Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.25 KB, 10 trang )

RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Chúng ta biết rằng kỹ năng sống (KNS) là năng lực tâm lý xã hội, giúp cá
nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Như
vậy giáo dục KNS là làm sao trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về
cuộc sống để các em có thể thích ứng với cuộc sống, để có thể tự mình xử lý
mọi tình huống trong thực tế một cách tốt nhất.
Trên thực tế, mọi người thường hiểu kỹ năng sống là những kỹ năng thực
hành mà con người sẽ có trong quá trình học tập và trưởng thành như nghe, nói,
viết, đọc, tính toán... hoặc kỹ năng thực hành biết làm một cái gì đó, nên chưa có
các biện pháp giáo dục KNS đạt kết quả cao.
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, con người cần phải có kỹ năng
sống, nhạy bén khả năng thích nghi, ứng phó với thử thách của cuộc sống
thường ngày. Để có những con người mới phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu
xã hội, ngành giáo dục đóng góp phần lớn vào việc đào tạo nhân tài cho đất
nước.
Hiện nay chương tình giáo dục của chúng ta phải chăng đang nặng về dạy
kiến thức mà đang xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống hay việc giáo dục kỹ năng
còn hô khẩu hiểu, thiếu tính đồng bộ, trọng tâm, còn dàn trải chưa chú trọng tập
trung vào những môn học, tiết học phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Vì thế trong
bài viết này tôi muốn chú trọng đến việc giáo dục KNS cho học sinh thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bởi HĐNGLL chính là môi trường, là nơi để học
sinh thể hiện hành vi đạo đức của mình, để giáo viên uốn nắn, hướng dẫn trò của
mình thể hiện những hành vi đạo đức. Thông qua chương trình, các em phát huy
được tính sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể,
được giao lưu học tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ
đó hướng các em tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá
mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong muốn.

1




B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
Qua nghiên cứu tôi thấy HĐNGLL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn
KNS. Bởi nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của HĐNGLL là củng cố tăng cường nhận
thức; bồi dưỡng thái độ tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng hành vi. Đặc
biệt là nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi, nhiệm vụ này nhằm rèn
cho học sinh những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ
năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi
ứng xử đối với mọi người trong gia đình; nhà trường và xã hội. Kỹ năng tham
gia hoạt động tập thể, kỹ năng biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt
động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin chủ động giao tiếp với mọi người.
Dựa vào những kỹ năng hành vi này để rèn luyện kỷ xảo, thói quen đạo đức bền
vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. Như vậy chúng ta phải biết phát huy tận
dụng nhiệm vụ này của HĐNGLL để góp phần rèn luyện KNS cho học sinh một
cách hiệu quả nhất.
Mặt khác, HĐNGLL là những hoạt động gần gũi, phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi, lôi cuốn các em tham gia; phạm vi kiến thức kỹ năng rộng lớn, thuận
lợi cho giáo viên hướng dẫn lựa chọn các hình thức, phương pháp giáo dục phù
hợp. Học sinh dễ tiếp thu, được trực tiếp tham gia hoạt động từ đó hình thành kỹ
năng một cách nhanh chóng.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Qua nhiều năm theo dõi, chỉ đạo công tác chuyên môn ở trường tiểu học,
tôi thấy thực tế của vấn đề này là:
1. Về giáo viên:
- Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên
chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động
này nên làm mất sự hứng thú của học sinh.

2. Về học sinh:
- Học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít
sáng tạo, tính tự giác chưa cao, lười hoạt động.
- Học sinh chỉ có học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong
cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gỗ lẫn nhau.
- Kỹ năng giao tiếp hạn chế, hay nói tục, chửi bậy.
2


3. Về Phụ huynh:
Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ
năng thực hành xã hội là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho
rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức để tham gia thi cử.
Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng
cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử
trong gia đình.
Phần lớn ở gia đình phụ huynh giao tiếp trong gia đình còn nhiều hạn chế,
xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước và xưng hô thiếu thiện cảm.
4. Các biện pháp để thực hiện.
4.1. Xác định tầm quan trọng của việc GD KNS cho học sinh tiểu học.
- Tạo sự hiểu biết và cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa con
người và cách sống.
- Đề cao những giá trị và thái độ tích cực đối với các chuẩn mực về văn hóa
xã hội, đạo đức và sự công bằng chính trực.
- Nâng cao lòng tư tin, tự đánh giá đúng và khả năng tự hiểu mình ở mỗi
người.
- Lý giải được cảm xúc của bản thân để phát triển khả năng tự điều chỉnh.
- Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc
tính riêng của mỗi người.
- Dạy cách cư xử phù hợp có hiệu quả.

- Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình xã hội, kinh tế, chính trị lên
cách cư xử của con người với con người.
- Phát triển lòng thông cảm, nhân ái.
- Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái
căng thẳng.
4.2..Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống.
- Chuyển dịch kiến thức thành thái độ hành vi.
Trong giảng dạy ở tiểu học bước đầu hình thành cho học sinh một số kỹ
năng sống cơ bản sau:
+ Kỹ năng giao tiếp và tự nhận thức.
+ Kỹ năng ra quyết định.
+ Kỹ năng xác định giá trị.
3


+ Kỹ năng kiên định.
+ Kỹ năng đặt mục tiêu.
4.3. Một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
*Hoạt động văn hóa nghệ thuật:
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh
hoạt tập thể của trẻ em, nhất là HS tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể
loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ,
thi kể chuyện… Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng
mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan
trọng trong xu thế toàn cầu hóa.
*Hoạt động vui chơi giải trí, TDTT: Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu
của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa
giáo dục to lớn đối với HS ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về
tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số

phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn
kết, lòng nhân ái…
* Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa HS vào các hoạt động xã hội để giúp
các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động
tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này,
các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Như vậy,
hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân
cách ở các em.
* Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của
HĐNGLL thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã
hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị
lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp
trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường,
làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động tưởng như là
thường xuyên nhưng thật ra trong nhà trường bây giờ HS rất ít được tham gia
các hoạt động này. Có chăng chỉ là ép buộc và hình thức. Nhưng đây là hoạt
động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau
này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được.
Đó là nhờ các em biết lao động.
4


* Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật:
Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích học
tập tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, tham gia
sinh hoạt CLB khoa học, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học… Đây là một
hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa
học và tự khẳng định mình.
4.4. Một số hình thức tổ chức và Phương pháp giáo dục kỹ năng sống
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Giáo viên phụ trách cần phải xây dựng các hoạt động theo từng chủ đề, chủ
điểm của từng tháng và có kịch bản cho từng hoạt động và có sự chuẩn bị chu
đáo về cả hình thức tổ chức và các điều kiện phục vụ cho hoạt động đó.
Khi tiến hành tổ chức một HĐNGLL cần phải tiến hành theo các bước sau:
Bước 1:
Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục phải đạt được.
Bước 2:
Giáo viên phụ trách cần vạch kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn bị về nội
dung, hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động.
Phân công công việc cụ thể, dự kiến các tình huống xảy ra. Thường xuyên
đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị.
Bước 3: Tiến hành hoạt động.
Đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự
quản, tự điều khiển, nhất là ở các lớp 4, lớp 5; còn giáo viên nên đóng vai trò là
người hỗ trợ, là người giúp đỡ các em.
Bước 4: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả.
Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả
hơn.
Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào hình thức tổ chức
hoạt động, nội dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển của học sinh để
bước chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra.

5


Ví dụ tổ chức một hoạt động:
Chủ điểm: Mừng sinh nhật Bác.
a) Mục đích: Giúp các em hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Bác
Hồ. Tự hào là cháu ngoan của Bác, các em phấn đấu rèn luyện, học tập tốt để trở
thành Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân tương lai của đất nước.

Hình thành và rèn luyện cho học sinh mạnh dạn, thích giao tiếp, độc lập
suy nghĩ, sáng tạo, đồng thời rèn luyện cho nhiều em khả năng tổ chức, điều
khiển các hoạt động tập thể.
Tạo cho học sinh trong lớp không khí phấn khởi, tin tưởng “Vui mà học,
học mà vui”, làm cho các em luôn luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của lớp.
b) Chuẩn bị:
* Bảng di động
* Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc.
* Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang.
* Ảnh chụp: Chân dung Bác, cảng Bến Nhà Rồng.
c) Nội dung ô chữ:
* Ô chữ:

(1)

(3) K

V

Ă

N

B

A

(2) K

I




P

I

M

Đ



N

G

(4)

N

H

Ư

N

B




C

G

U

Y



T

H



Q

U

A

N

B

À

T


R

Ư

N

G

(7) T

R

À

N

G

A

N

(8) H



N

G


U

Y



N

(10) H

À

N

G

N

G

A

N

G

(5)
(6)


(9) N

G

Ô

H

Q

A

I

G

6


* Gợi ý tìm từ:
Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 5 chữ cái): Tên Bác Hồ ghi trong sổ lương
ngày 5/6/1911 trên con tàu La – tút –sơ - Tơ - rê – vin của Pháp.
VĂN BA  xuất hiện chữ B
(Ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước và trên con tàu La –
tút –sơ - Tơ - rê – vin của Pháp Bác đã lấy tên là Văn Ba).
Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái): Nơi có đền thờ Trần Hưng Đạo tại Chí
Linh – Hải Dương.
KIẾP BẠC  xuất hiện chữ Ê
Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 7 chữ cái): Người đội truởng đầu tiên của
Đội TNTP Hồ Chí Minh.

KIM ĐỒNG  xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là tên con sông mà ngày nay
có tên là sông Cầu
NHƯ NGUYỆT  xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
dùng khi hoạt động ở Trung Quốc.
HỒ QUANG  xuất hiện chữ H
Hàng ngang thứ 6: ( Từ gồm 10 chữ cái): Tên 2 nữ tướng trong cuộc khởi
nghĩa chống giặc phương Bắc xâm lược.
HAI BÀ TRƯNG  xuất hiện À
Hàng ngang thứ 7: (Từ gồm 7 chữ cái):
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người………...
TRÀNG AN  xuất hiện chữ R
Hàng ngang thứ 8: ( Từ gồm 4 chữ cái) : Đây là con sông còn có tên là Nhị Hà.
HỒNG  xuất hiện Ồ
Hàng ngang thứ 9: ( Từ gồm 8 chữ cái): Tên vị vua chiến thắng quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng.
NGÔ QUYỀN  xuất hiện N
Hàng ngang thứ 10: ( Từ gồm 9 chữ cái): Phố có số nhà 48, nơi đây vào
năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ.
HÀNG NGANG  xuất hiện G
7


Các chữ xuất hiện: BẾN NHÀ RỒNG
Gợi ý từ chìa khoá: Từ gồm 3 tiếng có 10 chữ cái: Tên một bến cảng của
thành phố mang tên Bác. Nơi đây vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ của chúng ta đã ra
đi tìm đường cứu nước.
Trên đây là một hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động

này đã thu hút 100% các em trong toàn trường tham gia, nó tạo cho các em sự
thoải mái, không nhàm chán mà còn giúp các em chăm chỉ, hăng say, phấn đấu,
rèn luyện học tập trở thành con người phát triển toàn diện xứng đáng là chủ
nhân tương lai của đất nước.
C - KẾT LUẬN
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em học sinh tiểu học
ngoài giờ học chính khoá có thêm môi trường sinh hoạt lành mạnh, tránh được
tác động xấu đang phổ biến ngoài xã hội.
Thông qua hoạt động đó, hỗ trợ cho việc giáo dục toàn diện về văn hoá,
đạo đức, rèn luyện thể chất và phát hiện tài năng của học sinh.
Tuy còn những tồn tại làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp nhưng đó chỉ là tạm thời, còn tác dụng của nó thì thật là lớn.
Nó giúp học sinh “biến” những hiểu biết của mình thành những hành vi đạo
đức chuẩn mực gắn với cuộc sống, giúp các em mạnh dạn tự tin qua đó phát huy
được khả năng, độc lập, sáng tạo, để phát triển toàn diện và từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục. Vì hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết, không
thể thiếu được ở lớp học, ở mỗi nhà trường. Ban giám hiệu cùng với giáo viên
các nhà trường cần thấy được tầm quan trọng và có được sự chỉ đạo chặt chẽ, cụ
thể, có sự tham gia hưởng ứng tích cực để những hoạt động này được diễn ra
thường xuyên.
Có thể nói hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giữ một vai trò quan trọng
trong nhà trường tiểu học, bởi nó phù hợp với tâm sinh lý của trẻ tiểu học là ưa
hoạt động. Trong hoạt động, trẻ sẽ bộc lộ rõ mặt mạnh, yếu, từ đó thầy cô giáo
sẽ giúp các em phát huy khả năng sở trường và hạn chế những điểm yếu của trẻ.
Hà Tĩnh, tháng 5 năm 2011

8


9



10



×