từ các nước phát triển. Bởi vậy, các
nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam ít có khả năng kiểm soát đối với
toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm, hay chỉ thu được về phần nhỏ và rẻ
nhất trong toàn bộ giá trị gia tăng (khoảng 20-30% tổng giá trị).
Made by Nguyễn Hiếu
/>

CÂU 2: Trình bày nội dung của chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
GCI. Liên hệ thực tế về chỉ số này tại Việt Nam tính từ năm 2010
đến 2016?

1. Khái niệm:
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI (Global Competitiveness
Index) là một chỉ số đánh giá toàn diện được Diễn Đàn Kinh Tế Thế
Giới (WEF) xây dựng và công bố trong các báo cáo cạnh tranh toàn cầu
thường niên, nhằm đánh giá và xếp hạng các quốc gia trên toàn thế giới
về những nền tảng kinh tế vi mô và vĩ mô tạo nên năng lực cạnh tranh
của các quốc gia.
2. Mô tả về GCI và phương pháp tính điểm
The Global Competitiveness Index (GCI) được tạo thành từ hơn
113 biến, trong đó khoảng một hai phần ba đến từ những ý kiến chấp
hành khảo sát, và một phần ba đến từ các nguồn công khai. Các biến
được tổ chức thành 12 cột chỉ số, với mỗi cột trụ đại diện cho một khu
vực được coi như là một yếu tố quyết định của khả năng cạnh tranh. 12
cột chỉ số này được xếp thành 3 nhóm:
A- Nhóm chỉ số về các yêu cầu cơ bản (Basic Requirements)
1. Thể chế (25%)
2. Cơ sở hạ tầng (25%)
3. Ổn định kinh tế vĩ mô (25%)
4. Y tế và giáo dục tiểu học (25%)
B- Nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (Efficiency Enhancers)
5. Đào tạo và giáo dục bậc cao hơn (17%)
Made by Nguyễn Hiếu
/>

6. Hiệu quả của thị trường hàng hoá (17%)
7. Hiệu quả của thị trường lao động (17%)
8. Sự phát triển của thị trường tài chính (17%)
9. Công nghệ tiên tiến (17%)
10. Quy mô thị trường (17%)
C- Nhóm chỉ số về sư đổi mới và sự phát triển của các nhân tố

(Innovation and sophistication factor)
11. Sự phát triển của hệ thống kinh doanh (50%)
12. Đổi mới công nghệ (50%)
 Liên hệ thực tế về chỉ số này tại Việt Nam tính từ năm 2010 đến
2016:
Bảng 1: Xếp hạng và điểm số GCI Việt Nam giai đoạn 2010 - 2016
Nội dung
Điểm số Việt Nam

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

4,3

4,2

4,1

4,1


4,2

4,3

4,3

(/tổng 7 điểm)
Thứ hạng (/tổng số

59/139 65/142 75/144 70/148 68/144 56/140 60/138

QG xếp hạng)
Tăng/giảm (+/-)

+16

-6

-10

+5

+2

+12

-4

KC so với "đáy" (vị


80

77

69

78

76

84

78

trí cuối BXH)
Nguồn: The Global Competitiveness Report của WEF
Như vậy, xét trong 7 năm gần đây (từ 2010 - 2016), vị trí xếp hạng của
Việt Nam có bốn năm tăng, ba năm giảm, lượng tăng nhiều hơn lượng
giảm.

Made by Nguyễn Hiếu
/>

CÂU 3: Các nguyên tắc điều chỉnh chính sách thương mại của
Việt Nam?
Các nguyên tắc điều chỉnh chính sách thương mại của Việt
Nam:
Tối huệ quốc (MFN): là quy chế mà một nước dành cho một
nước khác các điều kiện đối xử tốt nhất trong quan hệ thương

mại, nghĩa là nước được hưởng MFN phải được hưởng tất cả
những ưu đãi về các mặt như thuế quan, mặt hàng, điều kiện
thương mại, quyền lợi pháp nhân... mà quốc gia áp dụng MFN
dành cho bất kỳ nước thứ ba khác.
Đối xử quốc gia (NT): là nguyên tắc quan trọng được quy định
trong nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương;
và cùng với MFN tạo nên nguyên tắc cơ bản không phân biệt
đối xử của WTO. Nguyên tắc này đòi hỏi những sản phẩm nước
ngoài và nhiều khi cả các nhà cung cấp nước ngoài được đối xử
trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn (ngang bằng) so
với sản phẩm nội địa cùng loại và các nhà cung cấp nội địa.
Có đi có lại (Reciprocity): Đây là nguyên tắc mang tính thông lệ
trong quan hệ KTQT. Nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia trong
quan hệ KTQT phải dành cho nhau những ưu đãi và nhượng bộ
tương xứng nhau.Sự nhượng bộ tương xứng này tạo nên cân
bằng ưu đãi giữa các quốc gia, và là nền tảng cho quan hệ kinh
tế bền vững (hướng thiện chí), nhưng có lúc là sự trả đũa thương
mại (hướng không thiện chí).

Made by Nguyễn Hiếu
/>

Mở rộng tự do thương mại: Xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan;
thuế quan tối đa không vượt quá 60%; giảm dần và tiến tới áp
dụng mức thuế quan tương đương 0 – 5%.
Minh bạch hóa chính sách kinh tế: Được thực hiện nhằm bảo
đảm cho môi trường chính sách kinh tế nói chung, chính sách
thương mại và đầu tư quốc tế nói riêng ổn định và có thê dự
đoán được.
Cạnh tranh lành mạnh: Nguyên tắc này chỉ là một hình thức thể

hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Ưu đãi cho các nước đang phát triển: Điều XVIII và Phần IV –
GATT quy định những ưu đãi thương mại dành cho các nước
đang phát triển. Bên cạnh đó, hầu như tất cả các hiệp định khác
trong khuôn khổ WTO đều thể hiện tinh thần của nguyên tắc
này.
CÂU 4: Những rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam thường gặp phải? Cho ví dụ.
Những hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế mà Việt
Nam đang áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu? Cho ví dụ.
 Các doanh nghiệp (DN) khi thực hiện xuất khẩu phải đối mặt với
các loại RCPTQ sau:
Các biện pháp hạn chế định lượng (bao gồm biện pháp cấm nhập
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, sử dụng giấy phép)
Các biện pháp quản lý giá
Các biện pháp quản lý đầu mối

Made by Nguyễn Hiếu
/>

Các biện pháp kỹ thuật (bao gồm các tiêu chuẩn về quy cách,
mẫu mã, về chất lượng, về vệ sinh, về an toàn, về mức độ gây ô
nhiễm môi sinh, môi trường...)
Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (bao gồm biện pháp tự
vệ, chống bán phá giá, trợ cấp và đối kháng)
Các biện pháp liên quan tới đầu tư
Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA - 8000)
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Và nhiều biện pháp khác.
VD 1: Hoạt động xuất khẩu của các DN Việt Nam sang thị

trường Mỹ gặp phải hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, gồm:
Tiêu chuẩn chất lượng: Những chứng chỉ này là điều kiện để
xâm nhập và mở rộng thị trường. (VD: Tiêu chuẩn chất lượng chứng
chỉ ISO 9000)
Tiêu chuẩn về chống cháy: Vấn đề an toàn sức khỏe cho người
tiêu dùng luôn được Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng và Chính phủ
Mỹ quan tâm.
Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Hàng xuất khẩu vào Mỹ phải là
các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái theo quy định, an
toàn về sức khỏe đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi
trường trong sản xuất.
Hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA-8000)
Tiêu chuẩn WRAP – trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn
cầu với yêu cầu cao về việc bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người
sử dụng.
Made by Nguyễn Hiếu
/>

Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật SPS…
Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường
Các yêu cầu về nhãn mác: Phần lớn hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam đều chưa đạt các yêu cầu về nhãn mác một cách đầy đủ.
Các yêu cầu về đóng gói bao bì: Chất liệu bao bì đóng gói phải
giới hạn trong một số chất cho phép, có thể tái sinh và tái sử dụng,
bao bì nhựa phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm... Nhưng hàng hóa ở Việt Nam thường được đóng gói bằng các
loại bao bì vô cơ, khó phân huỷ trong tự nhiên, ít có khả năng tái chế,
gây ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh, còn nhập khẩu bao bì
từ các nước phát triển thì chi phí cao sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên và
giảm sức cạnh tranh của sản phẩm.

VD 2: Khi DN Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
cũng phải đối mặt với RCPTQ hết sức ngặt nghèo của Nhật Bản.
Trước hết, DN vấp phải rào cản hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu,
chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay các mặt hàng hoa quả, rau tươi và
rau đông lạnh... do không đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm của Nhật Bản. Hiện nay, một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam lại nằm trong danh sách các mặt hàng áp dụng hạn
ngạch của Nhật Bản như: da giày, gạo, thủy sản...
 Những hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế mà Việt
Nam đang áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu:
Hạn ngạch (bao gồm hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, tuyệt đối,
thuế quan)
Made by Nguyễn Hiếu
/>

Giấy phép nhập khẩu (bao gồm giấy phép nk tự động, không tự
động)
Hàng rào kỹ thuật (bao gồm quy định về VSATTP, bảo vệ môi
trường, dán nhãn sinh thái, bao bì và cách thức đóng gói sản
phẩm, sức khỏe và an toàn, trách nhiệm xã hội, quản lý chất
lượng)
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Cấm xuất khẩu, nhập khẩu
Các quy định về chống bán phá giá và trợ cấp
Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp tín dụng xuất khẩu (VD một số mặt hàng: gạo, lạc nhân,
chè, cà phê, hạt tiêu, đường, thủy sản, đồ gỗ mỹ nghệ...)
Các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa (VD: Đối với ôtô phổ thông
(tương ứng với ôtô khách, ôtô chở hàng quy định tại Tiêu chuẩn
Việt Nam 7271: 2003): đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005,

45% vào năm 2006, 50% vào năm 2007, 55% vào năm 2008 và
đạt 60% vào năm 2010).
VD: Với thuốc lá điếu và xì gà, VN cho phép một doanh nghiệp
thương mại nhà nước được quyền nhập khẩu. Với ô tô cũ, VN cho
phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm và đáp
ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

CÂU 5: Những loại thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà hàng hóa Việt
Nam phải chịu trong thương mại quốc tế?
Thuế giá trị gia tăng
Made by Nguyễn Hiếu
/>

Thuế môi trường
Thuế suất ưu đãi (bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc
biệt và thuế suất thông thường)
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế chống bán phá giá
Thuế chống trợ cấp
Thuế chống phân biệt đối xử
CÂU 6: Liệt kê các liên kết kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã tham
gia?
 Đã tham gia:
Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp
hành UNDP, UNFPA , WHO và UPU...)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN )
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Diễn đàn hợp tác Á–Âu (ASEM)
Tổ chức thương mại Thế giới (WTO)

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Ngân hàng Thế giới ( WB)
FTA giữa Liên minh kinh tế Á – Âu (EAEU) với VN
FTA giữa Chile với VN
FTA giữa Nhật Bản với VN
FTA giữa Hàn Quốc với VN
Made by Nguyễn Hiếu
/>

 Đang đàm phán:
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
FTA giữa Liên minh Châu Âu (EU) với VN
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa
ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand
FTA giữa khối EFTA với VN
FTA giữa Israel với VN

CÂU 7: Liệt kê các tổ chức và quốc gia tài trợ vốn ODA cho Việt
Nam?
Ngân hàng thế giới (World Bank) (Năm 2010: 2,940 tỷ USD; Năm
2011: 2,348 tỷ USD; Năm 2012: 2,197 tỷ USD)
Nhật Bản (Năm 2011: 1,9 tỷ USD)
Hàn Quốc (Năm 2012 – 2015: 1,2 tỷ USD)
Liên minh Châu Âu (Năm 2012: 1,01 tỷ USD)
CÂU 8: Liệt kê các quốc gia đầu tư vốn FDI tại Việt Nam?
Tính từ 01/01/2016 đến 26/12/2016:

STT


Nước đăng ký

Số dự án cấp
mới

Vốn đăng ký
cấp mới (triệu
USD)

1

Hàn Quốc

828

5518,61

2

Nhật Bản

341

868,09

Made by Nguyễn Hiếu
/>

3


Singapore

210

1590,50

4

Trung Quốc

278

1263,22

5

Đài Loan

122

826,02

6

Hồng Kông

166

1102,71


7

Malaysia

40

532,85

8

British Virgin Islands

48

440,38

9

Thái Lan

35

432,56

10

Cayman Islands

8


633,61

CÂU 9: Những cơ hội và thách thức đối với người lao động Việt
Nam khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế?
Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), tham gia
Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp
định thương mại khác đồng nghĩa với việc sẽ đón nhận nhiều cơ hội mới
nhưng cũng sẽ có nhiều thách thức lớn được đặt ra đối với lao động Việt
Nam.
Cơ hội:
Các chuyên gia cho rằng, khi tham gia các hiệp định thương mại tự
do, cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi. Đầu tiên
là chúng ta có một không gian thị trường lao động lớn hơn nhiều. Đặc
biệt, với việc AEC được thành lập giúp thị trường lao động trong khối
hoạt động sôi động hơn, thúc đẩy tạo việc làm cho từng quốc gia thành
viên. Trong khối này, ba quốc gia có số lao động chiếm tỷ trọng hơn
70% là Indonesia (40%), Philippines (16%) và Việt Nam (15%).
Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì khi tham gia
vào thị trường ASEAN, số việc làm của Việt Nam đến năm 2025 có thể
Made by Nguyễn Hiếu
/>

tăng lên 14,5%. Điều này có nghĩa, Việt Nam đang có hơn 53 triệu lao
động và sẽ có thêm 14,5 triệu lao động khác tìm được việc làm từ nay
cho đến năm 2025. Trước mắt, có 8 ngành nghề lao động trong các nước
ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay
nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá,
vận chuyển và nhân viên ngành du lịch.
Thị trường lao động sẽ trở nên sôi động hơn mang tới cho cả doanh

nghiệp (DN) và người lao động những cơ hội để phát triển. Việc hội
nhập quốc tế giúp Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư, góp phần tạo nhiều
việc làm mới trong nước cho người lao động. Đồng thời, lao động được
tự do di chuyển, tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động, đặc biệt là lao
động có kỹ năng, ngoại ngữ.

Thách thức:
Bên cạnh những thuận lợi, những cơ hội nhìn thấy được từ một
không gian thị trường rộng lớn là những khó khăn thách thức:
 Thứ nhất, tuy lực lượng lao động của nước ta dồi dào nhưng chất
lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển
và hội nhập. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang
thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.
Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ
đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân
hàng Thế giới (trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm;
Malaysia đạt 5,59 điểm... Bởi vậy nên năng suất lao động của Việt Nam
thuộc nhóm thấp ở châu Á - Thái Bình Dương (thấp hơn Singapore gần
15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần).
Made by Nguyễn Hiếu
/>

Năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái
Lan. Bên cạnh đó, do xuất phát điểm thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là
nông nghiệp nên tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động chính
thức còn thấp. Chỉ có 40% nhân lực có trong hợp đồng quan hệ lao
động, 60% là lao động tự do, không có trong các quan hệ làm việc chính
thức. Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu
cầu phát triển và hội nhập.
 Thứ hai, muốn dịch chuyển lao động thì phải có ngoại ngữ nhưng

ngoại ngữ cũng là một điểm hạn chế của lao động Việt Nam. Trên thực
tế, trình độ tiếng Anh của lao động Việt Nam còn thấp và rất ít người lao
động học ngôn ngữ của các nước ASEAN như Thái Lan, Lào,
Campuchia…
Người Việt Nam được đánh giá là cần cù, sáng tạo, nhiều sáng kiến
nhưng khi năng lực không giao tiếp được, không chia sẻ được thì sáng
tạo, sáng kiến cũng “ngủ yên”, không đưa được vào thực tiễn đời sống
và sản xuất, kinh doanh.
 Thứ ba, hệ thống thông tin của thị trường lao động Việt Nam
hiện nay còn nhiều yếu kém và hạn chế; thị trường lao động hiện tại là
thống nhất, không rào cản, nhưng thông tin thị trường lao động dường
như bị chia cắt, tổ chức theo từng tỉnh, thiếu chia sẻ trong vùng, miền và
cả nước; khả năng bao quát, thu thập và cung ứng thông tin chưa đáp
ứng được nhu cầu các đối tác trên thị trường lao động, đặc biệt là người
chủ sử dụng lao động và người lao động. Do vậy, chưa đánh giá được
hiện trạng của cung - cầu lao động, các “nút thắt” về nhu cầu nguồn
nhân lực trong nước.

Made by Nguyễn Hiếu
/>

 Thứ tư, trong những năm tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn
đề già hóa dân số sẽ làm cho lợi thế lực lượng lao động trẻ mất dần đi
theo thời gian. Một vấn đề khác là nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng
nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu khiến một số ngành suy giảm mạnh và
lợi thế cạnh tranh.
Hội nhập, tự do di chuyển lao động sẽ tạo nên môi trường cạnh
tranh gay gắt, càng góp phần gia tăng sự mất cân đối trong cung – cầu
lao động trong nước, đặc biệt là nguồn cung về lao động có kỹ năng,
trình độ cao. Trong khi nguồn cung trong nước hạn chế thì dòng dịch

chuyển lao động có trình độ cao của nước ngoài sẽ chiếm lĩnh các vị trí
việc làm đòi hỏi trình độ cao trong thị trường lao động của Việt Nam.

CÂU 10: Trình bày nội dung lý thuyết lợi thế so sánh của David
Ricardo? Theo bạn, các sản phẩm của Việt Nam hiện nay có những
lợi thế so sánh nào trên thị trường quốc tế?
 Nội dung lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo:
Tư tưởng chính:
- Một nước luôn và rất có lợi khi tham gia phân công lao động và
thương mại quốc tế khi có lợi thế so sánh
- Lợi thế so sánh một sản phẩm là lợi thế cạnh tranh của một quốc
gia trên thế giới
Cơ sở mậu dịch:
Hiệu quả sản xuất của từng sản phẩm trong quốc gia (Lợi thế so
sánh)
Với những giả thuyết:
- Chỉ có 2 QG và 2 sp, trong đó 1 quốc gia có LTTĐ về cả 2 sp.
Made by Nguyễn Hiếu
/>

- Mậu dịch tự do
- Lao động chỉ có thể di chuyển trong phạm vi một quốc gia
- Chi phí sx là cố định, không có phí vận chuyển
- Chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương
Xem xét mô hình hai quốc gia:

Năng suất lao
động

Quốc gia I


Quốc gia
II

Sp A

a1

a2

Sp B

b1

b2

Xác định lợi thế so sánh:
- Nếu a1 / b1 > a2 / b2 hoặc a1 / a2 > b1 / b2 thì QG I có LTSS về
sản xuất sản phẩm A, QG II có LTSS về sản xuất sản phẩm B.
- Nếu a1 / b1 < a2 / b2 hoặc a1 / a2 < b1 / b2 thì QG I có LTSS về
sản xuất sản phẩm B, QG II có LTSS về sản xuất sản phẩm A.
Trong đó:
- a1, a2, b1, b2 là số sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian.
- Nếu a1, a2, b1, b2 là hao phí thời gian để làm ra một sp thì phát
biểu trên phải nghịch đảo lại.
Cơ sở mậu dịch: Lý thuyết lợi thế so sánh
a1 / b1 > a2 / b2 hoặc a1 / a2 > b1 / b2
Khi có mậu dịch:
- Quốc gia I: có LTSS về sp A, ko có LTSS về sp B  Quốc gia I
chuyên môn hóa sản xuất sp A

Made by Nguyễn Hiếu
/>

- Quốc gia II: có LTSS về sp B, ko có LTSS về sp A  Quốc gia
II chuyên môn hóa sản xuất sp B
Mô hình mậu dịch:
Quốc gia I: xuất khẩu sp A, nhập khẩu sp B
Quốc gia II: xuất khẩu sp B, nhập khẩu sp A
 Các sản phẩm của Việt Nam hiện nay có những lợi thế so sánh
nào trên thị trường quốc tế? (GIỐNG CÂU 1)

CÂU 11: Trình bày các hình thức liên kết kinh tế quốc tế theo cấp
độ của liên kết? Cho ví dụ minh họa mỗi loại? Việt Nam đã tham gia
vào những liên kết kinh tế quốc tế nào?
 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế theo cấp độ của liên kết:
Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước: Bao gồm các hình thức:
 Khu vực mậu dịch tự do – FTA: Thuận lợi hóa thương mại – giảm
hay xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, thuận
lợi hóa đầu tư, xây dựng các chương trình hợp tác kinh tế và đầu tư vì
sự phát triển chung, tiến tới hình thành một thị trường thống nhất về
hàng hóa và dịch vụ, các nước thành viên vẫn giữ quyền độc lập tự
chủ trong quan hệ buôn bán với nhau.
VD: AFTA (1992): Khu vực FTA Đông Nam Á
 Liên minh thuế quan – C.U: Có những điều kiện giống như khu
vực mậu dịch tự do, các nước tham gia bị mất quyền độc lập tự chủ
trong quan hệ buôn bán với nước ngoài khối, thỏa thuận xây dựng
chung về cơ chế hải quan thống nhất áp dụng chung cho các nước
thành viên, lập ra biểu thuế quan chung áp dụng trong hoạt động

Made by Nguyễn Hiếu

/>

thương mại với các nước ngoài liên kết, tiến tới xây dựng các chính
sách ngoại thương thống nhất.
VD: Nga – Belarus – Kazakhtan (2007)
 Thị trường chung – C.M: Là hình thức phát triển cao hơn, xóa bỏ
trở ngại đến quá trình mua bán lẫn nhau như thuế quan, hạn ngạch,
giấy phép, xóa bỏ trở ngại quá trình tự do di chuyển tư bản và sức lao
động giữa các nước thành viên, xây dựng cơ chế chung điều tiết thị
trường thành viên, tiến tới chính sách kinh tế đối ngoại chung trong
quan hệ với các nước ngoài khối.
VD: Thị trường chung ASEAN (2015)
 Liên minh kinh tế - E.U: Có tính tổ chức thống nhất cao hơn thị
trường chung, có đặc điểm tương tự thị trường chung, chính sách kinh
tế đối ngoại chung, chính sách phát triển kinh tế chung, phân công lao
động sâu sắc giữa các thành viên, thiết lập bộ máy tổ chức điều hành
sự phối hợp kinh tế giữa các nước.
VD: Liên minh châu Âu (EU)
 Liên minh tiền tệ - M.U: Hình thức “quốc gia kinh tế chung”, chính
sách kinh tế chung, xây dựng chính sách đối ngoại chung, hình thành
đồng tiền chung thống nhất, chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất,
ngân hàng chung, quỹ tiền tệ chung, chính sách quan hệ tài chính tiền
tệ chung, tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.
VD: Liên minh tiền tệ Châu Âu
 Việt Nam đã tham gia vào những liên kết kinh tế quốc tế nào?
(GIỐNG CÂU 6)

Made by Nguyễn Hiếu
/>


CÂU 12: Hãy cho biết di chuyển lao động quốc tế là gì? Xu hướng
của di chuyển lao động quốc tế? Liên hệ về cơ hội và thách thức của
người lao động Việt Nam hiện nay?
 Di chuyển lao động quốc tế là:
Là hiện tượng người lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc
gia kia có kèm theo thay đổi về chỗ ở và thường trú.
 Xu hướng của di chuyển lao động quốc tế:
Xu hướng của di chuyển lao động quốc tế hiện nay: di chyển từ Đông
qua Tây, từ Nam lên Bắc, từ các nước đang phát triển qua các nước
phát triển.
 Liên hệ về cơ hội và thách thức của người lao động Việt Nam
hiện nay: (GIỐNG CÂU 9)
CÂU 13: Đầu tư quốc tế là gì? Đặc điểm và các hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam? Các quốc gia dẫn đầu về vốn
FDI tại Việt Nam trong năm 2016?
 Đầu tư quốc tế là: Là hình thức của di chuyển quốc tế về vốn từ
quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thực hiện một hoặc một số dự
án đầu tư mang lại lợi ích cho các bên tham gia.
Đối tượng: nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư.
 Đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam:
Đặc điểm:
Made by Nguyễn Hiếu
/>

Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu
vào vốn pháp định.
Quyền quản lý, điều hành tùy thuộc vào mức độ góp vốn.
Lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và phân chia theo
mức độ góp vốn.

Các hình thức:
Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Hợp đồng hợp tác kinh tế
Đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT
Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập (M&A)
 Các quốc gia dẫn đầu về vốn FDI tại Việt Nam trong năm
2016:
Hàn Quốc (chiếm 36,3% tổng vốn đăng ký cấp mới trong năm
2016)
Singapore (chiếm 10,5% tổng vốn đăng ký cấp mới trong năm
2016)
Trung Quốc, Nhật Bản...

Made by Nguyễn Hiếu
/>


×