SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 2
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn thi: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Đề gồm có 02 trang)
Biên soạn: Nguyễn Quang Vinh
Số điện thoại: 0946011044
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MỘT LY SỮA
Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm đó,
cậu lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. Cậu quyết định xin một bữa
ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay
vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước uống.
Cô bé nghĩ rằng cậu ta trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn.
Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”
Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao
giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”
Cậu ta nói: “Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm!”
Khi Howard Kelly(1) rời căn nhà đó, cậu ta không những cảm thấy trong người
khoẻ khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.
Sau bao năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng đều bất lực và
chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị căn bệnh hiểm
nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe tên nơi ở của bệnh
nhân, một tia sáng lạ loé lên trong mắt anh ta. Anh đứng bật dậy và đi đến phòng cô gái.
Anh nhận ra cô gái ngay lập tức. Anh quay trở lại phòng chuyên gia và quyết tâm phải
gắng hết sức để cứu được cô gái. Anh đã quan tâm đặc biệt. Sau thời gian đấu tranh lâu
dài, căn bệnh của cô gái đã qua khỏi. Anh cầm tờ hoá đơn thanh toán viện phí, viết gì đó
bên lề và cho chuyển lên phòng cô gái.
Cô gái lo sợ không dám mở tờ hoá đơn viện phí ra, bởi vì cô chắc chắn rằng đến
suốt đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này. Cuối cùng cô can đảm nhìn, và
chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn: “Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa.”
Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.
Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên:“Lạy Chúa, tình yêu thương bao la của
Người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người.”
(1)Tiến sĩ Howard Kelly là một nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập ra khoa Ung thư tại trường
Đại học John Hopkins năm 1895.
Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào về lời nói của cô bé: “...Mẹ dạy rằng chúng tôi
không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”? (1,0 điểm)
Câu 4: Vì sao cậu bé Howard Kelly trong văn bản trên lại “thấy niềm tin vào con
người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.”? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu lên suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề cho và
nhận rút ra từ câu chuyện Một ly sữa.
Câu 2 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khi yêu qua đoạn thơ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
(trích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; SGK Ngữ Văn 12 Ban cơ bản, Nhà xuất bản Giáo
dục)
.HẾT.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 2
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
Môn thi: NGỮ VĂN 12
HƯỚNG DẪN CHẤM
(gồm có 02 trang)
PHẦN
ĐỌC
HIỂU
LÀM
VĂN
CÂU
Nội dung yêu cầu
Câu 1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2 Phương thức tự sự
Câu 3 -Cuộc sống cần phải có tình yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn
nhau.
-Những điều chúng ta cho đi phải xuất phát từ tấm lòng chân
thành; cho đi mà không cần nhận lại.
Câu 4 -Những điều tốt đẹp chúng ta cho đi trong cuộc đời mang đến
niềm tin, động lực sống cho những con người rơi vào nghịch
cảnh.
-Hãy sống lạc quan, luôn hướng về phía trước vì cuộc sống
còn nhiều điều tốt đẹp.
Câu 1 a.Đảm bảo cấu trúc trúc đoạn văn.
b.Xác định và dẫn dắt vào đúng vấn đề nghị luận: vấn đề cho
và nhận.
c.Triển khai vấn đề nghị luận; vận dụng các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận
thức và hành động.
-Cho là chia sẻ, giúp đỡ (về vật chất lẫn tinh thần) xuất phát từ
chính trái tim yêu thương. Nhận là được đáp lại những gì mà
mình đã cho đi.
-Khi ta cho đi những điều tốt đẹp thì ta sẽ nhận lại những điều
tốt đẹp; những điều cho và nhận đúng nghĩa sẽ làm nên một
cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc; nó giúp đỡ được những
hoàn cảnh khó khăn bất hạnh vươn lên số phận;…
-Thật đáng phê phán khi ngày nay vẫn còn một số ít người ích
kỷ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của cá nhân mình.
-Tuy nhiên, cho đi không có nghĩa là sẽ được nhận lại bởi
“sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
-Hãy học cách cho và nhận để góp phần xây dựng một thế
giới tốt đẹp.
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng
từ, đặt câu
Câu 2 a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài,
thân bài và kết bài; mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn người phụ
nữ khi yêu thể hiện qua đoạn thơ: “Con sóng dưới lòng sâu
... Dù muôn vời cách trở”
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng.
Điểm
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
0,25
0,25
0,50
0,50
PHẦN
CÂU
Nội dung yêu cầu
-Giới thiệu khái quát về Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng và đoạn
thơ:
+ Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ thời kì kháng
chiến chống Mĩ.
+ Thơ Xuân Quỳnh mang đậm vẻ đẹp nữ tính, một hồn
thơ luôn khát khao hạnh phúc đời thường.
+ Bài thơ Sóng sáng tác trong chuyến đi thực tế tại vùng
biển Diêm Điền – Thái Bình ngày 29.12.1967. Đoạn thơ trên
thể hiện những phẩm chất cao quý của tình yêu.
-Trong tình yêu, ta vẫn thường thấy hai mặt yêu và nhớ, yêu
say đắm thì nhớ thiết tha. Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ,
Xuân Quỳnh đã thổ lộ: “Lòng em nhớ đến anh”. Sự liên
tưởng bất ngờ nhưng hợp lí vì sóng là em và em cũng là sóng.
-Đó là nỗi nhớ mới da diết, khắc khoải, thổn thức cứ trằn trọc
không yên: “Cả trong mơ còn thức”
-Nghệ thuật nhân hóa, đối lập cùng cách dùng từ và diễn đạt
độc đáo đã mang đến sắc màu mới cho đề tài tình yêu.
-Lời khẳng định son sắt, tấm lòng thủy chung của người phụ
nữ trong tình yêu:
+ Cách nói ngược đầy sáng tạo: Dẫu xuôi về phương
bắc / Dẫu ngược về phương nam.
+ Sóng luôn hướng về bờ cho dù muôn vời cách trở xa
xăm. Và em luôn hướng về anh “một phương” duy nhất.
- Tình yêu đẹp là vậy, trong sáng là vậy, mãnh liệt bay bổng là
vậy nhưng nó không tránh khỏi những dâu bể của đời thường.
Chính vì thế những người đang yêu ngoài sự say mê còn phải
có đủ nghị lực và lí trí để vượt qua mọi thử thách, giông bão
của cuộc đời với niềm tin sẽ tới đích.
-Đoạn thơ là tiếng lòng tha thiết chân thành, bộc lộ những
phẩm chất đáng quí của tình yêu: nhớ nhung tha thiết, son sắt
chung thủy, niềm tin mãnh liệt về tình yêu trước cuộc sống.
-Thơ Xuân Quỳnh là tiếng thơ vừa dịu dàng vừa sâu lắng vừa
dữ dội lại vừa thiết tha. Nhớ tới chị chúng ta càng thêm yêu
và trân trọng những thi phẩm đặc sắc của chị. Cùng với
“Thuyền và biển”, “Sóng” là những bài ca không thể nào
quên của tuổi trẻ và tình yêu. Đó là bông hoa ngát hương đậm
sắc “dọc chiến hào” mà nhà nhà thơ đã vun trồng cho nghệ
thuật nước nhà.
d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu
sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng
từ, đặt câu
.HẾT.
Điểm
0,50
1,00
1,00
1,00
0,25
0,25