PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM SƠN
TRƯỜNG THCS QUANG THIỆN
CHUYÊN ĐỀ
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Chủ đề:
KẾ THỪA, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Kim Sơn, tháng 1 năm 2018
CHƯƠNG TRÌNH BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
1
Chủ đề
KẾ THỪA, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Buổi sáng, ngày /1/2018
Tại trường THCS Quang Thiện - huyện Kim Sơn
TT
Thời gian
1
8h00 - 8h10
Nội dung
Văn nghệ chào mừng:
Phụ trách
Đội văn nghệ trường
THCS Quang Thiện
2
8h10 - 8h15
- Bài múa : Hào khí Việt Nam
- Bài hát múa: Quê hương tôi
- Song ca: thương ca tiếng Việt
Tuyên bố lí do
Đ/c
8h05 - 8h15
Giới thiệu đại biểu
Báo cáo:
Chuyên viên PGDĐT
Đ/c Đinh Thị Minh
- Mục đích ý nghĩa chuyên đề;
Giáo viên Tr.THCS Quang
8h15 - 9h45
- Qúa trình thực hiện,…
Thực hiện chuyên đề báo cáo
Thiện
Học sinh trường THCS
9h45 - 10h00
10h00 - 10h30
Quang Thiện
Giải lao
Thảo luận đánh giá chuyên đề
- Đ/c Vũ Thị Hồng Nga
10h30 - 10h45
Lãnh đạo phòng GDTrH
Phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo - Lãnh đạo Sở GDĐT
3
4
5
6
7
8
9
10h45 - 11h
11h-13h
Sở GDĐT; Lãnh đạo Phòng
- Lãnh đạo phòng GDTrH
GDTrH - Sở GDĐT
Phát biểu của Lãnh đạo Phòng
Đ/c Đỗ Như Đường -
GDĐT Kim Sơn.
Trưởng Phòng GDĐT
Mời Sở, các huyện & TP bạn
Kim Sơn
- Phòng GDĐT Kim Sơn
- Chương trình ẩm thực
- Tr.THCS Quang Thiện
NỘI DUNG
HỌC SINH TRÌNH BÀY BÁO CÁO NỘI DUNG TRẢI NGHIỆM
Nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, khách quý, các bậc huynh, các thầy cô
giáo và các bạn học sinh đã về dự buổi báo cáo hoạt động trải nghiệm sáng tạo với
chủ đề: “Kế thừa và phát huy truyền thống quê hương ”, môn giáo dục công dân
trường THCS Quang Thiện
2
Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!
Kính thưa các bậc phụ huynh, các thầy cơ giáo cùng tồn thể các bạn!
Quê hương là cả một niềm cảm xúc đầy thương, đầy nhớ trong sâu thẳm trái
tim mỗi con người. Quê hương - hai tiếng gọi thân thương ngân nga trong lòng bao
niềm tự hào về mảnh đất nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi che chở, vỗ về cho tuổi thơ êm
đềm, hạnh phúc. Quê hương là bến đỗ bình yên trong cuộc đời mỗi con người, là cái
đích để mỗi đứa con trở về.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết :
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Chúng em tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương yêu dấu, nơi
đây đã khắc ghi những kỉ niệm, những chiến công của các thế hệ cha anh, những
người đã khai hoang mở đất, đã chiến đấu và lao động để dựng xây Kim Sơn giàu
đẹp. Là những học sinh khối 9, không bao lâu nữa chúng em sẽ cất bước vào đời,
chúng em ln mong muốn tìm hiểu về q hương để có thể kế thừa, phát huy truyền
thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh. Sau thời gian thực hiện hoạt động trải nghiệm
thực tế , Hôm nay, chúng em xin được báo cáo kết quả Hoạt động trải nghiệm sáng
tạo với chủ đề “Kế thừa, phát huy truyền thống quê hương” như là một sự tri ân đến
các thế hệ cha anh, một lời hứa sẽ kế thừa, tiếp nối để dựng xây quê hương Kim Sơn
ngày một thêm tươi đẹp hơn nữa.
Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!
Kính thưa các bậc phụ huynh, các thầy cơ giáo cùng tồn thể các bạn.
Từ khi được cơ giáo dạy môn GDCD giao nhiệm vụ,chúng em đã cùng nhau
đọc, tìm hiểu trao đổi, thảo luận và phân cơng mỗi người một nhiệm vụ: nhóm chuẩn
bị kịch bản; nhóm chuẩn bị đạo cụ, trang phục; nhóm tập diễn xuất, múa, hát, nhóm
thì vẽ tranh...dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo. Và đặc biệt chúng em
được tham dự một chuyến đi trải nghiệm thực tế được tham gia thực hành để tìm hiểu
về mảnh đất, con người quê hương Kim Sơn đầy lí thú. Qua thời gian tập luyện, hôm
nay chúng em xin được vui mừng gửi tới các vị đại biểu, khách quý, các bậc phụ
huynh, các thầy cơ giáo cùng tồn thể các bạn kết quả của sự cố gắng, nỗ lực luyện
tập của chúng em trong thời gian qua. Em xin thay mặt cho tất cả các bạn HS gửi lời
cảm ơn chân thành tới cô giáo Dương Thị Thu Hiền, các thầy cô trong ban giám hiệu,
cô Trần Thị Thu Hiền, cô Nguyễn Phương Hiền và các thầy cô trong hội đồng sư
phạm nhà trường đã giúp đỡ, chỉ bảo cho chúng em thực hiện hoạt động trải nghiệm
thú vị này. Chúng cháu cũng xin cảm ơn ơng Hồng Quốc Việt là thủ từ đền Nguyễn
Cơng Trứ đã giúp chúng cháu có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử hình thành huyện
Kim Sơn và cụ Nguyễn Công Trứ. Cảm ơn lãnh đạo Đảng, chính quyền và ban văn
hóa xã và các nhà tài trợ, các bậc cha mẹ đã có những ủng hộ về tinh thần và vật chất
để chúng cháu thực hiện hoạt động trải nghiệm này .
3
Nội dung của buổi báo cáo hơm nay gồm có:
Một là: Sân khấu hố nội dung tìm hiểu về doanh điền sứ: Nguyễn cơng Trứ
với vai trị thành lập huyện Kim Sơn.
Hai là: Giới thiệu về sự kế thừa và phát huy truyền thống của Kim Sơn trong
giai đoạn hiện nay.
Ba là phần giao lưu và bình chọn của khán giả.
Tham gia hoạt động TNST này, chúng em đã chia thành hai đội đó là đội Núi
vàng và đội Biển bạc. Sau đây xin mời đại diện hai đội lên sân khấu:
Đội Núi vàng:
Đội Núi vàng xin kính chào các vị đại biểu, khách quý, các bậc phụ huynh, các
thầy cơ giáo và tồn thể các bạn. Đội Núi vàng chúng em gồm có 10 thành viên. Đó
là các bạn: ………
và em đội trưởng :
Đội Biển bạc:
Xin giới thiệu đội chúng em mang tên Biển bạcgồm có 10 thành viên đại diện:
người đầu tiên cũng là đội trưởng là em, tiếp theo là các bạn: Xin một tràng vỗ tay của
các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn để cổ vũ động viên cho đội chúng em.
Xin chân thành cảm ơn!
Xin cảm ơn phần giới thiệu của hai đội!
Góp phần quan trọng trong hoạt động TNST hơm nay cịn có tồn thể các khán
giả, các cổ động viên. Xin hỏi các bạn ngồi ở đâu (bên dưới hs vẫy tay hò reo).
Xin cảm ơn các bạn!
Xin mời 2 đội về sau cánh gà để chuẩn bị các nội dung diễn xuất của đội mình.
Đầu tiên : Xin mời các vị đại biểu khách quý, các bậc phụ huynh, các thầy cơ
giáo cùng tồn thể các bạn thưởng thức hoạt cảnh:
NGUYỄN CƠNG TRỨ VÀ SỰ HÌNH THÀNH HUYỆN KIM SƠN
Đội 1: Núi vàng (kịch bản)
ĐỘI 1: NGUYỄN CƠNG TRỨ VÀ SỰ HÌNH THÀNH HUYỆN KIM SƠN
Hoạt cảnh chính thức: Đồn khách du lịch gồm 5 người từ Hà Nội về thăm Kim
Sơn. Khi đi đến đền Nguyễn Cơng Trứ thì gặp lễ hội và dừng lại tham dự lễ hội.
4
Hoạt cảnh 1: (Chiếu phong cảnh Kim Sơn, cầu ngói, nhà thờ đá Phát Diệm và
dừng máy chiếu tại đền Nguyễn Cơng Trứ)
Khách 1 (nữ): Con, đi chậm thơi, mình đến đền phải trang nghiêm con.
Con: Vâng, mẹ ạ!
Khách 2 (nam): Có vẻ như đây là một lễ hội của huyện Kim Sơn, chúng ta thật
may mắn vì đến đúng ngày lễ hội.
Khách 2 (nam): Cháu ơi, đây là lễ hội gì vậy?
Học sinh (người dẫn chương trình của đội 1): Dạ vâng các bác ạ! Lễ hội đền
Nguyễn Công Trứ là lễ hội truyền thống của quê hương Kim Sơn chúng cháu. Cháu
mời các bác cùng tham dự lễ hội, cháu xin được làm hướng dẫn viên du lịch cho các
bác.
Khách 2 (nam): Vậy thì tốt qúa, các bác cảm ơn cháu, cháu thật nhiệt tình.
HS: Cháu mời các bác ạ!
(Dẫn các vị khách vào)
HS: Các bác ạ. Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ là lễ hội lớn nhất của cư dân
huyện ven biển Kim Sơn chúng cháu để ghi nhớ công ơn của cụ Doanh điền sứ
Nguyễn Công Trứ - người đã chiêu dân khai hoang lấn biển lập ra huyện Kim
Sơn (núi vàng) của Ninh Bình. Lễ hội diễn ra từ ngày 12 đến 14 tháng 11 âm lịch
hàng năm tại xã quang Thiện – huyện Kim Sơn để ghi nhớ công ơn "di dân, lấn biển,
lập ấp" của cụ Nguyễn Công Trứ.
HS: Sau đây cháu mời các bác tham dự phần lễ dâng hương của lễ hội
(Chiếu video lễ dâng hương khoảng 2 phút. Vừa chiếu vừa nói)
HS: Phần lễ dâng hương ln diễn ra trang trọng, có sự tham gia của nhiều làng
trong huyện. Điều độc đáo là tại lễ hội có sự tham gia của đông đảo người dân trong
huyện với những nghi thức khác nhau thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân trong
vùng.
HS: Sau phần lễ là phần hội các bác ạ! Phần hội được tổ chức rất nhiều trò chơi
dân gian như trò chơi bơi chải, cờ người...đặc biệt là trị chơi đua thuyền trên dịng
sơng Ân là một đặc trưng của lễ hội cư dân đồng bằng ven biển chúng cháu. Ngồi ra,
phần hội cịn có phần thi hát ca trù, loại hình dân ca có liên quan nhiều đến cụ
Nguyễn.
HS: Trước tiên, cháu mời các bác thưởng thức hoạt cảnh: cụ Nguyễn Công Trứ
"Khai hoang mở đất" thành lập huyện Kim Sơn chúng cháu do các bạn học sinh đội
"Núi vàng" dàn dựng và biểu diễn.
Chuyển sang Hoạt cảnh 2:
Phân cảnh 1: Nguyễn Cơng Trứ cùng 2 lính canh (1 lính cầm giáo, 1 lính
cầm lọng) ngồi trên thuyền đi "kinh lý" từ miền đất duyên hải Thái Bình về vùng
đất mới (Có nhạc nền (hát chèo), dải lụa xanh tạo sóng) (kết hợp âm thanh 1)
NCT: Kia rồi, ta đã nhìn thấy mảnh đất mới. Vùng đất hoang vu, tồn lau sậy,
sình lầy ngập đến nửa người...
(Nhạc nền (hát chèo)...)
Lính canh 1 (vỗ muỗi): Cụ ơi! Sao lắm muỗi thế ạ?
5
NCT: Nơi đây cịn hoang hóa nên muỗi bọ, rắn rết nhiều. Nhưng ta thấy lau sậy
phát triển cao, nếu trồng cây lúa sẽ tươi tốt lắm đây...
Phân cảnh 2: Cảnh dân làng đang mị cua bắt ốc tại sơng Vực...
(Dân làng cúi xuống mò cua bắt ốc, cho vào giỏ...Chợt có một người dân bị
ngất vì đói lả...Dân làng dìu lên trên bờ...)
Dân 4 bị ngất, dân làng đồng thanh: Ơi thơi, cơ ơi, tỉnh dạy đi nào...
Dân 1: Chắc là mệt, đói qúa nên bị lả đi đấy. Bà con đỡ cơ ấy lên trên bờ cho
uống tí nước.
Dân 1: Ối bà con ơi, thủy triều lại lên rồi, bà con mình tìm chỗ đất cao tránh đi
thơi kẻo bị ướt hết bây giờ.
Dân 2: (Chỉ tay): Đằng kia đất cao, mình lại đấy đi bà con ơi...
Bà con cùng nhau kéo ra chính giữa sân khấu.
Dân 1: Bà con ơi! Đi nhanh lên nào...đi lối này cơ mà...
NCT: (thuyền dừng, quan bước xuống): Tất cả bà con, có chuyện gì thế này?
Dân 1: Bẩm quan, nước biển theo thủy triều lại dâng rồi ạ!
NCT: Nước dâng rồi ư?
(NCT xuống thuyền đi dạo quanh một vòng, đi nhanh, dân đi theo, kết hợp âm
thanh 2)
NCT: Thưa bà con, vậy bà con định đi đâu?
Dân 2: Dạ bẩm quan, chúng tơi chạy quanh chạy quẩn chứ cịn biết chạy đi đâu
nữa ạ, chỗ nào cao thì mình đến, chỗ nào ngập thì mình tránh đi. Dân vùng này như
con giun phải nước ạ?
Dân 3: Dạ thưa quan, vùng đất này rộng lớn nhưng thường xuyên bị nước biển
dâng, ngập mặn. Khổ lắm quan ạ! (dân đồng thanh nói và qùy xuống)
NCT: Chỗ cao thì tìm đến, chỗ ngập thì tránh đi ư? Nước biển dâng ngập mặn,
không trồng được cây lúa thì dân sống làm sao nổi? Kìa cụ, kìa bà con; mời cụ, mời
bà con đứng dậy.
NCT (NCT đến đỡ người dân đứng dậy): Cụ tên là gì?
Dân 1: Dạ bẩm quan, tên lão là Phạm Đình Nhương.
NCT: Ta thấy mảnh đất nơi đây rộng lớn nhưng đều bị bỏ hoang mà không thấy
bà con trồng lúa?
Dân 1: Dạ, Bẩm quan, vùng đất này rộng lớn nhưng bị bỏ hoang vì nhiễm mặn,
dân muốn khai khẩn nhưng phí tổn nhiều, không đủ sức làm. Khổ lắm quan ạ!
NCT: Ruộng bỏ hoang vì nhiễm mặn ư? Vậy hàng ngày, dân làng sinh sống
bằng nghề gì?
Dân 1 (Cụ Phạm Đình Nhương): Dạ, hàng ngày dân chỉ biết mò cua bắt ốc, để
đăng, đó ở ven bờ sơng Vực sống cho qua ngày thôi ạ!
NCT: Hỡi ơi! Giá như các quan biết được nỗi khổ của dân....giá như đức vua
biết được dân khốn khó như thế này...
NCT: Lính đâu?
Lính đồng thanh: Dạ!
NCT: Mang hết lương thảo trên thuyền ta mang theo xuống đây?
Lính canh đồng thanh: Vâng ạ!
6
NCT: Bà con hãy nhận lấy, đây là tấm lòng của ta.
Dân làng quay vào nói với nhau: Mình được cứu rồi bà con ơi...Mình sống
rồi...
Dân 1: Kìa bà con, mau nhận lấy đi.
Dân đồng thanh qùy xuống đáp: Đội ơn quan lớn ạ. (chạy lại lấy lương thực)
NCT: Bây giờ, bà con hãy đưa ta đi thị sát tại khu vực sông Vực.
Dân đồng thanh: Dạ vâng ạ!
Người dân đưa cụ Nguyễn Công Trứ đi quanh khu vực sông Vực (vừa đi vừa
chỉ)
Dân 1: Dạ, đây là ngã ba sông Vực, con sông này đã cung cấp thức ăn cho dân
ở vùng này ạ.
NCT (ngắm 1 lúc, suy nghĩ): Ngã ba này vô cùng đặc biệt, ta đặt tên là "Ngã ba
Vua". Bà con sống khổ cực, thường xuyên bị nước biển dâng khiến cho đất bị nhiễm
mặn, ruộng đồng không cày cấy được... Nay ta về kinh xin ý chỉ nhà Vua cấp kinh phí
để quai đê, xây dựng hệ thống sơng thốt nước. Bà con sẽ trồng được cây lúa mà
ruộng đất không bị bỏ hoang.
Dân đồng thanh: Đội ơn quan lớn ạ!
(kết hợp âm thanh 3)
NCT và tùy tùng lên thuyền về kinh, dân đưa mắt nhìn theo mong mỏi, chờ đợi,
đưa lời tấu của Nguyễn Công Trứ lên vua Minh Mệnh (HS đọc ở bên trong vọng ra):
“Hiện ở trấn Ninh Bình ruộng bỏ hoang mênh mông bát ngát không biết mấy ngàn
mẫu, nếu cấp cho tiền cơng thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn. Thêm nữa
bãi lau sậy hoang rậm, trộm cướp thường tụ họp ở đấy làm sào huyệt, nay cho khai
hoang lập làng, khơng những có thể cho dân nghèo làm ăn, lại còn dứt được đảng ác.
Những đất hoang có thể khai khẩn được thì cho những người địa phương giàu có
chia nhau trơng coi cùng làm... Mộ được 50 người thì thành lập một làng cho làm lý
trưởng. Mộ 30 người thì lập một ấp cho làm ấp trưởng. Mọi nhà đều được chia đất,
cấp tiền công để làm cửa nhà, mua trâu bị nơng cụ, lại lượng cấp tiền gạo, lương
tháng trong hạn 6 tháng, ngoài hạn ấy thì làm lấy mà ăn. 3 năm thành ruộng chiếu lệ
tư điền mà đánh thuế. Quan phủ huyện sở tại lập kho chứa thóc đề phịng năm mất
mùa cho dân vay...”.
Cảnh quan quay trở lại mảnh đất mới tại Ninh Bình. Dân làng ra đón mừng rỡ
và đồng thanh nói: quan quay trở lại rồi bà con ơi.
NCT: Thưa bà con, nay ta được vua Minh Mệnh chuẩn tấu về đây khai hoang
vỡ đất, biến vùng bãi bồi hoang dại thành làng xóm thuần hậu. Ta thiết nghĩ đây là
một vùng đất rộng lớn mà dân cư thưa thớt, sức người có hạn. Nay ta đem thêm các vị
chiêu mộ, thứ mộ và nhân đinh đến cùng chung sức với bà con. Bà con có quyết tâm
đồng lịng cùng ta mở mang bờ cõi không?
Tất cả dân đồng thanh: Dạ có ạ! Đội ơn đức vua, đội ơn quan lớn ạ!
Phân cảnh 2:
NCT chỉ đạo dân bằng bản đồ: Bây giờ, bà con hãy đào sông Ân nối sông Vạc
với sông Càn để lấy nước ngọt. Mỗi làng lớn hoặc hai làng nhỏ thì đào kênh, đắp
đường dẫn về đến thơn, xóm để tiêu úng lụt và thau chua rửa mặn. Tất cả mọi con
7
sông nhỏ đều nối với sông Ân và sông Ân là thành động mạch chủ để dẫn nước về
mọi ngả. Như vậy, bà con sẽ không lo ngập úng và bị nhiễm mặn, bà con sẽ trồng
được cây lúa...
Cảnh khai hoang, mở đất: Dùng dây thừng làm thành vòng tròn, cuốc xẻng
đào sông, 4 người dùng dao chặt lau sậy hai bên sân khấu... khoảng 20 người dân
cùng NCT và 2 lính canh.
(kết hợp âm thanh di dân lấn biển)
NCT: Bà con hãy cầm đèn chai để ngắm đường, đứng 1 hàng khi nào thẳng thì
cắm 1 cọc, cứ vậy dịch chuyển, cắm cọc để đào sông, đào kênh mương...
(kết hợp với âm thanh 5)
Phân cảnh 3: Sau khi khai hoang mở đất xong, dân ngồi tâm sự.
Dân 1: Phải nói là mệt nhưng vui phải khơng các bác?
Dân 2: quan về đây "Khai hoang mở đất" cho chúng mình phải nói là qúa vui.
Dân 3: Nhờ quan lớn quy hoạch đất đai theo ô bàn cờ mà việc tháo nước, mở
nước vào ruộng của dân mình đều dựa vào thủy triều.
Dân 4: Mà bà con này, tôi thấy quan mình thật sáng suốt khi dựa vào "con
bơn" để đào rãnh, đào sơng mà dân mình khơng tốn cơng tốn sức...quan giỏi thật đấy
bà con nhỉ?
NCT xuất hiện: Thưa bà con, đê đã quai, nước đã được dẫn vào đồng ruộng. Từ
dịng sơng Ân, bà con đã đào các nhánh sơng nhỏ tỏa đi khắp thơn xóm như hình
xương cá. Mỗi làng đã có 1 con sơng chạy dọc theo chiều dài của làng để tiêu úng
nước vào mùa lụt, thau chua rửa mặn cho đồng ruộng. Ta cũng yên tâm phần nào. Nay
ta quyết định thành lập 7 tổng "Chất, hồi, quy, hướng, tự, tuy, lai" và 60 lý, trại, ấp;
đất đai khai hoang được 16.400 mẫu ta cấp cho 1260 suất đinh. Bà con yên tâm sinh
sống và làm ăn.
Dân đồng thanh: Đội ơn quan lớn ạ... (Nhạc về "Nguyễn Công Trứ - nửa lời bài
hát, và kết thúc phần kịch; HS ở dưới vỗ tay)
Học sinh: Các bác ạ! Kể từ ngày cụ Nguyễn Công Trứ về khẩn hoang, lập ấp
tạo dựng nên vùng quê mới, quê hương cháu đã có thêm 7 lần quai đê, lấn biển, chinh
phục bãi bồi, làm cho vùng đất mở ngày càng rộng dài thêm. Hiện nay, mảnh đất Kim
Sơn có 27 xã, thị trấn, chiều dài của huyện tính từ xã Xuân Thiện (giáp Yên Khánh)
về tới xã Kim Đông (giáp biển) là 32 km, chiều rộng tính từ xã Lai Thành (giáp Thanh
Hố) về đến Thượng Kiệm (giáp sơng Đáy) là 8,5 km. Kim Sơn tính đến nay có diện
tích tự nhiên trên 213 km2, trong đó đất canh tác lúa - cói và ni trồng thủy sản
chiếm gần 16 nghìn ha. Dân số Kim Sơn với 1.260 nhân đinh ngày mở đất đến nay đã
có trên 175 nghìn người. Đồng bào theo đạo Thiên chúa chiếm gần 46% số dân trong
huyện.
Các thế hệ người Kim Sơn mãi tri ân công lao to lớn của cụ Doanh Điền Sứ
Nguyễn Cơng Trứ. Cơng tích, cuộc đời và tên tuổi của ơng mãi cịn đó với thời gian.
Khi cịn sống, q hương cháu đã lập đền thờ sống ông gọi là Sinh Từ. Khi ông mất,
Truy Từ nơi thờ ông vẫn bốn mùa hương khói và đã được cơng nhận là di tích lịch sử
- văn hố Quốc gia. Người Kim Sơn từ các bậc cao niên đến thế hệ trẻ chúng cháu
8
hôm nay đều thán phục tài năng trong quy hoạch đồn điền của cụ từ ngày cụ di dân,
mở đất, khai khẩn ruộng hoang và luôn ghi nhớ công lao to lớn của cụ:
"Truy Từ mới lập đền thờ
Ghi công đức để đến giờ làm gương."
Hoạt cảnh 3:
Học sinh: Các bác ạ! Phần hội của lễ hội đền Nguyễn Công Trứ không thể thiếu
được hoạt động bơi chải và hát ca trù. Trên dịng sơng Ân hiền hịa, các đội bơi đến từ
các xã tranh tài với nhau. Bơi chải chính là hoạt động truyền thống của quê hương ven
biển chúng cháu. Cháu mời các bác cùng tham gia hoạt động bơi chải tại lễ hội năm
nay.
(HS vừa nói thuyết minh, các đội vừa tham gia tái hiện hoạt động bơi chải
khoảng 1 phút, có tiếng hị reo cổ vũ của HS bên dưới)
Học sinh: Sinh thời, cụ Nguyễn Công Trứ rất mê hát ả đào nên tại lễ hội truyền
thống đền Nguyễn Công Trứ thường xuyên tổ chức thi hát ca trù. Tại lễ hội năm nay,
bạn Ngọc Anh trường THCS quang Thiện có mang đến lễ hội tiết mục ca trù "Hồng
hồng tuyết tuyết". Cháu mời các bác cùng thưởng thức tiết mục hát ca trù "Hồng hồng
tuyết tuyết" ạ!
Sau khi học sinh giới thiệu xong, đoàn khách du lịch có điện thoại và phải dời
đến địa điểm khác.
Khách 1 (nữ, nghe có tiếng chng điện thoại): Alo.......Vâng....vâng
Khách 1 (nữ, quay sang nói với vị khách nam): Có lẽ đồn mình di chuyển sang
địa điểm Nhà thờ đá Phát Diệm thôi bác ạ, mọi người đang chờ ở đó.
Khách 2 ( nam gật đầu): Các bác cảm ơn cháu rất nhiều, ngày hôm nay bác và
mọi người trong đồn được tham dự lễ hội truyền thống vơ cùng ý nghĩa của quê
hương cháu. Hẹn gặp lại cháu trong một thời gian gần nhất. Tạm biệt cháu...
Con: Chị ơi! quê hương chị đẹp qúa! Hẹn gặp lại chị ạ. Em chào chị ạ!
Học sinh: Cháu chào các bác ạ! Chị chào em!
PhươngLiên: Các bạn ơi, các bạn thấy diễn xuất của đội núi vàng có hay
khơng ạ (Khán giả trả lời) Xin hãy tặng thêm một tràng pháo tay thật lớn cho phần
diễn xuất tuyệt vời của đội Núi vàng. Xin cảm ơn vở kịch của các bạn, cảm ơn các
bạn đã giúp chúng ta hiểu về sự ra đời của mảnh đất Kim Sơn, hiểu về công lao của
doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ để chúng ta thêm trân trong biết ơn hơn những giá
trị tươi đẹp của quê hương mà chúng ta đang thừa hưởng .
- Trải qua 188 năm từ khi được cha ông khai mở, Kim Sơn hôm nay đã phát
triển như thế nào, xin mời phần trình bày của các bạn đội biển bạc:
II. Đội Biển Bạc: Giới thiệu về truyền thống của Kim Sơn trong giai đoạn
hiện nay
ĐỘI II – BIỂN BẠC
Hai học sinh giới thiệu kết hợp trình chiếu
- Kính thưa:
Là một vùng đất trẻ nhưng Kim Sơn cũng đã góp phần không nhỏ trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ và nhân
9
dân huyện Kim Sơn đã viết nên những trang sử hào hùng, góp phần cùng cả nước
đánh thắng hai “Đế quốc to”. Đó là chiến cơng trên cả hai mặt trận vừa chiến đấu
vừa sản xuất.
* Truyền thống đoàn kết, anh dũng trong kháng chiến:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, cán bộ Đảng viên và nhân dân huyện
Kim Sơn đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, khơng sợ hy sinh gian khổ
tham gia đánh địch hàng trăm trận. Trong đó có những trận đánh oanh liệt như: trận
Bình Sa (tháng 10 năm 1949), trận đánh ở Thị trấn Phát Diệm (tháng 12 năm 1951), ở
Tiểu khu I (tháng 4 năm 1952), ở Định Hóa, Văn Hải (tháng 3 năm 1954)…
- Tiêu diệt được 1089 tên địch, làm bị thương 11207 tên, bắt sống 7048 tên, thu
108 súng bộ binh, phá hủy 2 khẩu đại bác, 25 xe cơ giới, diệt 6 xe tăng, phá hủy 1 kho
xăng,…Ngồi ra nhân dân Kim Sơn cịn đóng góp cho kháng chiến gần 100 lạng
vàng, 3.742.000 đồng mua công trái kháng chiến, hàng ngàn tấn lương thực thực
phẩm, huy động hàng vạn ngày công phục vụ chiến đấu. Trong chiến đấu và phục vụ
chiến đấu, xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm như: anh hùng lực lượng vũ trang
Đậu Quý Khiêm, Bùi Thị Nhạn, Trần Quý Ly, Nguyễn Bá Sơ và nhiều tấm gương
dũng cảm khác.( Kèm hình ảnh minh họa)
- Lần theo những chiến cơng của quân, dân huyện Kim Sơn thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, chúng tơi về địa phương tìm hiểu, “lật giở” chiến công bắn
rơi máy bay Mỹ của những chiến sĩ dân quân Kim Đài năm xưa. Nhắc đến những
chiến công xưa, nét mặt họ ai nấy đều rạng ngời. Qua lời kể đã hiện lên trong chúng
tôi một quá khứ gian khổ nhưng oanh liệt của những năm tháng xây dựng, chiến đấu
và trưởng thành của Trung đội dân qn phịng khơng Kim Đài năm xưa.
(Hình ảnh thầy, trị đi trải nghiệm)
- Thơn Kim Đài (xã Kim Chính, Kim Sơn) có vị trí chiến lược hết sức quan
trọng trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ phá hoại. Đây là vùng ngã 3 sông Đáy,
sông Vạc, tiếp giáp giữa 3 tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, được coi là “cửa
ngõ” của tỉnh, của qn khu.Ngồi vị trí là tuyến đường bay vào của máy bay địch,
Kim Đài còn là một trọng điểm bắn phá để ngăn chặn các tuyến giao thông đường
sông, đường biển của ta. Nhận thức được vị trí chiến lược quan trọng của địa bàn
vùng ven biển, Trung đội dân qn phịng khơng Kim Đài quyết tâm bảo vệ vị trí
bằng tất cả nhiệt huyết, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì mảnh đất quê hương. ( Kèm
bản đồ)
- Với quyết tâm đó, Trung đội dân qn phịng khơng Kim Đài hạ được 5 máy
bay bằng súng trường K44 và lập được nhiều chiến công khác. Những thắng lợi ấy
của trung đội dân quân Kim Đài là chiến thắng của tinh thần đoàn kết, dũng cảm, mưu
trí và nỗ lực vượt qua khó khăn, quyết chiến quyết thắng của tồn trung đội.
- Bên cạnh những đóng góp to lớn đó thì rất nhiều những người con ưu tú của
Huyện Kim Sơn đã nằm sâu và bỏ lại một phần thân thể ở các chiến trường, đó là:
1.908 người hy sinh, 866 thương binh, 823 bệnh binh,…Đó là biểu tượng sáng ngời
của tinh thần yêu nước, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng góp phần tô
thắm thêm truyền thống cách mạng hào hùng, mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ và
các tầng lớp nhân dân huyện Kim Sơn.
10
- Nhưng với quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược Đảng bộ và nhân dân
huyện Kim Sơn vẫn kiên cường vừa sản xuất vừa chiến đấu, tổ chức đánh trả quyết
liệt các đợt tấn công, phá hoại của địch và bắn rơi 8 máy bay Mĩ bằng súng bộ binh,
tổ chức 39 đợt giao quân, với 12.190 thanh niên nhập ngũ và 3.818 thanh niên xung
phong, dân công hỏa tuyến,… ( Kèm hình ảnh minh họa)
- Với những đóng góp khơng nhỏ ấy nhân dân Kim Sơn đã góp phần làm nên
chiến thắng hào hùng của dân tộc. Ghi nhận những cơng lao to lớn đó, Nhà nước đã
phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 10 tập thể,
5 cá nhân; tặng thưởng 5 Bằng có cơng với nước, 20.058 Bằng khen, huân, huy
chương các loại; 139 mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu bà mẹ Việt
Nam anh hùng.
* Truyền thống của Kim Sơn trong thời kì hội nhập và phát triển.
- Trong chặng đường 189 năm qua, huyện Kim Sơn đã trải qua các giai đoạn
lịch sử của đất nước. Ở giai đoạn lịch sử nào, người dân Kim Sơn cũng phát huy được
tính năng động, sáng tạo, hăng hái, cần cù của những người con đi “mở đất”. Với bản
sắc văn hóa cộng đồng, yếu tố địa lý đã tạo nên nghị lực phi thường trong đấu tranh
với thiên nhiên để tồn tại và phát triển.
Từ khi thành lập đến nay, người dân Kim Sơn đã 7 lần quai đê, lấn biển, đưa
diện tích đất của huyện lớn hơn gấp 4 lần so với khi mới thành lập. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhiều năm qua của Kim Sơn ln giữ ở mức cao (trên 12%), bình quân
lương thực năm qua đạt khoảng 600 kg/người ; công tác xóa đói, giảm nghèo có
những chuyển biến tích cực, hiện tỉ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống cịn khoảng
trên 8%.( Kèm hình ảnh minh họa)
- Kim Sơn là huyện duy nhất của tỉnh tiếp giáp với biển, chiều dài bờ biển
khoảng hơn 15 km rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi, trồng thủy hải sản và vùng
nguyên liệu phục vụ trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.
(Hình ảnh minh họa )
(Học sinh múa trên nền nhạc bài : Về Kim Sơn đi em và mô phỏng các làng
nghề : Dệt chiếu, đan thủ công và nấu rượu )
HS giới thiệu kèm bài hát múa:
- Trên vùng ngun liệu có sẵn, với đơi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, người
dân Kim Sơn đã phát huy thế mạnh của mình tạo ra rất nhiều những sản phẩm tinh tế,
độc đáo như: chiếu cói, mũ cói, dép cói, làn cói,… Sản phẩm cói Kim Sơn – Ninh
Bình hiện nay đã và đang là mặt hàng xuất khẩu sang các nước Mĩ, Nhật, Châu Âu và
rất được yêu thích vì sản phẩm bền, đẹp, tiện sử dụng và thân thiện với mơi trường
bởi được làm từ ngun liệu cói tự nhiên.(Kèm hình ảnh minh họa)
Bên cạnh các mặt hàng thủ công mĩ nghệ, đến với Kim Sơn du khách cịn được
biết đến một thương hiệu nổi tiếng, đó là rượu Kim Sơn. Từ sản phẩm nơng nghiệp
sẵn có kết hợp với nguồn nước, người dân Kim Sơn đã chưng cất nên một loại rượu
mang đặc trưng riêng. Khi thưởng thức, ta sẽ cảm nhận được vị đậm đà, ấm nồng.
(Kèm hình ảnh minh họa)
*Về với Kim Sơn, chúng ta cịn được chiêm ngưỡng những cơng trình kiến trúc
độc đáo có một khơng hai trên thế giới như nhà thờ Đá Phát Diệm, Cầu ngói,…
11
- Đây là hình ảnh cây Cầu Ngói, trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước
vẫn nằm nghiêng mình trên dịng sơng Ân hiền hịa.( Kèm hình ảnh minh họa)
- Và đây là nhà thờ Đá Phát Diệm – một cơng trình kiến trúc có sự kết hợp giữa
nghệ thuật kiến trúc phương Đông và kiến trúc phương Tây, có thể chia thành hai khu
vực chính là khu vực nhà thờ và tịa Giám mục. Ở phía trước khu nhà thờ có một hồ
rộng 4 mẫu, đằng sau hồ là Phương Đình, nối tiếp Phương Đình là nhà thờ lớn và 4
nhà thờ cạnh. (Kèm hình ảnh minh họa)
- Tiếp đến là nhà thờ Đá (là nhà thờ Trái Tim Đức Mẹ), tất cả từ nền, cột, xà,
tường, chấn song, bàn thờ đều được làm bằng đá. Toàn bộ cơng trình kiến trúc của
nhà thờ đều do người Việt Nam thiết kế và thi công. Trải qua bao thăng trầm, phải
chịu đựng những tàn phá của thời gian và chiến tranh nhưng nhà thờ Đá Phát Diệm
vẫn đứng đó sừng sững và uy nghi làm nên một quần thể Thánh Đường độc nhất vô
nhị trên miền đất mới.( Kèm hình ảnh minh họa)
*Kim Sơn được biết đến là mảnh đất địa linh nhân kiệt, với tinh thần hiếu học
đã có rất nhiều người con đã và đang giữ những cương vị quan trọng trong bộ máy
chính quyền như Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thứ trưởng giáo dục Trần Văn
Nhung, Phạm Đức Huấn – Giám đốc bệnh viện Đại học y, Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên
Trần Quốc Tỏ… Những người con ưu tú ấy đã làm vẻ vang cho mảnh đất quê hương,
là những tấm gương sáng ngời cho lớp lớp con cháu mai sau học tập và noi theo.
( Kèm hình ảnh minh họa)
HS giới thiệu một số sản phẩm đặc trưng của các làng nghề truyền thống (lẵng,
túi, mũ, dép cói , rượu Kim sơn)qua hình thức trình diễn trên nền nhạc bài hát : Quê
hương ba miền
*Thế hệ trẻ chúng em hôm nay luôn tự hào, kế thừa và phát huy những truyền
thống mà các thế hệ cha ông đã tạo dựng. Chúng em sẽ ra sức học tập, làm nhiều việc
tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Một lần nữa chúng em xin trân trọng cảm ơn các quý vị đại biểu.
III. GIAO LƯU VÀ BÌNH CHỌN CỦA KHÁN GIẢ.
Liên: Hai đội đã vừa hoàn thành phần báo cáo của mình, sau đây xin mời
hai đội ra sân khấu.
Trước khi khán giả bình chọn cho phần báo cáo của hai đội mình muốn giao
lưu cùng các bạn. Trước tiên mình muốn được giao lưu với các bạn trực tiếp tham gia
ở hai đội Núi vàng và đội Biển bạc (Liên quay sang các bạn hỏi)
Câu hỏi: Các bạn hãy cho biết, cảm xúc của bạn khi được tham gia hoạt động
trải nghiệm này?
(Đại diện hs đội Biển bạc trình bày). Học sinh trình bày xong và hỏi luôn:
12
Học sinh đội Biển bạc: Hôm nay được xem phần diễn xuất của các bạn mình rất
cảm ơn các bạn đã giúp mình hiểu hơn về người đã có cơng mở đất thành lập nên
huyện Kim Sơn:
Vậy theo bạn hiện nay ở Kim Sơn chúng ta đã và đang có những hành động
nào để thể hiện lòng biết ơn đối với cụ Nguyễn Công Trứ và những người chiêu mộ
đã cùng cụ khai hoang mở đất
- HS nhóm núi vàng nêu được những nội dung như:
+ Hiện nay nhân dân lập đền thờ cụ Nguyễn Công Trứ tại Quang Thiện trong đó cụ
Nguyễn Cơng Trứ được thờ ở điện chính, ở các khán hai bên thờ những người có
cơng chiêu mộ khai hoang mở đất. Nhân dân tổ chức lễ hội hang năm từ 12-14 thang
11 âm lịch vào ngày mất cụ NCT rất trang trọng để ghi nhớ công lao, để nhắc nhở con
cháu luôn biết hướng về nguồn
- Ở Kim sơn, UBND huyện có đề án sơ 04 và ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm
thường tổ chức khen thưởng học sinh đỗ đại học chính quy với điểm số từ 19 trử lên
tại đền NCT như là một sự báo công, tri ân người mở đất và nhắc nhở mỗi chúng ta
cần học tập cố gắng để đạt thành tích cao hơn nữa
- Hơm nay qua hoạt động trải nghiệm chúng ta phần nào đã hiểu và tự hào về
doanh điền NCT người có cơng lớn trong việc thành lập huyện kim sơn, chắc chắn
chúng ta sẽ tuyên truyền kể lại cho mọi người biết để cùng trân trọng biết ơn người
mở đất
- Riêng ở trường THCS Quang thiện chúng ta đã tổ chức cho HS mỗi lớp quét đền
1 lần tuần để góp phần thiết thực thể hiện lịng biết ơn.
- HS trả lời xong thì cũng hỏi ln.
- Và chúng mình cũng muốn hỏi các bạn một câu được không ạ
- Qua phần báo cáo của các bạn chúng ta thấy: Ngày nay, Kim Sơn có rất nhiều
truyền thống đáng tự hào và thật tự hào khi dân ta đã phát huy được những làng nghề
truyền thống để đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân và làm nên những nét rất đặc
trưng của Kim Sơn. Vậy bạn có những đề xuất nào để góp phần phát huy hơn những
làng nghề truyền thống?
- Cần có những giải pháp bảo tồn và khuyến khích phát triển các làng nghề truyền
thống.
- Những người con Kim Sơn như chúng ta cũng cần phải có tình u với nghề,
phải học phải rèn để biết những nghề truyền thống ấy
- Là học sinh chúng ta cũng có thể học hỏi, tham gia thực hành những nghề truyền
thống ấy như đan thủ công, dệt chiếu … để đem lại thu nhập cùng với gia đình
- Quan trọng là cần phải đem khoa học, kĩ thuật đem kiến thức đến với các làng
nghề góp phần nâng cao chất lượng và giảm bớt sức lao động cho nhân dân hoặc
quảng bá để các nghề truyền thống phát huy phát triển hơn nữa.
Liên: Xin cảm ơn các bạn. Và khán giả, các bạn có muốn giao lưu với hai đội
khơng
- Khán giả: Cho mình hỏi: Trong những nghề truyền thống thì rượu Kim Sơn đã là
một đặc sản, một thương hiệu nổi tiếng . Vậy để kế thừa và phát huy truyền thống ấy
13
phải chăng chúng ta liệu có cổ vũ cho hoạt động kinh doanh và sử dụng rượu hoặc tệ
nạn rượu phát triển ?
- Các bạn ạ rượu Kim Sơn là một đặc sản của Kim Sơn mà không nơi nào có được,
bản thân rượu khơng xấu, sản xuất rượu cũng không xấu. Nhưng sợ nhất là lạm dụng
rượu, sử dụng nó khơng hợp lí hoặc gian lận trong sản xuất là xấu và sẽ dẫn đến trở
thành tệ nạn hay nạn nhân của rượu dẫn đến bệnh tật hoặc tan cửa nát nhà. Chúng ta
không cổ vũ cho việc sử dụng rượu. Nhưng người sản xuất rượu cần phải biết giữ chữ
tín, giữ cái đức của người sản xuất thì chúng ta mới phát huy được nghề truyền thống
của mình. Mặt khác với những người gây nên tệ nạn, những người sản xuất rượu giả
rượu lậu thì chúng ta phải không ngừng đấu tranh với họ để nghề truyền thống của
chúng ta phát triển hơn nữa.
Gv xuất hiện: Cám ơn các em đã có những câu hỏi rất ý nghĩa đối với hoạt động
trải nghiệm của chúng ta. Cô thấy rằng qua qua hoạt động báo cáo kết quả trải
nghiệm, qua các câu hỏi và trả lời của các em đã cho thấy các em đã phần nào hiểu
được những truyền thống của quê hương.và cũng đã phần nào tìm ra những hướng đi
cho tương lai của quê hương chúng ta.
Như các em đã biết bên canh những truyền thống tốt đẹp cũng cịn khơng ít những
mặt trái, những truyền thống lạc hậu nữa cho nên nhiệm vụ của các em là tiếp tục tìm
hiểu để chúng ta đấu tranh loại bỏ những hủ tục lạc hậu ấy để xây dựng quê hương ta
đẹp hơn và giàu mạnh hơn.
Giáo viên: Trước khi đi đến nội dung đánh giá phần báo cáo của hai đội. Cô cũng
muốn giao lưu với 2 đội chơi để có một sự đánh giá khách quan hơn nữa được khơng
? Hơm nay chúng ta đã tìm hiểu và tháy rất tự hào về quê hương Kim sơn của
chúng ta vậy theo em mỗi chúng ta có thể làm gì để kế thừa và phát huy những
truyền thống ấy
- Có thái độ Trân trong tự hào, tích cực tìm hiểu về truyền thống quê hương,
- tuyên truyền, quảng bá cho mọi người cùng biết
- Đấu tranh với các hành vi làm tổn hại truyền thống của quê hương
- Tích cực tham gia vào các hoạt động mang giá trị truyền thống của quê hương
- Cố gắng học tập tốt để xây dựng quê hương
- Sau này nếu có điều kiện trở lại q hương để cơng tác, hoặc ủng hộ về vật chất
và cả tinh thần cho q hương khi có thể …
Và Cơ cũng muốn giao lưu một chút với các bạn khán giả - những cổ động viên
nhiệt tình của chúng ta. Các em đang ở đâu?
Các em đã được tham gia hoạt động trải nghiệm kế thừa và phát huy truyền thống
quê hương, em có cảm nhận gì?
- Rất vui, rất ý nghĩa và muốn được tham gia nhiều hoạt động như vậy.
Gv hỏi tiếp: Là học sinh lớp 9, sắp tạm biệt ngôi trường THCS rồi, em thấy mình
cần làm những gì thiết thực nhất để góp phần kế thừa phát huy truyền thống quê
hương?
Hs :Học tập thật tốt thi đỗ vào THPT và học cao hơn nữa trở thành người tài giỏi
có ích để làm giàu trên mảnh đất quê hương, làm giàu cho đất nước.
14
- Tích cực tìm hiểu về truyền thống q hương, thực hành những hoạt động thiết
thực về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, làm theo những điều tốt đẹp, trở thành người tốt,
sống có ích
Gv : Cơ mong rằng sau hoạt động hôm nayvà trong tương lai các em sẽ xứng đáng
là những người viết tiếp nên những trang truyền thống của quê hương.
Hôm nay cô thấy cả hai đội đều xuất sắc trình bày phần báo cáo của mình. Cịn các
bạn khán giả thì sao. Bạn nào bình chọn cho đội núi vàng, hãy giơ tay:
Bạn nào bình chọn cho đội biển bạc?
Cơ thấy tình cảm của khán giả chia đều cho cả hai đội. Xin chúc mừng cả hai đội!
Xin trân trọng kính mời cơ Dương Thị Thu Hiền – Hiệu trưởng nhà trường lên trao
qùa cho cả hai đội
Các em thân mến! Trước khi dừng lời cô xin mượn bài thơ: Biết ơn quan doanh
điền sứ Nguyễn Công Trứ của tác giả Nguyễn Thị Minh Châu để gửi tặng các em
Nguyễn tướng công đã khai sinh miền đất mới
Cho dân nghèo tới lập nghiệp an cư.
Bởi thấm nhuần lời dạy của người xưa
Muốn xã tắc vững bền, phải lấy dân làm gốc.
Trải mn vàn gian lao, khó nhọc
Lấn biển, quai đê, bồi đất, đào sông.
Thuận ý trời, người, việc lớn đã thành công
Là nhờ tài cao của Doanh điền sứ
Một vùng q tốt tươi trù phú
Sơng dọc, ngịi ngang như bức họa đồ
Hơn một trăm năm tự bấy đến giờ
Bao thế hệ đã không ngừng nối tiếp
Dựng xây Kim Sơn ngày thêm giàu đẹp
Để xứng với tên người gọi: Núi vàng
Vật thịnh, nhân khang, dân trí mở mang
Con cháu giỏi giang , hậu sinh khả úy
Dù làm gì, ở đâu , ln noi theo ý chí
“Lấp bể, dời non” của bậc tiền nhân.
Gìn giữ, lưu truyền, khắc cốt ghi tâm
Công đức của những người khai phá.
Trăm năm dẫu có mịn bia đá
Ơn này, dân tạc dạ ngàn năm.
Liên: Thưa cô những điều cô dặn chúng em sẽ khắc ghi trong lịng và chúng em
xin hứa sẽ khơng ngừng cố gắng để tiếp nối truyền thống quê hương. Xin mời các bạn
15
cùng chúng tôi cùng cất cao lời bài hát: Tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh để một lần nữa
thể hiện quyết tâm kế thừa và phát huy truyền thống quê hương
Liên: Nội dung báo cáo HĐTN STvề chủ đề: Kế thừa và phát huy truyền thống
quê hương đến đây đã hoàn thành, một lần nữa em xin được thay mặt cho tất cả các
bạn học sinh gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các vị đại biểu, khách quý, các bậc
phụ huynh, các thầy cô giáo và các bạn học sinh đã về dự và động viên chúng em buối
báo cáo HĐTN ST hôm nay!
PHẦN GHI CHÉP
CỦA CÁN BỘ, GIÁO VIÊN DỰ CHUYÊN ĐỀ
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
16
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
17
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
……………………………………………….………………………………
18