Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bản đồ định vị thi trường cho sản phẩm TH true milk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.55 KB, 4 trang )

Họ và tên: Nguyễn Hồng Vân
Lớp : X0510
Câu 1:
Bản đồ định vị thi trường cho sản phẩm TH True Milk
Chất lượng
Meji
S26
TH- True
Milk

Ba Vì

Hanoimilk

Vinamilk

Cô gái
Hà Lan

Giá cả
Customers' Income

15%

23%

1-5 million
5-10 million

62%


More than 10
million

Thu nhập

Sữa hiện tại là sản phẩm thiết yếu của mọi gia
đình tại Việt Nam. Tuy nhiên , bạn có thể tìm
được rất nhiều loại sữa tại thị trường Việt
Nam.Các nhà cung cấp sữa thường phân loại
đoạn thị trường dựa trên thu nhập của người
dân.
Sữa

Cao

S-26, Mejji…

Trung bình

TH- True Milk, Cô gái Hà Lan, Ba Vì…


Vinamilk, Hanoimilk…

Thấp

Ra mắt sản phẩm TH- True Milk, công ty cổ phần sữa TH đã đưa ra những tiêu chí định vị sản
phẩm hết sức thuyết phục.
-


Người dân Việt Nam với tâm lý rất chuộng đồ ngoại, Cty CP sữa TH đã chọn một cái tên
đánh đúng tâm lý người Việt “ TH-True Milk”, cái tên khiến người tiêu dùng tò mò và
muốn dùng thử

-

Với cam kết sữa tươi sạch, nguồn sữa sạch công ty CP sữa TH đã lấy được niềm tin của
người tiêu dùng trong khi trường sữa luôn khiến người tiêu dùng lo lắng với sữa giả hay
không đảm bảo vệ sinh.

-

Thiết kế đơn giản nhưng hiện đại càng khiến người tiêu dùng thích thú với sản phẩm sữa
TH-true Milk

-

Với tình hình lạm phát, giá cả leo thang nhưng TH-true Milk đã đưa ra giá cả rất hợp lý (
thấp hơn sữa Ba Vì ). Người tiêu dùng từ trước khá tin tưởng công ty sữa Ba Vì, nhưng
TH-true Milk với chất lượng tương đương nhưng giá cả lại rẻ hơn đã khiến họ phải cân
nhắc. Và TH-true milk đã là lựa chọn của họ.

Trong thị trường sữa của Việt Nam, có thể nói có rất nhiều những loại sữa được bán tràn lan,
mặc dù TH-true Milk là sản phẩm sữa mới ra mắt ( chưa được 1 năm) nhưng với việc định vị
sản phẩm rõ ràng, chiến lược marketinh của cty CP sữa TH đã đem lại thành công cho sản
phẩm TH-true Milk.
Câu 2:
Chiến dịch marketing Đại dương xanh của Viettel
Tinh thần chính của chiến lược “Đại dương xanh” là: một hướng đi mới mang tính
sáng tạo và độc đáo sẽ mang tới sự đột phá cho các doanh nghiệp mới “vào nghề”. Chiến lược

này đã trở thành bí quyết thành công của không ít doanh nghiệp.


Nhìn lại thị trường viễn thông di động Việt Nam khi Viettel chính thức trở thành nhà
cung cấp dịch vụ, 97% thị phần đều do hai doanh nghiệp thuộc VNPT nắm giữ, S – fone chỉ
có số thị phần “khiêm tốn” là 3%. Mặc dù đã thành công ở một số lĩnh vực bưu chính viễn
thông, nhưng VIETTEL chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tin di động. Khi ấy,
Ban lãnh đạo Công ty đã xác định: muốn tồn tại và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường
không có cách nào khác là phải tìm ra một hướng đi riêng, nghĩa là tự tạo dựng một “đại
dương xanh” cho mình. Là “người đến sau”, VIETTEL đã tự đúc rút cho mình bài học: làm
giỏi hơn người khác để thành công thì ít cơ hội nhưng nếu làm khác người khác thì cơ hội
thành công sẽ nhiều hơn. Từ quan điểm nền tảng đó, VIETTEL đã xây dựng một chiến lược
hoàn toàn khác biệt so với những doanh nghiệp cùng ngành và sự khác biệt đó được tạo ra từ
chính sách giá cước và vùng phủ sóng.
Theo thông lệ, các doanh nghiệp viễn thông di động mới thành lập thường xây dựng
cơ sở hạ tầng ở các vùng thành phố lớn, nơi có đông dân cư với nhu cầu sử dụng điện thoại di
động lớn để nhanh chóng thu hồi vốn rồi mới mở rộng vùng phủ sóng. VIETTEL không đi
theo “truyền thống” ấy mà tự chọn cho mình một hướng đi riêng: “Mạng lưới đi trước, kinh
doanh đi sau”, hoàn thiện hệ thống kĩ thuật ở 64/64 tỉnh thành rồi mới bắt đầu cung cấp dịch
vụ. Chính sách khá “mạo hiểm” của VIETTEL là “sự đi ngược lại truyền thống”, sự sáng tạo
cần thiết để làm nên một “cuộc cách mạng” trong lĩnh vực viễn thông di động tại Việt Nam.
Khi đã là mạng di động có vùng phủ sóng rộng nhất, VIETTEL lại hướng đến sự thay
đổi về chính sách giá cước. Vào năm 2004, giá cước di động ở nước ta đã có xu hướng giảm
xuống, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với thu nhập bình quân của người dân. Hơn nữa, các mạng
di động vẫn duy trì cách tính cước theo block 1 phút + 1 phút, chưa thực sự quan tâm đến lợi
ích thiết thực của khách hàng. Từ nghĩ khác đến làm khác, VIETTEL liên tục đưa ra những
chương trình khuyến mại hấp dẫn, giảm dần giá cước và tính cước dịch vụ theo block 6 giây +
1 giây. Với cách làm “khác người” này cộng thêm sự sáng tạo và đột phá cho ra đời nhiều gói
sản phẩm nhằm vào hành vi tiêu dùng của khách hàng như Economy, Tomato, Ciao, Cha và
con,… số lượng khách hàng của VIETTEL tăng lên từng ngày, chỉ sau 4 năm hoạt động,

VIETTEL đã tạo dựng cho riêng mình một “đại dương xanh” khổng lồ với 25 triệu khách
hàng.
Điểm đáng chú ý là chiến lược “Đại dương xanh” của VIETTEL lại tương đồng với lợi
ích của khách hàng nói riêng lợi ích và của xã hội nói chung. Suy cho cùng, tất cả những bước


đi mang tính sáng tạo của doanh nghiệp này đều mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng.
Điều này có thể lý giải một cách thật đơn giản, khi VIETTEL tích cực hạ giá dịch vụ để thu
hút thị phần, đồng nghĩa với đó là sẽ có nhiều người dân được tiếp cận với phương tiện liên
lạc hiện đại này hơn và nhờ đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Vậy là, việc kết hợp chiến lược “Đại dương xanh” với triết lý kinh doanh vì xã hội đã
giúp cho VIETTEL nhanh chóng trở thành doanh nghiệp viễn thông di động số một của Việt
Nam.



×