Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA TẬP ĐOÀN VNPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.9 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA TẬP ĐOÀN VNPT

A. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA TẬP ĐOÀN VNPT
GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group
Tên viết tắt: VNPT
Trụ sở: 57 Huỳnh Thúc Kháng, Q.Đống Đa, Tp. Hà Nội
Website: www.vnpt.com.vn - E-mail:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công
ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được
ban hành kèm theo Quyết định số 265/2006/QĐ-TTg ngày 17/11/2006 của Thủ tướng
Chính phủ.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là công ty nhà nước do Nhà nước
quyết định đầu tư và thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với công ty
nhà nước.
VNPT có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, biểu tượng tài khoản, tiền đồng Việt
Nam và ngoại tệ mở tại kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài
Vốn điều lệ của VNPT : (tại thời điểm 01/01/2006): 36.955.000.000.000đ (ba mươi
sáu nghìn, chín trăm năm mươi lăm tỷ đồng chẵn).
Ngành nghề kinh doanh:
VNPT có nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà
nước, bao gồm trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc
đầu tư vào doanh nghiệp khác trong các ngành, nghề lĩnh vực sau:
+ Dịch vụ viễn thông đường trục;
+ Dịch vụ viễn thông- công nghệ thông tin;
+ Dịch vụ truyền thông;
+ Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông và CNTT;


+ Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông và CNTT;
1


+ Dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng;
+ Dịch vụ quảng cáo;
+ Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
+ Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật;
Từ năm 2005 trở về trước VNPT là doanh nghiệp nhà nước độc quyền về kinh doanh
dịch vụ Bưu chính Viễn thông, nên việc cạnh tranh ngành trong VNPT gần như không
tồn tại. Các sản phẩm của VNPT ban đầu chỉ bao gồm điện thoại cố định có dây, fax,
di động và internet. Đến nay, khi nền kinh tế thị trường mở rộng, có rất nhiều nhà
cung cấp dịch vụ kinh doanh bưu chính viễn thông tham gia vào thị trường nên VNPT
chịu áp lực rất lớn về việc cung cấp dịch vụ đặc biệt là dịch vụ viễn thông. Hiện nay
VNPT có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Viettel, FPT, EVN…
Để phân tích cạnh tranh ngành của VNPT, tôi xin phân tích theo mô hình:

1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp.
VNPT cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông cho khách hàng, đầu vào
cho doanh nghiệp là các công nghệ tiên tiến, các thiết bị hiện đại. Nhưng các thiết bị
phục vụ cho viễn thông có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và là tài sản cố định
đặc thù nên chỉ có các hãng sản xuất lớn trên thế giới mới cung cấp được nên VNPT
2


khôg chịu áp lực về thiết bị đầu vào. Áp lực lớn đối với VNPT là tìm kiếm các nhân
tài về công nghệ thông tin, lao động làm việc có trí óc cao.
Do vậy áp lực từ nhà cung cấp đối với VNPT là thấp.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng.
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động, sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có hai loại khách hàng chính:
- Khách hàng sử dụng.
- Các đại lý.
Khách hàng sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông là tất cả mọi người dân trên lãnh
thổ Việt Nam từ trẻ nhỏ đến người già. Do đó VNPT cần quan tâm tới tất cả mọi
người, từ cá nhân đến các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam.
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh của VNPT được tốt, VNPT cần quan tâm đến
như cầu của người sử dụng. Có nhiều gói cước cho từng loại loại khách hàng và đa
dạng hóa các dịch vụ của mình.
VNPT cần quan tâm tới các đại lý của mình, vì các đại lý là cầu nối VNPT tới khách
hàng của mình.
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thị trường, đặc biệt là
viettel, EVN, S-phone... họ đa dạng hóa sản phẩm và họ có những sản phẩm đặc thù
cho từng đối tượng. Ví dụ như: Mùa khai giảng tập trung cho đối tượng sinh viên nên
khách hàng luôn đứng trước nhiều cơ hội khuyến mại lớn của nhiều nhà cung cấp do
vậy, VNPT cần có nhiều chính sách tốt để chăm sóc khách hàng.
Do vậy, áp lực từ khách hàng đối với VNPT là rất lớn. VNPT cần đổi mới quan điểm
kinh doanh, chính sách chăm sóc khách hàng tốt, giá cả hợp lý và chất lượng dịch vụ
phải vượt trội thị mới giữ chân được khách hàng. Bên cạnh đó VNPT phải có kênh
phân phối tốt hơn để bất kỳ chỗ nào lúc nào khách hàng cần đều có.
3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành, nhưng có thể ảnh
hưởng đến ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít phụ thuộc vào sức hấp
dẫn của ngành, rào cản ra nhập ngành,..
- Về sức hấp dẫn của ngành: Dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin là
một ngành rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Cách đây 6 năm, khi chưa có cạnh tranh VNPT
3


dường như không có đối thủ nên VNPT luôn thu hút được các nhân tài. Đến nay, viẹt

nam gia nhập WTO, mở cửa thị trường và có rất nhiều nhà đầu tư tham gia kinh doanh
dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, nên VNPT gặp rất nhiều khó
khăn trong quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Sự hấp dẫn của ngành
luôn làm các nhà đầu tư quan tâm. Hiện nay, VNPT đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh
và một số nhà đầu tư nước ngoài đang chuẩn bị đầu tư vào thị trường Việt nam.
- Rào cản ra nhập ngành: Để tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông
thì đòi hỏi lượng vốn lớn, đầu tư công nghệ cao. Tuy nhiên, với nguồn lực đầu tư từ
các doanh nghiệp nước ngoài nên đây cũng không phải là vấn đề lớn với các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp ra sau có thể cạnh tranh với VNPT về giá, xong chất lượng
phủ sóng cũng như cở sở hạ tầng là một vấn đề rất lớn vì yêu cầu lượng vốn lớn, thời
gian đầu tư dài. Hiện nay Nhà nước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh
doanh và phát triển dịch vụ viễn thông nên rào cản đối với các doanh nghiệp không
còn nhiều.
Chính vì vậy áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn với VNPT khá cao.
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:
Dịch vụ viễn thông là sản phẩm dịch vụ mang tính đặc. Ngày nay, kinh tế phát triển
cũng với công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì dịch vụ viễn thông luôn là nhu cầu thiết
yếu của nên kinh kế thị trường. Khoa học càng phát triển thị nhu cầu sử dụng dịch vụ
viễn thông ngày càng cao. Là sản phảm dịch vụ đặc thù nên dịch vụ viễn thông không
có sản phẩm thay thế. Do đó áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế đối với VNPT là
rất thấp và hầu như không có.
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành:
Các doanh nghiệp trong ngành viễn thông hiện nay đang có sự canh tranh với nhau rất
lớn về thị phần, khách hàng, chất luợng.. . VNPT là doanh nghiệp nhà nước chịu sự
điều tiết từ nhà nước, VNPT là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường nên
giá cước các dịch vụ VNPT cung cấp do Bộ Thông tin và Truyền thông khống chế.
Chính vì vậy, có sự canh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Nhình chung sự cạnh tranh trong nội bộ ngành cung cấp dịch vụ diễn thông ngày càng
lớn thể hiện ở các điểm sau:


4


- Số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông ngày
càng tăng. Nhà nước cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường
Việt nam.
- Về cung cấp các sản phẩm: VNPT là doanh nghiệp nhà nước nên được hưởng cơ sở
hạ tầng lớn nên các sản phẩm đa dạng và có chất lượng dịch vụ khá ổn định. Các
doanh nghiệp viễn thông khác mới thành lập nên họ chỉ tập trung vào dịch vụ di động
có lợi nhuận cao và chi phí đầu tư không cao. Để cạnh tranh được sản phẩm dịch vụ
này, VNPT cần có chiến lược tốt hơn để giữ thị phần di động.
- Rào cản rút lui ra khỏi ngành: Đầu tư ban đầu của ngành rất lớn, do việc mua sắm
công nghệ, thiết bị... Do đó rào cản ra khỏi ngành cao, việc thanh lý máy móc của các
doanh nghiệp không mang lại nhiều giá trị kinh tế.
Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cạnh
tranh với VNPT. Nhìn chung, cạnh tranh trong ngành viễn thông hiện nay đang ngày
càng gay gắt giữa các doanh nghiệp về giá và chăm sóc khách hàng. Do vậy, áp lực
cạnh tranh trong nội bộ ngành rất cao. Điều đó làm cho VNPT cần có những thay đổi
cho phù hợp với xu thế phát triển của ngành.

B. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA 3 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.
Để hiểu rõ hơn về áp lực cạnh tranh của VNPT nói riêng và với các doanh nghiệp
trong ngành cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam nói chung, tôi xin đi vào phân
tích, so sánh chiến lược Markting của 03 công ty lớn trong ngành:
- Công ty viễn thông quân đội: VIETEL
- Công ty viễn thông điện lực: EVN
- Công ty viễn thông Hà Nội: Hanoi telecom
1. VIETEL

Đánh giá 50% thành công của Viettel là do khai thác hiệu quả sự lơi lỏng của đối thủ

về marketing và 50% là do nỗ lực của đội ngũ nhân viên năng động.
Đánh giá về sự sai lầm trong marketing của các đối thủ của Viettel có ba nguyên nhân
và điều này đã tạo lợi thế cho Viettel khi biết tận dụng thời cơ. Đó là sự chậm chạp

5


trong chiến lược cạnh tranh và xử lý rủi ro chậm, chăm sóc quyền lợi khách hàng chưa
đúng mức; cuối cùng là có sai lầm trong xây dựng hình ảnh.
Chính vì vậy việc “đánh bóng” hình ảnh của mình nhân sự lơi lỏng về chiến lược
marketing của đối thủ đã là một giải pháp làm nên thành công của Viettel. Tuy nhiên,
thành công của thương hiệu Viettel còn do hai nguyên nhân bao trùm khác. Đó là một
chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”.
Chiến lược định vị: giá thấp, linh loạt trong quảng bá hình ảnh và đặc biệt là có hẳn
sách lược chăm sóc khách hàng một cách thân thiện, tận tình là một chiến lược kinh
doanh rất đúng đắn. Đây có thể coi là cách định vị tối ưu nhất cho một mạng di động
trong bối cảnh thị trường di động VN cách đây 2 - 3 năm.
Bên cạnh chiến lược định vị đúng, Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì
khách hàng trước, vì mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo
được sự tin cậy trong người tiêu dùng. Các gói cước tính có lợi cho khách hàng, các
cách chăm sóc khách hàng tốt, các tiện ích mang lại giá trị ngoại sinh cho khách hàng
như chọn số... thật sự đã góp phần làm cho Viettel thành công hơn.
2. HANOI TELECOM
Hanoi Telecom, doanh nghiệp vốn là chủ sở hữu mạng di động công nghệ CDMA HT
Mobile, nhưng đã phải xin chuyển sang công nghệ eGSM cách đây chưa lâu do không
thành công với công nghệ CDMA, mặc dù ở giai đoạn này dịch vụ di động có tên mới
là Vietnamobile vẫn đang trong thời gian xây dựng hạ tầng, nhưng thế mạnh của
Hanoi Telecom lại là có một mạnh thường quân đứng đằng sau đó là Hutchison
Telecom.
3. EVN

Hiện nay EVN đang dùng công nghệ CDMA nên EVN gặp khó khăn trong việc thu
hút khách hàng. EVN có lợi thế mạng điện lưới rộng khắp nơi và có đội ngũ nhân viên
lớn nhưng Chiến lược Marketing chậm. Do ngành điện độc quyền, nên nhân viên có
tư duy kinh doanh kiểu cũ, chủ quan, dẫn đến thiếu linh hoạt trong cạnh tranh về giá
cước và dịch vụ; sử lý rủi ro (nghẽn mạng) chậm; kênh phân phối, bán hàng không đa
dạng; chính sách chăm sóc khách hàng kém; làm thương hiệu chậm hơn so với các đối
thủ cạnh tranh.

6



×