TRƯỜNG THPT CAOLÃNH 1
TỔ VĂN
GV: TRẦN THỊ BÉ
ĐT: 0988917677
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2016-2017
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Chủ đề
Câu I.
Đọc hiểu văn
bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu II.
Nghị luận xã
hội
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Xác định
nội dung
văn
bản.
Xác định
PCNN.
2
0.75
10%
Biết tạo lập
đoạn văn
Đặt nhan đề
cho văn bản.
Xác định các
BPTT
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu III. Nghị Biết về tác
luận Văn học giả,
tác
phẩm, bố
cục bài văn
nghị luận.
Số câu
Số điểm
1,0
Tỉ lệ %
10%
Tổng số câu
Tổng số điểm
3,0
Tỉ lệ %
30%
2
0.75
10%
Hiểu được
truyền thống
yêu nước của
dân tộc
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Cộng
4
3,0
30%
Vận dụng kết
hợp thao tác
phân
tích,
chứng
minh,
bình luận để
viết đoạn văn .
1,0
1,0
10%
10%
Hiểu giá trị Vận dung kết Vận dụng kiến
nội dung và hợp các thao thức để liên hệ,
nghệ thuật tác lập luận.
mở rộng...
bài thơ.
2,0
20%
1,0
10%
1,0
10%
4,0
40%
2,0
20%
1,0
10%
1
2,0
20%
1
5,0
50%
4
10,0
100%
TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1
TỔ VĂN
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2016-2017
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Gồm có 01 trang)
---------------------------------I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
“ Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà
lòng vẫn hướng về Nam. Nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của
bao em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc. Nhớ người đồng chí đưa tiễn
bên sông, nhớ lá cờ nghĩa tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ ”. (Hoài
Thanh)
Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.75 điểm)
Câu 2: Xác định nội dung của văn bản trên? Đặt tiêu đề cho văn bản. (0.75 điểm).
Câu 3: Xác định câu chủ đề của đoạn văn? Đoạn văn trên được viết theo phương pháp
lập luận nào? (0.75 điểm).
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng
của biện pháp tu từ đó? (0.75 điểm).
II. PHẦN LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM)
Câu 1 : (2.0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ trình bày cảm nhận của
bản thân về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Câu 2: (5 điểm)
Có ý kiến cho rằng “Sóng của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp của tình yêu truyền thống”.
Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng “ Tình yêu trong sóng là tình yêu hiện đại”. Phân tích bài
thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ hai ý kiến trên.
------------- HẾT --------------------------
TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1
HƯỚNG DẪN
CHẤM CHÍNH THỨC
(gồm có 03 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2016- 2017
Môn thi: Ngữ văn - Lớp 12
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên
giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng
tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
2. Việc chi tiết hoá điểm số của các câu (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi câu và được thống nhất trong tổ chấm thi của trường.
3. Sau khi cộng điểm toàn bài, giám khảo làm tròn điểm đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành
0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).
B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU ( 3.0 ĐIỂM)
1. Yêu cầu về kỹ năng
- Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản;
- Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Câu 1: (0.75 điểm)
Đoạn văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2: (0.75 điểm)
- Ý 1: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải xác định đúng
nội dung chính của văn bản trên là: Tấm lòng nhớ nước , thương dân, tình cảm nặng sâu với
đồng bào, với kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người bị giam cầm trong nhà lao của
Tưởng Giới Thạch.
- Ý 2: Thí sinh có thể đặt cho văn bản các nhan đề khác nhau như: Tấm lòng nhớ nước
của Bác hoặc Tình nhà trong Bác…
Câu 3: (0.75 điểm)
- Câu chủ đề của đoạn văn là: Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.
- Đoạn văn đuọc viết theo phương pháp : diễn dịch
Câu 4: (0.75 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn bản trên là: Điệp từ “nhớ” (7
lần); Biện pháp tu từ liệt kê: Nhớ đồng bào, nhớ tiếng khóc, nhớ đồng chí….
Tác dụng: Biện pháp điệp từ và liệt kê dduojc sử dụng nhằm nhấn mạnh tình yêu quê
hương đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. PHẦN LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1: (2 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng
Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm
rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài; cần
làm rõ được các ý chính sau:
* Nêu được vấn đề cần nghị luận: (0,25 điểm)
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta
* Phân tích: (1.0 điểm)
- Truyền thống yêu nước là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta trong suốt quá
trình dựng nước và giữ nước
- Các biểu hiện của truyền thống yêu nước: Khi đất nước có giặc ngoại xâm phải có
lòng căm thù giặc, đánh đuổi giặc xâm lược. Khi hòa bình : xây dựng đất nước, trung thành với
lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam; phấn đấu học tập, nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ
thuật dể đưa đất nước ngày càng phát triển sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới; Cần
tỉnh táo trước âm mưu của kẻ thù….
* Bình luận: (0,5 điểm)
- Truyền thống yêu nước là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc. Chính vì thế,
chúng ta cần gìn giữ, lưu truyền và phát huy mãi mãi.
- Phê phán lối sống vô trách nhiệm; Chạy theo lợi ích cá nhân làm nguy hại đến an ninh
đất nước,đề cao ý thức sống vì cộng đồng, …
* Liên hệ bản thân: Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (0,25 điểm)
(Lưu ý: Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lý thì vẫn được chấp
nhận;; không cho điểm những bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực).
Câu 2: (5,0 điểm)
1. Yêu cầu chung
Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn
bản.Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết phải có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm
thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ
pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và những nét
đặc sắc trong bài thơ, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ
được các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, và các ý kiến nhận định về bài thơ. (0.5 điểm)
* Giải thích: (0.5 điểm)
- Tình yêu truyền thống là tình yêu mang những cung bậc cảm xúc tình cảm có tính
truyền thống muôn đời. Đó là niềm tin mãnh liệt trong tình yêu, nỗi nhớ da diết cháy bỏng, sự
thuỷ chung đằm thắm nhưng cũng không tránh khỏi những cảm xúc lo âu.
- Tình yêu hiện đại là tình yêu vượt ra khỏi sự chật hẹp, tù túng, đời thường để vươn tới
tình yêu cao đẹp, nhân văn.
* Chứng minh: (3.0 điểm)
- Ý kiến thứ nhất: Sóng của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp của tình yêu truyền thống. Vẻ
đẹp ấy là những cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.
+ Khi yêu tâm hồn người phụ nữ đầy những phức tạp, khó hiểu. Lúc dữ dội, dịu êm, khi
ồn ào, lặng lẽ
“ Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
+ Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ là một cung bậc trong tình cảm và cũng là
gam màu chủ đạo trong tình yêu. Nỗi nhớ ấy xuyên suốt cả không gian lẫn thời gian đến nỗi “
Ngày đêm không ngủ được” đến “ Cả trong mơ còn thức”.
+ Tình yêu gắn với sự thuỷ chung
“ Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngượic về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”.
+ Tình yêu gắn liền với niềm tin nhưng cũng đầy những dự cảm âu lo, khắc khoải.
- Ý kiến thứ hai: Tình yêu trong sóng là tình yêu hiện đại
+ Người phụ nữ không cam chịu cuộc đời chật hẹp, bé nhỏ, tù túng mà muốn bứt
phá ra những không gian rộng lớn để sống với tình yêu đích thực.
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
+ Mạnh dạn bày tỏ tình cảm, mạnh mẽ quyết định hạnh phúc, thậm chí mang trong mình
khát vọng lớn lao muốn tình yêu bất tử.
* Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn, âm điệu nhịp nhàng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ: Ẩn dụ,
nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ….
* Đánh giá: (0.5 điểm)
Cả hai ý kiến trên đều đúng. Tình yêu truyền thống và hiện đại không tách rời nhau mà
hoà quyện vào nhau tạo nên nhiều nét đẹp nhân văn trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu.
* Khẳng định lại vấn đề (0.5 điểm)
HẾT./.
TRƯỜNG THPT CAOLÃNH 1
KIỂM TRA HỌC KÌ I
TỔ VĂN
Năm học: 2016-2017
Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ
(Gồm có 01 trang)
Mức độ
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
Xác định
nội dung
văn bản.
Xác định
PCNN.
Đặt nhan
đề cho văn
bản.
Xác
định
các
BPTT
2
0.75
10%
2
0.75
10%
Chủ đề
Câu I.
Đọc hiểu văn bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Câu II.
Nghị luận xã hội
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Biết
tạo Hiểu được
lập đoạn truyền
văn
thống yêu
nước
của
dân tộc
1,0
10%
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Cộng
4
3,0
30%
Vận dụng kết
hợp thao tác
phân
tích,
chứng minh,
bình luận để
viết
đoạn
văn .
1,0
10%
1
2,0
20%
Câu III. Nghị luận
Văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Biết về tác
giả,
tác
phẩm, bố
cục
bài
văn nghị
luận.
Hiểu giá trị Vận dung kết Vận dụng kiến
nội dung và hợp các thao thức để liên hệ,
nghệ thuật tác lập luận.
mở rộng...
bài thơ.
1,0
10%
2,0
20%
1,0
10%
1,0
10%
3,0
30%
4,0
40%
2,0
20%
1,0
10%
----------------------------------------- HẾT ---------------------------------------------
1
5,0
50%
4
10,0
100%
Sở DG & ĐT Đồng Tháp
Trường THPT Cao Lãnh 1
------------------
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập_Tự do_Hạnh phúc
--------------------
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016– 2017
Môn: .NGƯ VĂN... Khối: 12
Thời gian làm bài ..120... phút
(Không kể thời gian phát đê)
-----------------------------------------I. Phần đọc – hiểu văn bản (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
"Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ
quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa
bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận
lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEANNhật Bản trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 27, Kuala Lumpur, Malaysia,
ngày 22/11/2015)
1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
3. Nội dung và ý nghĩa của đoạn trích là gì?
4. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”.
Anh/chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã thể hiện
sâu sắc truyền thống cao quý nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc?
II. Phần làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của
truyền thống yêu nước.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện
qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
-------------- HẾT --------------
Sở DG & ĐT Đồng Tháp
Trường THPT Cao Lãnh 1
------------------
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập_Tự do_Hạnh phúc
-------------------HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Phần đọc – hiểu văn bản
1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ: Chính luận
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận
3. Nội dung và ý nghĩa của đoạn trích là:
- Khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Câu nói này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hợp với lòng người dân,
được đánh giá sẽ đi vào lịch sử đất nước như là một tuyên ngôn khẳng định
chủ quyền biển đảo Việt Nam.
4 - Thông điệp chung của hai văn bản: khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của đất nước với bất cứ giá nào, vì “không có gì quí hơn độc lập,
tự do”.
- Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống yêu nước cao quý trong đời
sống tinh thần, tình cảm của dân tộc.
II. Phần làm văn
Câu 1 (2.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của
anh/chị về sức mạnh của truyền thống yêu nước.
1. Giải thích:
- Truyền thống là những phẩm chất, giá trị được hình thành, phát triển duy trì
trong một thời gian dài của lịch sử cộng đồng.
- Truyền thống yêu nước là những phẩm chất, giá trị được hình thành, phát
triển duy trì trong một thời gian dài thể hiện mối quan hệ tình cảm, nghĩa vụ
tích cực của mỗi công dân đối với đất nước.
2. Bàn luận:
- Truyền thống yêu nước luôn là yếu tố tinh thần của quá khứ có khả năng
làm hiện hữu và tạo ra sức mạnh tinh thần hoặc vật chất cho mỗi con người
của hiện tại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Truyền thống yêu nước có khả năng nêu gương, động viên, khơi gợi những
phẩm chất, giá trị tốt đẹp trong mỗi con người.
- Truyền thống yêu nước là sự nhắc nhở thiêng liêng và nghiêm khắc đối với
trách nhiệm của hậu thế trong việc nối tiếp, duy trì, phát huy những phẩm
chất, giá trị tốt đẹp đãđược hình thành từ những thế hệ trước.
- Truyền thống yêu nước giúp con người có niềm tự hào, niềm tin về những
Điểm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Điểm
0.5
1.5
phẩm chất, giá trị đang nối tiếp từ quá khứ; cung cấp những bài học kinh
nghiệm cho hiện tại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Nỗ lực học tập, sáng tạo, học
tập nghiêm túc và có kiến thức tốt về lịch sử đất nước. Không để xảy ra hiện
tượng "chảy máu chất xám", phải ý được rằng học tập không chỉ cho mình,
cho gia đình mà còn cho đất nước.
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
trong tình yêu thể hiện qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
- Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề (2 đoạn trở lên),
kết bài kết luận được vấn đề.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu thể hiện qua bài thơ Sóng của
Xuân Quỳnh.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các TTLL,
kết hợp chặt chẽ giữ lí lẽ và dẫn chứng,liên hệ với người phụ nữ ngày nay
a. Giới thiệu hình tượng sóng: là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh.
Sóng là sự ẩn thân, hóa thân của nhân vật trữ tình “em”. Qua hình tượng
sóng, Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể, sinh động những trạng thái, cung bậc tình
cảm, tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: nhân hậu, khao khát yêu
thương và luôn hướng tới một tình yêu cao thượng, lớn lao.
b. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu:
+ Thể hiện tiếng nói của trái tim tuổi trẻ mang khát vọng tình yêu muôn
thuở (Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế/ Nỗi khát vọng tình yêu/
Bồi hồi trong ngực trẻ).
+ Khao khát khám phá sự bí ẩn của qui luật tình yêu nhưng không tìm thấy
câu trả lời (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).
+ Bộc lộ một tình yêu sôi nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt, một nỗi nhớ
cồn cào, da diết, chiếm lĩnh cả thời gian và không gian (Con sóng dưới lòng
sâu/Con sóng trên mặt nước...Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức ).
+ Luôn hướng tới một tình yêu thủy chung, son sắt (Nơi nào em cũng nghĩ/
Hướng về anh - một phương).
+ Ước vọng có một tình yêu vĩnh hằng, bất tử để làm đẹp cho cuộc đời
(Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để
ngàn năm còn vỗ).
c. Đặc sắc nghệ thuật: ẩn dụ (mượn hình tượng sóng để thể hiện tình yêu một
cách sinh động, gợi cảm); thể thơ năm chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp
nhàng gợi âm vang của sóng; ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu
sức gợi.
d. Bàn luận chung: Bài thơ đã thể hiện nổi bật vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
0.25
0.25
0.5
0.25
2.0
0.5
trong tình yêu: chân thành, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, thủy chung, trong
sáng, cao thượng. Nó vừa mang nét đẹp tình yêu của người phụ nữ Việt Nam
truyền thống, vừa có nét táo bạo, chủ động đến với tình yêu của người phụ
nữ Việt Nam hiện đại.
e. Đánh giá:
- Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh và của thơ ca Việt Nam hiện đại
viết về đề tài tình yêu.
- Khẳng định: Giá trị nhân văn của bài thơ chính là sự khắc họa vẻ đẹp tâm
hồn người phụ nữ trong tình yêu.
4. Sáng tạo – Cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
5. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.25
0.5
0.25
0.25
---------------------------------------- HẾT ------------------------------------------------------