Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Chương 3 Thi công nền lót công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.62 KB, 9 trang )

Chương 3. Thi công nền lót công trình
3-1
Chương 3
THI CÔNG NỀN LÓT CÔNG TRÌNH
3.1. Đào hố móng
Đào hố móng là công việc đầu tiên để thi công nền lót. Trước khi đào phải làm các
công việc sau đây:
- Đo đạc: để lên được cao độ mặt bằng khu đất đào và vẽ được mặt cắt ngang từ
đó xác định được khối lượng, đối chiếu với các tài liệu của đơn vị thiết kế, nếu
thấy có sự sai khác thì cần có biện pháp xử lý kịp th
ời.
- Nghiên cứu điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn để lựa chọn thiết bị, tổ chức
phương án thi công, dự kiến thời gian thi công.
- Cắm tiêu giới hạn khu vực đào, cắm thước đo nước và nghiên cứu đảm bảo an
toàn giao thông trên khu vực đào.
Trong quá trình thi công đào hố móng có thể sử dụng các phương tiện sau: tàu cuốc,
tàu hút bùn, tàu cuốc một gầ
u, tàu cuốc nhiều gầu (thích hợp với đất chặt, đá lẫn cuội sỏi,
đá yếu), tàu hút (đối với nền đất yếu như bùn cát, lớp nạo vét dày, khối lượng nhiều và có
nơi phun thải đất thuận lợi, nó thường được sử dụng đào hố móng kết hợp với san lấp mặt
bằng).
Trong trường hợp nếu vướng đá phải dùng phương pháp nổ
mìn hoặc sử dụng máy
xúc.
Chú ý:
- Trong quá trình đào phải thường xuyên kiểm tra kích thước mặt bằng hoặc cao
độ bằng cách lập sẵn các trắc ngang, dùng sào, rọi để kiểm tra.
- Tuỳ theo tính năng của phương tiện và kiểm tra địa chất mà xác định ra chiều
dày của mỗi lớp đào, chiều dày này thường lấy từ 0,5
÷
2,5m với tàu hút và là


0,5 với tàu cuốc.
- Khi đào sát các công trình hiện có cần phải theo dõi sự ổn định của nó, xét thấy
cần thiết thì phải hạn chế khu vực đào hoặc phải có các biện pháp bảo vệ thích
hợp.
- Hố móng sau khi đào xong phải phù về kích thước, cao độ cũng như tính chất
của đất theo thiết kế. Sai số về cao độ tuỳ theo loại phương tiện mà có th
ể sâu
hơn từ 15
÷
20cm. Trong trường hợp phải lấy mẫu đất ở hố đào để kiểm tra lại
có phù hợp với thiết kế hay không. Trường hợp khi chưa đào đến cao độ thiết kế
mà gặp lớp đất tốt hoặc đến cao độ thiết kế mà gặp lớp đất yếu không đảm bảo
kỹ thuật thì phải báo ngay cho đơn vị thiết kế để điề
u chỉnh thiết kế cho phù hợp.
- Vì một lý do nào đó mà phải đào sâu hơn cao độ thiết kế thì căn cứ vào tính chất
của đất nền và loại kết cấu công trình ở bên trên mà bù đắp lại cho bằng phẳng.
Với nền đất thì phải bù đắp lại bằng cát, sỏi, đá; với nền đá thì phải bù đắp lại
bằng bêtông.
- Trong trường hợp nổ mìn, để
đào hố móng thì phải cho thợ lặn xuống kiểm tra,
căn cứ vào tình hình thực tế kiểm tra mà có biện pháp xử lý phù hợp.
Chương 3. Thi công nền lót công trình
3-2
- Sau khi đào hố móng xong phải tổ chức nghiệm thu và xây dựng ngay các công
trình bên trên.
3.2. Thi công nền lót bằng đá hộc
3.2.1. Nguyên tắc chung
Nền lót ở dưới công trình là một lớp đệm bằng đá hộc, cát sỏi. Nó được sử dụng
phổ biến trong các công trình bến trọng lực, đê chắn sóng, triền tàu.
Vật liệu làm nền lót là đá mắc ma không bị nứt nẻ, phong hoá và có cường độ

2
/300 cmkgR
d

. Đá thích hợp làm nền lót là đá chưa bị phân cấp, sắc cạnh, có trọng
lượng từ 15
÷
100kg/viên.
Để giảm bớt độ lún của nền lót thì phải có một lớp đáy bằng sỏi, đá dăm, cát được
bố trí theo nguyên tắc tầng lọc ngược. Trong quá trình xây dựng công trình bên trên, nền
lót sẽ bị lún do sự sắp xếp lại của đá và do nền đất bên dưới bị lún, vì vậy phải có độ cao
dự trữ phòng lún, độ dự trữ của nền đất được tính toán còn độ dự trữ
của lớp lót căn cứ
vào kinh nghiệm của các công trình đã xây dựng và được lấy như sau:
H)%.84(e ÷=
đối
với các công trình bến trọng lực hoặc tường chắn sóng kiểu tường đứng.

Hình 3.1. Mô hình lún nền lót.
Với công trình bị nén lệch tâm thì ở phía trước có độ lún lớn hơn từ 10
÷
20% chiều
dày lớp lót.
Để giảm độ lún khi xây dựng công trình ta cần phải đầm nén tạm thời nền lót.
Công việc thi công lớp lót bao gồm các giai đoạn như sau:
- Tiến hành đổ đá.
- San sơ bộ và lèn chặt.
- San bằng mặt trên và mặt dưới.
3.2.2. Công tác đổ đá nền lót
Có thể thực hiện bằng phương tiện nổi hoặc phương tiện trên cạn.

Khi đổ đá bằng phương tiện nổi ta có thể sử dụng các loại xà lan mở đáy, xà lan mặt
boong hoặc các phương tiện vận tải. Việc lựa chọn một phương tiện nào đó phụ thuộc
vào khối lượng đá đổ, trình độ cơ giới hoá, độ sâu khu nước,..
Chương 3. Thi công nền lót công trình
3-3


Hình 3.2. Các phương tiện đổ đá
1. Phao; 2. Buồng chứa đá; 3. Cửa đáy;
4. Hệ thống tời - puly; 5. Thùng đá, rọ đá; 6. Buồng phao.
- Sử dụng xà lan mở đáy:
Ưu điểm: thao tác nhanh, năng suất đổ đá cao, tuy nhiên đá bị đổ thành đống nên
tốn nhiều công san.
Nhược điểm: chỉ đổ đá được ở những lớp dưới (có độ sâu lớn).
- Sử dụng xà lan mặt boong: Có thể đổ đều đá, để tăng năng suất và đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật, người ta còn sử dụng các thùng chứa đá có dung tích từ 2
÷
10m
3

kết hợp với cần trục để đổ đá hoặc sử dụng cần trục móc gầu ngoạm để đổ.
Trường hợp khối lượng đá ít hoặc lớp đổ mỏng có thể sử dụng nhân lực để ném đá.
Chú ý:
- Để đổ đá được đúng vị trí, đúng kích thước, đúng cao độ cần phải cắm các cọc
tiêu giớ
i hạn khu vực đổ, phân chia khu vực đổ thành từng ô để tiện điều chỉnh.
- Lập các trắc ngang để thường xuyên theo dõi, các trắc ngang này được đặt cách
nhau 2m. Điểm đo trên trắc ngang cách nhau 2m.
- Khi thi công phần trên cạn (hào, bệ của triền; phần gốc kè...) có thể sử dụng các
loại phương tiện trên cạn như ôtô tự đổ, xe goòng, khi đó cần phải làm các

đường, cầu dẫn tạm th
ời hoặc cầu phao để phương tiện di chuyển.
3.2.3. Công tác đầm
Mục đích của công tác đầm là làm chặt nền lót đồng thời làm tăng độ lún của nền
đất dưới nền lót, từ đó làm giảm độ lún khi xây dựng các công trình bên trên.
3.2.3.1. Dùng đầm chày cơ giới
Đầm chày cơ giới làm bằng thép có trọng lượng 4
÷
8T, diện tích đáy là 1m
2
được
móc vào cầu trục. Trước khi đầm nền lót được san sơ bộ để các viên đá không chênh lệch
nhau quá 30cm.
Khi đầm tại 1 điểm đầm từ 2
÷
4 nhát, bước dịch chuyển bằng 1/2 đường kính đầm.
Nền lót được chia thành nhiều lớp, mỗi lớp không được dày quá 1,5m và được đầm hai
lần. Khi đầm dùng cần trục nâng cao đầm từ 2
÷
3m rồi lại thả tự do. Các kích thước của
Chương 3. Thi công nền lót công trình
3-4
khu vực đầm phải mở rộng hơn kích thước thiết kế ít nhất 1m. Quá trình đầm cần kiểm
tra độ lún bằng các trắc ngang theo các lưới đo 1x1m.

Hình 3.3. Đầm chày cơ giới.
3.2.3.2. Dùng khối xếp nén ép tạm thời
Có thể sử dụng phương pháp này để làm lún các nền lót trong công trình kiểu trọng
lực. Người ta sử dụng luôn khối xếp của công trình để nén ép. Dưới tác dụng của trọng
lượng các khối xếp, nền lót sẽ bị lún. Tuy nhiên để đảm bảo nén ép tốt thì cần nghiên cứu

tính chất của đất để lập được biểu đồ quan hệ giữa tốc độ tăng tải và độ lún theo thời gian
để
khống chế tải trong nén.

Hình 3.4. Biểu đồ quan hệ P~S.
Chương 3. Thi công nền lót công trình
3-5
3.2.3.3. Đầm chấn động

Hình 3.5. Đầm chấn động.
1. Đế đầm; 2. Đệm gỗ; 3. Ống đầm; 4. Quả đầm; 5. Dây cáp; 6. Cần trục; 7. Phao
nổi.
Đế đầm có kích thước 1,4m x 1,4m, trọng lượng quả đầm là 5T, chiều cao nâng búa
là 5m. Khi đầm yêu cầu độ phủ của đầm là 25cm, độ sâu đầm tối đa là 17m với độ chênh
lệch không quá 2,5cm. Quá trình theo dõi được thực hiện bằng hệ thống định vị toàn cầu
GPS.
Ngoài loại đầm ch
ấn động mà ta nêu trên, người ta còn sử dụng loại đầm cố định
đặt trên phao.

Hình 3.6. Đầm cố định trên phao.
Độ sâu làm việc của loại đầm này lớn nhất là 14,5m và nhỏ nhất là 3,7m. Phao có
sức chở 300T và có kích thước b x h x l = 9 x 15 x 2 (m). Đế đầm có tiết diện hình
vuông. Năng suất đầm là 100m
2
/ca. Trước khi đầm người ta đổ đá cao hơn cao độ thiết
kế từ 5
÷
20% chiều cao lớp đầm. Chiều dày gia tăng này được lấy phụ thuộc vào đặc
điểm của nền đất và cấp phối của đá. Khi đầm, các bước đầm đè lên nhau ít nhất 20cm.

×