sự tha hoá của lao động là gì?
Một là, lao động là cái gì đó bên ngoài dv người công nhân, không thuộc bản
chất của anh ta; trong lao động của anh ta, anh ta không khẳng định mình mà
phủ định mình, không cảm thấy mình sung sướng, mà cảm thấy mình khổ sở,
không phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần của mình, mà làm
kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của mình. Cho nên chỉ có ở
ngoài lao động, công nhân mới cảm thấy mình là chính mình, còn trong quá
trình lao động thì cảm thấy mình bị tách khỏi bản thân mình. Anh ta cảm thấy
như ở nhà mình khi anh ta không làm việc, còn khi anh ta làm việc thì anh ta
thấy không còn như ở nhà mình nữa. Do đó, lao động của anh ta không phải là
tự nguyện mà là bắt buộc, đó là lao động cưỡng bức. Do không phải là sự thoả
mãn nhu cầu lao động, mà chỉ là một phương tiện để thoả mãn những nhu cầu
khác, chứ không phải nhu cầu lao động. Tính bị tha hoá của lao động biểu hiện
rõ rệt ở chỗ là một khi không còn sự cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt
khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy. Lao
động bên ngoài, lao động mà trong quá trình của nó con người tha hoá mình, là
sự tự hy sinh mình, là sự tự hành hạ mình. Và cuối cùng, dv người công nhân
tính chất bên ngoài của lao động biểu hiện ở chỗ là lao động đó không thuộc về
anh ta mà thuộc về người khác và bản thân anh ta, trong quá trình lao động,
không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác.
Vậy điều gì tạo nên sự tha hóa của lao động?
Thứ nhất, lao động nằm ở bên ngoài người công nhân, tức là, nó không thuộc
bản chất của anh ta; do đó, trong lao động của mình, anh ta không khẳng định
mình mà phủ định mình, không cảm thấy bằng lòng mà cảm thấy khổ sở, không
tự do phát huy năng lượng thể chất và tinh thần mà làm kiệt quệ cơ thể và hủy
hoại tâm trí. Do đó, người công nhân chỉ cảm thấy mình khi ở ngoài lao động,
còn ở trong lao động anh ta cảm thấy mình bị tách khỏi bản thân. Anh ta cảm
thấy như ở nhà khi không làm việc, còn khi làm việc anh ta không cảm thấy như
ở nhà. Do đó, lao động của anh ta không tự nguyện mà bị ép buộc; nó là lao
động cưỡng bức. Do đó, nó không phải sự thoả mãn nhu cầu [lao động]; mà đơn
thuần là một phương tiện để thoả mãn những nhu cầu bên ngoài nhu cầu đó.
Sự tha hoá của lao động thể hiện rõ nét ở chỗ chỉ cần sự cưỡng bức về thể chất
hoặc những hình thức cưỡng bức khác không còn tồn tại, lao động sẽ bị tránh
như tránh dịch hạch. Lao động bên ngoài, lao động mà trong đó con người tha
hoá chính mình, là lao động tự hy sinh, lao động tự hành xác. Cuối cùng, đối với
người công nhân, tính bên ngoài của lao động thể hiện ở chỗ nó không của anh
ta, mà của người khác, và trong lao động anh ta không thuộc về mình, mà thuộc
về người khác. Cũng như trong tôn giáo, hoạt động chủ động của trí tưởng
tượng, của đầu óc, và của trái tim con người hoạt động một cách độc lập đối với
cá nhân—tức là, tác động lên anh ta như một hoạt động xa lạ, một hoạt động
thần linh hay ma quỷ—giống hệt như hoạt động của người công nhân không
phải là hoạt động chủ động của anh ta. Nó thuộc về người khác; nó là sự đánh
mất bản thân.
Do đó, kết quả là con người (người công nhân) không còn cảm thấy mình được
tự do hành động ngoại trừ trong những chức năng động vật của mình—ăn, uống,
sinh đẻ, cùng lắm là trong cách ăn ở và ăn mặc, v.v. Còn trong những chức năng
con người của mình, anh ta không còn cảm thấy mình là thứ gì khác ngoài một
con vật. Cái vốn là con vật thì trở thành con người, còn cái vốn là con người thì
trở thành con vật. ♦
Cộng sản là cộng hữu tài sản. Cộng là gộp chung, sản là tài sản vật chất
(tài sản thuộc về sở hữu chung).
Chủ nghĩa cộng sảnlà khi mà tất cả sự sản xuất, hay “Phương thức sản xuất”
được sở hữu một cách bình đẳng, bởi tất cả những đảng viên của nhà nước.
Chủ nghĩa cộng sản là một mô hình kinh tế xã hội và hệ tư tưởng chính trị ủng
hộ việc thiết lập xã hội phi nhà nước, không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên
sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói
chung
HẾ GIỚI QUAN là hệ thống tổng quát những quan điểm của con người về thế
giới (toàn bộ sự vật và hiện tượng thuộc tự nhiên và xã hội), về vị trí con người
trong thế giới đó và về những quy tắc xử sự do con người đề ra trong thực tiễn
xã hội. TGQ có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố trong đó có hạt nhân là tri
thức.
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới,
về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó.
Thế giới quan đóng vai trò định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, từ
thực tiễn đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân để từ
đó xác định lý tưởng, hệ giá lối sống, nếp sống của mình. Như vậy, thế giới quan
đúng đắn, khoa học là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát
triển của thế giới quan là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự trưởng
thành của mỗi cánhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, các nguyên
tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp
trong nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận có nhiều cấp độ; trong đó,
phuơng pháp luận triết học là phương pháp luận chung nhất.
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng của chủ nghĩa
Mác – Lênin: là sự kế thừa, phát triển tinh hoa chủu nghĩa duy vật và phép biện
chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Chủ nghĩa duy vật trong chủ nghĩa Mác – Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng
với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học: là chủ nghĩa duy vật
lịch sử với tư cách là hệ thống: các quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc,
động lực và những quy luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển xã hội
loài người.
Phép biện chứng trong chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng duy vật với tư
cách là “học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sấc nhất và
không phiến diện”, học thuyết về tính tương đối của nhận thức – “cái mà ngày
nay người ta gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức luận”.
Nắm vững những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết
học của chủ nghĩa Mác — Lênin vừa lả điều kiện tiên quyết đế nghiên cứu toàn
bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, vừa là điều kiện tiên quyết để
vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm giải
quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đại đang đặt ra.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người.
Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ
quan khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá
nhân, của chủ thể.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
nhưng theo họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với
con người. Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác
nhau như ý niệm, tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới, v.v..
Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản
sinh ra giới tự nhiên; như vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự
sáng tạo ra thế giới. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm
cơ sở lý luận, luận chứng cho các quan điểm của mình. Tuy nhiên, có sự khác
nhau giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Trong
thế giới quan tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo.
Còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ
sởtrithứcvàlýtrí.
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất
hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến
châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà
Lan và Anh ở thế kỷ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, hình thái chính
trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu
Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau
này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu
và thế giới.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ
nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy
nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận
tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư
bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách
khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và
đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an
sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản,
và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là
nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất, quyền này được Nhà nước tư bản chủ nghĩa bảo vệ về
mặt luật pháp. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở
hữu nhà nước và sở hữu tập thể và đôi khi ở một số nước tư bản chủ nghĩa, tại
một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay
còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ
nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa là trong xã
hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và
pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự
được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường
phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu toàn dân, tập thể và nhà nước đối
với các tư liệu sản xuất (ví dụ như đất đai và tài nguyên khoáng sản).
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự
do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua
cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều
thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế.
Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế
chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư
hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động cơ lợi
nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị
trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải, phân hóa giàu - nghèo là
các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
•
•
Thành phần kinh tế tư nhân: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do
cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ
nền kinh tế. Sau này cùng với mô hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà
nước với sự can thiệp điều phối của nhà nước vào quá trình kinh tế thì tỷ
trọng của thành phần tư nhân có giảm xuống nhưng đối với một nền kinh
tế tư bản đặc trưng nó luôn chiếm tỷ trọng là thành phần lớn nhất trong
nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò năng động, lực đẩy
quyết định tính hiệu quả của nền kinh tế tư bản, còn thành phần kinh tế
nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo công ăn việc
làm cho lực lượng lao động, tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và để
kinh doanh trong các ngành cần thiết nhưng khó sinh lời. Theo thời gian
giữa hai thành phần này thỉnh thoảng lại có sự hiệu chỉnh bằng các quá
trình tư nhân hoá hoặc quốc hữu hoá doanh nghiệp thông qua việc bán và
mua các cổ phần của doanh nghiệp.
Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận: Khác với nền sản xuất phong
kiến là nền sản xuất lấy ruộng đất làm phương tiện sản xuất cơ bản và sở
hữu ruộng đất là đặc quyền của vua, quý tộc và lãnh chúa, ngành kinh tế
chính là nông nghiệp và thương mại. Kinh tế tư bản chủ nghĩa bác bỏ đặc
quyền về ruộng đất hoặc bất cứ độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng
lưu nào. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do kinh doanh lấy công
nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính và là nền
kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định
hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trườngđiều phối. Do
phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến "nền sản xuất
•
•
lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng khoa học-công
nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích
sống còn của các chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh tranh giành lợi
nhuận.
Mua bán sức lao động (thị trường lao động): đây là đặc điểm rất nổi bật
của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế phong kiến và các nền
kinh tế cấp thấp lực lượng nhân công (nông dân, nông nô) bị phụ thuộc
vào chủ đất (địa chủ, lãnh chúa) và quý tộc về mặt pháp lý, họ bị gắn chặt
vào ruộng đất và ý chí của chủ đất và quý tộc. Còn nhân công (người lao
động) trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt pháp lý là hoàn toàn bình
đẳng với chủ sở hữu doanh nghiệp (người thuê lao động). Giữa người
thuê lao động và người lao động ràng buộc kinh tế với nhau bằng hợp
đồng lao động: người lao động và chủ doanh nghiệp mua bán sức lao
động theo các yếu tố của thị trường. Công nhân có thể thanh lý hợp đồng
lao động với người thuê lao động này và sang làm việc cho người thuê lao
động khác và nếu muốn cùng với có khả năng hoặc may mắn thì cũng có
thể
trở
thành
chủ
doanh
nghiệp.
Cả xã hội TBCN là một thị trường lao động lớn và thường thì cung ứng
lao động nhiều hơn yêu cầu lao động, do vậy trong xã hội tư bản chủ
nghĩa thường tồn tại nạn thất nghiệp. Do vậy, người lao động thường bị
"mua rẻ" sức lao động của mình, một phần giá trị thặng dư mà họ tạo ra bị
nhà tư bản chiếm đoạt, dẫn đến tình trạng công nhân bị bóc lột trong xã
hội tư bản. Điều này những người cánh tả (xã hội, cộng sản...) ra sức loại
bỏ bằng việc chủ trương áp dụng các chính sách về giờ lao động, trả
lương... Tuy nhiên nguy cơ của nạn thất nghiệp cũng đóng vai trò kích
thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc
chạy đua bảo vệ chỗ làm việc.
Kinh tế thị trường và cạnh tranh: Vì nền kinh tế được điều hành bởi cá
nhân và các doanh nghiệp tư nhân định hướng đến quyền lợi cá nhân nên
kinh doanh trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về cơ bản là tự điều hành, tự
phát sinh theo quy luật của thị trường tự do và quy luật cạnh tranh hay đó
là nền kinh tế thị trường tự do (để phân biệt với nền kinh tế thị trường
nhưng có sự can thiệp của Nhà nước - kinh tế hỗn hợp).