Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức hồ chí minh trong bài vi hành và chiều tối ngữ văn 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.92 KB, 35 trang )

……………………………………………………………………………………………………………………..

I. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài
“Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn trượng đồng phơi những lối mòn”.
(Bác ơi – Tố Hữu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải
phóng dân tộc, nhà tư tưởng lớn, danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp
của Người là một tấm gương sáng về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất của người
cộng sản, về lòng tự hào dân tộc và là sự cổ vũ to lớn đối với nhiều thế hệ người Việt
Nam. Người đã để lại cho Đảng và dân tộc ta một di sản tinh thần vô giá đó là tư
tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, kết tinh những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa của nhân loại và thời đại. Tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương sáng để mọi người Việt
Nam suốt đời học tập và noi theo.
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và đổi mới đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội, chủ động hội nhập thế giới
và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy việc học tập, rèn
luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là
việc làm hết sức cần thiết, bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã
hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn
thiện nhân cách của mỗi người.
Nhưng hiện nay trong xã hội đã xuất hiện sự suy thoái về đạo đức, lối sống của
một bộ phận nhân dân và đặc biệt là trong một bộ phận thế hệ trẻ. Vấn đề giáo dục
đạo đức cho học sinh trong nhà trường vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Một mặt là do ảnh hưởng nhiều tác động như phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò
chơi điện tử mang nặng lối sống bạo lực …bên cạnh đó một số phụ huynh lo kiếm
…………………………………….……………………………………………………………………………




……………………………………………………………………………………………………………………..

tiền ít có thời gian quan tâm đến con cái, chỉ phó mặc cho nhà trường giáo dục. Một
khía cạnh khác là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh
và học sinh, chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên, xem nhẹ những môn học khác
và xem đó là “môn phụ”, từ đó dẫn đến vấn đề suy thoái đạo đức trong một số thanh
thiếu niên hiện nay. Trong nhà trường bộ môn Ngữ văn đóng vai trò quan trọng trong
việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu mới có
được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội…Để làm được điều đó, ngoài những phương pháp dạy học
truyền thống, giáo viên dạy học Ngữ văn cần phải lồng ghép, tích hợp giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của
Bác. Học tập và làm theo tấm gương của Bác để sau này trở thành những công dân có
đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây
dựng đất nước.
Với những lí do trên tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh trong bài Vi hành và Chiều tối Ngữ văn ” làm đề tài nghiên cứu trong
sáng kiến kinh nghiệm của mình.

…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

2. Giải quyết vấn đề.
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (tháng 2-1951) đến nay, Đảng ta luôn

luôn khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức,
phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 - 1991), Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trân trọng
ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4 – 2001) một lần nữa khẳng định lại điều
này. Đây là một sự tổng kết sâu sắc, bước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý
luận của Đảng ta và là một quyết định quan trọng có ý nghĩa lịch sử, đáp ứng yêu cầu
phát triển của sự nghiệp cách mạng dân tộc, là tình cảm, nguyện vọng của toàn Đảng
toàn quân, toàn dân ta.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
...Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Trong Chỉ thị 06 CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng cũng đã khẳng định “ Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá của nhân loại, là tài sản
tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam
học tập và noi theo”. Định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện bốn nội
dung chủ yếu sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..


- Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong
suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa, dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nội dung quan trọng được đặc biệt quan
tâm là tư tưởng về đạo đức; bởi vì, đạo đức là nền tảng của cách mạng: “cũng như
sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo…Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, đó là sự tiếp nhận truyền thống
dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại, được hình thành và phát triển trong những điều
kiện lịch sử nhất định, có tác dụng và ý nghĩa trong ngày mai và mãi mãi sau này; Vì
vậy Đảng ta xác định: “Tư tưởng của Người đã và đang soi sáng cho nhân dân ta
giành thắng lợi, trở thành những giá trị bền vững của dân tộc Việt Nam và lan toả ra
thế giới”.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường
XHCN, từng bước hội nhập quốc tế. Để đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp,
sánh vai cùng các cường quốc năm châu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng
thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt Nam XHCN”, đồng thời với đó
đất nước ta cũng đang đứng trước những âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ thù trong việc
thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ”, những luận điệu xuyên
tạc, bóp méo sự thật của kẻ thù về Bác Hồ, về Đảng Cộng sản Việt Nam; phá hoại
…………………………………….……………………………………………………………………………



……………………………………………………………………………………………………………………..

chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Vì vậy cần chú trọng việc bồi dưỡng,
giáo dục đạo đức cách mạng, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. Xây
dựng lòng tin của thế hệ trẻ đối với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN trước
những biến động tình hình thế giới và những mặt trái của cơ chế thị trường tác động
vào đời sống kinh tế nước ta.
Cùng với các môn Lịch sử, GDCD… giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết
học Ngữ văn là rất quan trọng. Môn Ngữ văn là môn học có số tiết lớn trong chương
trình giảng dạy, các tác phẩm văn học xuyên suốt tiến trình lịch sử, đặc biệt là lịch sử
của dân tộc, ở mỗi thời đại trong chương trình đều có những tác phẩm kiện xuất của
những nhà văn nhà thơ Việt Nam. Họ vừa là nhà chính trị, quân sự, nhà ngoại giao,
vừa sáng tác văn học. Ở họ có đầy đủ phẩm chất đạo đức để giữ gìn nền độc lập của
Tổ quốc, đưa đất nước ta phát triển. Tiêu biểu trong các vị anh hùng dân tộc đó là chủ
tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời
cho sự nghiệp cách mạng. Người là kết tinh các phẩm chất cao đẹp của dân tộc ta
suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Người đã đi xa nhưng Người đã để lại
cho dân tộc ta một di sản tinh thần hết sức to lớn trên mọi lĩnh vực. Những tư tưởng
của Người là “kim chỉ nam”cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang tích cực thực hiện học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Là giáo viên dạy môn Ngữ văn, qua kinh nghiệm giảng dạy tôi nhận thấy rằng
ở nhà trường phổ thông đa số các thầy cô giáo đã có sự liên hệ bài học gắn liền với
tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng chưa cụ thể và sâu sắc. Có những thầy cô
vì lí do kiến thức bài dài, hoặc ngại tìm tòi tài liệu mà bỏ qua phần liên hệ mà chỉ sử
dụng những kiến thức được giới thiệu trong sách giáo khoa mục tiểu dẫn. Chính vì
thế việc tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Ngữ Văn mặc dù đã có
hướng dẫn, chỉ đạo nhưng quá trình thực hiện chưa thường xuyên, kết quả đạt được
chưa cao. Đối với học sinh trường THPT …….. qua khảo sát ở 3 lớp 11 do tôi trực

tiếp giảng dạy, kết quả cho thấy có 5% học sinh có những hiểu biết cơ bản về tư
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

tưởng Hồ Chí Minh, khoảng 40% học sinh hiểu biết cuộc đời, hoạt động, tư tưởng Hồ
Chí Minh chưa sâu sắc, có một số nhầm lẫn, sai lầm về sự kiện. Sự hiểu biết về Hồ
Chí Minh và tư tưởng của Người còn đơn giản, nặng về cảm tính, nên tác động của tư
tưởng Hồ Chí Minh đến suy nghĩ, hành động của các em chưa mạnh mẽ, chưa có
hiệu quả cao nhiều học sinh chưa hiểu gì nhiều về tư tưởng của Bác.
Từ thực trạng đó đặt ra vấn đề trên cơ sở nền tảng kiến thức học sinh đã có giáo
viên liên hệ, kết hợp với việc tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong
các bài đọc hiểu ngữ văn qua đó sẽ khắc sâu kiến thức, giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh cho học sinh, từ chỗ liên hệ đi đến khắc sâu – “Bình mới rượu cũ”, nhằm nâng
cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh. Cuộc đời hoạt động cách mạng
của Bác đã đi suốt tiến trình lịch sử cứu nước của dân tộc từ những năm đầu thế kỷ
XX. Tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của Đảng và nhà nước
ta trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Trước những biến động phức tạp của thế giới, một bộ phận cán bộ, đảng viên
suy thoái về đạo đức cùng với lối sống tha hoá đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín
của Đảng, niềm tin của nhân dân. Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ tin vào sự lãnh đạo
của Đảng, có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội sâu sắc thì
việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức của Bác trong dạy học Ngữ văn là rất cần
thiết nhằm góp phần hình thành nhân cách, lối sống cho học sinh - những người chủ
tương lai của đất nước.
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
Viết sáng kiến này, tôi thực hiện các bước nghiên cứu như sau: Trước hết tôi
giới thiệu qua về nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh qua các giai đoạn, sau đó kết hợp
với sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 vạch ra những chủ đề, mức độ và nội dung cần

tích hợp, giới thiệu cụ thể nội dung tích hợp trong từng bài. Cuối cùng tôi nghiên cứu
soạn giảng mẫu một giáo án trong bài Chiều tối lớp 11 có tích hợp giáo dục tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh. Qua thực nghiệm, nhìn lại quá trình nghiên cứu đề tài, tôi rút
ra một số kinh nghiệm làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học.
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

II. NỘI DUNG
1. Các giai đoạn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
Đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đạo đức truyền thống Việt Nam, được thể
hiện trên nhiều phương diện, đó là lòng yêu nước, ý chí bất khuất, đấu tranh vì độc
lập tự do, công bằng và tiến bộ xã hội, ở tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết,
tương thân tương ái, ở sự say mê lao động, sáng tạo, ham học và hiếu khách.
Đạo đức Hồ Chí Minh còn là sự lựa chọn tinh hoa văn hoá đạo đức nhân loại ở
phương Đông cũng như phương Tây, đó là lòng vị tha, từ bi, bác ái, bình đẳng, dựa
trên những quan điểm, nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin về đạo đức làm cơ sở lí
luận cho đạo đức cách mạng. Vì vậy đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh là đạo đức
cách mạng – trên cơ sở lí luận quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không hình thành ngay một lúc mà đã trải qua một quá
trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách
mạng phong phú của người.
* Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (từ 18901911).
Trong thời trẻ, với những đặc điểm quê hương, gia đình và môi trường sống,
Hồ Chí Minh đã tích lũy được những hiểu biết và phẩm chất tiêu biểu sau:
- Truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc.
- Vốn văn hóa dân tộc và bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây.
- Hình thành hoài bão cứu dân, cứu nước khi chứng kiến cuộc sống khổ cực,
điêu đứng của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh.

* Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911-1920).
Đây là giai đoạn bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã:
- Tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của
nhân dân các dân tộc bị áp bức.

…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

- Tiếp xúc với Luận cương của V.I.Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa,
Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng
dân tộc.
- Đứng hẳn về Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp.
Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ
chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp,
từ người yêu nước thành người cộng sản.
* Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam (1921
– 1930).
- Hồ Chí Minh hoạt động tích cực trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng
cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria
nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và các nước thuộc địa.
- Hồ Chí Minh sang Mátxcơva dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào
Đoàn chủ tịch của Hội giữa năm 1923. Sau đó, Người tiếp tục tham dự đại hội V
Quốc tế Cộng sản và Đại hội các đoàn thể quần chúng khác: Quốc tế thanh niên,
Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế công hội đỏ...
- Hồ Chí Minh về Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức hội Việt Nam cách mạng
thanh niên, ra Báo thanh niên, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa
họ về nước hoạt động (cuối năm 1924).
- Tháng 02- 1930, Người chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong

nước, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và trực tiếp thảo ra các văn kiện: Chánh
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Các văn kiện này, cùng với hai tác phẩm Người hoàn thành và xuất bản trước
đó là Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường Kách mệnh (1927) đã đánh
dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng của Việt
Nam.
* Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã lựa chọn của cách mạng
Việt Nam (1930-1941).
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

- Do không nắm được tình hình thực tế các thuộc địa ở phương Đông và Việt
Nam, lại bị chi phối bởi quan điểm “tả” khuynh, tại Đại hội VI (năm 1928), Quốc tế
Cộng sản đã chỉ trích và phê phán đường lối của Hồ Chí Minh vạch ra trong Hội nghị
hợp nhất thành lập Đảng. Hội nghị Trung ương tháng 10 – 1930 của Đảng ta, theo chỉ
đạo của Quốc tế Cộng sản, cũng ra “Án nghị quyết” thu hồi chánh cương vắn tắt và
sách lược vắn tắt, đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông
Dương. Trong thời gian đó Hồ Chí Minh tiếp tục tham gia các hoạt động trong Quốc
tế Cộng sản, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và chỉ đạo cách mạng Việt Nam,
kiên định quan điểm của mình.
- Đại hội VII Quốc tế cộng sản (năm 1935) đã có sự tự phê bình về khuynh
hướng “tả”, cô độc, biệt phái, bỏ rơi mất ngọn cờ dân tộc và dân chủ trong phong trào
cộng sản. Để cho các đảng tư sản, tiểu tư sản và phát xít nắm lấy mà chống phá cách
mạng. Đại hội có sự chuyển hướng về sách lược, chủ trương thành lập Mặt trận dân
chủ chống phát xít.
- Năm 1936, Đảng ta đề ra “chiến sách” mới, phê phán những biểu hiện “tả”
khuynh, cô độc, biệt phái trước đây. Trên thực tế, từ đây Đảng đã trở lại với Chánh
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Hồ Chí Minh.

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 khẳng định rõ: “đứng trên
lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề
của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải
quyết”.
Những diễn biến của quá trình này đã phản ánh quy luật của cách mạng Việt
Nam, giá trị và sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Giai đoạn phát triển và hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh (1941 – 1969).
Đầu năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, trực tiếp chỉ đạo Hội nghị Trung ương 8
(tháng 5 – 1941), đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, tạm thời gác khẩu
hiệu cách mạng điền địa, xóa bỏ vấn đề Liên Bang Đông Dương, lập ra mặt trận Việt
Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở công nông liên minh. Nhờ đường lối
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

đúng đắn đó, sau bốn năm Đảng lãnh đạo cách mạng tháng Tám thắng lợi. Đó cũng là
thắng lợi đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sau khi giành được chính quyền, Đảng ta và nhân dân ta phải tiến hành hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam.
Đây là thời kỳ tư tưởng Hồ chí Minh được bổ sung, phát triển và hoàn thiện
trên một loạt vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam: về đường lối chiến tranh nhân
dân “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”, về xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến, quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội không trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, trong điều kiện đất nước bị chia cắt và có
chiến tranh; về xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền; về xây dựng Nhà
nước kiểu mới - của dân, do dân, vì dân; về củng cố và tăng cường sự đoàn kết nhất
trí trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế...
Trước khi qua đời (ngày 02-9-1969), Hồ Chí Minh để lại Di chúc thiêng liêng

gửi gắm trong đó những tinh hoa của tư tưởng, đạo đức, tâm hồn cao đẹp của một vĩ
nhân hiếm có, đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Di chúc đã tổng
kết sâu sắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời
cũng vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước
và dân tộc ta sau khi kháng chiến thắng lợi.
Đảng và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn di sản tinh
thần vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII của Đảng đã khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh
đã thực sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực soi sáng và thúc đẩy công cuộc đổi mới
phát triển của dân tộc.
2. Nội dung tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong chương
trình Ngữ văn 11

…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá
thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp sáng chói của Người là tấm gương cho mọi thế hệ
chúng ta noi theo.
Học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh được Đảng và nhân dân ta đặt ra từ
lâu, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục lòng kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh càng có
nhiều thuận lợi qua dạy học Ngữ văn, vì cuộc đời và sự nghiệp của Người đã được
thể hiện cụ thể qua các tác phẩm văn học.
Đối với việc tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học
ngữ văn có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh tư
liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác

đặc biệt là tư liệu văn học về Bác để giáo dục tư tưởng của Bác đối với học sinh.
Để tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học ngữ văn có
hiệu quả, chúng ta cần phải nắm rõ được mục đích, nguyên tắc và mức độ khi tích
hợp:
* Mục đích tích hợp:
+ Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí
Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc vận động này, làm cho việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học
sinh.
+ Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Tự nguyện, tự giác.
+ Hình thành những phẩm chất tốt đẹp đi đôi với sửa chữa sai lầm, khuyết
điểm, trái với đạo đức hồ Chí Minh.
+ Nói đi đôi với làm, rèn luyện đạo đức, phầm chất trong học tập lí luận, tu
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

dưỡng giác ngộ lý tưởng và hành động trong thực tiễn.
+ Kết hợp việc học tập, giáo dục đạo đức với thực hiện nghiêm chỉnh, tuân thủ
pháp luật Nhà nước, kỷ luật lao động.
+ Giữ vững phát huy đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với
việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tiếp nhận có chọn lựa cái mới, tiến bộ, chống
lai căng, lố bịch.
+ Tu dưỡng đạo đức, cách mạng phải đi đôi với đấu tranh với bản thân, với
chống âm mưu “ diễn biến hòa bình”, “ bạo loạn lật đổ” . Đây là cuộc đấu tranh

không kém phần gay go, gian khổ, so với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng
đất nước.
+ Việc tu dưỡng đạo đức phải bền bỉ suốt đời.
+ Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành công dân tốt, biết sống theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước.
 Nguyên tắc tích hợp:
Bám sát mục tiêu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng không thể lấy việc
dạy học nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hay kể chuyện Hồ Chí Minh thay thế cho
nội dung bài học Ngữ văn.
Đưa nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào giờ học Ngữ văn tùy theo
nội dung từng bài học trên nguyên tắc đảm bảo mạch kiến thức, kỹ năng của giờ dạy
Ngữ văn (con đường giáo dục thông qua nội dung).
Dựa trên cơ sở đổi mới phương pháo dạy học để giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh (con đường giáo dục thông qua đổi mới phương pháo dạy học : Học sinh tự
nguyện, hứng thú, tự giác học tập; Nâng cao sự tự giáo dục, tự rèn luyện và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh)
Tạo môi trường giáo dục có kết hợp giáo dục của nhà trường với giáo dục
gia đình và xã hội đề cao việc nêu gương giáo dục theo con đường “Mưa dầm thấm
lâu” nhẹ nhàng, tự nhiên, không gượng ép.
Có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn.
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

* Mức độ tích hợp:
+ Liên hệ: Chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ kiến thức (mức độ hạn
chế nhất).
+ Tích hợp bộ phận: Khai thác một phần, mục bài học cụ thể để tổ chức hoạt
động (mức độ trung bình).

+ Tích hợp toàn phần: Cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo
dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (mức độ cao nhất).
Phạm vi của đề tài này tôi chỉ giới hạn trình bày trong khuôn khổ Ngữ văn ở
chương trình lớp 11 với bài Vi hành và Chiều tối nội dung và mức độ tích hợp được
khái quát trong bảng thống kê sau:

Stt Lớp Tên bài

Chủ đề

Mức

Nội dung tích hợp

Ghi chú

độ
Cùng với những truyện
ngắn khác, Nguyễn Ái
Quốc đã vạch trần bảnBản chất chủ nghĩa thực

Vi hành
1

11

(Hồ Chí
Minh)

Yêu

nước

Bộ

chất bù nhìn, tay sai củadân và ý nghĩa cách

phận nhân vật Khải Định, phơimạng của việc Hồ Chí
bày sự bịp bợm của thựcMinh lên án chủ nghĩa
dân Pháp ở Việt Namthực dân
dưới chiêu bài "khai hoá

2

11

Yêu
thiên

Bộ

văn minh".
Sự kết hợp hài hoà giữa

phận tình yêu thiên nhiên cuộc

nhiên,

sống và bản lĩnh người

Đạo đức và tác phong


Mộ (Chiều phong

chiến sĩ cách mạng Hồ

của Hồ Chủ Tịch

tối) (Hồ thái ung

Chí Minh.

Chí Minh) dung tự

Tình yêu thương bao la,

tại, bản

tinh thần lạc quan, niềm

lĩnh cách

tin vào cuộc sống.

…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

mạng


Để có tư liệu cụ thể phục vụ cho quá trình tích hợp, sau đây là những tư liệu
tích hợp ở bài Vi hành và Chiều tối trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
* Tác phẩm: Vi hành.
Khi hướng dẫn học sinh đọc thêm tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc, để
giáo dục tinh thần yêu nước, quyết tâm đấu tranh giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái
Quốc, giáo viên cần nắm:
Giữa năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự
cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mácxây. Âm mưu của chúng là để lừa gạt nhân dân Pháp:
Vị quốc vương An Nam sang Pháp để tỏ thái độ hoàn toàn thần phục “ mẫu quốc” để
cảm tạ ơn khai hóa của “ mẫu quốc”. Qua đó chúng muốn nhân dân Pháp ủng hộ
cuộc đầu tư lớn của chính phủ Pháp ở Đông Dương để khai thác tài nguyên, và tiếp
tục khai hóa cho nhân dân bản xứ mông muội này.
Cùng với các tác phẩm khác như vở kịch Con rồng tre, truyện ngắn Lời
than vãn của bà Trưng Trắc, bài báo Sở thích đặc biệt, tác phẩm truyện ngắn Vi hành
viết đầu năm 1923 đã vạch trần bản chất bù nhìn tay sai của Khải Định, tố cáo tính
chất điêu trá, bịp bợm của thực dân Pháp.
Để vạch trần bản chất bù nhìn tay sai, ăn chơi xa đọa của Khải Định trong
truyện ngắn Vi hành Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng tình huống truyện hết sức độc
đáo. Đấy là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trên chuyến tàu điện
ngầm. Đôi trai gái đã nhầm tác giả với Khải Định. Sự nhầm lẫn tưởng như vô lý
nhưng lại rất có lý. Vì với người phương Tây thật khó mà phân biệt được những
người An Nam mũi tẹt, da vàng. Sự nhầm lẫn khiến cho truyện ngắn Vi hành vừa
mang tính khách quan, vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Khải Định hiện ra
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

dưới cái nhìn của đôi trai gái người Pháp vừa cụ thể vừa ngộ nghĩnh, hài hước. Với
người dân của đất nước dân chủ, chế độ phong kiến đã lùi xa mấy trăm năm thì hình

ảnh một ông vua như Khải Định đúng là thứ đồ cổ, một vật lạ đến từ thế giới xa xưa,
từ đất nước mông muội. Chính vì thế mà chiếc nón của Khải Định mới thành cái
chụp đèn, long bào mới thành thứ lụa là rối mắt... một ông vua đạo mạo mới trở thành
“cậu ấm” ăn chơi... Và với người dân Pháp Khải Định chỉ là một trò tiêu khiển mạt
hạng xuất hiện đúng lúc công chúng Pháp đã cạn kiệt thứ mua vui.
Nguyễn Ái Quốc đứng trên lập trường dân tộc, quyền lợi, lợi ích của nhân dân
An Nam để lên án hành động bán nước hại dân của Khải Định. Qua đó thấy được tinh
thần yêu nước, ý thức trách nhiệm với nhân dân, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ để giải
phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
Không dừng lại ở việc dựng chân dung Khải Định để châm biếm, đả kích,
thông qua tình huống truyện, đặc biệt là hình thức một bức thư Nguyễn Ái Quốc còn
hướng ngòi bút chiến đấu vạch trần luận điệu “văn minh”, “dân chủ” của thực dân
Pháp. Xưa nay nhân dân tiến bộ Pháp vẫn cứ lầm tưởng rằng chính phủ Pháp đem
đến cho nhân dân các nước thuộc địa nền “văn minh” của dân tộc mình, khai hóa cho
các dân tộc thuộc địa còn mông muội. Họ đâu biết rằng chính phủ Pháp đã đem đến
cho các dân tộc này chỉ toàn rượu cồn, và thuốc phiện. Dân càng ngu dốt, càng yếu
đuối nhu nhược thì chúng càng dễ bóc lột, cai trị. Vậy là chính sách ngu dân, hủy diệt
giống nòi An Nam bằng rượu cồn, thốc phiện được chúng triệt để thực thi. Truyện
ngắn Vi hành đã đem đến cho công chúng Pháp cái nhìn chân thực, khách quan về cái
gọi là “ văn minh” ở các nước thuộc địa. Truyện ngắn Vi hành đã như quả bom thông
tin nổ giữa Pari tráng lệ, hòa hoa, và sự thật ở các nước thuộc địa đã được vạch trần.
Thực tế chính phủ Pháp đã dùng nhiều cánh để cấm đoán, ngăn chặn hoạt
động của những người Việt Nam yêu nước. Với lời văn dí dỏm, sự linh hoạt của thể
loại thư từ Nguyễn Ái Quốc đã hóm hỉnh đả kích bọn mật thám cũng như chính phủ
Pháp. Người gọi bọn mật thám Pháp là “ những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư
và hết sức tận tụy...”, “Các vị bám lấy đế giầy tôi, dính chặt với tôi như hình với
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..


bóng”... Dân chủ, tự do là thế đấy! Ngay chính trên đất nước luôn đề cao dân chủ, tự
do thì con người lại đang bị mất tự do một cách trắng trợn.
Bằng tinh thần cách mạng, tấm lòng yêu nước nóng bỏng với tài nghệ khéo
léo, trí tuệ sáng suốt Nguyễn Ái Quốc đã không từ hiểm nguy quất thẳng những làn
roi vào mặt bon phong kiến bán nước, bọn thực dân ác ôn từ đó rấy lên một phong
trào đấu tranh, yêu nước sâu rộng trong nhân dân An Nam.
* Tác phẩm Chiều tối:
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, quân Pháp bị đánh bại trên toàn Đông Dương,
quân Đông minh chuẩn bị kéo vào Đông Dương. Thời cơ Tổng khởi nghĩa đã đến
gần, ngày 6 tháng 6 nǎm 1941, Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước
"Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn
kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa
nóng... Việc cứu quốc là việc chung, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác
một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức
góp sức, người có tài nǎng góp tài nǎng. Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng
các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng
không nề".
Tháng 8 nǎm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh và với tư cách là đại diện Mặt
trậnViệt Minh và phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược, Người
sang Trung Quốc. Ngày 29-8-1942 Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới
Thạch bắt giam, sau đó bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng
Tây. Trong thời gian ở tù, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm thơ nổi tiếng "Nhật ký trong
tù". Đến nay "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng. Tháng 9 nǎm 1943,
Hồ Chí Minh được trả lại tự do.
Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập thơ. Cảm hứng được gợi lên trên
đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
CHIỀU TỐI
…………………………………….……………………………………………………………………………



……………………………………………………………………………………………………………………..

(Mộ)
- Hồ Chí Minh Phiên âm

Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

Dịch thơ

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Bản dịch của Nam Trân

“Chiều tối“ là một bài thơ viết về những vẻ đẹp của buổi chiều hôm “Chim mỏi về
rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không”. Có nhiều người cho rằng
những dòng thơ ẩn chứa một nỗi buồn kín đáo và thấm thía của một người tù trên con
đường đày ải đang thấm một nỗi xót xa khi thấy những cánh chim chiều cũng tìm ra
chốn ngủ, những đám mây cũng lững lờ nghỉ ngơi trên bầu trời bao la. Trong khi đó,
người tù vẫn bị xiềng xích, trói buộc chẳng bằng cánh chim nọ, áng mây kia vì chiều
đã sắp hết rồi mà mình vẫn không có nổi một chốn dừng chân. Mặt khác, cũng có
một cách hiểu dường như hoàn toàn ngược lại. Theo đó, có thể thấy đây là hai dòng
thơ của một tâm hồn đã vượt lên trên cảnh ngục tù, xiềng xích và trói buộc để lưu
luyến, dõi nhìn theo một cánh chim, một áng mây chiều để cảm thấy tim mình xao
xuyến một tình cảm rất người, cho dù đang phải sống một cuộc sống “khác loài”. Nên

chăng ta hãy hiểu theo một cách hiểu được nhiều người ủng hộ nhất, cách hiểu thứ
hai. Song hiểu theo cách nào trong hai cách trên, chúng ta vẫn tìm thấy ở đó một chân
dung tinh thần của một chủ tịch Hồ Chí Minh thi sĩ, một con người yêu tha thiết vẻ
đẹp của thiên nhiên, đất trời và cuộc sống. Đó là một con người dù trong hoàn cảnh
nào cũng vẫn không để mất đi dù chỉ một mảy may tình yêu cái đẹp, khả năng rung
cảm trước cuộc đời, một con người sống trọn vẹn cuộc sống con người, dù trong
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

hoàn cảnh có khác loài người. Cũng như nhiều bài thơ khác trong “Nhật kí trong tù”,
“Chiều tối” biểu hiện một cảm nhận của tác giả về cuộc sống luôn có sự vận động,
phát triển, chảy trôi. Chúng ta có thể thấy điều ấy khi đối chiếu hai câu đầu với hai
câu cuối của bài thơ.
Nét cổ điển thấy rõ qua việc tác giả vẽ lên không gian buổi chiều với những thi
liệu quen thuộc: cánh chim, chòm mây, bầu trời... bên cạnh đó là thể thơ thất ngôn
đường luật cùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã giúp cho thi nhân phát triển ý đồ nghệ
thuật của mình. Nét hiện đại: tất cả được vẽ nên thơ qua tình cảm bao la của Bác. Ví
dụ: cánh chim trong thơ cổ thường xuất hiện và bay hút vào vũ trụ, là cánh chim
phiêu dạt, vô định trước bầu trời... thì trong thơ Bác cánh chim rất gần gũi với con
người. Bác thấy được trong cánh chim chiều muộn bay về tìm chốn dừng chân là
cánh chim “mỏi”. Phải yêu thiên nhiên, cảnh vật và có mối đồng cảm bao la thì mới
nhìn được cái dáng mỏi mệt của cánh chim kia...
Rõ ràng hai câu thơ trên đã viết về một khung cảnh thiên nhiên vào lúc chiều tà,
nhưng đến hai câu thơ sau đã có thể thấy rõ trời đã đổ tối. Thời gian không ngừng
trôi, mặc dù nhà thơ trong nguyên tác đã không cần dùng đến chữ “tối”. (Chữ “tối”
trong bản dịch là do người dịch tự thêm vào). Và bởi phải vào thời điểm như thế,
người ta mới thấy được rõ ràng sự rực hồng của bếp lửa, mà cái tài của nhà thơ ở đây
là không cần dùng đến chữ “tối” mà nghĩa ấy vẫn cứ hiện lên rõ mồn một. Và như

thế, cặp mắt của thi nhân sẽ thôi không ngước nhìn mãi về phía bầu trời mà hướng về
mặt đất để nhận thấy ấn tượng về một xóm núi, về một cô gái xay ngô, một chiếc lò
than trong ngôi nhà đơn sơ, giản dị. Bức tranh của cảnh vật sẽ nhường chỗ cho bức
tranh sinh hoạt con người. Hình ảnh trung tâm của hai câu thơ cũng sẽ không phải là
một cánh chim chiều về tổ, một áng mây trôi mà là một con người lao động. Và ngôn
từ của những dòng thơ cũng sẽ theo đó mà đổi thay. Hai câu thơ này không thấm thía
hương vị thơ cổ điển như hai câu trên mà mang nhiều chất “bạch thoại”, mộc mạc,
đời thường, thể hiện rõ nhất ở chữ “bao túc” xuất hiện đến hai lần. Hai câu thơ này
một lần nữa không chỉ là để ghi lại những gì nhà thơ đã thấy trong một buổi chiều.
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

Bởi không nên quên rằng “Chiều tối” vẫn là một tác phẩm trữ tình và cái hồn của câu
thơ nằm ở những tình cảm, rung động mà nhà thơ đã trao gửi vào trong những dòng
chữ. Nhiều người đã thấy ở đây nỗi xót xa kín đáo mà sâu xa của nhà thơ đối với con
người lao động. Nhà thơ dường như đã đồng cảm với sự nhọc nhằn của họ. Đồng
cảm ở cách nhà thơ nói việc xay ngô, ở cách dùng chữ “ma bao túc” để bật lên những
vòng quay nặng nề, luẩn quẩn và ở âm điệu của những câu thơ mà đọc lên có thể cảm
thấy vất vả, khó khăn. Và như thế, chúng ta có thể cảm nhận được tình thương đối
với nỗi đau khổ của những con người lao động, cho dù đó là những con người không
phải là đồng bào của Bác, không quen thân, thậm chí chưa hề gặp mặt. Song cũng
nhiều người muốn hiểu hai câu thơ sau này theo nghĩa khác, một hướng tiếp nhận
khác. Phải chú ý đến những chữ “hoàn” (hết) và hình ảnh của chiếc lò than đã rực đỏ
lên, để nhận ra rằng nhà thơ muốn nói đến cảm giác về một sự ấm áp, sum vầy, về
một thứ hạnh phúc bình dị trong một căn nhà ấm cúng. Bếp lửa đã cháy lên và công
việc lao động cũng đã hoàn tất. Và như thế, cái lớn của những dòng thơ là ở khả năng
vô song của Bác, khả năng mà khó có ai vượt hơn, thậm chí sánh nổi. Đó là khả năng
quên đi nỗi đau khổ rất lớn của mình để đồng cảm, để vui với những niềm vui bé nhỏ,

giản dị của con người. Nhưng hai ý kiến ấy ngẫm ra cũng không hoàn toàn đối lập,
bởi vì đều nói lên một phẩm chất chung, phẩm chất mà sau khi Bác mất, nhà thơ Tố
Hữu mới nói đến thật nhiều và thật thấm thía trong những câu thơ: “Chỉ biết quên
mình cho hết thảy” hay: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Chúng ta nhận ra “Chiều
tối” là những vần thơ quên mình vĩ đại. Cực độ con người đang ở trong một cảnh ngộ
tột cùng đau khổ nhưng vẫn có thể rung động được với nỗi khổ hoặc niềm vui của
những con người bình thường khác, tình cờ gặp mặt hoặc thấy trên con đường đày ải.
Bị trói, bị tù đày, bị giải đi “Năm mươi ba cây số một ngày/ Áo mũ dầm mưa rách
hết giày”. Nhưng dường như Người không hề để ý gì đến sự đau khổ của bản thân
mình. Người luôn hướng ngoại, lấy tình yêu của mình trải lên cả không gian bao la để
quên đi nỗi nhọc nhằn. Người coi thường gian khổ, chịu mọi cay đắng và không bao
giờ than van. Đó chính là tinh thần thép vĩ đại của người tù thi sĩ Hồ Chí Minh.
…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

Dường như với Bác, đấy là cuộc sống của chính mình. Vậy nói như nhà thơ Tố
Hữu, Bác có thể nâng niu tất cả, vì Bác sống như trời đất, vì Bác có một trái tim có
thể ôm trọn mọi non sông, vạn kiếp người: Bác sống như trời đất của ta.
3. Giáo án tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bài Chiều tối.
Ngày soạn
7/02/2014

Lớp
Ngày dạy

11b3
10/02/2014


11b8
11/02/2018

11b9
12/02/2014

Tiết 86 – Đọc văn
CHIỀU TỐI ( MỘ )
(Trích Nhật kí trong tù) - Hồ Chí Minh
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Về kiến thức :
- Lòng yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; nghị lực kiên cường vượt lên
hoàn cảnh, phong thái tự tại và niềm lạc quan của Hồ Chí Minh .
- Vẻ đẹp của thơ trữ tình Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và
hiện đại, giữa chất thép và chất tình .
- Sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ
cách mạng Hồ Chí Minh
2. Về kĩ năng :
- Đọc – hiểu tác phẩm trữ tình .
- Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại .
- Thảo luận nhóm: trao đổi về màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại qua bài thơ .
3. Về thái độ :
- Tạo thói quen tư duy sáng tạo, tự nhận thức bài học cho bản thân mình
- Yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng .
- Trân trọng tinh thần lạc quan của Người dù đang trong hoàn cảnh khắc nghiệt .
II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1-Giáo viên: tranh Chiều tối, Bài viết của Tố Hữu về lòng yêu thiên nhiên của
Bác
…………………………………….……………………………………………………………………………



……………………………………………………………………………………………………………………..

2-Học sinh: phần chuẩn bị bài; bảng phụ.
III-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
Hoạt động 1
* Ổn định tổ chức lớp
1. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới ( 1’)
1.1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong quá trình tìm hiểu bài mới
1.2. Giới thiệu bài mới : Nhận xét về Nhật kí trong tù , nhà thơ Hoàng Trung
Thông viết :
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình .
Chất thép và chất tình luôn hoà quyện với nhau trong mỗi bài thơ của Bác .
Chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Chiều tối để thấy được điều đó .
2. Nội dung bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (5 P)

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I.Tìm hiểu chung :

- GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn và xác

1 Giới thiệu về Nhật kí trong tù

định hoàn cảnh sáng tác tập thơ Nhật kí

a. Hoàn cảnh sáng tác :


trong tù

Được sáng tác trong thời gian bị chính

- Hs trình bày .

quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ
tháng 8.1942 đến tháng 9.1943 ở Trung

- GV yêu cầu HS nêu vài nét về Nhật kí

Quốc .

trong tù và bài thơ Chiều tối .

b . Vài nét về Nhật kí trong tù
- Gồm 134 bài thơ chữ Hán , được dịch ra
Tiếng Việt và in lần đầu năm1960 .

- HS xác định vị trí của bài thơ
Bài Chiều tối là bài thứ 31 trong tập
thơ , được viết trên đường chuyển từ

- Có giá trị hiện thực và nhân đạo
2. Vị trí bài thơ
Bài Chiều tối là bài thứ 31 trong tập thơ ,

…………………………………….……………………………………………………………………………



……………………………………………………………………………………………………………………..

nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên

được viết trên đường chuyển từ nhà lao

Bảo vào cuối thu 1942.

Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo vào cuối
thu 1942.

Hoạt động 3 : Đọc -hiểu văn bản (34 P) II. Đọc - hiểu văn bản :
- GV gọi Hs đọc phần phiên âm , dịch
nghĩa , dịch thơ

1. So sánh bản dịch thơ và nguyên tác :

- GV yêu cầu HS so sánh bản dịch thơ

- Câu 1 : dịch đạt .

và phần phiên âm , chỉ ra những chỗ

- Câu 2 :không dịch được chữ “cô” trong

chưa sát nghĩa

từ “cô vân mạn mạn”, dịch “trôi nhẹ” chưa

- HS trình bày


đúng

*GDKĩ năng sống

- Câu 3 : thừa chữ “tối”

- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , cảm

- Câu 4 : tương đối đúng ý

nhận về vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên
và con người , cuộc sống hiện lên qua
những rung động tinh tế của tâm hồn
người tù nhân HCM trên hành trình

2. Bức tranh thiên nhiên chiều muộn

chuyển lao .

nơi núi rừng ( 2 câu đầu) :

- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi 2

- Bức tranh thiên nhiên :

trong SGK

+ Cánh chim mỏi : cảm nhận rất sâu


- HS cử đại diện trình bày

trạng thái bên trong của sự vật , một cảm

- GV nhận xét bổ sung và chốt` lại các ý nhận của con người hiện đại trên cơ sở ý
chính

thức sâu sắc cái tôi cá nhân trước ngoại

- GV đặt câu hỏi : Bức tranh chiều tối ở

cảnh Có sự tương đồng : chim mệt mỏi

2 câu đầu có những hình ảnh nào quen

sau một ngày kiếm ăn , người tù mệt mỏi

thuộc, gần gũi trong văn chương cổ điển sau một ngày lê bước trên đường .
.
- HS trao đổi và trả lời .

 Sự hoà hợp giữa tâm hồn nhà thơ với

- GV chỉ ra những nét cổ điển

cảnh vật thể hiện tình yêu thương của Bác

…………………………………….……………………………………………………………………………



……………………………………………………………………………………………………………………..

đối với mọi sự sống trên đời .
+ Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ qua lưng
trời : gợi cái cao rộng , êm ả của một buổi
* Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí

chiều thu

Minh : Sự kết hợp hài hoà giữa tình
yêu thiên nhiên cuộc sống và bản lĩnh
người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí
Minh.
? Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh thể

- Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh :

hiện như thế nào trong 2 câu đầu ?

+ Yêu thiên nhiên

- HS trả lời

+ Phong thái ung dung , tự tại

+ Bản lĩnh làm chủ bản thân, vươn lên

Những rung động dạt dào , bản lĩnh của

hoàn cảnh.


người chiến sĩ , chất thép ẩn đằng sau chất
tình .

- GV cho HS trao đổi câu hỏi 3 Trong

3. Bức tranh đời sống ở 2 câu sau :

SGK

- Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước :

- HS trình bày .
- GV chốt lại ý chính và mở rộng thêm

+Vẻ đẹp khoẻ khoắn của người con gái
xay ngô bên bếp lửa làm cho người đi

- GV nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về đường có chút hơi ấm của, niềm vui của sự
sự vận động của thời gian trong bài thơ : sống
- HS trình bày .
* Liên hệ giáo dục kĩ năng sống: giáo
dục kĩ năng tư duy sáng tạo bằng

+ “ma bao túc” , “ bao túc ma hoàn”
 điệp liên hoàn
+ Tác giả gợi chứ không tả  Cái vòng

cách phân tích, bình luận về hình ảnh


quay không dứt của chiếc cối xay , cô gái

thơ vừa tả thực vừa tượng trưng; về

lao động rất chăm chỉ

màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại

- Câu 4:

qua bài thơ

+ Sự vận động của thiên nhiên : Chiều 

- HS thảo luận câu hỏi 4 trong SGK ,

Tối

…………………………………….……………………………………………………………………………


……………………………………………………………………………………………………………………..

chú ý đến những chi tiết cổ điển và hiện

Nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh

đại trong bài thơ

sáng rực hồng (Nhãn tự ) Làm cho bức


- HS trình bày

tranh ấm lên , sáng lên .

- GV nhận xét , bổ sung

+ Sự vận động của mạch thơ và ,tư tưởng
Hồ Chí Minh : Từ tối  sáng ; từ tàn lụi

* Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí

 sinh sôi , nảy nở ; từ buồn vui , từ

Minh : Tình yêu thương con người,

lạnh lẽo cô đơn  ấm nóng tình người.

Tinh thần lạc quan cách mạng, niềm
tin mãnh liệt vào tương lai, cuộc sống.
Hoat động 4: Tổng kết ( 5 P)
GV gọi Hs đọc phần Ghi nhớ trong
SGK
Qua tìm hiểu bài thơ em hãy cho biết
chủ đề của bài thơ?
- HS trình bày
- GV nhận xét , bổ sung

Tóm lại: Chiều tối thể hiện vẻ đẹp tâm
hồn, cốt cách của Bác. Đó là một ý chí,

nghị lực kiên cường, một niềm tin cháy
bỏng, một tình yêu thương bao la.
III. TỔNG KẾT:
1.Chủ đề :
Bài thơ tả cảnh chiều tối qua đó thấy được
tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và ý
chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của Hồ
Chí Minh .
2 Nghệ thuật :

Đặc sắc nghệ thuật của Bài thơ Chiều
tối?

- Từ ngữ cô đọng , hàm xúc
- Nghệ thuật : đối lập , điệp liên hoàn .
- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và

- HS trình bày
- GV nhận xét , bổ sung

hiện đại

Hoạt động 5 (5p)
3.Củng cố: - Trong bài thơ hình ảnh nào thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh ?
- Nhận xét về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối ?

…………………………………….……………………………………………………………………………


..


- Bi hc t tng o c H Chớ Minh: Qua bi hc em rỳt ra bi
hc gỡ cho bn thõn t tm gng ca Bỏc?
4. Chun b bi : c trc bi T y ca T Hu; Tr li cõu hi 1, 2 trong SGK
5 . Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
- Thời gian giảng toàn
bài...
-Thời gian từng phần:
.
-Từng hoạt động kiến thức:

- Phơng pháp giảng dạy:
4. Thc nghim s phm.
4.1. Mc ớch v ni dung thc nghim
Mc ớch ca vic tin hnh thc nghim s phm l kim tra hiu qu, tớnh
kh thi ca vic tớch hp giỏo dc t tng o c H Chớ Minh vo hot ng c
hiu vn bn trong gi hc vn.
4.2. Thi gian v i tng thc nghim
Tụi ó tin hnh thc nghim s phm ti trng THPT .. Khi tin hnh thc
nghim, tụi dy 3 lp: 11B3, 11B8, 11B9. õy u l cỏc lp i tr do vy s ỏnh
giỏ c khỏch quan v kt qu thc nghim s phm. Trong ú: Lp thc nghim:
11B8, 11b9; Lp i chng: 11b3
4.3. Phng phỏp thc nghim
Khi dy ti trng THPT ....., c s giỳp nhit tỡnh ca cỏc thy cụ giỏo
trong trng, c bit l cỏc thy cụ giỏo trong t Ng vn tụi ó tin hnh thc
nghim:
- Lp 11B8, 11B9: Lp thc nghim, tụi ỏp dng giỏo ỏn thc nghim vi ni
dung v phng phỏp nh ó trỡnh by phn trờn.
.



×