Đề bài:
Mô tả sự khác biệt chính giữa Lãnh đạo Uy tín và Lãnh đạo Chiến lược. Bạn thích làm việc cho
loại lãnh đạo nào trong hai loại nêu trên?
Bài làm:
Để có thể phân tích sự khác biệt chính giữa lãnh đạo Uy tín và Lãnh đạo Chiến lược,
trước hết ta phải phân tích đặc điểm và hành vi của Người lãnh đạo.
ĐẶC ĐIỂM VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO.
Hành vi của người lãnh đạo sẽ góp phần tạo ra uy tín của người lãnh đạo. Mức độ của những
hành vi này thường không giống nhau ở tất cả các nhà lãnh đạo uy tín và tầm quan trọng của
từng loại hành vi tạo uy tín phụ thuộc một phần vào tình huống lãnh đạo.
Uy tín thường gắn liền với những nhà lãnh đạo có tầm nhìn khác biệt so với hiện trạng nhưng
vẫn trong phạm vi cấp dưới có thể chấp nhận được. Điều đó có nghĩa là cấp dưới sẽ không chấp
nhận một tầm nhìn quá cấp tiến và cung không cấp nhận những lãnh đạo quá bảo thủ.
Uy tín thường có xu hướng gắn liền với những người lãnh đạo hành động theo cách lạ thường để
đạt được mục tiêu. Phương pháp đạt được mục tiêu đề ra của những người lãnh đạo phải khác
cách thức thông thường nhằm tạo ấn tượng cho cấp dưới rằng lãnh đạo của mình là một con
người phi thường. Việc sử dụng các chiến lược sáng tạo một cách thành công sẽ khiến người
lãnh đạo được cấp dưới cho là có khả năng chuyên môn rất giỏi.
Người lãnh đạo sẽ được cấp dưới coi là có uy tín nếu họ biết tự hy sinh bản thân, gánh chịu rủi ro
cá nhân, chịu tốn kém để đạt được mục tiêu họ theo đuổi. Lòng tin tưởng cũng là một yếu tố
quan trọng của uy tín, và cấp dưới thường tin tưởng hơn vào người lãnh đạo ít bị chi phối hơn
bởi lợi ích cá nhân và thường lo lắng, quan tâm đến cấp dưới. Một người lãnh đạo được kính
trọng thường thực sự gánh chịu sự rủi ro, mất mát của cá nhân, xét về phương diện vị thế, tiền
bạc, vị trí lãnh đạo, hoặc tư cách thành viên của tổ chức.
Những người lãnh đạo tỏ ra tự tin về các đề xuất của mình thường được cấp dưới tín nhiệm hơn
là những người tỏ ra không tự tin hoặc bối rối. Nếu người lãnh đạo không truyền đạt được sự tự
tin của mình cho cấp dưới thì sẽ khó có những thành công. Sự tự tin, nhiệt tình của người lãnh
đạo sẽ có tính lan truyền. Cấp dưới tin tưởng vào lãnh đạo sẽ biết cách để đạt được mục tiêu
chung và sẽ làm việc chăm chỉ hơn, và vì vậy sẽ tăng khả năng thành công.
Cấp dưới thường có xu hướng tin vào những người lãnh đạo có chính sách mang tính tầm nhìn
và thuyết phục hơn những người chỉ sử dụng quyền lực hoặc quyết định yêu cầu sự tham gia của
1
mọi người. Những người lãnh đạo sử dụng quyền lực để thực hiện chiến lược sáng tạo nhằm đạt
được mục tiêu có thể sẽ ngày càng uy tín hơn nếu chiến lược đó thành công nhưng nếu giải thích
của họ không mang tính thuyết phục về chiến lược đó, họ khó có thể có được sự tín nhiệm của
cấp dưới. Tương tự, một người lãnh đạo yêu cầu cấp dưới họp lại thành nhóm và phát triển một
chiến lược dựa trên sự nhất trí có thể sẽ dẫn đến việc có những cấp dưới hài lòng và có động cơ
thực hiện mục tiêu cao nhưng lãnh đạo đó lại không được coi là phi thường.
Rủi ro và việc sử dụng các chiến lược mới lạ rất quan trọng đối với người lãnh đạo để có được
kỹ năng, chuyên môn giúp đưa ra ́ những đánh giá thực tế về những điểm hạn chế và cơ hội của
hoàn cảnh để thực hiện được mục tiêu đề ra. Thời điểm mang tính mấu chốt. Cùng một chiến
lược nhưng có thể thành công vào thời điểm này nhưng lại thất bại vào một thời điểm khác.
Người lãnh đạo cần nhạy cảm đối với yêu cầu và giá trị của cấp dưới cũng như môi trường và
hoàn cảnh để xác định được một tầm nhìn có tính sáng tạo, phù hợp, đúng thời điểm
LÃNH ĐẠO UY TÍN
Biểu hiện của lãnh đạo uy tín.
Theo lý thuyết của House (1977): Bằng chứng của lãnh đạo uy tín là mối quan hệ lãnh đạo và
cấp dưới, một người lãnh đạo uy tín là người có ảnh hưởng sâu sắc đối với cấp dưới. Cấp dưới
nhận thức rằng lòng tin của người lãnh đạo là đúng đắn, Họ sẵn sàng tuân thủ theo lãnh đạo, họ
yêu mến lãnh đạo và họ tận tâm với nhiệm vụ của nhóm hoặc tổ chức. Họ thể hiện hết mình và
tin rằng mình có thể đóng góp cho sự thành công. Khả năng phi thường của người lãnh đạo cũng
có thể là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, yếu tố này không phải là một điều kiện quan trọng
đối với lãnh đạo uy tín.
Đặc điểm và hành vi chính của Lãnh đạo Uy tín
Đặc điểm và hành vi của người lãnh đạo là những nhân tố quyết định của lãnh đạo uy tín. Những
người lãnh đạo uy tín thường có yêu cầu cao về quyền lực, sự tự tin và lòng quyết tâm vào ý
tưởng và lòng tin của mình. Các hành vi lãnh đạo có thể giải thích cách thức một người lãnh đạo
uy tín gây ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của cấp dưới bao gồm:
(1) Truyền đạt một tầm nhìn có tính thuyết phục,
(2) Sử dụng hình thức truyền đạt mãnh mẽ, có tính biểu đạt cao khi giải thích tầm nhìn,
(3) Chịu rủi ro cá nhân và chịu sự thiệt thòi để đạt được tầm nhìn đề ra,
(4) Thể hiện những sự kỳ vọng cao,
(5) Thể hiện lòng tin đối với cấp dưới,
2
(6) Xây dựng những tiêu chuẩn về hành vi phù hợp với tầm nhìn,
(7) Quản lý được những ấn tượng đối với cấp dưới của người lãnh đạo,
(8) Xây dựng đặc điểm riêng của nhóm hoặc tổ chức và
(9) Tăng quyền lực cho cấp dưới.
LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC
Biểu hiện của Lãnh đạo chiến lược.
Hầu hết các lý thuyết hiện nay về lãnh đạo chiến lược chủ yếu chịu sự chi phối bởi tư tưởng của
James McGregoer Burns (1978). Burns đã so sánh phản diện giữa lãnh đạo chiến lược với lãnh
đạo hành vi. Lãnh đạo chiến lược gắn liền với các giá trị về đạo đức của cấp dưới nhằm nâng cao
nhận thức của họ về các vấn đề đạo đức và để huy động các nguồn lực và sức lực để cải cách tổ
chức. Lãnh đạo hành vi tạo động lực cho cấp dưới bằng cách gắn kết lợi ích cá nhân của chính
họ. Đối với hình thức lãnh đạo chiến lược, cấp dưới cảm thấy tin tưởng, khâm phục, trung thành
và kính trọng lãnh đạo. Cấp dưới có động lực làm nhiều hơn những gì họ được kỳ vọng ban đầu.
Theo Bass, người lãnh đạo chiến lược tạo động cơ cho cấp dưới bằng cách.
(1) Giúp họ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của kết quả công việc,
(2) Khuyến khích họ đặt lợi ích của tổ chức, của nhóm lên trên lợi ích cá nhân và
(3) Kích hoạt những yêu cầu cao cấp hơn của họ.
Đặc diểm hành vi của người lãnh đạo chiến lược
Hành vi lãnh đạo chiến lược và lãnh đạo hành vi được miêu tả theo hai nhóm hành vi, mối nhóm
lại được phân loại thành các tiểu mục cụ thể . Lý thuyết của (Bass, 1985) đề cập các loại hành vi
chuyển đổi: Ảnh hưởng lý tưởng hóa; Sự khuyến khích về trí tuệ; Sự quan tâm cá nhân cụ thể;
Động cơ truyền cảm
- Ảnh hưởng lý tưởng hóa là hành vi gợi lên sự xúc cảm mạnh mẽ của cấp dưới và sự đồng cảm
với người lãnh đạo.
- Sự khuyến khích về trí tuệ là hành vi làm tăng nhận thức của cấp dưới về vấn đề và khiến cấp
dưới phải nhìn nhận vấn đề trên một phương diện mới.
- Sự quan tâm cá nhân cụ thể bao gồm việc hỗ trợ, khuyến khích và hướng dẫn cho cấp dưới.
3
- Động cơ truyền cảm". Hành vi này bao gồm việc truyền đạt một tầm nhìn có tính thuyết phục,
sử dụng các biểu tượng để tập trung nỗ lực của cấp dưới và để hình thành các hành vi phù hợp.
(Bass & Avolio, 1990a). Lý thuyết ban đầu chỉ đề cập hai loại hành vi giao dịch: sự khen thưởng
bất ngờ và quản lý thụ động theo trường hợp ngoại lệ.
- Hành vi khen thưởng bất ngờ bao gồm việc xác định khối lượng công việc cần thiết để được
khen thưởng và việc sử dụng những ưu đãi và phần thưởng bất ngờ để tác động đến đến động cơ.
- Quản lý thụ động theo trường hợp ngoại lệ bao gồm việc sử dụng những hình phạt bất ngờ và
những hành động sửa chữa sai lầm để đối phó với những sai lệch rõ ràng so với tiêu chuẩn hoạt
động có thể chấp nhận được.
- Một hành vi khác có tên "quản lý chủ động theo trường hợp ngoại lệ" được bổ sung trong phiên
bản lý thuyết mới đây (Bass & Avolio, 1990a). Hành vi này được xác định trên phương diện tìm
lỗi và áp dụng các quy tắc để tránh mắc lỗi. Phiên bản lý thuyết mới đây cũng đề cập đến hình
thức lãnh đạo tự do. Hình thức lãnh đạo này là hành vi thể hiện sự bàng quan thụ động đối với
công việc và cấp dưới (ví dụ: phớt lờ các vấn đề và yêu cầu của cấp dưới). Loại hành vi này
được miêu tả như là sự thiếu đi cách thức lãnh đạo hiệu quả chứ không phải là một ví dụ về lãnh
đạo hành vi.
SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH GIỮA LÃNH ĐẠO UY TÍN VÀ LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC
Tổng hợp nghiên cứu sự khác biệt giữa lãnh đạo Uy tín và lãnh đạo Chiến lược ta có thể tổng kết
theo bảng sau:
TIÊU CHÍ
Biểu hiện
LÃNH ĐẠO UY TÍN
LÃNH ĐẠO CHIẾN LƯỢC
Cấp dưới tin tưởng vào lãnh đạo, Đối với hình thức lãnh đạo chiến lược,
Họ sẵn sàng tuân thủ theo lãnh cấp dưới cảm thấy tin tưởng, khâm
đạo, họ yêu mến lãnh đạo và họ phục, trung thành và kính trọng lãnh
tận tâm với
đạo
nhiệm vụ của nhóm hoặc tổ
chức.
Bản chất của uy tín được cấp Bản chất của lãnh đạo chiến lược có
dưới, những người phụ thuộc vẻ như là kích thích sự phát triển về
4
Bản chất
vào sự hướng dẫn và truyền đạt khả năng của cấp dưới, truyền cảm
của lãnh đạo, hiểu là sự phi hứng và làm tăng quyền lực cho cấp
thường: Chú trọng đến uy tín và dưới.
đặc trưng cá nhân.
Người lãnh đạo uy tín sẽ làm Những người lãnh đạo chiến lược có
Đặc điểm hành vi
những việc hữu ích để nuôi thể làm những việc làm tăng quyền
dưỡng hình ảnh về năng lực phi lực cho cấp dưới và làm cho họ bớt
thường của cá nhân.
phụ thuộc vào lãnh đạo.
Người lãnh đạo uy tín rất hiếm Người lãnh đạo chiến lược thường phổ
và sự xuất hiện của người lãnh biến hơn và có thể có trong bất kỳ một
đạo này thường phụ thuộc vào tổ chức nào ở bất kỳ cấp nào, và loại
Mức độ phổ biến.
hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi hình lãnh đạo này nói chung phù hợp
.
với tất cả các hoàn cảnh.
QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN LỰA CHỌN LÃNH ĐẠO
Từ những phân tích trên ta có thể nhận định rằng mỗi loại lãnh đạo đều có những điểm
mạnh và những hạn chế nhất định, nên việc vận dụng linh hoạt sẽ tạo nên thành công của mỗi
người quản lý, tuy nhiên nếu được chon nguời lãnh đạo cho mình tôi sẽ chọn người lãnh đạo
chiến lược vì loại hình lãnh đạo này phù hợp với tất cả các hoàn cảnh. Các nhà lãnh đạo chiến
lược giúp cấp dưới nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và giá trị của công việc và khuyến khích cấp
dưới đặt lợi ích cá nhân dưới mục tiêu chung của tổ chức. Người lãnh đạo xây dựng kỹ năng và
lòng tự tin cho cấp dưới để chuẩn bị cho họ gánh vác trách nhiệm mới trong tổ chức. Người lãnh
đạo sẽ hỗ trợ và khuyến khích khi cần thiết để duy trì lòng nhiệt huyết và nỗ lực trong hoàn cảnh
khó khăn. Vì vậy, cấp dưới thường tin tưởng và kính trọng người lãnh đạo và họ có động lực làm
việc nhiều hơn những gì họ được kỳ vọng ban đầu.
5
Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.
Phát triển khả năng lãnh đạo, tài liệu nội bộ, ĐH Griggs.
Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo, John C.Maxwell
The Secret Language of Leadership, Stephen Denning
Develop Your Leadership Skills, John Adair
6