Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Vì sao việc xây dựng một tổ chức học tập lại quan trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.57 KB, 4 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo

Đề bài số 7:
Vì sao việc xây dựng một tổ chức học tập lại quan trọng ? Bạn nên thực hiện
các bước nào để tối đa hoá tiềm năng học tập của một tổ chức ?
Bài làm :
Xuất phát từ việc lãnh đạo thay đổi trong tổ chức, dẫn đến thay đổi mô hình hệ
thống thay đổi của tổ chức, việc thay đổi tổ chức thường do nhiều nguyên nhân gây
ra, về chủ quan việc thay đổi có thể để tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, về khách
quan có thể do ảnh hưởng bởi khủng hoảng gây ra ... chính vì vậy, để duy trì hoạt
động của tổ chức thì cần phải xây dựng tổ chức học tập.
Việc xây dựng tổ chức học tập và duy trì thiết chế qua đó những tri thức (được
dung nạp từ bên ngoài hoặc phát lộ từ bên trong qua mỗi cá nhân trong tổ chức) được
chia sẻ, hoàn thiện và phát huy hiệu ứng lan tỏa. Những tri thức này cũng được thanh
lọc theo thời gian và những gì còn lại trở thành giá trị vô hình cho tổ chức. Các bí
quyết, kinh nghiệm quý tích lũy trở thành nguồn lực chung cho các thành viên trong
tổ chức và có thể mang lại kết quả tổng hợp cho doanh nghiệp theo cấp số mũ.
Một nghịch lý phổ biến trong các tổ chức là một số cá nhân có nhiều kinh
nghiệm quý hoặc những sáng kiến hữu dụng thì một bộ phận khác lại đang mày mò
“sáng tạo lại cái bánh xe” theo cách thử-sai-sửa. Vô hình chung, tổ chức phải trả
nhiều lần chi phí cho một kết quả đã có sẵn ở đâu đó trong nội bộ. Đây là tình trạng
lãng phí nguồn lực tri thức, một nguồn lực quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt
động tổ chức.
Việc hình thành tổ chức học tập cần nhiều thời gian và nỗ lực. Tuy nhiên, theo
kinh nghiệm thành công của các tổ chức học tập thì cần bắt đầu bằng những hoạt
Lê Văn Hải - GaMBA01.M0909
1


Phát triển khả năng lãnh đạo


động cụ thể. Các khóa đào tạo nâng cao năng lực do chuyên gia bên ngoài thực hiện
là hình thức tạo điều kiện cho các cá nhân tham gia dung nạp tri thức mới từ bên
ngoài. Nếu được tổ chức tốt thì những tri thức của từng cá nhân cũng sẽ được chia sẻ
trong phạm vi những người tham gia.
Tuy nhiên, hạn chế phổ biến của các khóa đào tạo năng lực do chuyên gia bên
ngoài thực hiện là chỉ cung cấp tri thức chiều rộng và thường chỉ hiệu quả nhất với
đối tượng là nhân viên cấp thừa hành. Trong khi đó, các chương trình phát triển năng
lực song hành với công việc như huấn luyện (coaching), kèm cặp (mentoring), và tư
vấn riêng (conselling) do chuyên gia nội bộ của tổ chức thực hiện đang trở thành
những hoạt động hiệu quả cao với những đối tượng lãnh đạo, quản lý. Một hình thức
khác bao gồm các hoạt động như mở rộng phạm vi công việc, nâng cấp mức độ
chuyên sâu công việc, luân chuyển công việc, hoặc chế độ đặc phái viên
(secondment) là những hình thức tăng cường sự trải nghiệm của từng cá nhân. Sự
trải nghiệm ở nhiều vị trí, phạm vi công việc sẽ giúp cho từng cá nhân có cơ hội nhìn
nhận năng lực tổ chức một cách toàn diện và có những chia sẻ, phản biện tốt cho kho
tàng tri thức chung của tổ chức.
Chính vì vậy, việc xây dựng một tổ chức học tập rất quan trọng : (1) lấy lãnh
đạo cấp cao làm đòn bẩy quan trọng, người lãnh đạo truyền đạt các giá trị và sự kỳ
vọng bằng chính hành động của mình, đặc biệt là những hành động thể hiện lòng
trung thành, sự hy sinh cá nhân và sự phục vụ tận tuỵ vượt quá yêu cầu hoặc nhiệm
vụ được giao; (2) định hướng rõ nhu cầu tri thức phục vụ chiến lược kinh doanh; (3)
xây dựng cơ chế khuyến khích chia sẻ tri thức và phản biện; (4) nuôi dưỡng kho tri
thức sống và dần mở rộng cho cả các đối tượng bên ngoài tổ chức.
Để có thể xây dựng tổ chức học tập tốt hay nói cách khác là thực hiện các
bước nào để tối đa hoá tiềm năng học tập của một tổ chức, chúng ta có thể thực hiện
các bước sau :
Lê Văn Hải - GaMBA01.M0909
2



Phát triển khả năng lãnh đạo

(1) Đổi mới và tinh thần học hỏi của tổ chức :
- Tạo trí thức mới trong nội bộ : các phòng ban trong công ty; thử nghiệm ý
tưởng mới.
- Tiếp thu tri thức mới từ bên ngoài : đảm bảo thiết thực nhất; thuê ngoài; tư
vấn từ bên ngoài; liên doanh.
- Phổ biến và ứng dụng kiến thức : hệ thống thông tin; văn bản viết tay hay
điện tử; hội thảo về mục tiêu đặc biệt; hội nghị và hội thảo. Sắp xếp các diễn giả đặc
biệt và các hội thảo về kỹ năng cho nhân viên.
- Học hỏi các tổ chức khác.
(2) Hướng dẫn tăng cường học hỏi và trao đổi :
- Khuyến khích tính linh hoạt vào đổi mới, giao việc giúp cho nhân viên theo
đuổi mối quan tâm của họ và học kỹ năng mới.
- Động viên tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân hay nhóm làm việc học hỏi,
thiết lập lịch làm việc sao cho có đủ thời gian để thử nghiệm phương pháp mới.
- Giúp nhân sự cải thiện nhận thức, sử dụng biểu tượng và khẩu hiệu để thể
hiện giá trị.
- Tăng cường học hỏi từ những hoạt động bất ngờ và thất bại.
(3) Xây dựng cơ chế khuyến khích chia sẻ tri thức và phản biện :
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ kiến thức và ý
tưởng.
- Thiết lập các chương trình đánh giá kỹ năng và phản hồi.
- Tăng một phần lương dựa trên việc phát triển kỹ năng và phản hồi.
(4) Hướng dẫn tăng cường học hỏi và đổi mới :
- Đặt mục tiêu đổi mới, xây dựng các chương trình tư vấn nghề nghiệp giúp
cho nhân viên hiểu và tìm cách đạt hiệu quả cao nhất.

Lê Văn Hải - GaMBA01.M0909
3



Phát triển khả năng lãnh đạo

- Thưởng hành vi kinh doanh, phần thưởng cho sáng tạo và tiến bộ, có các
chương trình nghỉ phép cho nhân viên thư giãn, nghỉ ngơi.
- Hỗ trợ tài chính để nhân viên tiếp tục học hành.
Khủng hoảng sẽ thanh lọc những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực kém hiệu
quả. Tri thức là một nguồn lực đặc biệt và doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng tổ
chức học tập để quản lý hiệu quả nguồn lực chiến lược này./.

Lê Văn Hải - GaMBA01.M0909
4



×