Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chương 6 Thi công cọc ống bêtông cốt thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.46 KB, 4 trang )

Chương 6. Thi công cọc ống
6-1
Chương 6
THI CÔNG CỌC ỐNG BÊTÔNG CỐT THÉP
6.1. Cấu tạo cọc
Cọc ống bêtông cốt thép gồm có cọc ống bêtông cốt thép thường và cọc ống bêtông
cốt thép ứng suất trước.
6.1.1. Thân cọc
6.1.1.1. Cấu tạo
Thân cọc ống có chiều dày từ 15
÷
20cm. Cốt thép chủ có đường kính từ 16
÷
20mm
được bố trí thành 1 hoặc hai lớp tuỳ theo chiều dày và sức chịu tải của cọc. Vật liệu chế
tạo cọc sử dụng bêtông mác 200
÷
250. Nếu cọc có chiều dài lớn có thể chia thành nhiều
đoạn, mỗi đoạn có chiều dài từ 6
÷
9m và có thể được đúc bằng phương pháp đúc nằm
hoặc đúc đứng tuỳ theo phương pháp chế tạo.


Hình 6.1. Chế tạo cọc ống bằng phương pháp đúc ly tâm.
6.1.1.2. Phương pháp đúc
* Phương pháp đúc thông thường (đúc đứng):
Ván khuôn gồm 2 hoặc 3 tấm ghép lại với nhau thành một vòng tròn bằng các bản
mã và bulông. Phương pháp này chỉ áp dụng với chiều dài đoạn ống ngắn hơn 6m. Quá
trình đúc, ván khuôn được lắp từ từ để đảm bảo chiều cao rơi tự do của bêtông không quá
1,5m. Bêtông được đầm bằng đầm dùi hoặc đầm rung.


* Phương pháp đúc ly tâm:
Cho ván khuông quay, nhờ lực ly tâm mà bêtông được ép chặt vào thành ván khuôn
tạo thành thân cọc. Để đảm bảo độ đồng đều của bêtông, chế độ quay của vật liệu như
sau:
- 10’ đầu, tốc độ quay là 400 vòng/phút.
- 20’ tiếp theo, tốc độ quay là 600 vòng/phút.
Sau đó cẩu cả ván khuôn đến vị trí bảo dưỡng từ 4
÷
6h có thể tháo ván khuôn được.
Chương 6. Thi công cọc ống
6-2
6.1.2. Mũi cọc

Hình 6.2. Cấu tạo mũi cọc.
1. Vòng thép chữ C; 2. Vòng bằng bản thép được hàn
vòng theo thép chữ C; 3. Bản thép gia cường.
Có hai loại mũi cọc. Với nền đất yếu hoặc đất cát thì mũi cọc là một đoạn ống
bêtông cốt thép bình thường còn với nền đất chặt hoặc cuội sỏi, đá thì mũi cọc được làm
bằng thép với cấu tạo như sau:
1. Vòng thép chữ C;
2. Vòng thép được làm b
ằng bản thép được hàn vòng theo thép chữ C;
3. Bản gia cường.
6.1.3. Mặt bích
Dùng để nối các đoạn cọc với nhau, có hai loại mặt bích:
6.1.3.1. Mặt bích bulông

Hình 6.3. Cấu tạo mặt bích bulông.
6.1.3.2. Mặt bích nối hàn


Chương 6. Thi công cọc ống
6-3
Hình 6.4. Cấu tạo mặt bích nối hàn.
6.2. Vận chuyển và hạ cọc ống
6.2.1. Vận chuyển cọc ống
Cọc ống có trọng lượng nhỏ, độ cứng lớn, chiều dài ngắn nên việc cẩu và vận
chuyển khá thuận tiện.
Trường hợp cọc ống có mặt bích liên kết nối bằng bulông thì người ta sử dụng liên
kết cẩu là vòng thép chữ C được buộc ở đầu dây cáp, trên vòng thép này có khoét lỗ
tương ứng với lỗ bulông trên mặt bích, khi cẩu dùng bulông liên kết vòng thép này với
mặt bích của cọc.
Để v
ận chuyển cọc ống người ta sử dụng xà lan hoặc các xe chuyên dụng để vận
chuyển nhằm đảm bảo an toàn cho cọc.
6.2.2. Nối cọc ống
6.2.2.1. Nối trên cạn
Cọc ống được chế tạo thành từng đoạn và được nối lại với nhau trước khi đóng. Để
việc hàn nối được đảm bảo an toàn và yêu cầu kỹ thuật người ta làm như sau:

Hình 6.5. Nối cọc ống trên cạn.
1. Cọc ống; 2. Con lăn di động; 3. Con lăn cố định; 4. Mặt bãi.
6.2.2.2. Nối dưới nước
Khi đóng cọc ống dưới nước thì hạ từng đoạn cọc một, khi hạ đoạn cọc trước đến
một cao độ thích hợp, người ta cẩu chồng đoạn tiếp theo lên sao cho tim các đoạn cọc
phải trùng nhau, lỗ bulông phải trùng khít lên nhau rồi tiến hành bắt bulông. Nếu nối hàn
thì mặt thép chữ C phải trùng khít với nhau.
6.2.3. Hạ cọc ống
6.2.3.1. Hạ từng cọc riêng lẻ
* Định vị: Tương tự như định vị cọc vuông.
* Hạ cọc:

- Đóng cọc bằng búa (cọc có đường kính nhỏ);
- Phương pháp xói nước;
- Phương pháp dùng mũi khoan gầu xoắn;
- Phương pháp gầu ngoạm kiểu quả búa (thích hợp với địa chất đá cuội to).
Trường hợp gặp đá thì có có thể phải đào bằng phương pháp nổ mìn lỗ
nhỏ hoặc
dùng mũi khoan kiểu dao cắt.
Chương 6. Thi công cọc ống
6-4

Hình 6.6. Hạ cọc ống dùng mũi khoan kiểu dao cắt.
1. Trục quay; 2. Cơ cấu điều chỉnh độ rộng của mũi khoan;
3. Tay quay; 4. Lưỡi cắt; 5. Cọc ống; 6. Động cơ.
Thao tác: Dùng động cơ để quay các tay khoan do đó các lưỡi cắt sẽ cắt nhỏ đất đá
sau đó thì có thể dùng gầu ngoạm kiểu búa để lấy đất, đá ra khỏi lòng ống.
6.2.3.2. Hạ chùm cọc
Chùm cọc được sử dụng trong các trụ cầu, đường sắt hoặc đường bộ. Muốn hạ cọc
người ta phải sử dụng khung định vị được hạ xuống trước vị trí. Để cọc được đảm bảo
phương cọc theo thiết kế thì khung được làm thành 2
÷
3 tầng tuỳ theo độ sâu khu nước,
mặt khung được chia thành các ô theo đúng vị trí của từng cọc.
Khung được chế tạo sẵn ở trên bờ và được đưa đến vị trí hạ bằng phao và cần trục.








×