Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo ở một số trường mầm non Tp. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.97 KB, 27 trang )

1
PHẦN MỤC LỤC
Chương I:
Trang
1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của đơn vị ...…………………. 2
2. Tổ chức của đơn vị....………………………………………………… 3
Chương II:
I. Lý do chọn đề tài……………………………………………………..

5

II.Mục đích nghiên cứu………………………………………………..

6

III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................

6

IV.Phương pháp nghiên cứu...…………………………………………

7

Chương III:
1.Cơ sở lý luận.................................................................................

8

2.Cơ sở thực tiễn..............................................................................

9



3. Các giải pháp thực hiện……………………………………………. 11
3.1. Khảo sát khả năng của trẻ……………………………………….

12

3.2. Đặt mục tiêu hướng dẫn và rèn luyện những kĩ năng cần thiết… 12
3.2.1. Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân……… 12
3.2.1.1. Kĩ năng tự chăm sóc bản thân……………………………….. 12
3.2.1.2. Kĩ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân…………………………. 13
3.2.1.3. - Kĩ năng hỗ trợ người khác…………………………………. 13
3.2.2. Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự bảo vệ…………………… 13
3.2.2.1. Kĩ năng nhận biết nguy hiểm………………………………... 13
3.2.2.2. Kĩ năng tự xoay sở…………………………………………… 13
3.2.3. Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng thích nghi………………….

13

3.2.3.1. Kĩ năng thích nghi các loại thức ăn………………………….

14


2
3.2.3.2. Kĩ năng thích nghi với môi trường…………………………... 14
3.2.3.3. Kĩ năng thích nghi với đám đông …………………………..

14

3.3. Xác định thời gian dạy trẻ càng sớm càng tốt…………………..


17

3.4. Xây dựng môi trường làm việc ngay tại gia đình………………..

17

3.5. Phân công công việc……………………………………………...

17

3.6. Duy trì thói quen và cách làm việc………………………………

18

3.7. Khuyến khích kết quả tốt đẹp trẻ làm được…………………….

18

4. Kết quả……………………………………………………………..

18

5. Bài học kinh nghiệm……………………………………………….

19

Chương IV:
1.Kết luận……………………………………………………………..


21

2. Kiến nghị……………………………………………………………

21

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.Sơ lược về sự hình thành và phát triển của đơn vị:
Trường Mần non Toàn Thắng được thành lập vào năm 2016 nhằm đáp
ứng nhu cầu chung của xã hội về một môi trường giáo dục Mầm non an toàn,
tin cậy, hiệu quả trong việc hình thành nhân cách, nếp sống văn hoá và nếp
học tập cho trẻ ngay từ tuổi nhỏ. Với đội ngũ giáo viên có trình độ, giàu kinh
nghiệm trong giảng dạy, thật sự tâm huyết với nghề, luôn yêu thương quý mến
trẻ.
Đến với trường mầm non Toàn Thắng trẻ được nuôi dạy theo đúng
chương trình chăm sóc giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT.Nhà trường đặc
biệt chú trọng phương châm lấy trẻ làm trung tâm trong mọi chương trình và


3
hoạt động của trường, vì vậy trong mọi việc từ rèn luyện nề nếp ăn, ngủ tới
việc học tập, nhà trường đều căn cứ vào sự phát triển của từng trẻ để có
phương pháp đưa dần các cháu vào nếp sinh hoạt và học tập chung của trường
một cách hài hoà nhất, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các cháu sao cho
phát huy được tính sáng tạo, ham học hỏi ở trẻ một cách tốt nhất.

Trường mầm non Toàn Thắng đã tìm cho mình hướng đi thích hợp và
phát triển với những bước tiến vững chắc, theo phương châm “Đa dạng hóa,
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, hội nhập” đã góp phần đắc lực thực hiện
các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương và của

Thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Các bé mẫu giáo được học thêm các môn
năng khiếu nhằm khai thác tối đa những khả năng tiềm ẩn trong con người
bé( vẽ, anh văn, múa).
Trường có khuôn viên trường lớp rộng rãi, thoáng mát. Cơ sở vật chất
được trang bị đồng bộ hiện đại, các phòng học đều được trang bị điều hoà hai
chiều, các phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ dạy và
học, đồ chơi được sắp xếp trưng bày góc theo từng chủ đề, chủ điểm đạt tiêu
chuẩn, để phục vụ tốt hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ toàn diện.
Trường còn có hệ thống camera quan sát tổng quát phụ huynh có thể
thấy con mình, có thể theo dõi trực tiếp mọi sinh hoạt của trẻ ở trường. Tất cả
các hoạt động của trường đều được kiểm tra một cách chặt chẽ, chu đáo đến
từng chi tiết nhỏ. Đây chính là nét mới trong chất lượng đầu tư của một trường
tư thục.
Với tất cả những giá trị thiết thực mà nhà trường mang đến cho học sinh
với mức học phí vừa phải, trường mầm non Toàn Thắng là địa chỉ lý tưởng
cho tương lai học vấn của con em nhà bạn.
2. Tổ chức của đơn vị
*Sơ đồ tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Võ Thị Thu Hương

HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hằng Ni


4

ĐẠI DIỆN PHHS
Võ Thị Hoa
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Đặng Thị Vĩnh An

NHÀ TRẺ
Nguyễn
Thị Thuý
Phạm Thị
Loan

MẦM
Bùi Thị
Bích Trang
Đặng Thu
Thảo

CHỒI


Nguyễn
Thị Ngọc
Nga

Hà Thanh
Hằng
Bùi Thị Liên

KẾ TOÁN

Bùi Thị
Nhung


Y TẾ

Đoàn Ngọc
Thiên
Thanh

Trần Thị
Bảo Thy

CẤP
DƯỠNG
Nguyễn Thị
Dung
Lệ Nguyền

* Đặc điểm của trường
- Số phòng học của trường:
- Diện tích:
- Ban giám hiệu:
- Nhân viên:
- Giáo viên:
- Học sinh:
- Lớp nhà trẻ:
- Lớp mầm:

9
2360m²
3 người
15 người
9 người

103 bé
2 lớp gồm 30 bé
1 lớp 28 bé


5
- Lớp chồi:
- Lớp lá:

1 lớp 25 bé
1 lớp 20 bé


6
I.

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài:
Theo tổ chức Văn hoá, khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc
UNESCO, do Jacques Delors năm 1996 đề xuất bốn trụ cột chiến lược giáo
dục ( GD) là “ Học để biết; Học để làm; Học để tự khẳng định mình; Học
để chung sống”. Luật GD Việt Nam ( 2005) đã đề ra mục tiêu GD toàn diện

“ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri
thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội…”. Ngành GD Việt Nam đã và đang cải cách,
đổi mới ngày một tốt hơn đặc biệt là trong giáo dục mầm non ( GDMN), bởi
mầm non (MN) là mắt xích đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân, nó góp
phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ
tương lai. Kết hợp với việc GD kiến thức, giáo dục kỹ năng sống ( GDKNS)

cũng như giáo dục kỹ năng tự phục vụ (GDKNTPV) giúp trẻ phát triển cả
thể chất lẫn trí tuệ. GDKNTPV phải bắt đầu từ việc định hướng cho trẻ lứa
tuổi mẫu giáo (MG) những hành vi tốt, GD trẻ biết nhận thức, biết tự phục
vụ cho bản thân, nên giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lứa tuổi MN là vấn
đề cấp thiết cần đặt lên hàng đầu, khi con người nhận thức được khả năng
của chính mình thì vận dụng các kỹ năng sống (KNS) khác một cách có hiệu
quả.
GDKNTPV cho trẻ MG không chỉ như một mục tiêu GD mà còn
như một nhiệm vụ GD cụ thể, vì trẻ MG đã hình thành cơ sở ban đầu của
nhân cách. Việc GDKNTPV nhằm GD tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ. Trong
giai đoạn đổi mới GD trẻ MG hiện nay, một số trường MN đa số giáo viên
(GV) đã xác định được sự cần thiết của GDKNTPV cho trẻ MG. Tuy nhiên,
họ còn lung túng trong cách tổ chức các hình thức học tập, sử dụng PPDH
( phương pháp dạy học)…Do đó, GV chỉ tập trung vào GD hành vi, chưa
chú trọng vào khía cạnh nhận thức và thái độ của trẻ, làm giúp cho trẻ những
công việc mà lẽ ra trẻ hoàn toàn có thể tự làm được khi được GDKNTPV.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nhận thức việc GDKNTPV cho trẻ chưa
đúng như: chỉ chú trọng dạy con học đọc, học viết, chiều chuộng con cái
không đúng, không chú trọng GD con mình ăn, uống như thế nào, khả năng
sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống ra sao khiến trẻ không có
KNS ( kỹ năng sống). Chính vì thế đã khiến cho trẻ thiếu tự tin vào bản thân
mình, có xu hướng rụt rè, nhút nhát trong giao tiếp với những người xung
quanh đặc biệt là trong đời sống xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay. Thiếu
KNTPV sẽ dẫn đến hệ luỵ trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia
vào các hoạt động của tập thể.
Trong tình hình chung của nước ta hiện nay việc GDKNTPV cho trẻ
có nhiều bất cập và thông qua quá trình tìm hiểu khi đi kiến tập, thực tập ở
các trường MN TP.HCM việc GDKNTPV cho trẻ cũng bộc lộ những hạn chế



7
nhất định. Việc GDKNTPV chưa được nghiên cứu sâu rộng, chỉ nói chung
về KNS và một số kỹ năng cơ bản cần hình thành cho trẻ. GV chỉ
GDKNTPV cho trẻ sơ sài, không mang tính hệ thống. Khi dạy trẻ về
KNTPV thì chủ yếu GV sẽ lồng ghép vào các hoạt động khac nhau hoặc cô
sẽ nhắc nhở trẻ KNTPV thông qua tất cả các hoạt động như: ăn, ngủ, đi vệ
sinh...mà ít khi GV dạy trẻ bằng những tiết dạy KNTPV cụ thể.
Với mong muốn nâng cao chất lượng GDKNTPV cho trẻ lứa tuổi
MG, tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo ở một số trường mầm non Tp. HCM”. Bên
cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này còn tạo điều kiện cho tôi nắm vững các
kỹ năng thực hiện nghiên cứu một đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu:
Tạo cho trẻ sự mạnh dạn tự tin, biết tôn trọng người khác, có khả
năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, nói năng lịch sự, hòa nhã và cởi mở với
mọi người.
Trẻ sống gọn gàng ngăn nắp ở nhà cũng như ở trường và nơi công
cộng.
Thể hiện thân thiện hòa thuận với bạn: chia sẻ giúp đỡ bạn khi cần
thiết, cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành công việc đến cùng.
Trẻ biết các quy tắc xã hội đơn giản: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy,
không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, bứt lá….
Giúp cho bản thân có thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.
Phụ huynh biết phối hợp cùng cô giáo để giáo dục trẻ những kỹ năng cơ bản
ở gia đình.
Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc
sống, biết được những điều nên làm và không nên làm từ đó giúp cho trẻ có
được một số kỹ năng sống cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng cho trẻ trong trường mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt

như đức, trí, thể, mỹ .
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi.


8
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Lớp mẫu giáo 4 Tuổi - Trường mầm non Toàn Thắng – Xuân Thới
Thượng – Tp.Hồ Chí Minh.
3.Thời gian nghiên cứu: Từ 31/3/2017 đến 29/4/2017

IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
4. Phương pháp thống kê toán học.


9

CHƯƠNG III: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một
số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự
khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt

hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra
cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những
điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm 3 cơ sở
hình thành các kĩ năng sống sau này. Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia
đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo
dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết


10
hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong
cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng
thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường
“Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự
ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ. Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ
và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về
hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự phục vụ cho trẻ lại rất hạn chế.
Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập,
bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực
hiện chậm chạp, long ngóng, vụng về..) và có tư tưởng “Thà làm quách cho
xong”. Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và
trẻ mẫu giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có
những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ, làm
cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này.
Kỹ năng tự phục vụ ở trẻ là gì?
Trẻ ở lứa tuổi mầm non rất thích tự làm những công việc vừa sức của
mình để phục vụ cho bản thân. Từ những việc như đánh răng, rửa mặt, thay
đồ, đi nhà vệ sinh hay rửa tay đúng cách,… nếu trẻ tự mình thực hiện đồng
thời nhận về mình nhiều lời động viên, khen ngợi từ phía người lớn, trẻ sẽ dễ
bị kích thích và cuốn hút vào những hoạt động này.
Việc tự làm những công việc chăm sóc bản thân không những giúp bé

trở nên năng động hơn, tự lập hơn mà còn tạo tiền đề để trẻ phát triển theo
hướng tích cực trong tương lai. Nếu trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân,
trẻ sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Đây là một thiệt
thòi rất lớn trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ sau này.

2. Cơ sở thực tiễn:
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện- học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ
Trung ương đến địa phương. Phòng Giáo dục & Đào tạo Hiệp Hòa cũng đã có
kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể nhằm rèn luyện kỹ năng
sống cũng như kỹ năng tự phục vụ cho trẻ . Đây chính là những định hướng
giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình
huống trong cuộc sống; thói quen và kỹ năng học tập, sinh hoạt theo nhóm;


11
rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; kỹ năng phòng, chống tai nạn
giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kỹ năng ứng
xử văn hóa; chung sống hòa bình; phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

*Thực trạng :
Năm học 2016-2017 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
Tổng số trẻ là 30 cháu. Qua nghiên cứu tình hình đầu năm học tôi thấy có
những khó khăn và thuận lợi sau :
a.Thuận lợi
- Trường mầm non Toàn Thắng là một trường điểm của huyện Hóc Môn
vì vậy cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phòng học được xây dựng kiên cố có
đầy đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho trẻ học. Các cháu được ăn bán trú
tại lớp 100%.
- Các cháu trong lớp đa phần sống trên địa bàn thị trấn có điều kiện phát

triển tốt về thể chất cũng như tinh thần, tình trạng sức khỏe các cháu tương đối
tốt.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng
cao chuyên môn, mua sắm cũng như bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi
để đảm bảo thực hiện tốt chất lượng giảng dạy.
– Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình
với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc
chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày
nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
b. Khó khăn:
– Khả năng nhận thức của các cháu không đồng đều. Có một số cháu chưa
biết nói hoặc nói chưa thạo nên sẽ gây khó khăn cho các cháu trong việc thể
hiện ý muốn của mình đối với cô giáo. Nhiều cháu khả năng tự phục vụ còn
rất yếu, còn rụt rè nhút nhát nữa nên buộc cô giáo phải hết sức gần gũi và nhẹ
nhàng mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ. Bên cạnh đó lại có những cháu
nghe nhưng chưa hiểu được các yêu cầu của cô, thích tự làm theo ý mình nên
sẽ gây khó khăn cho tôi trong việc rèn nề nếp cho các cháu.


12
– Đây là nội dung giáo dục còn khá mới mẻ trong chương trình giáo dục
trong chương trình giáo dục cho trẻ mầm non. Vì vậy, rất ít tài liệu để tham
khảo tìm hiểu.
– Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kĩ
năng cho trẻ.
– Việc tổ chức các hoạt động tập thể, trò chơi nhằm hình thành rèn luyện
kĩ năng cho trẻ còn khó khăn.
– Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi,
các trò chơi điện tử…

– Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm,
không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
* Kết quả khảo sát ban đầu:
Tôi khảo sát thực tế về khả năng tự phục vụ của trẻ, kết quả nhận được
như sau:

Nội dung khảo sát
Tự cầm ca nước để uống
Tự xúc cơm ăn
Tự dẹp chén sau khi ăn
Tự cởi, mặc quần áo
Đánh răng sau khi ăn
Tự mang giầy, dép
Tự xếp mền, gối sau khi ngủ dậy
Khả năng trẻ tự làm mà không cần GV nhắc
nhở

Đạt
Số
lượng
20
21
15
17
10
13
16

Tỉ lệ
66.7

70
50
56.7
33.3
43.3
53.3

5

16.6

Chưa đạt
Số
lượng Tỉ lệ
10
33.3
9
30
15
50
13
43.3
20
66.7
17
56.7
14
46.7
25


83.4

Bảng 1. Kết quả khảo sát khả năng tự phục vụ của các cháu trong lớp

Thời gian đầu, khi tôi mới nhận lớp, tôi thấy khả năng nhận thức của
các cháu chưa tốt, khả năng tự phục vụ còn hạn chế (bảng 1). Có nhiều cháu


13
nói chưa tốt, chưa biết một số thói quen tự phục vụ đơn giản như: Có 33.3%
cháu khát nước, muốn uống nước nhưng không biết cách lấy nước uống,
không biết cách cầm ca uống nước như thế nào cho không bị đổ. Có một số trẻ
khi có nhu cầu đi vệ sinh nhưng lại không biết cởi quần nên bị tè dầm ra quần
(43.3%). Có 70% cháu có thể tự cầm muỗng xúc cơm ăn, 56.7% cháu không
biết mang giày, 50% ăn xong không biết dẹp chén, không biết giúp đỡ ba mẹ,
cô giáo hay bạn bè xung quanh những công việc vừa sức... Bên cạnh đó còn có
nhiều cháu nghe chưa kịp và chưa hiểu các hiệu lệnh của cô: “Các con hãy
giúp cô khiêng ghế xếp vào bàn”... Chính vì không hiểu nên trẻ không thực
hiện được. Tuy nhiên có một số trẻ có kĩ năng tự phục vụ rất tốt nhưng lại
thiếu tính chủ động (83.4%), trẻ luôn đợi chờ người lớn nhắc nhở thì trẻ mới
chịu làm...
Để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm hướng dẫn trẻ kĩ năng tự
phục vụ, đầu tiên tôi sẽ tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến việc trẻ chưa có
khả năng tự phục vụ và ý thức tự phục vụ của trẻ chưa tốt:
- Nguyên nhân thứ nhất: xuất phát từ phía trẻ, có một số cháu có do khả
năng tiếp thu chậm hoặc không chịu tập trung khi cô hướng dẫn, điều này sẽ
khiến cho giáo viên dễ trở nên bực mình và có thể la mắng hoặc đánh trẻ. Đối
với những giáo viên có cái tâm thì cố kìm chế bản thân để hướng dẫn cháu đến
nơi đến chốn. Nhưng bên cạnh đó lại có những cô sợ bản thân mình kìm chế
không được nên đã bỏ thí cho trẻ tự mày mò hoặc làm luôn giúp trẻ. Việc này

cứ thế lâu dần hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, lười làm việc và không biết kỷ
năng tự phục vụ.
- Nguyên nhân thứ 2: xuất phát từ giáo viên, do cô không chịu khó, không
kiên trì hướng dẫn cho trẻ những kĩ năng tự phục vụ nên cô hay làm giúp trẻ
cho đỡ mất thời gian, đỡ phải bực tức khi cháu làm không được. Việc này lâu
dần sẽ khiến cho trẻ có tư tưởng ỷ lại, không chịu làm. Vì trẻ nghĩ: ‘Mình
không làm thì cô cũng làm thôi”.
- Nguyên nhân thứ 3: lại xuất phát từ phía phụ huynh, do mỗi gia đình Việt
Nam ngày nay thường chỉ có một đến 2 con, tất cả tình cảm cha mẹ dành trọn
cho những đứa con yêu qúy của mình. Ngoài ra, có những trẻ là con cầu con
khẩn trong gia đình nên được cha mẹ chìu chuộng hết mức. Trẻ luôn được đáp
ứng ngay mọi yêu sách, mọi mong muốn của trẻ, ba mẹ và người lớn trong gia
đình làm thay trẻ tất cả mọi việc vì họ sợ con vất vả, sợ qúa sức của con, sợ
con làm không được theo ý mình, sợ mất thời gian... Điều này lâu dần hình
thành ở trẻ tính ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác, thiếu kiên nhẫn và lười
lao động. Ngoài ra còn có vô số các nguyên nhân khác chủ quan hay khách
quan đã làm cho trẻ thiếu kĩ năng và thói quen tự phục vụ.


14
3. Các giải pháp thực hiện
Đối với trẻ mầm non khả năng ghi nhớ có chủ định chưa cao. Ngược lại,
khả năng bắt chước tái tạo lại các hoạt động của người lớn rất nhanh. Trẻ học
được kinh nghiệm sống chủ yếu là nhờ bắt chước hành động thực của người
lớn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
không chỉ sử dụng lý thuyết mà phải vận dụng cả thực hành, trải nghiệm thì
mới có hiệu quả tốt.
Ngày nay, nội dung giáo dục kĩ năng tự phục vụ đã được chú trọng. Tuy
nhiên việc giáo dục kĩ năng tự phục vụ chưa trở thành một môn học với 1 giáo
trình chuẩn được áp dụng trong nhà trường.

Qua việc áp dụng sáng kiến này tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé đưa
ra một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hình thành kĩ năng tự phục vụ.
Trong năm học 2016 – 2017, tôi đã suy nghĩ và áp dụng một số biện pháp
giúp cháu lớp Mầm có thói quen tự phục vụ.
3.1. Khảo sát khả năng của trẻ:
Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu
giáo, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc. Và để gặt hái
được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học tôi
đã tiến hành khảo sát trẻ theo những 7 kĩ năng cấn thiết để giáo dục tính tự lập
cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên (bảng 1).
3.2. Đặt mục tiêu hướng dẫn và rèn luyện những kĩ năng cần thiết.
Tôi hướng dẫn các cháu phát triển một số kĩ năng hỗ trợ nhằm giúp trẻ
phát triển hoàn thiện và có khả năng thích ứng trong mọi hoàn cảnh thực tế
như:
- Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân.
- Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự bảo vệ.
- Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng thích nghi.

3.2.1. Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân:


15
Việc trẻ biết tự chăm sóc mình là những viên gạch đầu tiên xây dựng tính
tự tin, tự lập và ứng phó với những đòi hỏi khác.
Ví dụ : Khi trẻ biết cách xếp quần áo thì sau này khi đi học trẻ dễ dàng áp
dụng kĩ năng đó vào việc xếp sách vở, đồ dùng đi học. Khi đi làm trẻ sẽ biết
sắp xếp công việc tốt hơn. Nếu trẻ không biết mang đôi vớ, giặt bộ quần áo
cho chính mình thì trẻ cũng sẽ không biết làm điều đó cho người khác.
Dạy cho trẻ khả năng tự chăm sóc mình, ngoài việc tốt cho bản thân trẻ,
trẻ tự chăm sóc mình cũng là cách giúp đỡ những người trong gia đình… Trẻ

không biết tự chăm sóc mình thì sẽ không cảm nhận được sự vất vả khi làm
việc gì, không thông cảm và thấu hiểu thì trẻ sẽ không có sự chia sẻ, gắn bó
với những tình cảm mà người thân đã giành cho mình.
3.2.1.1. Kĩ năng tự chăm sóc bản thân:
Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, tay, đánh răng, tự đi dép,
chuẩn bị mũ, áo khoác, khẩu trang khi đi ra ngoài, tự ăn, tự đi lên xuống cầu
thang.
Trẻ ở độ tuổi này hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân, chính vì vậy tôi
chỉ cần khuyến khích và động viên trẻ trong những buổi học đầu tiên. Ngay từ
những ngày đầu tiên đến trường, tôi hướng dẫn trẻ cách tự mặc quần áo, gấp
quần áo, cất quần áo vào đúng nơi quy định. Công việc này yêu cầu phải có
thời gian và người GV phải kiên nhẫn. Nhờ vậy mà sau gần một tháng, trẻ
hình thành thói quen tự lập trong việc chăm sóc bản thân.

3.2.1.2. Kĩ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân:
Tự cho quần áo bẩn vào máy giặt, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, gạt
nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi, bỏ rác đúng nơi quy định. Tôi
hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân như: rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tắm. Dạy
trẻ cách an toàn khi thực hiện các việc vệ sinh cá nhân. Tạo cho trẻ có ý thức
tự giác chăm lo vệ sinh cá nhân thông qua các câu truyện, hoạt động học tập
trên lớp.
3.2.1.3. Kĩ năng hỗ trợ người khác:
Bật tivi, bật quạt, lấy chén ăn cơm, lấy ly uống nước, cất dép đúng quy
định, xách phụ đồ, tưới cây, dọn dẹp bàn ghế sau khi ăn xong.


16
3.2.2. Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng tự bảo vệ:
Để các cháu có thể tự phục vụ mình tốt hơn, các cháu phải có các kĩ năng
tự bảo vệ

3.2.2.1. Kĩ năng nhận biết nguy hiểm:
Dạy trẻ học cách nhận biết đồng thời hành động những hành động đúng
và kịp thời bảo vệ bản thân qua các tình huống. Các mối nguy hiểm trong nhà
như: gas, bàn ủi, điện, nước nóng, dao kéo. Các mối nguy hiểm ngoài xã hội:
Quấy rối, bắt cóc, bắt nạt, trộm cắp, cướp, lạc đường. Các mối nguy hiểm bất
ngờ: Cháy nổ, kẹt thang máy, chó cắn, ong đốt, ngộ độc… Các mối nguy hiểm
ngoài môi trường: động đất, lũ lụt, bị sa vào vũng lầy, sông nước.
3.2.2.2. Kĩ năng tự xoay sở:
Không phải những vấn đề trong cuộc sống đều được giải quyết một cách
dễ dàng và bạn sẽ phải truyền đạt điều ấy cho trẻ khi chúng đối mặt với thử
thách lớn và không phải lúc nào cũng có người lớn bên cạnh để giúp trẻ giải
quyết vấn đề. Khi trẻ gặp phải một vấn đề nào đấy, tôi không thay trẻ giải
quyết mọi vấn đề, trừ trường hợp bắt buộc phải làm như thế. Thay vào đó, tôi
giúp các em tìm kiếm giải pháp thích hợp, điều này sẽ thể hiện sự tin tưởng
của mình đối với trẻ có khả năng tự giải quyết vấn đề. Những việc hằng ngày
mà tôi thực hiện luôn nhằm khuyến khích kĩ năng giải quyết vấn đề của trẻ
giúp trẻ có những sáng kiến tốt hơn trong cuộc sống khi chúng lớn lên. Tôi chỉ
là chỗ dựa cho học sinh của tôi chứ không phải là người giải quyết vấn đề cho
các em
3.2.3. Hướng dẫn trẻ phát triển kĩ năng thích nghi:
Thích nghi là một kĩ năng sống quan trọng vì nếu kĩ năng giao tiếp là
bước đầu để tiếp xúc với môi trường bên ngoài với những người xung quanh,
thì thích nghi chính là bước tiếp theo để có thể hòa nhập hoặc phản ứng lại với
môi trường bên ngoài.
Đứa trẻ nếu có kĩ năng giao tiếp tốt có thể đạt được những thành công với
những người xung quanh trong việc tham gia vào các hoạt động cùng với họ,
là bố mẹ ông bà hay các bạn của trẻ. Thế nhưng nếu trẻ không có khả năng
thích nghi thì cũng khó mà đạt được những kết quả tốt cho cuộc sống của
mình.
3.2.3.1. Kĩ năng thích nghi các loại thức ăn:



17
Đôi khi trẻ có những sở thích hơi đặc biệt về ăn uống, chỉ thích ăn vài
loại thực phẩm nhất định, uống vài loại sữa hay thức uống nhất định.
- Điều đó thường là do chính chúng ta vô tình tập cho trẻ khi còn bé, vì thế
một mặt chúng ta vẫn chấp nhận và tôn trọng những sở thích này nhưng vẫn
nên tập cho trẻ có khả năng ăn uống đa dạng, vì nếu không có những sở thích
về ăn uống của trẻ sẽ gây ra những khó khăn, rắc rối đặc biệt là trong các
chuyến đi chơi xa.
- Các bữa ăn cho trẻ ở trường tôi luôn tạo không gian thoáng mát, hợp vệ
sinh, đảm bảo an toàn cho trẻ để trẻ ăn ngon miệng.
- Bữa nào trẻ ăn được thì tôi sẽ gắn một bông hoa và một khuôn mặt tươi
cười, bữa nào trẻ khó ăn, không tập trung ăn thì sẽ có một khuôn mặt mếu.
Đến cuối tuần làm tổng kết và khen ngợi trẻ về các khuôn mặt cười và tặng
cho trẻ một món quà nho nhỏ. Nhưng nếu nhiều khuôn mặt buồn thì cũng
không nên trách mắng, mà tôi khuyến khích: “Cô biết là còn sẽ làm tốt hơn…”
Trước bữa ăn để tạo cảm giác ăn ngon miệng và thích thú khi ăn, tôi giới thiệu
tên các món ăn và tác dụng của những loại thực phẩm mà trẻ ăn thật hấp dẫn
và thu hút.
3.2.3.2. Kĩ năng thích nghi với môi trường:
Với môi trường sống cũng thế, một môi trường bẩn thỉu và ô nhiễm là
không thể chấp nhận được, nhưng một không gian quá sạch sẽ cũng không
phải là một điều kiện tốt cho sự phát triển của trẻ.
Trẻ có thể nghịch cát, đất trong một chừng mực vừa phải vì điều đó giúp
cho các bé vừa thỏa mãn được tính năng động, vừa nâng cao khả năng đề
kháng. Dĩ nhiên là nên có sự giám sát của người lớn, nhưng chúng ta chỉ can
thiệp khi có những dấu hiệu của sự nguy hiểm, còn đối với một vài cú vấp ngã
của trẻ thì cứ để cho trẻ tự đứng lên, điều đó không chỉ giúp trẻ mạnh dạn và
tự tin hơn mà còn cho chúng ta tránh được những sự mè nheo của trẻ.

Quan điểm của tôi là rèn luyện tính chịu đựng trước khó khăn và phải tự
lập chủ động trong mọi biến cố có thể xảy ra. Qua những bài rèn luyện thể
chất, rất ít trẻ mắc bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, viêm họng... do thay đổi
thời tiết.
3.2.3.3. Kĩ năng thích nghi với đám đông :
Con người có hai loại tính khí chính là tính hướng nội và tính hướng
ngoại, và trong mỗi loại tính cách đó lại có 4 nhóm cá tính khác nhau. Các


18
nhóm này thường có sự phối hợp để tạo nên những mẫu người có cá tính khác
nhau. Vì vậy, tôi cho trẻ làm quen với đám đông phải dựa trên tính cách của
các trẻ, tùy trẻ thuộc loại tính khí nào! Với trẻ hướng ngoại thì chúng ta không
cần lo ngại, vì trẻ thường có xu thế thích đám đông, thích sự ồn ào vui vẻ, náo
nhiệt, thích các hoạt động tập thể. Còn với trẻ hướng nội thì trẻ sẽ ngại tiếp
xúc với đám đông, có vẻ như dụt dè nhút nhát. Nhưng các bé cũng có những
ưu điểm để có thể thành công, đôi khi còn tốt hơn cả trẻ hướng ngoại nếu được
sự định hướng đúng cách của người lớn. Tôi giúp trẻ quen dần với đám đông
qua việc cho trẻ tham gia các giờ học dã ngoại, tham gia các hoạt động ở
trường.
Ngoài ra, trong việc hòa nhập với xã hội, tôi tập cho trẻ những thói quen
ứng xử với một phong cách văn minh, lịch sự qua những hoạt động hằng ngày
ở trường:
- Thói quen biết xếp hàng: Đây là một thói quen mà hầu hết người lớn
chúng ta không để ý khi tham gia vào các hoạt động chung. Nhưng hãy cố
gắng làm gương và tập cho trẻ có thói quen xếp hàng ngay từ nhỏ để dẩn dần
thay đổi được một cách ứng xử kém văn hóa nơi công cộng là sự chen lấn
nhau.
Ở lớp tôi rèn cho trẻ thói quen xếp hàng (không chen ngang, xô đẩy bạn..) khi
tham gia vào một hoạt động nào đó như: cùng nhau xếp hàng đi chơi công

viên.
- Thói quen bỏ rác vào thùng rác: Ngay tại lớp học, tôi cho đặt thùng rác ở
nơi qui định, để trẻ thấy việc bỏ rác là 1 thói quen trong lớp. Khi đi chơi ngoài
sân trường, cũng cần bỏ rác và hướng dẫn cho trẻ bỏ rác vào các thùng rác
công cộng để hình thành thói quen này. Thường xuyên nhắc nhở trẻ vứt rác
vào đúng nơi quy định.
- Thói quen biết nói xin lỗi và cám ơn: Ngay từ bé, chúng ta cũng cho trẻ
thấy cách ứng xử như vậy của người lớn và khi giao tiếp với trẻ, chính tôi
cũng phải nói xin lỗi và cám ơn trẻ .
- Như thế, trẻ sẽ cảm nhận được một cách tự nhiên các cách ứng xử này. Kĩ
năng thích nghi là một trong những kĩ năng giúp một đứa trẻ bình thường,
không có những năng lực đặc biệt gì nhưng vẫn có thể đạt được những thành
công nhất định trong cuộc sống và không gục ngã trước những thách thức khi
bước vào đời.


19
Để giúp trẻ hình thành được các kĩ năng trên, tôi từng bước, tùy từng trẻ
mà thực hiện:
- Đối với trẻ nói chưa thạo, tôi sẽ nói chậm rãi khi hướng dẫn trẻ, dạy trẻ
cách truyền đạt thông tin với cô giáo bằng cách ra hiệu khi cần giúp đỡ. Song
song đó tôi sẽ đưa các đề tài rèn kĩ năng tự phục vụ vào bài giảng hàng ngày
và tiếp tục rèn các kĩ năng này ở mọi lúc mọi nơi cho đến khi trẻ thuần thục.
Và tôi sẽ cho trẻ thực hiện mỗi ngày để nó dần trở thành thói quen tốt của trẻ.
Tận dụng các tình huống cụ thể từ trẻ để rèn kĩ năng cho trẻ, như thế trẻ sẽ nhớ
lâu hơn.
- Tôi thường xuyên động viên, khích lệ cổ vũ trẻ, kịp thời khen trẻ khi cháu
làm được và làm tốt những công việc tự phục vụ. Nêu gương trước cả lớp
những bạn năng nổ, tích cực phụ giúp cô.
- Tôi nhẹ nhàng và chỉ dẫn tận tình cho trẻ, tạo cho trẻ cảm giác tự tin là

mình có thể làm được và làm tốt. Đây cũng là cơ hội để cô và trẻ gần nhau và
hiểu nhau hơn.
- Thường xuyên trao đổi thông tin giữa giáo viên và phụ huynh của trẻ.
Giáo viên cần tìm hiểu thêm thông tin về trẻ từ phụ huynh: Ở nhà, cháu có hay
giúp đỡ ba mẹ không? Cháu thích làm những việc gì giúp mẹ, bố mẹ có để cho
trẻ tự phục vụ bản thân những việc vừa sức không: Mang giày dép, xếp quần
áo của mình, tự xúc ăn...?
- Ngoài việc tìm hiểu từ phụ huynh thì tôi thường xuyên phản hồi thông tin
về trẻ cho phụ huynh nắm: Ở lớp, cháu là người như thế nào? Cháu có hay
giúp cô không? Những việc trẻ làm tốt khi ở lớp... để phụ huynh tiếp tục
khuyến khích cho cháu làm tốt khi ở nhà nhằm xây dựng thói quen tốt cho trẻ.
Ngoài việc cổ vũ những cháu năng động tích cực phát huy khả năng, tôi chú ý
đến những cháu còn chậm tiếp thu chưa tốt, rụt rè. Tạo cơ hội để cháu được tự
làm những việc vừa sức, hướng dẫn trẻ mọi lúc mọi nơi: Con cứ làm đi, đừng
sợ sai, con làm được đấy, cô không mắng đâu!...
Khi hướng dẫn trẻ thì giọng nói của tôi cần nhẹ nhàng, chậm rãi, tạo sự
gần gũi. Tránh những câu nói mệnh lệnh, cứng nhắc: Làm nhanh đi, làm cái
này nè, làm sai rồi...
- Tôi không ngừng trao dồi năng lực chuyên môn, học hỏi nơi bạn bè, đồng
nghiệp tìm kiếm những phương pháp giảng dạy mới, hay, áp dụng các biện
pháp giáo dục linh hoạt nhằm rèn luyện cho cháu có nề nếp, có kĩ năng sống


20
và thói quen tự phục vụ tốt đảm bảo là cháu được hoạt động một cách chủ
động, linh hoạt.
- Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tôi hướng dẫn một cách chậm rãi
từng thao tác một. Khi trẻ đã nắm được thao tác này thì tôi mới chuyển sang
thao tác khác. Tôi cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục để trở thành
kĩ năng, tạo cho trẻ cảm giác phấn khởi là mình cũng giỏi như bạn. Ví dụ: Đối

với trẻ xúc ăn chưa thạo. Ban đầu tôi chấp nhận việc cơm sẽ rơi vãi ra nhà
hoặc trẻ cho cơm vào mũi. Hoặc đối với trẻ chưa biết cách uống nước tôi đổ
chút ít nước vào trong ly và cho cháu tự cầm ly uống, trẻ uống như thế nào là
tùy trẻ, lâu dần bản thân trẻ sẽ tự điều chỉnh cho tốt hơn do đã được trải
nghiệm nhiều lần và đã có kinh nghiệm ở những lần thất bại trước. Để trẻ có
được điều này đòi hỏi chúng ta phải chịu cực đôi chút, kiên nhẫn chờ đợi sự
tiến bộ từng ngày nơi con trẻ của chúng ta.
3.3. Xác định thời gian dạy trẻ càng sớm càng tốt:
Đặc điểm tâm lý của trẻ nhỏ là thích bắt chước, tôi luôn tạo cơ hội để trẻ
làm những việc này khi trẻ muốn. Ví dụ: trẻ muốn mở cửa thì những cánh cửa
nhỏ trẻ có thể đưa tay đến tay nắm được, tôi để bé tự mở, đồng thời hướng dẫn
cho trẻ từ cách đút chìa khóa, vặn khóa và mở khóa. Nếu cháu muốn tự đi dép
trước khi đi ra ngoài, tôi chờ cháu đi dép chứ không “đi hộ trẻ cho nhanh”.
3.4. Xây dựng môi trường làm việc ngay tại gia đình:
Việc hướng dẫn và rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ nếu chỉ có
cô giáo và nhà trường thì không thể thành công mà phải có sự phối hợp của
các thành viên trong gia đình trẻ như: cha mẹ, ông bà, anh em,…
Các thành viên trong gia đình luôn tạo mọi cơ hội cho bé nhìn thấy các
việc làm và cách thức làm việc của mình, đồng thời nên giải thích cho bé về
việc đó (dù bé có hiểu hay không). Sau đó nên khuyến khích trẻ tham gia vào
công việc phù hợp với khả năng. Ví dụ: Mẹ đang nhặt rau để nấu canh, hãy
giải thích và bảo con cùng làm hộ. Sau đó mẹ hướng dẫn bé cách nhặt rau,
mặc dù có thể trẻ làm chưa khéo, làm cho rau bị dập nhưng hãy cho cháu làm
để có cơ hội rèn luyện lòng yêu thích công việc cũng như các kĩ năng làm việc
nhà ngay từ nhỏ. Có thể tích cực “nhờ vặt” để trẻ có nhiều cơ hội được làm
việc thì bé mới có được kĩ năng. Không nên có suy nghĩ đợi trẻ lớn mới dạy,
thậm chí có thể dạy từ khi bé được 16 tháng tuổi, đừng sợ trẻ làm hư, làm vỡ
mà làm thay.
3.5. Phân công công việc:



21
Trong lớp, tôi phân công công việc cho từng thành viên để bé hiểu rằng
mỗi người đều có trách nhiệm với công việc và hình thành thói quen làm việc.
Khi tổ chức các hoạt động ở lớp có thể phân công công việc cho các bé, cho bé
phụ giúp cô trong giờ ăn: Lấy ghế, lấy khay và khăn ăn, với trẻ lớn hơn có thể
giúp cô kê bàn, chia chén muỗng,… giúp cô trải chiếu, lấy chăn gối, đệm
chuẩn bị giờ ngủ.
Khi về nhà, tôi cũng thường nhắc cha mẹ các bé cũng phân công công
việc cho bé. Chẳng hạn khi cha mẹ đi làm về, hãy yêu cầu bé phụ mẹ cất dép
hoặc giày của mẹ lên kệ. Cứ như thế trẻ sẽ có thói quen hễ thấy mẹ về đến nhà
là chạy đến đòi cất giày cho mẹ. Khi đi siêu thị hay đi chợ cha mẹ hãy cho
cháu theo và chia cho cháu một món đồ nhỏ để xách cùng. Cần tập và lặp đi
lặp lại để trẻ hình thành thói quen. Tuy nhiên khi thấy bé mệt thì không nên
bắt ép.
3.6. Duy trì thói quen và cách làm việc:
Việc hình thành một hành động tự phục vụ là điều không khó nhưng cái
khó là hình thành thói quen cho trẻ. Chính vì vậy, tôi thường xuyên: Phân
công công việc cụ thể; cho trẻ được làm nhiều lần; có những biện pháp khen
thưởng, khích lệ, động viên.
3.7. Khuyến khích kết quả tốt đẹp trẻ làm được:
Việc khen ngợi cần được xem như hành động công nhận trẻ đã hoàn
thành công việc nào đó, cho dù chúng chỉ hoàn thành ở mức sơ sài nhất. Cụ
thể tôi đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc mà trẻ đã làm. Tôi
không bao giờ dùng những từ khen ngợi quá đáng cho một hành động đơn
giản. Thay vào đó là những lời động viên tích cực như: con đánh răng sạch
quá, miệng con rất thơm vì con đã đánh răng, cảm ơn con vì đã sắp xếp dép
cho lớp, con đi vệ sinh đúng nơi quy định rồi đó, cảm ơn con đã cất dọn đồ
chơi gọn gàng cho cô, cô rất vui khi các con giúp cô lau sạch lá cây,…
Các hình thức tôi thường dùng để khen, tuyên dương những hành động tốt

trước lớp: cho trẻ được cắm cờ, …
4. Kết quả:
Trên đây chỉ là một số biện pháp của riêng cá nhân tôi rút ra từ kinh
nghiệm giảng dạy, và thực tiễn cuộc sống xung quanh tôi. Những biện pháp
trên đã giúp trẻ của lớp tôi có thói quen tự phục vụ tốt hơn. Ngay khi mới vào
lớp, nhiều trẻ của tôi chưa có kĩ năng tự phục vụ hoặc tự phục vụ chưa tốt, qua


22
một quá trình rèn luyện cho trẻ với các biện pháp mà tôi đã thực hiện. Giờ đây
thì trẻ của tôi đã tiến bộ lên rất nhiều, nhiều cháu có thói quen tự phục vụ rất
tốt, cháu thích thú được giúp cô và tự tin đề nghị với người lớn để trẻ được
làm: Mẹ, cô để con làm cho, con biết làm mà..., cháu chủ động và mong chờ
được ba mẹ, cô giáo và người lớn nhờ giúp (bảng 2). Chính những điều này
tạo cho tôi niềm phấn khởi và yêu nghề hơn.

Đạt
Nội dung khảo sát
Tự cầm ca nước để uống
Tự xúc cơm ăn
Tự dẹp chén sau khi ăn
Tự cởi, mặc quần áo
Đánh răng sau khi ăn
Tự mang giầy, dép
Tự xếp mền, gối sau khi ngủ dậy
Khả năng trẻ tự làm mà không cần GV nhắc nhở

Số lượng
30
30

30
30
30
30
30
29

Tỉ lệ
100
100
100
100
100
100
100
97.6

Bảng 2. Kết quả đạt được cuối năm học về kĩ năng tự phục vụ của trẻ
5. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tiễn đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:


23
- Không được xem nhẹ vấn đề giáo dục thói quen tự phục vụ cho trẻ trong
quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ.
- Giáo viên tránh làm thay trẻ, nên giao việc cho từng trẻ, tạo cơ hội cho
cháu chủ động hoạt động, để cháu có trách nhiệm với công việc mà mình được
giao. Cô cần đặt niềm tin vào trẻ rằng trẻ của mình có thể làm được. Điều này
sẽ giúp trẻ tự tin vào khả năng của mình.
- Bằng những kinh nghiện thực tế trên đã chứng minh cho mọi người rằng:

Dù là trẻ ở lứa tuổi nào đi nữa thì người lớn chúng ta cũng nên tôn trọng trẻ,
nên yêu thương và gần gũi trẻ. Đó chính là điều kiện để góp phần giúp thế hệ
tương lai của đất nước sống có ích hơn, yêu lao động và yêu cuộc sống hơn. –
Phải luôn đặt cái tâm của người giáo viên lên hàng đầu: ‘Cô giáo như mẹ
hiền”. Cần tạo cho trẻ cảm nhận: ‘Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Hãy
yêu thương trẻ như con của 15 mình, tận tình chỉ dạy trẻ.
- Khi thực hiện thì tránh nôn nóng, sợ mất thời gian mà phải thực hiện kiên
trì, liên tục và xuyên suốt.
- Bản thân cần phải tích cực tìm tòi học hỏi, nhận thức sâu sắc những nội
dung giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào dạy trẻ lớp mình.
- Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện
thành công ý tưởng của mình.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, phụ huynh cùng toàn thể
CB – GV/NV trong công tác giáo dục và hình thành kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ.
- Tổ chức nhiều hoạt động tạo mọi cơ hội để trẻ được hình thành kĩ năng
này.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ
huynh và đối với trẻ.


24

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Yếu tố tạo nên tính tự phục vụ ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào
những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình


25

mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ
người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt với, bởi nó sẽ giúp trẻ
hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó
khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ biết
tự phục vụ từ nhỏ thì nhanh nhẹ và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ
khác.
Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ
lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc
đơn giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích
tự đi mà thích được người lớn bế ẵm… Trẻ không biết cách chăm sóc bản
thân, không biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một
nguyên nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng
khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển
theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không
đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự phục vụ
cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là phương pháp rất quan trọng
và cần thiết.
Tạo cho trẻ biết tự phục vụ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho
bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách
giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
2. Kiến nghị:
- Mở lớp tập huấn chuyên môn về nội dung giáo dục kĩ năng sống cho
giáo viên đến từng cơ sở.
- Tuyên truyền nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ Mầm Non trên đài
báo, ti vi nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh.
- Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí để các trường tổ chức các hoạt động
tập thể có quy mô, chất lượng cao.
Cuối cùng tôi rất mong được sự quan tâm, bổ sung, góp ý của các cấp
lãnh đạo cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.



×