Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN KỸ NĂNG ĐẾM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG MẦN NON CỰ KHÊ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN
KỸ NĂNG ĐẾM

Lĩnh vực: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thúy
Chức vụ: Giáo viên lớp 5 tuổi

NĂM HỌC 2017 - 2018

1


MỤC LỤC

Nội dung

Số trang

Bìa phụ

1

Mục lục

2



A. Phần mở đầu

3

1. Lý do chọn đề tài

3

2. Mục đích nghiên cứu

4

3. Đối tượng nghiên cứu

4

4. Phương pháp nghiên cứu

4

5. Phạm vi thời gian thực hiện

4

B. Nội dung nghiên cứu:

4

1.Cơ sở lí luận


4

2. Thực trạng

5

3. Biện pháp thực hiện

7

*BP1:Dạy trẻ đếm trong các HĐ có chủ đích

7

*BP2: Dạy trẻ đếm trong các HĐ khác

12

*BP3: Phối kết hợp với phụ huynh

19

4. Kết quả

20

C. Phần kết luận:

20


1. Bài học kinh nghiệm

21
2


2. Khuyến nghị

21

ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM DẠY TRẺ MẪU GIÁO LỚN
KỸ NĂNG ĐẾM

3


A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới công nghiệp hóa-hiện đại hóa
nền kinh tế phát triển, xã hội lớn mạnh về mọi mặt trong đó có sự đổi mới của
ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục mầm non nói riêng đã
thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới đại trà, để trẻ tích cực tham gia
các hoạt động. Trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, môn
làm quen với toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những
kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ
tuổi mầm non là một việc rất cần thiết vì đó chích là cơ hội tốt để hình thành
phẩm chất năng lực hoạt động cho mình như : Tìm tòi, quan sát…..Thông qua
hoạt động làm quen với toán giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về
toán như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, để sau này

trẻ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán học ở giai
đoạn tiếp theo. Bằng những kiến thức dạy trẻ khi làm quen với toán là kỹ năng
đếm, kỹ năng đó giúp trẻ phát ttriển tư duy gắn với hành động để phát triển
khái niệm biểu tượng về số lượng, tập hợp từ đó là cơ sở để trẻ có kỹ năng so
sánh và phát triển các kỹ năng tư duy khác.
Để phù hợp với su hướng đổi mới của ngành giáo dục và sự nhận thức của trẻ
trong giai đoạn hiện nay. Qua tham khảo tài liệu và các tiết dự giờ đồng nghiệp
cùng với sự theo dõi lớp 5 tuổi tôi phụ trách từ đó bản thân tôi nhận thấy kỹ
năng đếm của trẻ chưa rõ ràng còn lúng túng, thiếu tự tin khi học môn toán.Vì
vậy tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo lớn kỹ năng đếm” là đề tài
nghiên cứu trong năm học này.

2. Mục đích nghiên cứu:
4


Mục đích thực hiện đề tài này giúp trẻ có kỹ năng tập hợp, số lượng, số thứ tự
đếm, so sánh thành thạo để ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày và tích cực mạnh
dạn, tự tin khi học môn toán trong các giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo 5 tuổi khu A truờng mầm non cự khê
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên các hoạt động sau: hoạt động có chủ đích, các hoạt động khác, phối kết
hợp với phụ huynh, nhằm nâng cao kỹ năng đếm cho trẻ:
- Đếm và nhận biết số lượng.
- Nhận biết các chữ số trong phạm vi 10.
- Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 10.
- So sánh 2 nhóm đối tượng và đếm.
- Tách một nhóm thành 2 nhóm nhỏ.
- Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.

5. Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài:
Nghiên cứu về nội dung tập hợp, số lượng, số thứ tự đếm, so sánh, thực hiện
trên các hoạt động có chủ đích và các hoạt động khác của trẻ 5- 6 tuổi trong thời
gian từ tháng 9/2012 đến hết tháng 3/2013.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5


1.Cơ sở lý luận:
Đối với trẻ mầm non, môn làm quen với toán là môn học rất quan trọng và cần
thiết với trẻ, cũng là vốn kiến thức ban đầu để trẻ bước vào ngưỡng cửa mới
của cuộc sống sau này của trẻ. Môn toán đã mang lại cho trẻ sự phát triển tư
duy, đồng thời thông qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu khám phá thêm về thế
giới xung quanh mình. Đến với môn toán trẻ trở nên tích cực nhanh nhẹn hơn,
trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn ít hơn, trẻ biết tách gộp chia nhóm… Như vậy
trẻ đã dần hình thành những nét sơ đẳng biểu tượng ban đầu của môn toán là
tiền đề để trẻ tiếp tục thu gom kiến thức khó hơn ở các bậc học trên.
Đặc điểm nhận thức của lứa tuổi mầm non là nhận biết thông qua hoạt động học
bằng chơi, chơi để học. Trong chương trình giáo dục mầm non, lĩnh vực phát
triển nhận thức: Khám phá khoa học, khám phá xã hội và làm quen với một số
khái niệm sơ đẳng về toán. Trong đó làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng thì
nội dung “Tập hợp, số tự nhiên, thứ tự đếm” là những ký năng đầu tiên để trẻ
thực hiện các nhiệm vụ của toán học của các cấp sau này.
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi nội dung “ tập hợp, số lượng, thứ tự đếm” bao gồm: Đếm
trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng, nhận biết các số và thứ tự đếm trong phạm
vi 10. gồm các đối tượng đếm, so sánh, tách 1 nhóm thành hai nhóm nhỏ bằng các
cách khác nhau. Nhận biết đếm thứ tự sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tuy
nhiên trong quá trình tiếp cận lớp mới năm học 2012 – 2013 tôi thấy trẻ đếm vẹt
nhiều hơn, kỹ năng đếm thứ tự còn lúng túng thiếu tự tin, thao tác còn chậm khi

học môn toán. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu trong năm học 2012 –
2013.
2.Thực trạng.
* Thuận lợi:

6


- Trong những năm gần đây các bậc phụ huynh học sinh đã nhận thức một cách
đúng đắn về việc cho con đi học qua trường mầm non, cũng vì lẽ đó lớp mẫu giáo
ngày một đông hơn, trẻ đi học cũng đều hơn.
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất bổ sung
thêm đồ dùng, đồ chơi, tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp chuyên đề.
- Lớp học có 2 cô.
- Giáo viên luôn cập nhập thông tin qua sách báo, truyền hình, internet, công
nghệ thông tin.
* Khó khăn:
- Lớp học trật trội, đông cháu.
- Phòng học thiếu ánh sáng.
- Bộ học toán của lớp chưa theo chủ đề.
- Về phía phụ huynh quan tâm đến con nhưng chưa đúng mức, chưa đúng cách.
* Số lượng điều tra:
Năm học 2012 - 2013 tôi được phân công dạy lớp lớn, sĩ số lớp tương đối
tổng số là 34 trẻ, lĩnh vực phát triển nhận thức và các hoạt động chung không đồng
đều, nhiều cháu rất lanh lẹ, hoạt bát, thông minh nhưng cũng không ít cháu chậm
chạp, ít vận động, ít nói đặt biệt với bộ môn toán lại còn nhiều điểm yếu, cháu chỉ
biết đếm từ 1-10 theo quán tính, chưa biết so sánh, phân tích, thêm bớt theo quy
trình, chưa biết tách gộp, chưa biết số chẵn số lẻ các nhóm số lượng, thậm chí cách
dùng từ cho bộ môn toán hầu như các cháu cũng không biết, mọi hoạt động về nề
nếp xếp hàng, phải trái, trên dưới, trước sau, còn lẫn lộn, nhất là quy trình đếm,

đếm từ trái sang phải, đây là một khó khăn của lớp trong những ngày đầu trẻ mới
đến trường.
Từ thực trạng trên ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát và phân loại
chất lượng học sinh, trên cơ sở đó tôi tìm ra biện pháp phù hợp để giúp trẻ học tốt,
tôi đầu tư nhiều hơn về bộ môn toán vì đây là môn làm nền móng cho lớp vào lớp
một.
7


Khảo sát đầu năm
Nội dung
Trẻ có kỹ năng
Trẻ chưa có kỹ năng

Số lượng
11/34
23/34

%
32,4%
67,6%

Theo số liệu điều tra khi nhận lớp tôi đã phát hiện ra trẻ chưa có kỹ năng đếm
là 67,6%, trẻ có kỹ năng biết đếm là 32,4 %, điều tôi nhận thấy học năm cũ lớp
nhỡ chuyển lên diện tích cho trẻ hoạt động quá trật, số trẻ lại đông mỗi khi thực
hiện giảng dạy cô và trẻ chuẩn bị mất nhiều thời gian nên phần rèn kỹ năng cho trẻ
đếm còn hạn chế và làm mất đi các hoạt động ngoài giờ để trẻ ôn luyện.
Về phía phụ huynh quan tâm đến con nhưng con chưa đúng mức, chưa đúng
cách.
3. BIỆN PHÁP.

Đối với môn “ Làm quen với toán” đòi hỏi giáo viên phải chịu khó tìm tòi,
khám phá, nghiên cứu những gì thiết thực và đơn giản nhất để thu hút trẻ vào hoạt
động tích cực và nắm vững được những kiến thức đơn giản, chính xác cho trẻ
chuẩn bị bước vào lớp 1.
BP1: Dạy trẻ đếm trong các hoạt động có chủ đích:
* Hoạt động làm quen với toán:
Với lớp học có diện tích trật các cháu động nên tôi cho trẻ thực hiện lấy đồ
dùng học tập hay từ khi trẻ đến lớp.
Ví dụ1: Ở chủ điểm thực vật với bài số 8 tiết 1,tiết 2, tiết 3. Khi trẻ đến lớp là cô
giao luôn nhiệm vụ lấy cho cô 8 bông hoa, 8 quả và số từ 1- 8 vào trong rổ rồi để
vào nơi quy định của tổ mình, cứ như vậy trẻ nào cũng được thực hiện đếm và lấy
số của mình, khi vào tiết học cô có thể cho trẻ kiểm tra bằng cách nghe tiếng vỗ tay
xếp số hoa, quả… ra thành hàng ngang và đếm, lúc này trẻ nào lấy thiếu thì tự đi
lấy thêm cho đủ 8.

8


Với cách này cô có thể đánh giá được kỹ năng đếm lấy đủ của trẻ trong giờ
đếm.
Ngoài cách đếm và lấy đủ số lượng cô yêu cầu ra tôi còn chú trọng đến kỹ
năng đếm từ trái sang phải vì ở nhiệm vụ này trẻ hay đếm nhầm từ phải sang trái
lẫn lộn tôi thực hiện theo cách sau.
Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp và các năm trước tôi nhận thấy khi tổ chức
tiết học toán của năm cũ các cô thường là cho trẻ ngồi hình chư u nên trẻ không xác
định được rõ phía phải và trái. Do vậy sang năm nay tôi đã thay đổi cách ngồi của
trẻ khi học môn toán như sau: Tất cả trẻ ngồi đối diện với cô giáo theo hàng ngang
so le nhau.
Ví dụ 2: Cô yêu cầu trẻ đếm từ bên trái sang phải bằng cách đặt tay chỉ vào hình
ảnh bên trái và lần lượt đếm đến hết số lượng cùng hàng, dùng hình ảnh trên

powerponit để hướng dẫn trẻ đếm và đi đến từng trẻ để xem cách đếm từ trái sang
phải rồi sửa sai luôn cho trẻ.
Để trẻ có thể đếm và hiểu được cách đếm, cách thêm bớt, chia nhóm thì rất cần
hệ thống câu hỏi để yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ . Vì vậy tôi thường xây dựng hệ
thống câu hỏi như sau:
Đối với loại tiết 1 khi có số lượng trẻ xếp thành hàng ngang như hình ảnh trên
rồi đàm thoại:
Hình ảnh sử dụng khi học tiết toán

9


Con có nhận xét gì về 2 nhóm này?, nhóm nào nhiều hơn?, nhiều hơn mấy,
nhóm nào ít hơn?, ít hơn mấy? muốn cho nhóm cà rốt bằng su hào con làm thế
nào?.....
Đối với loại tiết 2 tôi thường dùng một số câu hỏi sau: Để cho 2 nhóm có số
lượng bằng nhau con phải làm gì? Còn có cách nào khác không?...
Ví dụ: 7 thêm 1 là mấy, 7 bớt 2 còn mấy, 6 thêm 1 là mấy…..
Đối với loại tiết 3 tôi hỏi trẻ sau: Ví dụ: 9 bông hoa chia làm 2 nhóm mỗi nhóm
có mấy? hoặc bên trái có mấy? bên phải có mấy? Hai nhóm gộp lại thành mấy?
(Cho trẻ đếm các nhóm mỗi khi nhận xét đúng, sai)Tất cả có mấy cách chia?.....
Ngoài ra tôi còn sử dụng các trò chơi để củng cố kiến thức trẻ vừa thu nhận
được, với diện tích lớp chật tôi thường sử dụng trò chơi bằng cơ thể của trẻ như
trò chơi tạo nhóm, trò chơi tập tầm vông, hái quả, về đúng nhà, alibaba, pha nước
cam…
* Hoạt động “ làm quen với chữ cái”
10


Với môn làm quen với chữ cái tôi cho trẻ tích hợp với môn toán là đếm chữ cái

trong từ.
Ví dụ 1; Tiết giới thiệu chữ cái h, k trong từ “hoa loa kèn” cho trẻ đọc từ rồi đếm
chữ cái trong từ, cô chỉ đến đâu trẻ đếm đến đó và nói tất cả chữ cái trong từ có
mấy chữ.
Ngoài ra tôi còn hỏi trẻ chữ cái đứng thứ mấy
Ví dụ 2: Trong từ “hoa loa kèn” bạn nào biết chữ cái đứng thứ nhất là chữ cái gì?
Chữ cái đứng thứ 7 là chữ cái gì? Hoặc ngược lại chữ cái đứng thứ nhất và chữ cái
đứng 7 là chữ gì?....
Với cách này tôi còn đưa vào trò chơi với tranh lô tô để trẻ đang học chữ cái
nhưng vẫn có thể ôn cả toán.
* Hoạt động “làm quen với văn học”
Khi dạy trẻ đọc thơ không chỉ đơn thuần dạy cho trẻ biết đọc thuộc bài thơ mà
con dạy trẻ đọc bài thơ từ đâu….bằng cách khi cô đọc lần 2 cô đọc bài thơ bằng
tranh có lời phía dưới hình ảnh khi cô đọc đến đâu cô chỉ vào từ và đọc đến đó. Sau
đó cô giảng giải và đàm thoại về nội dung bài thơ, rồi cô hỏi thêm để tích hợp ôn
toán khi cô đọc bài thơ tay cô chỉ như nào? Xong cô khái quát: đúng rồi khi cô đọc
cô chỉ từ bên trái sang bên phải đấy! (Khi chúng ta đọc hoặc đếm thì chúng ta đọc,
đếm từ bên trái sang phải và từ trên xuống dưới) vậy các con đếm xem bài thơ này
có bao nhiêu hàng nào?.
Ngoài ra cô còn dạy trẻ cách phát hiện ra thể loại thơ lục bát, Cô cho trẻ đếm
các từ trong mỗi hàng chữ của bài thơ:
Ví dụ: Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu ( có bao nhiêu từ)
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng ( Có bao nhiêu từ)
Thông qua đếm trẻ biết được dòng trên có 6 từ, dòng dưới có 8 từ, vậy người ta gọi
Dòng trên có 6 từ gọi là lục, dòng dưới có 8 từ gọi là bát. Đó là những bài thơ thuộc
thể thơ lục bát.

11



Đó là các cách ôn luyện ở thể loại thơ còn với thể loại truyện cô có thể cho trẻ
đếm các nhân vật trong truyện….
* Hoạt động “ tạo hình”
Với những bài nặn, vẽ, xé dán, cắt dán cô đều động viên khuyến khích trẻ làm
được nhiều sản phẩm đẹp.
Ví dụ: Trong giờ “nặn các loại quả” Cô tạo hứng thú cho trẻ và cho trẻ quan sát
bằng cách cô chuẩn bị một giỏ quả thật, màu sắc đẹp. cô cho trẻ quan sát giỏ quả và
đàm thoại rồi cho trẻ đếm xem trong giỏ có bao nhiêu quả…
Ở giờ nhận xét sản phẩm cô cho trẻ đếm quả trong bài nặn được của trẻ và
đưa ra bạn nào nặn được nhiều quả hơn, bạn nào nặn được ít quả hơn. Rồi cho trẻ
so sánh bài của 2 bạn nhiều hơn mấy ít hơn mấy.
* Hoạt động “ Khám phá khoa học”
Đối với môn học này đếm giúp trẻ hiểu cái nhiều hơn, ít hơn
Ví dụ 1: Với chủ điểm gia đình cô có thể cho trẻ kể, đếm các thành viên trong gia
đình trẻ. Ở tiết phân loại đồ dùng cô cho trẻ đếm các đồ dùng mà trẻ phân loại
được.
Những tiết khác cô cho trẻ đếm những sản phẩm mà trẻ làm được trong trò chơi
luyện tập củng cố của tiết học.
Ví dụ 2: Trong bài “ Cây xanh và môi trường sống” cô giáo đưa trò chơi “trồng
cây” sau trò chơi cô cho trẻ đếm kết quả mà các đội vừa thực hiện được, so sánh
xem đội nào nhiều hơn, đội ít hơn, để có kết quả thắng cuộc.
* Hoạt động “ Âm nhạc”
Khi dạy môn âm nhạc tôi tích hợp môn toán vào các bài hát có số lượng
như :“Cả tuần đều ngoan”.Phần giảng nội dung bài hát nói về các ngày trong tuần,
đầu tuần là thứ 2, cô hỏi trẻ rồi đến thứ mấy cứ như vậy đến hết tuần, một tuần có
mấy ngày?. Bài“Quà 8/3” trong bài hát có số mấy? là ngày gì?..
Bài “ Tập đếm” trong bài hát các bạn đếm đến số mấy?...ở bài “gánh gánh gồng
gồng”, “dềnh dềnh dàng dàng”…cô cũng hỏi như vậy.
12



Với cách tổ chức tiết dạy cô mời trẻ lên thể hiện bài hát theo cá nhân, nhóm, tổ
mỗi khi trẻ lên cô cho trẻ đếm số bạn lên thực hiện hoặc cô mời 1 trẻ lên thể hiện
và mời bạn khác cùng thực hiện với mình cho đủ số 7.
Ở trò chơi môn “âm nhạc” : ví dụ: như trò chơi “ Ai nhanh nhất” cô đưa ra 6
chiếc vòng và nói cô muốn số bạn chơi nhiều hơn số vòng là 1 khi mời tới bạn số 6
cô hỏi đủ chưa, trẻ trả lời, chưa đủ thì thêm mấy bạn nữa, cứ như vậy mỗi một vòng
chơi cô lại bớt đi số vòng cô hỏi trẻ còn mấy chiếc vòng.
* Hoạt động “ Thể dục”
Sau khi khởi động và tách hàng như thể dục sáng, vận động cơ bản vào phần trẻ
thực hiện cô mời trẻ lên thực hiện và đếm số trẻ lên thực hiện.
Ngoài ra khi trẻ thể hiện lần 2 tôi thường kết hợp khó hơn:
Ví dụ: Với tiết “bò thấp chui qua cổng”, “ bò theo đường dích dắc” với chủ điểm
nghề nghiệp, cô lồng GD trẻ biết giúp đỡ các chú thợ xây vận chuyển gạch về xây
nhà để cho trẻ thi đua giữa các đội với nhau sau cuộc chơi cô cho trẻ đếm kiểm tra
xem đội nào vận chuyển được nhiều gạch hơn, đội nào được ít gạch hơn để phân
thắng cuộc.
Ví dụ : Với tiết “ Đi trên ghế băng đầu đội túi cát” cô cho trẻ thi đua giữa các đội
xem đội nào được nhiều túi cát hơn, đội nào được ít túi cát hơn cứ như vậy ở các
tiết khác cũng vậy kết hợp lồng ôn toán để khắc sâu kỹ năng ghi nhớ về môn toán
đếm hơn , tôi thấy cách này hiệu quả rất tốt mà nhẹ nhàng không gò bó, trẻ cảm
thấy thích thú khi được tham gia.
BP2: Các hoạt động khác:
* Điểm danh:
Lớp có 34 trẻ chia làm 3 tổ:
+ 2 tổ 11 trẻ
+1 tổ 12 trẻ.
Đối với đầu năm tôi cho trẻ điểm danh theo tổ trẻ ngồi đầu đếm 1 rồi quay
sang trẻ ngồi kề bên, trẻ kề bên đếm 2, rồi quay sang trẻ kế tiếp, cứ như vậy đến hết
13



trẻ trong tổ trẻ cuối cùng nói to tất cả 9 hết, cô gọi 1 trẻ lên nói tổ mình hôm nay
có bao nhiêu bạn, vắng mấy bạn. Cuối cùng cô cho trẻ tổng hợp số trẻ vắng của các
tổ lại và hỏi trẻ tất cả lớp mình vắng bao nhiêu bạn.
Đối với giữa năm, cuối năm tôi cho trẻ đếm tất cả các bạn trong lớp liền 1 lần
và nói tổng số trẻ trong lớp là mấy, hôm nay vắng những bạn nào, tất cả vắng bao
nhiêu bạn cả lớp cùng nói.
* Thể dục sáng:
Sau khi trẻ khởi động vòng tròn kết hợp đi các kiểu kiễng chân rồi dồn thành 3
hàng dọc theo tổ.
+ Tổ hoa hồng: 11 trẻ
+ Tổ hoa sen: 12 trẻ
+ Tổ hoa cúc 11 trẻ
Tiếp đến cô cho lần lượt các tổ điểm danh và báo cáo sĩ số của tổ mình.
Ví dụ 1: Trẻ đứng đầu hàng đếm 1 rồi quay sang trẻ đứng phía sau, trẻ đứng phía
sau đếm 2 rồi quay sang trẻ phía sau mình, cứ như vậy đến trẻ cuối cùng nói to 11
hết, sau đó cô nói các bạn có số chẵn 2,4,6,8,10,12 bước sang phải 1 bước.
Ví dụ2: Với cách sử dụng tập hợp hàng ngang khi nghe hiệu lệnh, kí hiệu cô dang
2 tay trẻ đứng thành hàng ngang theo 3 tổ, sau đó lần lựợt cho từng tổ điểm danh từ
trẻ đừng bên trái đến hết hàng trẻ cuối hàng nói to 11 hết. lúc này cô ra hiệu lệnh
bằng tiếng sắc xô thì các bạn có số lẻ bước lên phía trước 1 bước.
Với cách làm trên cô giáo rèn được kỹ năng đếm từ trái sang phải ,đếm nối tiếp
và biết được số nào chẵn, số nào lẻ ngoài ra còn luyện cho những trẻ chưa biết đếm
sẽ đếm theo các bạn và có khái niệm đếm từ trái sang phải không nhầm lẫn.
* Hoạt động ngoài trời:
Trong thời gian hoạt động ngoài trời, kết hợp chơi các trò chơi tôi nhận thấy
trẻ rất thích thú với hoạt động này vì thế tôi thường xuyên kết hợp ôn luyện các
môn học khác để giúp trẻ ghi nhớ, khắc sâu các kỹ năng đã lĩnh hội nhất là môn
toán, trẻ sẽ nhớ lâu hơn bài học của mình,

14


Ví dụ: Trẻ được quan sát, đếm cây trong sân trường, đếm đồ chơi trong sân trường,
bao nhiêu cây nẩy mầm, có bao nhiêu bông hoa nở, xem có bao nhiêu chậu cảnh…
Để tổ chức trò chơi ngoài trời với những trò chơi theo nhóm tôi yêu cầu trẻ
chia theo luật của trò chơi Ví dụ: Với trò chơi chuyền bóng cô yêu cầu lớp mình
chia cho cô 3 đội , mỗi đội 11 bạn. Hoặc trò chơi kéo co cô yêu cầu 12 bạn chơi 1
lần chia là 2 đội mỗi đội 6 bạn cô cho trẻ đếm để kiểm tra số bạn của 2 đội cứ như
vậy ở các trò chơi khác cô có thể cho trẻ đếm kết quả của mỗi đội và so sánh để
phân thắng thua.
* Hoạt động góc:
Đặc thù ở lứa tuổi mầm non học xuất phát từ chơi, cho nên hoạt động góc
cũng rất cần thiết để trẻ ôn luyện những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được trong các
tiết học để khắc sâu kỹ năng về toán tôi thực hiện các bước sau:
Đối với góc một ngày của bé:
Hằng ngày cô hướng dẫn mỗi trẻ làm 1 ngày thực hiện đổi lịch của ngày hôm
đó và tìm thứ, ngày hôm nay, ngày hôm qua, ngày mai và tìm thời tiết buổi sáng,
buổi chiều. Trẻ gắn mũi tên vào thời gian và hình ảnh trẻ đang thực hiện.
7h00 – 8h10 đón trẻ thì trẻ gắn mũi tên vào ô cột đó. Nếu chuyển sang thể dục sáng
trẻ lại gắn vào ô cột 8h10 – 8h30. Đến giờ hoạt chung trẻ gắn đến ô cột 8h30–9h10.
Cứ như vậy đến hoạt động nào thì trẻ gắn vào hoạt động đó.
Góc chơi này trẻ rất thích thú lại giúp trẻ ôn luyện khắc sâu về chữ số.
Hình ảnh bé đang đổi lịch

15


Góc toán: Ở góc này trẻ được chơi gắn hình ảnh tương ứng với số, tìm số tương
ứng với số lượng, chia 1 nhóm thành 2 nhóm nhỏ và tìm số tương ứng của mỗi

nhóm, vẽ hình ảnh tương ứng với số...

Hình ảnh bé đang chơi ở góc toán

16


Góc xây dựng: Trẻ tạo ra sản phẩm sau đó cô gợi hỏi để trẻ trả lời câu hỏi của cô
ví dụ: Với chủ điểm giao thông cô hỏi các bác xây được gì đấy!( ngã tư đường phố)
bác thử đếm xem có bao nhiêu chiếc xe đi trên đường.
Chủ điểm động vật: Bác xây gì? (ao thả cá, trang trại chăn nuôi..) bác đếm xem có
bao nhiêu con...

Hình ảnh bé chơi góc xây dựng
17


Góc phân vai: (Góc gia đình): Mỗi khi trẻ chơi cô cùng chơi với trẻ và hỏi trẻ gia
đình nhà bác có mấy thành viên, ai làm bố, ai làm mẹ....
Ví dụ: Bác đi mua 8 chiếc nem về rán nhé vì nhà mình có 8 nguời. Từ đó trẻ được
ôn bài cũ về toán.
Hình ảnh bé chơi góc gia đình

18


Góc bán hàng: Khi trẻ nhập vai chơi cô giáo quan sát trẻ đã phát hiện ra khi trẻ
mua hàng nói với bác bán hàng bác bán cho tôi 3 củ su hào, 10 chai nuớc ngọt , bác
bán hàng lấy hàng đếm cho khách và nói của bác hết 6 nghìn, bác mua hàng lấy
tiền trả chủ quán.

Hình ảnh bé chơi góc bán hàng

* Mọi lúc mọi nơi:
Vào thời gian đón và trả trẻ cô thường xuyên trò chuyện, chơi với trẻ theo từng
chủ điểm đang thực hiện để cuốn hút trẻ vào các hoạt động tiếp theo trong ngày
vừa là ôn luyện, vừa là hướng dẫn trò chơi mới trong khi chờ các bạn đến vào buổi
sáng và chờ người thân đón về.
Ví dụ: Trò chơi ‘ Hái quả” Đi vào vườn hái quả chúng mình cùng hái nhé! Trẻ
nhảy lên để hái quả vì quả ở trên cao:
1 quả bỏ vào giỏ
2 quả bỏ vào giỏ
3 quả bỏ vào giỏ
4 quả bỏ vào giỏ
5 quả bỏ vào giỏ
19


6 quả bỏ vào giỏ
7 quả bỏ vào giỏ
8 quả bỏ vào giỏ
Cứ như vậy cô muốn cho trẻ ôn luyện đến số mấy thì hái quả đến số đó.
Trò chơi tập tầm vông: Khi cô và trẻ cùng hát lời của bài hát đến câu cuối trẻ
đoán tay nào có, tay nào không rồi cô mở tay cho trẻ xem trong tay cô có gì sau đó
cho trẻ đếm đồ vật trong tay có bao nhiêu. Cứ như vậy cô có thể cho trẻ ôn với số
lượng hoặc số, có thể là chữ cái... tùy ý cô đưa vào để ôn luyện.
Trò chơi đi tàu: Cô chia trẻ thành từng nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng 9 – 10 trẻ,
mỗi trẻ trong nhóm xếp 1 chiếc ghế nối nhau tạo thành đoàn tàu và đếm xem có
bao nhiêu toa tàu, mỗi bạn lấy 1 chiếc vé trên tay, bạn có vé số nào thì tìm toa tàu
có thứ tự tương ứng với số trên tay thì ngồi vào, khi có nhạc bạn toa số 1 làm đầu
tàu lái xe.

Trò chơi alibaba: Cô nói alibaba bảo người ta, trẻ nói làm gì? Cô bảo làm gì
thì trẻ làm theo điều đó.
Ví dụ: alibaba bảo người ta vỗ 5 tiếng vỗ tay nghiêng bên trái, 6 tiếng bên phải,
dậm 6 tiếng dậm chân, bật 6 lần sang phải....
Trò chơi pha nước cam: Cô hỏi cốc đâu cốc đâu, trẻ nói cốc đây cốc đây, lấy
cốc, lấy nước, bổ cam, vắt nước cam, lấy thêm đường( cô hỏi lấy thêm mấy thìa
đường) Trẻ vừa lấy vừa đếm 1thìa này, 2 thìa này, 3 thìa này, 4 thìa này... và lấy đá
cho vào cốc uống cho mát (Cô hỏi mấy cục đá) trẻ lấy và thả vào rồi đếm 1 cục
này, 2 cục này, 3 cục này....cuối cùng khoắng đều rồi uống.
Với trò chơi này cô có thể ôn luyện theo ý của cô đưa ra.
Trên đây là một số trò chơi mà cô giáo đưa vào các hoạt động học về toán số
và số lượng..., khám phá khoa học....và đưa vào để ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi trẻ
rất hứng thú, thích được tham gia chơi.

20


Ngoài chơi trò chơi cô giáo có thể trò chuyện với trẻ ví dụ: Trẻ kể về gia đình
nhà mình có những ai, bao nhiêu bạn, nhà con số mấy, ngõ bao nhiêu, số điện thoại
của bố, của mẹ, biển số xe máy của gia đình trẻ...
Qua việc trò chuyện với trẻ tôi thấy trẻ đã vận dụng môn toán vào cuộc sống
hằng ngày rất nhiều từ những điều đó tôi cảm thấy những việc làm trên đã giúp trẻ
tự tin hơn khi tiếp cận với số và số đếm thành thạo theo trình tự nhất định.
BP3: Phối kết hợp với phụ huynh:
Tôi rất xem trọng mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh bởi đây là cầu nối
vững chắc trong việc giáo dục trẻ. Ngoài thời gian ở trường trẻ về nhà với bố mẹ,
nơi đây cháu bộc lộ hết tình cảm của mình cũng như những kiến thức cô giáo cung
cấp ở trường, đây là lúc cần phối hợp với phụ huynh để củing cố những gì cháu đã
tiếp thu ở trường, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ MN là dễ nhớ mau quên nên cần
thường xuyên ôn luyện, tuy đó là những vấn đề hết sức đơn giản.

Mỗi tuần ở góc tuyên truyền với phụ huynh giáo viên đều cập nhật kế hoạch
giảng dạy của lớp để phụ huynh theo dõi. Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường mỗi
năm tôi tổ chức họp phụ huynh 3 lần để trao đổi những thông tin của trẻ về tình
hình sức khoẻ, sinh hoạt ăn ngủ, chơi, học của trẻ tại trường, ngoài ra giờ đón trả
trẻ tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh tình hình trong ngày để có sự phối hợp
kịp thời trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhất là đối với trẻ chậm.
Đối với cháu chậm hơn so với các bạn, tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh
thường xuyên kiểm tra con từng ngày và hướng dẫn phụ huynh cách kiểm tra con
theo bài học .
Ví dụ: Khi đi học về hoặc lúc chơi, hay lúc trò chuyện với con, mẹ hỏi con hôm
nay cô giáo dạy con những gì? Con thử lại cho mẹ xem nhé? Nếu con lúng túng mẹ
sẽ đưa ra bài tập cho con ôn lại. Ví dụ: Mẹ cho con kẹo, bánh...những gì mà trẻ
thấy thích rồi yêu cầu con đếm xem mẹ cho con mấy cái kẹo, có thể tạo thêm tình
huống thấy con giỏi mẹ cho thêm 1 cái nữa là mấy? Tương ứng với số mấy cô giáo
dạy chưa con tìm số đó cho mẹ xem nào?. Con cho em 1 cái còn mấy cái hoặc là
21


con chia cho em 1 phần, con 1 phần thế của con có mấy, của em có mấy cái. Ngoài
ra tôi còn trao đổi rõ với phụ huynh cho con đếm từ bên trái sang phải và bớt đi thì
từ phải bớt sang trái để phụ huynh biết được trình tự đó để biết cách ôn luyện cho
con mình ở nhà.
Với cách trao đổi này tôi thấy phụ huynh rất hưởng ứng với cô giáo và các cháu
vững vàng hơn về kỹ năng đếm ở học kỳ II.
4. Kết quả
* Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện
Các tiêu chí

Trước khi thực hiện


Sau khi thực hiện Nhận xét

đề tài

đề

11/34 = 32,4%

32/34 = 94,1%

Tăng 21

23/34 = 67,6%

2/34 = 5, 9%

Giảm 21

Trẻ có kĩ năng

Trẻ chưa có kĩ
năng

C. KẾT LUẬN:
Như chúng ta đã biết: " Làm quen với toán " là môn học rất khó đối với trẻ
đòi hỏi phải chính xác nhưng để trẻ học được và hứng thú học thì người giáo viên
phải biết vận dụng tích cực các phương pháp dạy học tìm ra cách truyền thụ kiến
thức cho trẻ giúp trẻ dễ hiểu và nhằm nâng cao kiến thức cho trẻ nhận biết một cách
dễ dàng hơn.
Qua những nội dung phương pháp mà tôi đưa ra đối với các môn học khác

nói chung và môn "Làm quen với toán nói riêng", tôi thấy nhận thức thấy trẻ có kỹ
năng đếm, so sánh, nhận biết số so với đầu năm đạt được hiệu quả như sau.

1. Bài học kinh nghiệm:
22


Qua việc nghiên cứu đề tài trên tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm
sau:
- Khảo sát trẻ để nắm chắc tình hình và tâm sinh lý của trẻ.
- Nghiên cứu các phương pháp, trò chơi tạo hứng thú cho trẻ say xưa vào các hoạt
động hằng ngày.
- Giáo viên cần phải có nghệ thuật khi tiếp xúc với trẻ, tận tụy, yêu nghề, sáng tạo
trong mỗi bài dạy để nâng cao kiến thức, biết cách xử lý tình huống sư phạm. Dạy
trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, tích hợp vào các hoạt động, giúp đỡ những trẻ yếu tiếp thu
bài chậm, khen ngợi kịp thời với trẻ học khá hơn để trẻ cố gắng phát huy những
khả năng của mình.
- Xây dựng môi trường học tập cho phù hợp.
- Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục
trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy
ở lớp mà tôi đã áp dụng vào thực tế trong suốt thời gian qua. Từ những sáng kiến
này rất mong có được những ý kiến đóng góp chân thành của Ban Giám hiệu nhà
trường, các bạn đồng nghiệp cùng tất cả các cấp lãnh đạo có liên quan giúp tôi hoàn
thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với
trẻ.
2. Khuyến nghị:
* Đối với phòng:
- Xây dựng trường, lớp đủ diện tích cho trẻ hoạt động.
* Đối với trường:

- Trang bị bộ học toán theo chủ điểm và một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn
toán, sách hướng dẫn một số trò chơi.
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, dự giờ các tiết mẫu để
học hỏi kinh nghiệm.
Nhận xét của thủ trưởng đơn vị

Hà nội ngày 15 tháng 3 năm 2013
23


Tôi xin cam đoan rằng bản sáng kiến
kinh nghiệm này là do tôi tự viết không sao
chép lại của bất kỳ ai. Nếu sai tôi xin chịu
trách nhiệm trước hội đồng khoa học các
cấp.
Tác giả

Nguyễn Thị Thúy

24



×