Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 72 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI CÁ BIỆT

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non

NĂM HỌC 2015 - 2016
28/58


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

MỤC LỤC
3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................6
5. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................6
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................................7
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................7
bình thường và với trẻ MG 5 – 6 tuổi các biệt thì chúng càng có ý nghĩa
hơn........................................................................................................................7
1.2. Quan điểm về giáo dục theo phương pháp Montessori............................7
1.3. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài...................................................8
1.4. Đặc điểm phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi........................................................9
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ..............................................................................10


3.7. Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh........................................59
4. KẾT QUẢ.......................................................................................................61
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................64
1. Kết luận..........................................................................................................64
2. Đề xuất - Kiến nghi........................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................66
/>PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................57
PHỤ LỤC
2........................................................................................................Error:
Reference source not found

2/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CNTT
CSGD
GDMN
MG
MN
TPV

Chữ đầy đủ
Công nghệ thông tin
Chăm sóc giáo dục
Giáo dục mầm non
Mẫu giáo

Mầm non
Tự phục vụ

3/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ được lớn lên phát triển toàn diện là nhờ một phần vào sự chăm sóc
của gia đình và nhà trường. Mẹ là môi trường học đầu tiên của con và cô là môi
trường học thứ hai của con sau mẹ. Con mãi là niềm hạnh phúc của cha mẹ, là
niềm tin của cô giáo, là tương lai của dân tộc, là một công dân của thế giới ngày
mai. Việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ hiện nay, đang là trách nhiệm của mỗi
gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. Vậy phải làm như thế nào để có được
những công dân có ích cho xã hội đó là nhiệm vụ của mỗi chúng ta. Những
người lớn phải biết chăm lo, bồi dưỡng và phát triển trẻ em thành những con
người toàn diện.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nó đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ,... của
trẻ, chuẩn bị cho trẻ bước vào học phổ thông.
Tổ chức UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: "Học để biết, học để
làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Và ở đây hơn cả là chuyện
học thế nào để có thể biết và vận dụng tốt được những điều vừa được học, đã
được truyền thụ. Chính vì lý do trên mà mục đích “Học tập để biết” có lẽ được
đề cao hơn cả.
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” - Bác Hồ kính yêu của
chúng ta đã dặn dạy như thế. Và điều đầu tiên chúng ta dạy đứa trẻ không phải
là thuộc nhiều bài hát, bài thơ… mà là cách thực hiện các công việc phục vụ

chính bản thân chúng.
Ngày nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đứng trước nhiều cơ
hội cũng như thách thức từ yêu cầu thực tiễn đòi hỏi mỗi người đều phải biết tự
trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản trong cuộc sống, những năng lực không
thể thiếu như: năng lực cá thể, năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và
năng lực xã hội. Những khả năng, kĩ năng sẽ giúp con người có thể chung sống
trong một thế giới, một mái nhà và đó là những kĩ năng cơ bản nhất của con
người. Chúng thực sự cần thiết cho con người nói chung và trẻ em nói riêng.
Kỹ năng tự phục vụ là một trong những kĩ năng đòi hỏi trẻ biết tự làm
những công việc đơn giản liên quan tới trẻ trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ
như: đi giầy dép, mặc quần áo, xúc cơm ăn, cất dọn đồ chơi sau khi chơi, biết
lấy gối và tự lên giường đi ngủ….mà không cần sự trợ giúp của người lớn.
Đối với trẻ mẫu giáo, những kỹ năng tự phục vụ có ý nghĩa vô cùng to lớn
đối với chính cuộc đời đứa trẻ vì đây là giai đoạn nền móng vững chắc cho một
nhân cách mới. Một nhà khoa học người mỹ đã nói: “Nơi tôi học được nhiều
4/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

nhất đó là vườn trẻ vì rằng ở đó người ta dạy tôi biết cách tuân thủ các quy định,
biết nói lời xin lỗi khi mình sai”. Chúng ta đã biết, tất cả những gì mình học
được trước 5 tuổi là rất bền vững, nhất là những kĩ năng tự phuc vụ của trẻ bởi
đó là những kĩ năng sống cơ bản. Nó như tấm lá chắn bảo vệ và giúp trẻ có thể
tự biết ăn, ngủ, học hành. Khi trẻ làm là trẻ đã lớn lên cả về thể chất và tâm hồn,
trẻ khẳng định với những người xung quanh là “con đã lớn”.
Đối với trẻ mầm non cô giáo phải là người vừa dạy, vừa dỗ, vừa là người
mẹ chăm sóc vừa là người bạn cùng chơi với trẻ, để từ đó mới có những biện
pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất cho
trẻ. Trẻ mầm non rất tinh nghịch hiếu động mà người lớn thường thấy ngộ

nghĩnh, đáng yêu. Song bên cạnh đó còn có những đứa trẻ có biểu hiện khác
thường khiến cô giáo rất trăn trở... Đó là trẻ có những biểu hiện khác thường
không giống các bạn khác ở trong lớp hay còn gọi là trẻ “cá biệt”.
Ngày nay, với nhịp sống hiện đại và sự phát triển mạnh mẽ của CNTT,
con người chỉ cần một thiết bị hiện đại là có thể giao tiếp với nhau, trẻ em cũng
được tiếp cận với CNTT sớm. Và bên cạnh những điều hay thì cũng có nhiều hệ
lụy kéo theo. Ngày càng có nhiều trẻ mắc các chứng rối loạn tâm lý như hiếu
động quá mức, trầm lặng quá mức hay nặng hơn là mắc các chứng như tự kỷ,
tăng động giảm chú ý (ADHD)…. Những trẻ này hạn chế về mặt thực hiện các
công việc tự phục vụ bản thân, cản trở trẻ hòa nhập với cuộc sống bình thường
và trở thành một phần gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội. Những trẻ này
cần có sự quan tâm hướng dẫn đặc biệt để chúng có được các kỹ năng tự phục
vụ bản thân.
Mục đích của giáo dục kỹ năng tự phục dành cho trẻ 5 - 6 tuổi cá biệt là
giúp trẻ chuẩn bị cho cuộc sống hiện tại cũng như cuộc sống tương lai của mình.
Nó là một phương tiện hữu ích, là “hành trang” bổ ích để trẻ bước vào đời và tự
tin hòa nhập vào cộng đồng xã hội, đây là điều thiết yếu nhất. Cho nên dạy kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cá biệt là phù hợp, là cần thiết, là
chính đáng và cần phải thực hiện ngay lập tức để đáp ứng đúng nhu cầu và khả
năng của trẻ.
Bản thân là một giáo viên trực tiếp chăm sóc - giáo dục trẻ tôi nhận thấy
kỹ năng tự phục vụ là cần thiết cho trẻ mẫu giáo và trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá
biệt là đối tượng càng cần được quan tâm giáo dục kỹ năng tự phục vụ hơn cả.
Do đó tôi đã nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục
vụ cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi cá biệt”.

5/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất biện pháp giáo
dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt nhằm góp phần giáo
dục và hoàn thiện nhân cách trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu
- 2 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt (cháu Bùi Anh Tuấn và Lê Minh Tuấn lớp
MGL A3).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát mức độ biểu hiện các kỹ năng TPV của trẻ cá biệt.
- Xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành và hoàn
thiện một số kỹ năng tự phục vụ phù hợp với trẻ MG 5 – 6 tuổi cá biệt.
- Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc hình thành kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi cá biệt.
5. Thời gian nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2015 đến tháng 3/2016.
6. Phương pháp nghiên cứu
*Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận: Đọc các tài liệu:
sách, báo, tạp chí, các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu... nhằm phân
tích, tổng hợp các thông tin có liên quan đến sự hình thành kỹ năng TPV cho trẻ
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
*Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát để thu thập số liệu, nghiên cứu
thực tiễn của việc hình thành kỹ năng TPV ở trẻ 5 – 6 tuổi cá biệt.
Phương pháp điều tra giáo dục: Sử dụng phiếu hỏi (anket) để thu thập
thông tin về phu huynh và trẻ.
Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, trò chuyện với giáo viên, phụ huynh và
trẻ để tìm hiểu thông tin về việc hình thành kỹ năng TPV cho trẻ mẫu giáo 5 - 6

tuổi cá biệt.
*Nhóm phương pháp thống kê toán học
Nhằm tập hợp, phân tích, so sánh, lượng hóa số liệu đo đạc, điều tra...để
rút ra kết luận khoa học.

6/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những chủ trương về giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong GDMN
Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động
phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, với yêu cầu
tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động
giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý
thức sáng tạo. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng
sống, đặc biệt là hình thành kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.
Ngày 25/8/2015 Bộ Giáo dục và đào tạo ra chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT về
nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có nêu nhiệm vụ “chú trọng giáo dục
hình thành các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện
đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc”.
Trong công văn số 9149/SGD&ĐT – GDMN của Sở giáo dục và đào tạo
Hà Nội về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học
2015 – 2016 có nêu “chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù
hợp với từng độ tuổi, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc, của địa phương”.
Trong năm học 2015 – 2016, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đưa nội

dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ là một nội dung quan trọng trong chương
trình giáo dục mầm non. Theo đó, trẻ cần nắm được 31 kỹ năng tự phục vụ cơ
bản nhất.
Như vậy có thể thấy rằng, kỹ năng TPV là cần thiết và quan trọng với trẻ
bình thường và với trẻ MG 5 – 6 tuổi các biệt thì chúng càng có ý nghĩa hơn.
1.2. Quan điểm về giáo dục theo phương pháp Montessori
M. Montessori (1870 – 1952), một tiến sĩ, nhà giáo dục người Ý nổi tiếng.
Bà là người xây dựng phương pháp Montessori, một phương pháp giáo dục
trong đó coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này
bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở, ở đó, đứa trẻ được phát triển
thông qua việc rèn luyện các giác quan, đặc biệt là xúc giác. Trẻ học thông qua
thử nghiệm với các đồ dùng học tập và qua các trẻ khác. Đồ dùng học tập được
thiết kế chuyên biệt như đồ dùng cho hoạt động hằng ngày giúp trẻ phát triển về
thể chất, tính kiên trì, sự tự tin, độc lập và sự sáng tạo; đồ dùng học tập để phát
triển giác quan, sự nhạy cảm, đồ dùng học tập về toán học giúp trẻ phát triển về
tư duy logic, làm quen với các khái niệm về toán học; đồ dùng học tập cho các
môn khoa học như lịch sử, địa lý để giúp trẻ hiểu biết về văn hóa thế giới, thích
nghi và hòa nhập với cộng đồng. Chương trình dạy được phát triển dựa trên khả
7/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

năng lĩnh hội của trẻ. Giáo viên phải thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo
trình độ riêng của từng trẻ.
Với phương pháp Montessori trẻ sẽ được:
- Thực hành cuộc sống: các cháu được học cách mặc quần áo, đánh răng, giúp
ba mẹ chuẩn bị đồ ăn, dọn dẹp nhà cửa...
- Giáo dục phát triển giác quan: các cháu được học để nhận biết cuộc sống bằng
cả 5 giác quan thông qua các bài tập, trò chơi...

- Nghệ thuật ngôn ngữ: Các cháu được khuyến khích bày tỏ bản thân mình bằng lời,
trẻ được học các nhận biết các mặt chữ, cách đánh vần, ngữ pháp và kỹ năng viết
- Toán học và hình học: Trẻ được làm quen với các con số, các hình học thông
qua trò chơi Kidmarts và tài liệu giảng dạy.
- Các chủ đề văn hóa: Các cháu được học về các đất nước (địa lý), động vật,
thời gian, lịch sử, âm nhạc, khoa học.
Nói tóm lại, phương pháp nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện nhân
cách của trẻ thông qua các cơ vận động, các giác quan và các hoạt động trí tuệ.
Đây là phương pháp giáo dục duy nhất đã gạt hái được thành công khi trải qua
sự phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua (kể từ năm 1907). Phương
pháp này không những được áp dụng hiệu quả trên trẻ phát triển bình thường tới
những trẻ có khả năng tự nhiên đặc biệt mà còn phát huy đối với các trường hợp
trí óc chậm phát triển hay tật nguyền cơ thể trên khắp thế giới.
Do đó, áp dụng phương pháp Montessori vào giáo dục kỹ năng TPV cho trẻ
MG 5 – 6 tuổi các biệt là hợp lý và cần thiết, đảm bảo được sự phát triển riêng
biệt của các trẻ cá biệt.
1.3. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài
Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn để thực hiện
có kết quả một hành động nào đó.
Kỹ năng tự phục vụ là khả năng vận dụng những kiến thức về một hoặc
nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc tự
phục vụ cho chính mình như: tự nấu ăn, tự giặt quần áo, tự giác trong ăn uống,
sắp xếp đồ dùng…
Đối với trẻ em, kỹ năng tự phục vụ là một trong những kĩ năng đòi hỏi trẻ
biết tự làm những công việc đơn giản liên quan tới trẻ trong sinh hoạt hàng ngày
của trẻ như: đi giầy dép, mặc quần áo, xúc cơm ăn, cất dọn đồ chơi sau khi chơi,
biết lấy gối và tự lên giường đi ngủ….mà không cần sự trợ giúp của người lớn.
Lao động tự phục vụ rất có ích và cần thiết cho tất cả mọi người nhằm
thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân do hành động được lặp đi lặp lại hằng ngày
đã hình thành nên kỹ năng thông qua quá trình luyện tập kỹ năng ngày càng

được hoàn thiện, được củng cố, động tác trở nên nhanh nhẹn, chính xác hơn, ít
8/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

bị lỗi hơn, người thực hiện cảm thấy vui và tự tin hơn.
Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường
tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ biết các kỹ năng tự phục
vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, biết tự chăm sóc bản
thân, tăng cường tính độc lập, trẻ sống có trách nhiệm hơn đối với chính mình.
1.4. Đặc điểm phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi
* Sự phát triển về thể chất và vận động:
Đến 6 tuổi cân nặng trung bình từ 18 kg – 20kg. Mỗi tháng cân nặng của
trẻ tăng từ 100g – 150g. Chiều cao mỗi tháng tăng từ 1cm – 1,5cm, đến 6 tuổi
trẻ cao từ 105cm – 110cm.
Tròn 6 tuổi, não của trẻ đạt khoảng 1300g như người lớn, sự biệt hóa và
tăng trưởng não bộ đã hoàn thành. Tim của trẻ 6 tuổi nặng gấp 6 lần trọng lượng
tim lúc mới sinh.
Hệ tiêu hóa trẻ đã hoàn thiện. Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm, trẻ cũng bắt đầu
thay răng.
Vận động của trẻ giai đoạn này đã hoàn thiện. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có
thể vận động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu,
nhảy dây, leo trèo, lộn xà đơn… Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể
hoạt động tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể
cầm bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế
hơn. Ở giai đoạn này, các cơ bắp nhỏ tiếp tục phát triển, và việc phối hợp các
hoạt động của tay – mắt là rất tốt.
*Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
Về mặt ngôn ngữ, trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Các tính chất ngôn

ngữ thường gặp ở trẻ 5 - 6 tuổi là: Ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự
giải thích và cũng thích giải thích cho các bạn; Ngôn ngữ tình huống (hoàn
cảnh) do giao tiếp với người xung quanh bằng những thông tin mà trẻ trực tiếp
tri giác được trong khung cảnh.Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua các sắc thái khác
nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm.
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự
nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5 tuổi nhưng chất lượng mới hơn. Thể hiện
ở: mức độ phong phú của các kiểu loại, mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ
ràng hơn, có ý thức hơn, tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao
hơn, độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn, khả năng kiềm chế các
phản ứng tâm lý được phát triển.
Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và
thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thông tin
9/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

giữa mới và cũ, gần và xa... Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần
đến khách quan, hiện thực hơn. Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không
gian, thời gian, quan hệ xã hội... Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy, tư
duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế.
Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè. Đời sống xúc cảm, tình cảm
ổn định hơn so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các
mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Các sắc thái xúc cảm con
người trong quan hệ với các loại lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau,
được hình thành như: Tình cảm mẹ con, ông bà, anh chị em, tình cảm với cô
giáo, với người thân, người lạ...Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao
động, mang tính chất tình huống.
Đến cuối tuổi mẫu giáo, ý thức bản ngã được thể hiện rõ nhất trong sự tự

đánh giá về thành công và thất bại của mình, về những ưu điểm và khuyết điểm
của bản thân, về những khả năng và cả sự bất lực nữa. Ý thức bản ngã được xác
định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình dần dần phù hợp
với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từ đó hành vi của trẻ mang tính xã
hội. Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành
động có chủ tâm hơn. Nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt.
*Đặc điểm trẻ mẫu giáo cá biệt
Trong thực tế hàng ngày chăm sóc, giáo dục các con, có những đứa trẻ có
biểu hiện khác thường, những trẻ đó gọi là trẻ “cá biệt”.
Trong tài liệu này, khái niệm “Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt” dùng để
chỉ những trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi có những biểu hiện không bình thường như
hiếu động thái quá, thiếu quan tâm, giảm chú ý, mất kiểm soát về ngôn ngữ
hoặc âm lượng (biểu hiện của chứng ADHD); hay thiếu hòa đồng, thích chơi
một mình một chỗ, thích xem tivi, bốc đồng, dễ nổi nóng và đánh các bạn;
thường ít nói, thiếu giao tiếp bằng mắt với người khác.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
2.1. Đặc điểm tình hình
*Thuận lợi
Trường MN có trẻ MG 5 – 6 tuổi được nghiên cứu trong đề tài này đã thành
lập và đi vào hoạt động được 3 năm. Trường nhận được sự quan tâm của Phòng
giáo dục và đào tạo quận, sự tạo điều kiện, giúp đỡ của Đảng Uỷ, ủy ban nhân dân,
Hội đồng nhân dân phường cũng như sự chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà
trường.
+ Phòng học có diện tích 106m2, rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ
trang thiết bị hiện đại như: máy vi tính, tivi,….. Tính đến năm học 2015 – 2016,
10/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt


100% các lớp học đều có máy vi tính kết nối internet trực tiếp với tivi.
+ Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ và bồi dưỡng về chuyên môn, đặc
biệt chú trọng nâng cao các điều kiện về tài liệu chuyên môn cơ sở vật chất phục
vụ cho công tác giáo dục theo hướng hiện đại, tạo điều kiện cho giáo viên an
tâm sáng tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Phụ huynh quan tâm và ủng hộ cơ sở vật chất cho nhà trường.
+ Giáo viên đa phần trẻ tuổi, nhiệt tình sáng tạo, yêu nghề mến trẻ, nhanh
nhạy trong tiếp thu những điều mới mẻ.
*Khó khăn
+ Trường lớp mới nên ngoài thời gian trên lớp chăm sóc - giáo dục trẻ,
ngoài giờ hành chính, giáo viên phải đầu tư quỹ thời gian cho việc trang trí môi
trường lớp, soạn bài cơ bản,… nên thời gian để tìm tòi, trau dồi các biện pháp
giáo dục kỹ năng TPV cho trẻ còn hạn chế.
+ Phần lớn giáo viên có tuổi nghề trẻ, thâm niên ít nên kinh nghiệm giảng
dạy còn chưa nhiều.
+ Trình độ của giáo viên chưa đồng đều nên hiệu quả giáo dục kỹ năng tự
phục vụ ở các lớp không giống nhau.
+ Trường nằm ở khu vực có dân cư đông và phức tạp, nhiều dân vãng lai,
trình độ dân trí không đồng đều. Nhiều bậc phụ huynh chưa dành thời gian phối
hợp với giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.
2.2. Hoàn cảnh của trẻ 5 – 6 tuổi cá biệt
Lâu nay, chỉ thường nghe cụm từ trẻ cá biệt ám chỉ những đứa trẻ có vẻ
khác thường, khó dạy, thậm chí hư hỏng. Trong trường mầm non, trẻ dạng cá
biệt thường quậy phá, đánh bạn, nổi bật vai trò thủ lĩnh bướng bỉnh. Nhẹ hơn
một chút là trẻ chậm hiểu và rất mau quên, nhút nhát… Đa số chúng ta khi thấy
hành động khác thường, không ngoan của học sinh thì cho là cá biệt và xử lý
trên hành động do trẻ gây ra mà quên là cần phải tìm cho ra nguyên nhân. Đôi
khi sự cá biệt ấy lại do từ chính những người làm cha mẹ, cuộc sống vợ chồng
không hoà thuận, hoàn cảnh gia đình neo đơn, do hậu quả của vết thương tâm lý,
môi trường trẻ tiếp xúc hàng ngày.

Tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh của 2 trẻ lớp tôi, cụ thể như sau:
Cháu Bùi Anh Tuấn: Bố và mẹ kinh doanh cửa hàng ăn uống tại nhà. Vì
công việc kinh doanh bận rộn, không có thời gian dành riêng cho bé, nên từ nhỏ
cháu đã xem tivi quá nhiều. Hơn nữa cháu còn có em trai kém mình 2 tuổi. Hàng
ngày cháu đều tiếp xúc, nhìn thấy, nghe thấy, chứng kiến nhiều khách hàng, mà
mỗi khách hàng đều để lại cho cháu những ấn tượng riêng, thậm chí là những
hành động xô bồ, tục tĩu, những hành vi thiếu văn minh…

11/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

Cháu Lê Minh Tuấn: Cháu bị bố mẹ bỏ rơi và ở với ông bà từ nhỏ. Ông
nội là người chăm sóc cháu nhiều hơn cả. Tuy nhiên, ông nội cũng hay phải đi
công tác xa, để cháu ở nhà với bà nội, người mà đã không dành nhiều sự yêu
thương cho cháu. Một đứa trẻ sinh ra và lớn lên phát triển bình thường không
chỉ cần sự nuôi dưỡng về thể chất mà còn có sự chăm sóc vun trồng về tinh
thần, tâm lý. Cháu Tuần mất đi sự yêu thương chăm sóc của cả bố và mẹ, đó một
thiệt thòi lớn nhất của mỗi đứa trẻ, sự thiếu hụt này ảnh hưởng tâm lý nặng nề
đến cháu, sẽ không bao giờ có thể hội tụ đủ sự dịu dàng, chịu
đựng của người mẹ và tính tự tin, quyết đoán của người cha...
Có thể thấy rằng, các cháu này có hoàn cảnh gia đình không được như
những đứa trẻ bình thường khác. Các cháu đều thiếu tốn tình cảm yêu thương,
thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ.
2.3. Thực trạng việc giáo dục kỹ năng TPV cho trẻ MG 5 - 6 tuổi cá biệt
Việc rèn luyện kĩ năng sống tự phục vụ bản thân ngay từ nhỏ là vô cùng
cần thiết đối với trẻ mầm non nói chung. Nếu các con không có kĩ năng tự phục
vụ bản thân, các con sẽ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại.
Vậy nên cô giáo không chỉ cho trẻ học trên sách vở mà còn cho trẻ được học kiến

thức thực tế ngoài đời và kĩ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.
Để dạy cho những trẻ bình thường tập những kỹ năng này giáo viên phải
trải qua một quá trình nhất định, thì đối với trẻ cá biệt còn vất vả hơn.
*Mức độ hình thành kỹ năng tự phục vụ ở trẻ MG 5 – 6 tuổi cá biệt
Tôi đã khảo sát trên 2 trẻ MG 5 – 6 tuổi cá biệt về mức độ hình thành kỹ
năng tự phục vụ vào thời điểm tháng 11/2015 và thu được kết quả như sau:
Mức độ
Chưa biết
Biết kỹ
Làm được nhưng Làm thành
STT Họ và tên trẻ
kỹ năng
năng
chưa đúng theo
thạo
hướng dẫn
1

Bùi Anh Tuấn

35%

29%

32%

3%

2


Lê Minh Tuấn

39%

32%

29%

0%

(Có phiếu khảo sát kèm theo)
Kết quả khảo sát trên cho thấy những trẻ 5 – 6 tuổi cá biệt này có mức độ
nhận biết các kỹ năng thấp, có một số kỹ năng trẻ thực hiện được nhưng chưa
theo đúng hướng dẫn, thậm chí có những kỹ năng trẻ chưa được biết đến bao
giờ. Tỉ lệ kỹ năng trẻ làm thành thạo là rất ít.

12/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

*Các biện pháp giáo viên sử dụng để giáo dục kỹ năng TPV ở trẻ MG
5 - 6 tuổi cá biệt
Biện pháp

Tỉ lệ%

Quan sát video

100%


Làm mẫu

60%

Động viên, khuyến khích trẻ

10%

Trò chơi

20%

Sử dụng bài tập, tình huống

30%

Trong các biện pháp trên thì 100% giáo viên sử dụng biện pháp quan sát
video. Bởi các lớp đều có video hướng dẫn kĩ năng TPV, và đây cũng là công cụ
hướng dẫn chuẩn nhất, đồng nhất trong các trường. Tuy nhiên, với đặc điểm tâm
lý của trẻ MG là chú ý còn thấp thì việc cho trẻ xem đi xem lại 1 video dễ gây
nhàm chán cho trẻ. Biện pháp làm mẫu cũng được đa số giáo viên sử dụng
(chiếm tới 60%). Biện pháp này thực sự có hiệu quả nếu giáo viên làm mẫu đẹp
và chậm dãi, dễ nhìn với trẻ. Ngoài ra, các giáo viên cũng đã sử dụng một số
biện pháp khác như trò chuyện, động viên, sử dụng bài tập, tình huống … nhưng
chưa nhiều giáo viên sử dụng và chưa thường xuyên.
*Mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ của trẻ MG 5 – 6 tuổi cá
biệt khi ở nhà
Mức độ thực hiện các kỹ
năng tự phục vụ


n

%

Không thường xuyên

2

100%

Thường xuyên

0

0%

Rất thường xuyên

0

0%

Kết quả điều tra cho chúng ta thấy, mức độ thực hiện các kỹ năng tự phục
vụ của trẻ 5 – 6 tuổi các biệt ở nhà là rất thấp. Cả hai trẻ các biệt này đều không
thường xuyên thực hiện các kỹ năng TPV. Điều đó cho thấy trẻ còn ỷ lại và phụ
thuộc khá nhiều vào người lớn, chưa chủ động thực hiện các công việc tự phục vụ
cho chính mình.

13/60



Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

*Mức độ phụ huynh giáo dục cho trẻ MG 5 – 6 tuổi cá biệt các kỹ năng
TPV khi ở nhà
Mức độ rèn cho trẻ các kỹ
năng TPV khi ở nhà

n

%

Có nhưng ít

2

100%

Thường xuyên

0

0%

Rất thường xuyên
0
0%
Bảng thống kê cho thấy, phụ huynh của 2 trẻ cá biệt này chưa dành thời gian
để rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ. Cuộc sống ngày càng hiện đại cùng công

việc bận rộn nên gia đình chưa quan tâm rèn cho trẻ các kỹ năng TPV khi ở nhà.
*Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc khó khăn trong giáo dục kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ MG 5 – 6 tuổi cá biệt
Nguyên nhân
n
%
Gia đình thiếu kiến thức về giáo dục kỹ năng tự
2
100%
phục vụ cho trẻ
Kinh tế gia đình khó khăn
0
0%
Gia đình quá bận rộn, không có nhiều thời gian cho
2
100%
trẻ
Gia đình nuông chiều trẻ
2
100%
Bảng số liệu cho thấy, số phụ huynh cho rằng việc trẻ thiếu hụt các kỹ
năng tự phục vụ là do cha mẹ còn thiếu những kiến thức về giáo dục cho trẻ các
kỹ năng tự phục vụ, gia đình còn quá bận rộn với công việc. Bên cạnh đó, các
bậc phụ huynh còn có thái độ nuông chiều với trẻ, chấp nhận phục vụ trẻ.
*Tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng TPV cho trẻ MG 5–6
tuổi cá biệt
Tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng
n
%
tự phục vụ cho trẻ

Không cần thiết

0

0%

Cần thiết

0
2

0%
100%

Rất cần thiết

Qua phân tích có thể thấy, phụ huynh của 2 cháu cá biệt đã nhận thức
được tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng tự phục vụ cho các trẻ này.
Điều này vừa giúp trẻ tự lập tự tin với bạn bè và cũng làm giảm gánh nặng cho
gia đình.

14/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẪU
GIÁO 5- 6 TUỔI CÁ BIỆT
3.1. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng TPV cho trẻ MG 5 – 6 tuổi cá biệt
Căn cứ vào chỉ dạo, định hướng của cấp học, nhà trường đã triển khai đến

100% các khối lớp. Căn cứ vào khả năng của trẻ chúng tôi đã lựa chọn được 31
kỹ năng tự phục vụ và phân theo các nhóm cụ thể:

Tên nhóm

Kỹ năng
ăn uống

Kỹ năng vệ
sinh cá nhân

Kỹ năng đi lại
Kỹ năng về
trang phục

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Tên kỹ năng
Sử dụng thìa
Cách sử dụng đũa
Cách cầm dao, kéo, dĩa
Cách lấy nước uống
Cách rót nước
Cách súc miệng nước muối
Chuẩn bị giờ ăn nhẹ
Cách mời trà và rửa cốc
Cách sử dụng kéo
Cách lau chùi nước
Cắt dưa chuột
Cách rửa tay, rửa mặt
Cách xử lí khi ho
Cách xử lí hỉ mũi
Cách chải tóc
Cách cắt móng tay

Cách quét rác trên sàn
Cách đánh răng
Cách đóng mở cửa
Cách đứng lên, ngồi xuống ghế
Cách bê ghế
Tự lên xuống cầu thang
Tự mặc và cởi quần áo
Cởi và cất giày dép
Cất ba lô
Cách mặc áo, cởi áo (gấp áo)
15/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

27
28
29
30
31

Cách cài khuy áo
Cách đóng mở đai da
Cách gấp khăn lại
Khóa kéo
Cách đánh giầy

Dựa trên cơ sở đó, tổ chuyên môn chúng tôi đã xây dựng bộ phiên chế giáo
dục kỹ năng TPV dành cho lứa tuổi mẫu giáo lớn.
Hệ thống các kỹ năng tự phục được chúng tôi sắp xếp vào các chủ đề dựa

trên nguyên tắc đồng tâm từ dễ đến khó, từ các kỹ năng sử dụng nhiều đến kỹ
năng sử dụng ít hơn nhằm cung cấp đến trẻ những kĩ năng tự phục vụ cần thiết
nhất cho cuộc sống của trẻ:

16/60


PHIÊN CHẾ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ KHỐI MẪU GIÁO LỚN
Năm học 2015- 2016
Thời
gian
7/9/201518/9/2015

Chủ đề

Nội dung kỹ
năng
Chào hỏi

Thời điểm dạy

Yêu cầu

Giờ đón, trả trẻ
- Trẻ biết lễ phép chào ông bà bố mẹ, cô giáo, các

Trường
mầm non

Ghi chú

PH phối hợp cùng
dạy trẻ tại gia
đình.

bạn khi đến lớp và khi ra về.
Cất ba lô

Giờ đón

- Trẻ biết tự cất ba lô vào đúng ngăn tủ của mình.
PH phối hợp cùng
- Trẻ biết cất ba lô bằng 2 tay, hướng mặt phải ba lô dạy trẻ tại gia
đình.
lên phía ngoài.

Cất giầy dép

Giờ đón

- Trẻ biết để dép ngoài vạch, biết vỗ dép, xoay dép
để mũi dép quay ra ngoài trên trên giá đúng ký hiệu
của mình

- Đi cầu thang
( Mức độ 2 )

HĐ NT

* Đi về phía bên phải, tay vịn cầu thang,sát thành.
- Bước lần lượt từng chân từng bậc 1, chân nọ chân

kia.

HĐĂN
- Cách bê khay
bát

Bê bằng hai tay, không bê sát vào người
HĐĂN

Mắt nhìn vào khay, vào bát để tránh đổ vỡ

-Vệ sinh bàn ăn
28/58

PH phối hợp cùng
dạy trẻ tại gia
đình.


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

( mức độ 2)
Khi đặt xuống nhẹ nhàng không gây tiếng động
*Trẻ biết nhặt thức ăn rơi vãi vào khay .Biết sử
dụng khăn để lau bàn nếu bị đổ canh
Đóng mở cửa
Hoạt động
chiều

PH phối hợp cùng

- Cả hai tay cầm nắm cửa, xoay chốt mở nhẹ nhàng, dạy trẻ tại gia
đình.
rồi kéo cửa ra một cách từ từ không gây ra tiếng
động.

Cách bê ghế

Hoạt động
chung

- Trẻ biết bê ghế bằng 2 tay.
- Biết xoay ngang ghế, 1 tay nắm thành trên của
ghế, một tay nắm thành dưới của ghế bê ngang sát
người
- Khi đặt ghế, đặt 2 chân sau trước sau đó đặt 2

Bé và gia
đình

chân trước xuống, không phát ra tiếng động.
Đứng lên ngồi
xuống ghế

Hoạt động
chung

- Trẻ đứng sau ghế, biết kéo ghế, , nhích dần,
nhích dần về phía mình, không gây ra tiếng động
17/60



Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

- Biết đứng cạnh ghế, ngồi xuống xoay chân về phía
bên phải, xoay thân mình về phía mặt bàn, nhích
dần ghế vào phía bên trong đến khi ngồi thoải mái.
Cách cuộn thảm

Hoạt động
chung

- Trẻ biết cuộn thảm bằng 2 tay, mỗi tay cầm 1 mép
thảm.
- Gấp đầu thảm này chồng khít đầu kia , từ trái qua
phải

Cách chuyển hạt Hoạt động góc
bằng thìa( bằng
các hạt nhỏ đỗ,
hạt)

- Trẻ biết tay phải cầm thìa bằng 3 ngón tay, biết
xúc hạt từ bát bên trái sang bắt bên phải và ngược
lại từ bát bên phải sang bát bên trái.

Cách cầm kéo,
cắt theo các loại
đường nét.

Hoạt động

chung

- Trẻ biết sử dụng ba ngón tay của bàn tay phải để
cầm kéo
18/60


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

- Biết đóng mở kéo để cắt theo đường thẳng, cong ..

Cách cầm dao,
dĩa an toàn.

Hoạt động
chung

- Khi đưa dao và dĩa cho người khác trẻ biết quay
đầu nhọn về phía mình ,không đưa đầu nhọn cho
người khác

Rót khô (bình có
vòi, hạt tròn)

Hoạt động

- Trẻ biết dùng tay phải cầm bình, tay trái đỡ lấy

chiều


PH phối hợp cùng
dạy trẻ tại gia
đình.

bình.
- Rót sang bình kia từ trái qua phải và rót ngược lại
từ phải qua trái.

Cách chải tóc,
buộc tóc

5/10/1513/11/15

Gia đình

Trẻ tập đánh
răng của mình

Hoạt động

- Trẻ biết dùng tay phải để chải tóc, tay trái đỡ lấy tóc.

chiều

- Dùng tay phải lấy chun và buộc tóc

Hoạt động

- Trẻ biết cầm bàn chải bằng tay phải


chiều

- Đánh xoay tròn hoặc chải dọc mặt trước của răng,
xoay ngang bàn chải đánh mặt trong của răng và

19/60

PH phối hợp cùng
dạy trẻ tại gia
đình.


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

răng hàm
- Biết xúc sạch miệng và rửa sạch bàn chải đánh răng.
Rót ướt ( Bình
vòi )

Hoạt động góc - Trẻ biết tay phải cầm bình, tay trái đỡ lấy bình.
- Rót nước từ trái qua phải và ngược lại rót nước từ
phải qua trái
- Trẻ biết sau khi rót xong lấy khăn lau mép bình và
lau chỗ có nước rớt ra.

Xử lý khi ho
Hoạt động
chiều

- Trẻ biết dùng khăn giấy, trải ra bàn, gấp khăn giấy

làm đôi, dùng 2 bàn tay cầm khăn giấy che miệng
khi ho, sau đó cho giấy vào thùng rác

Cách cài khuy
áo( khuy cúc
vừa) bằng áo trẻ
em

Hoạt động

- Trẻ biết sử dụng bộ tập cài khuy áo đặt trên mặt

chiều

thảm, cởi cúc áo từ trên xuống dưới, lật hai vạt áo
lần lượt sang 2 bên
20/60

PH phối hợp cùng
dạy trẻ tại gia
đình.


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

- Sau đó lần lượt đóng 2 vạt áo, xo 2 vạt áo cho
bằng nhau và lần lượt đóng khuy áo từ dưới lên
trên.
Xử lý hỉ mũi
Hoạt động góc - Trẻ biết dùng khăn giấy, chải ra bàn, gấp khăn

giấy làm đôi, dùng 2 bàn tay cầm khăn giấy hỉ mũi,
xì thật mạnh, sau đó cho giấy vào thùng
Gắp bằng các
loại kẹp

Hoạt động góc - Trẻ biết sử dụng 3 đầu ngón tay phải để cầm kẹp.
- Biết thao tác đóng mở kẹp để gắp hạt từ bát này
sang bát khác, từ trái qua phải. Và ngược lại gắp từ
phải qua trái.

Chuyển nước
bằng mút

Hoạt động góc - Trẻ biết dùng tay trái giữ bát, tay phải cầm mút.
- Dùng tay cầm mút thấm vào bát có nước sau đó
chuyển sang bát kia và vắt, chuyển từ trái qua phải
21/60

PH phối hợp cùng
dạy trẻ tại gia
đình.


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

và ngược lại chuyển từ phải qua trái.
- Trẻ biết dùng khăn lau khi có nước rớt ra ngoài

Cách quét rác
trên sàn


Hoạt động
chiều

- Trẻ biết dùng tay phải cầm chổi, tay trái cầm xẻng
- Dùng chổi vun vòng tròn rác vào giữ, dùng, hót
vào xẻng và đổ vào thùng rác đúng nơi quy định

Cách sử dụng
kẹp kẹp đồ vật
lên giá ( kẹp
quần áo bằng
giấy, kẹp theo số
lượng đánh trên
kẹp và trên số)

Hoạt động

- Trẻ biết cầm kẹp bằng 3 đầu ngón tay phải, bóp

chiều

nhẹ đầu kẹp, nhấc lần lượt kẹp và đồ dùng từ trái
qua phải ra khay, sau đó lại kẹp đồ dùng trở lại cũng
từ trái qua phải

16/11/1518/12/15.

Nghề
nghiệp


Gấp khăn
Hoạt động
chiều

- Trẻ biết chải phẳng khăn ra bàn, gấp đôi khăn lại.
- Chỉnh cho các mép khăn bằng nhau

22/60

PH phối hợp cùng
dạy trẻ tại gia
đình.


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt

Cách kéo khóa
áo bằng áo
khoác nhẹ của
trẻ

Hoạt động
chiều

PH phối hợp cùng
- Tay trái giữ vạt áo, tay phải cầm khoá áo, kéo từ từ dạy trẻ tại gia
đình.
từ trên xuống, mở vạt sang hai bên.
- Đóng 2 vạt lại, so cho đều 2 mép. Một tay cầm

khoá tay kia cha vạt còn lại vào rãnh khoá, kéo từ
dưới lên trên.

Cách luồn dây
Hoạt động

- Trẻ biết cầm đầu dây luồn từ trên xuống dưới, rồi

chiều

từ dưới lên trên, từ lỗ này cho đến lỗ tiếp theo, cứ
như vậy cho đến hết.

Cách rót ướt
bằng lọ bình
tròn to

Hoạt động góc - Trẻ biết tay phải cầm lọ, tay trái đỡ lấy lọ
- Rót nước từ trái qua phải từ bình nọ sang bình kia
và ngược lại rót nước từ phải qua trái
- Trẻ biết sau khi rót xong lấy khăn lau mép bình và
lau chỗ có nước rớt ra.
23/60

PH phối hợp cùng
dạy trẻ tại gia
đình.


Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cá biệt


Cách sử dụng
dao cắt dưa
chuột

Hoạt động
chiều

PH phối hợp cùng
- Trẻ biết cầm dao bằng tay phải, tay trái giữ lấy quả dạy trẻ tại gia
đình.
dưa chuột và trẻ cắt nhẹ nhàng thành từng miếng
nhỏ

Cách cắt móng
tay bằng bìa
mẫu
Rót khô ra bình
không có vòi

Hoạt động

- Trẻ biết dùng 1 tay để đóng mở bấm móng tay

chiều

- Biết dùng 3 ngón để bấm phần bôi đen trên bìa
ngón tay.

Hoạt động góc - Trẻ biết tay phải cầm lọ, tay trái đỡ lọ.

- Rót từ trái qua phải và ngược lại rót từ phải qua trái

Lau chùi nước
Hoạt động
chiều

- Biết dùng khăn khô để thấm nước ở trên mặt sàn
từng ít một.
- Biết gập khăn thấm nước trên mặt sàn, sau đó lật
mặt khăn gấp lại và thấm lại một lần nữa đến khi
nước khô hẳn
24/60

PH phối hợp cùng
dạy trẻ tại gia
đình.


×