HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN BỘ MÔN:
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Vì sao không nên hợp pháp hóa Bitcoin tại ASEAN?
Người thực hiện:
Nhóm Mây, Lạnh, Winner, BINGO
Giảng viên hướng dẫn:
Ngô Dương Minh
Nhóm tín chỉ:
10
1
Danh sách thành viên thực hiện
Nhóm
Họ và tên thành viên
Nhóm BINGO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Đoàn Thị Trang
Nguyễn Thị Hà Mi
Ngô Minh Ngọc
Nguyễn Thị Khánh Linh
Ngô Thị Thúy Hương
Vũ Thị Hồng Nhung
Nguyễn Bảo Anh
Trần Thanh Xuân
Nhóm Winner
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Nguyễn Thị Thắm
Trịnh Khánh Hằng
Đinh Thùy Dương
Nguyễn Thu Hà
Trần Thị Thủy
Đặng Ngọc Toàn
Đinh Xuân Vũ
Nguyễn Văn Việt
Nhóm Lạnh
1. Lương Quỳnh Anh
2. Trần Thu Hương
3. Đặng Thị Bích Ngọc
4. Mai Hồng Ngọc
5. Nguyễn Quang Hào
6. Hồ Trần Nhật
7. Nguyễn Đình Tuấn Ngọc
8. Lê Nguyễn Khánh Linh
2
Nhóm Mây
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Trương Thị Ngọc
Nguyễn Mai Anh
Phạm Thị Ngọc Huyền
Nguyễn Thu Trang
Khương Thúy Lê
Hoàng Phương Lê
Nguyễn Quỳnh Anh
Đặng Thu Trang
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Lời nói đầu
4
Phần 1: Tổng quan về Bitcoin
5
1.1/ Khái niệm
5
1.2/ Lịch sử hình thành Bitcoin
1.3/ Cách thức hoạt động của Bitcoin
5
9
Phần 2: Thực trạng sử dụng Bitcoin tại châu Á và vì sao không
nên hợp pháp hóa Bitcoin tại Việt Nam
11
2.1/ Thực trạng sử dụng Bitcoin tại châu Á
2.2/ Vì sao không nên hợp pháp hóa Bitcoin tại ASEAN?
11
13
Phần 3: Đánh giá về việc hợp pháp hóa Bitcoin tại ASEAN và
một số giải pháp
3.1/ Đánh giá chung
3.2/ Một số giải pháp
16
Tài liệu tham khảo
16
17
18
3
Kết luận
19
4
Lời nói đầu
Trên thị trường tài chính quốc tế hiện nay có rất nhiều cách để một nhà đầu tư dù
nhỏ lẻ hay một nhà đầu tư lớn có thể tham gia vào, đặc biệt là các hình thức đầu tư
qua mạng thì lại càng trở nên phổ biến hơn. Đầu tư trực tuyến là một hình thức đầu
tư khá tiện lợi cho các nhà đầu tư khi chỉ cần kết nối internet là có thể tham gia vào
thị trường. Một trong những hình thức đầu tư đang rất được quan tâm và ngày càng
trở nên phổ biến hiện nay đó là Bitcoin.
Ắt hẳn ai quan tâm đến kinh tế nói chung, quan tâm đến lĩnh vực tài chính nói
riêng đều ít nhất một lần nghe đến “Bitcoin”. Hiện nay, bitcoin ngày càng trở thành
một công cụ đầu tư được săn đón, ngày càng có nhiều thị trường chấp nhận bitcoin,
tuy nhiên cũng có một số thị trường vẫn còn xa lạ và không đón nhận bitcoin.
Vậy thì đối với thị trường tài chính tại ASEAN nói riêng, bitcoin có những tác
động như thế nào, tốt hay xấu? Tất nhiên điều gì cũng có hai mặt của nó, đối với
bitcoin cũng vậy, có những mặt tích cực cũng có những mặt còn hạn chế, còn chưa
phù hợp. Tại ASEAN, bitcoin đã xuất hiện, đâu đó cũng đã đón nhận nhưng hạn
chế của bitcoin đối với riêng điều kiện kinh tế của ASEAN thì có lẽ, hiện tại chưa
phải lúc để hợp pháp hóa bitcoin tại khu vực này. Để giải thích cho vấn đề này,
dưới đây là bài tiểu luận về chủ đề của các nhóm chúng em: “Vì sao không nên
hợp pháp hóa Bitcoin tại ASEAN?”.
5
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BITCOIN
1.1 Khái niệm Bitcoin
Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp, được phát
hành bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có
thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ
chức tài chính trung gian nào.
Bitcoin khác biệt ở chỗ nó không được tạo ra bởi bất cứ một quốc gia hay nhà nước
nào, mà được tạo ra từ một mạng lưới kết nối các máy tính khắp thế giới. Nhiều người
gọi Bitcoin là “tiền ảo”, cách gọi này rất dễ gây hiểu lầm cho những người chưa biết gì
về Bitcoin, bởi vì chữ “ảo” nó hàm ý một cái gì đó không có thực, không có giá trị. Tiền
ảo là một loại tiền thường thấy được sử dụng trong game, do một công ty game nào đó
kiểm soát, cách tạo ra nó và cách nó vận hành hoàn toàn không hề giống với Bitcoin.
1.2 Lịch sử hình thành Bitcoin
Thực tế Bitcoin được tạo ra bởi một người hoặc một nhóm người vì không muốn tiết
lộ danh tính nên đã lấy biệt danh là Satoshi Nakamoto. Phải mãi một thời gian lâu sau
đó, tạp chí Newsweek của Mỹ mới khẳng định đã tìm thấy người đàn ông bí ẩn là “cha
đẻ” của đồng tiền Bitcoin và cho rằng Satoshi Nakamoto là người Mỹ gốc Nhật, ông sinh
năm 1949 và đã di cư sang Mỹ được hơn 10 năm. Nhưng đó có phải là danh tính thật của
người đã sáng lập ra Bitcoin hay không thì vẫn chưa thể chắc chắn được.
Tháng 10/2008:
Bất chấp những sự việc trên, Satoshi Nakamoto phát hành sách trắng (white paper) về
Bitcoin của riêng mình, tiết lộ ý tưởng của ông về một loại tiền điện tử giao dịch dạng
ngang hàng (peer-to-peer) trên toàn thế giới.
Tháng 1/2009:
Công cụ đào Bitcoin đầu tiên ra đời
6
Tháng 10/2009:
Giá trị Bitcoin ngang với tiền tệ truyền thống. The New Liberty Standard đã định giá
Bitcoin là 1USD bằng 1,309 BTC. Các phương trình tính toán giá trị của Bitcoin bao
gồm giá điện để chạy máy tính tạo ra Bitcoin lần đầu tiên.
Tháng 1/2010:
Sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên trên thế giới được thành lập.
Tháng 5/2010:
Một lập trình viên sống tại Florida có tên Laslo Hanyecz đã gửi 10,000 Bitcoin tới
một tình nguyện viên tại Anh, người đã gửi 25USD để Hanyecz đặt một chiếc pizza của
hãng Papa John. Hôm nay, chiếc pizza đó có giá trị £1,961,034 và được coi như một cột
mốc trong lịch sử của Bitcoin.
Tháng 8/2010:
Bitcoin bị tin tặc tấn công. Một lỗ hổng trong cách hệ thống kiểm tra giá trị của
Bitcoin bị phát hiện, dẫn đến việc tạo ra 184 tỷ Bitcoin khiến giá trị của Bitcoin bị tụt
giảm thê thảm.
Tháng 10/2010:
Bitcoin tiếp tục gặp phải những vấn đề rắc rối. Vào tháng 9, một nhóm liên minh các
chính phủ đã công bố một báo cáo về hoạt động rửa tiền bằng cách sử dụng phương thức
thanh toán mới dựa trên lỗ hổng bị phát hiện trong quá trình thực hiện giao dịch Bitcoin.
Bitcoin được xem là phương thức để các nhà tài trợ sử dụng để chuyển tiền cho các lực
lượng khủng bố.
Tháng 1/2011:
7
The Silk Road (con đường tơ lụa), chợ giao dịch ma túy bất hợp pháp được thành lập
và sử dụng Bitcoin làm đồng tiền chính cho các giao dịch mua bán ma túy trên chợ trực
tuyến này tránh việc lần theo giao dịch của chính quyền.
Tháng 2/2011:
Lần đầu tiên giá trị của đồng Bitcoin bằng đồng Dollar. Vào tháng 6, mỗi Bitcoin có
giá trị 31USD khiến vốn hóa của đồng tiền này đạt 206 triệu USD.
Tháng 3/2013:
The US Financial Crimes Enforcement Network (FINCEN) ban hành một số quy định
Bitcoin đầu tiên trên thế giới trong đó bao gồm việc hướng dẫn cho người quản lý, giao
dịch và sử dụng đồng tiền ảo này. Điều này đánh dấu cho sự khởi đầu của những tranh
luận về cách quản lý và điều hành Bitcoin.
Tháng 3/2013:
Giá trị vốn hóa Bitcoin chạm ngưỡng 1 tỷ USD.
Tháng 12/2013:
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đóng toàn bộ các giao dịch tài chính sử dụng
Bitcoin. Lệnh cấm này được ban hành sau khi Ngân hàng Nhân Dân Trung Quốc nói rằng
Bitcoin không phải là đồng tiền có “ý nghĩa thực sự” và không có tính pháp lý như các
loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc lại là quốc gia có lượng giao dịch
Bitcoin lớn nhất thế giới, chiếm 80% giao dịch Bitcoin toàn cầu.
Tháng 1/2014:
Elliptic ra mắt dịch vụ lưu trữ Bitcoin có bảo hiểm đầu tiên cho khách hàng tổ chức.
Tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm toàn bộ bởi công ty Fortune 100. Điều này có
nghĩa là Elliptic không thể tái đầu tư tài sản của khách hàng mà họ chỉ đảm bảo tiền gửi
được an toàn trong kho lưu trữ. Overstock.com trở thành đối tác bán lẻ chính thức đầu
tiên cho phép thanh toán bằng Bitcoin, chấp nhận thanh toán tại Mỹ.
8
Tháng 2/2014:
HMRC xếp Bitcoin như tài sản hay tiền cá nhân điều đó có nghĩa sẽ không phải
đóng thuế Giá trị gia tăng khi khai thác hay giao dịch Bitcoin.
Tháng 6/2014:
Chính phủ Mỹ đấu giá 29,000 BTC từ việc thu giữ từ chợ giao dịch ma túy bất hợp
pháp Silk Road. Việc chấp nhận Bitcoin trong mua bán và sự thừa nhận về mặt pháp lý
của Bitcoin tại một số quốc gia cho thấy tìm năng của Bitcoin trong tương lai.
Tháng 7/2014:
‘Bit Licence’ (giấy phép Bitcoin) được New York State Department of Financial
Services phát hành bản dự thảo đầu tiên về quy chế điều tiết đồng tiền ảo. Cơ quan kiểm
toán ngân hàng Châu Âu đưa ra ý kiến của mình về đồng tiền ảo này. Họ khuyên các nhà
lập pháp EU xem xét tuyên bố giao dịch tiền ảo là “thực thể” có nghĩa vụ phải tuân theo
luật chống rửa tiền và các yêu cầu tài chính hỗ trợ lực lượng khủng bố.
Tháng 8/2014:
Bộ trưởng bộ tài chính Anh, George Osborne thực hiện việc mua 20 bảng tiền
Bitcoin qua đó thể hiện quan điểm về việc hưởng ứng việc sử dụng Bitcoin trong giao
dịch thương mại.
Tháng 10/2014:
TeraExchange thông báo rằng giao dịch phái sinh Bitcoin đầu tiên trên một số trao đổi
quy định, bổ sung thêm công cụ bảo hiểm rủi ro mới cho Bitcoin.
Tháng 12/2014:
Công ty công nghệ khổng lồ Microsoft chấp nhận các thanh toán bằng đồng Bitcoin.
29/08/2017
Hiện tại, giá Bitcoin đang ở mức 4558,39 đô la Mỹ cho mỗi bitcoin.
9
1.3
Cách thức hoạt động của Bitcoin
Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: Không có một
ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng
ngang hàng trên Internet. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo
lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính "đào"
Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái
được phân tán trong mạng ngang hàng - được gọi là blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng
Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn
gọi là satoshi.
Blockchain (chuỗi khối) là cơ sở dữ liệu phân cấp cho phép truyền tải lưu trữ thông tin
dựa vào hệ thống đã được mã hóa vì thế tính bảo mật thông tin, dữ liệu rất cao. Công
nghệ blockchain được thiết kế nhằm chống lại việc thay đổi của dữ liệu, một khi ai đó
thực hiện giao dịch bitcoin hay bất cứ đồng tiền ảo nào dữ liệu sẽ được ghi lại và không
có cách nào thay đổi được nữa.
Blockchain giống như một cuốn sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch và quá trình cập
nhật diễn ra đồng thời trên tất cả máy tính trong mạng lưới. Công nghệ blockchain cho
phép người dùng giao dịch, thanh toán trực tiếp trên mạng internet mà không cần phải
thông trung gian (Ví dụ như các ngân hàng, dịch vụ thanh toán online như paypal) và
cũng không có bất cứ cá nhân, tổ chức nào quản lý. Blockchain ra đời mở đường cho một
cuộc cách mạng thanh toán thương mại điện tử nhanh, tiện lợi và tiết kiệm chi phí.
-
Ví Bitcoin:
Bất cứ ai sử dụng bitcoin đều có thể tạo một ví bitcoin để lưu trữ bitcoin của
mình (Bitcoin wallet). Khi mở ví, người dùng sẽ được cung cấp 1 hoặc nhiều địa chỉ công
khai dùng để cho người khác có thể gửi tiền vào địa chỉ đó.
Các ví lưu trữ bitcoin đều có tính bảo mật rất cao, ví dụ như bảo mật 2-3 lớp (xác thực
qua email với số điện thoại mới đăng nhập được), hoặc có tính năng cho phép người
dùng tự in ví giấy cho mình để cất trong tủ cho an toàn.
10
Tuy nhiên hãy lưu ý rằng nếu bạn không cẩn thận và bị lộ thông tin của bạn cho 1 ai đó,
họ vào được ví của bạn và thực hiện giao dịch, mạng lưới Bitcoin sẽ không thể xác nhận
được Bitcoin đó gửi cho ai, và số bitcoin trong địa chỉ của bạn sẽ bị mất vĩnh viễn. 2 ví
bitcoin điền hình nhất :
•
Blockchain.info
•
Coinbase
-
“Khai thác” bitcoin (Miner)
Trên thế giới chỉ có 21 triệu bitcoin tồn tại (Đó là lý do vì sao giá nó lại đắt), thế giới
đã khai thác được hơn 16 triệu bitcoin, tức là sẽ còn khoảng 5 triệu bitcoin nữa chưa được
khai thác. Vài năm trước xuất hiện rất nhiều cá nhân, nhóm nhỏ tổ chức đào bitcoin
nhưng vì kinh phí bỏ ra để đầu tư dàn máy khủng, và tiền điện tiêu thụ quá lớn nên không
trụ nổi. Nên các cá nhân, tổ chức này hiện tại đang chuyển sang “khai thác” 1 số đồng
tiền có giá trị khác, điền hình là Ethereum (ETH). Trên thế giới xuất hiện những nhóm
đào bitcoin, bạn có thể bỏ tiền và tham gia, hoặc bạn có thể mua các máy đào (có nhiều
loại khác nhau), tuy nhiên với hình thức này thì thời gian hoàn vốn tương đối lâu.
-
Làm thương gia buôn bán bitcoin. (Trader)
Giá bitcoin rất biến động, có thể nó chênh lệch vài chục USD trong 1 khoảng thời gian
ngắn là chuyện bình thường, vì vậy có rất nhiều người dựa vào đặc điểm này để làm
thương gia buôn bán bitcoin, mua thấp bán cao , gọi là chơi lướt sóng.
-
Các sàn đầu tư đa cấp, cho nhận ?
Với hình thức này, bạn sẽ mua bitcoin và đầu tư vào 1 sàn đầu tư hoặc cho nhận chấp
thuận bitcoin. Lãi cao giao động tầm 20-40%/tháng. Tuy nhiên bạn nên nhớ đây là 1 hình
thức có độ rủi ro RẤT cao, bạn sẽ có nguy cơ mất trắng số tiền đầu tư vì sàn vỡ, sàn lừa
đảo. Tỉ lệ người mất trắng hoặc mất 50% số tiền là rất lớn. Hơn nữa, để có thêm lợi
11
nhuận, bạn phải đi mời người khác cùng tham gia (như đa cấp), vì vậy đây là hình thức
mà chúng tôi khuyên bạn KHÔNG NÊN THAM GIA.
PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BITCOIN TẠI CHÂU
Á VÀ VÌ SAO KHÔNG NÊN HỢP PHÁP HÓA BITCOIN
TẠI ASEAN?
2.1 Thực trạng sử dụng bitcoin tại một số nước ở ASEAN.
Singapore
Singapore gần đây đã bắt đầu công nhận Bitcoin và chính phủ đưa ra các quy tắc thuế
điều chỉnh các giao dịch được thực hiện bằng đồng tiền mới này. Singapore đã ban hành
những quy tắc về việc sử dụng đồng Bitcoin được coi là rõ ràng nhất trên thế giới.
Những quy tắc này sẽ chỉ áp dụng cho các dịch vụ sử dụng Bitcoin tại đất nước này mà
thôi. Các cơ quan thuế đã tuyên bố rằng những công ty mua và bán Bitcoins sẽ được đánh
thuế dựa trên lợi ích doanh thu của họ. Tuy nhiên, nếu Bitcoins hình thành 1 phần danh
mục đầu tư cho công ty với mục đích đầu tư dài hạn bất kỳ khoản lợi nhuận nào cũng có
tính chất vốn và do đó sẽ không phải chịu thuế. Những người trung gian tham gia giao
dịch Bitcoin cũng sẽ phải chịu thuế GST đối với phí hoa hồng và việc bán Bitcoins. Các
doanh nghiệp ở Singapore phải đăng ký GST khi doanh thu hàng năm của họ vượt quá 1
triệu SGD và IRAS đã tuyên bố rằng các công ty đó phải tính phí GST cho khách hàng
nếu thanh toán bằng Bitcoins. Quyết định này có thể sẽ hạn chế việc kinh doanh Bitcoins
ở Singapore, vì người dùng sẽ phải tìm kiếm người mua ở nước ngoài để tránh gánh nặng
GST
Indonesia
Hiện tại, Indonesia chỉ chiếm khoảng một phần trăm tổng số Bitcoin thế giới sử dụng.
Tuy nhiên, đã có nhiều báo cáo quan tâm đến tiền tệ trực tuyến từ người dân Indonesia.
Mặc dù đã bày tỏ lo ngại, Bitcoin không phải là quy định của ngân hàng trung ương nước
này, nhưng hiều trang web ở Indonesia đã chấp nhận Bitcoin dưới hình thức thanh toán.
12
Thái Lan
Bitcoin bị xem là phi pháp tại Thái Lan hồi tháng 7/2013. Bất kỳ dịch vụ trao đổi tiền tệ
nào tại Thái Lan đều cần phải có giấy phép từ Ngân hàng Thái Lan để xác định có phải
tiền “thật” hay không. Vì khi đó, Bitcoin vẫn là thứ gì đó mới mẻ, chính sách chưa kịp
điều chỉnh. Hiện tại, ngân hàng trung ương đang hợp tác với các bên hữu quan như Bộ
CNTT hay Ủy ban Chứng khoán để xem xét. Trong thời gian chờ đợi, Bitcoin vẫn bị cấm
Malaysia
Bitcoin hiện không phải là một loại tiền tệ được công nhận ở Malaysia. Ngân hàng trung
ương nước này đã tuyên bố rằng nó không điều chỉnh tiền tệ và do đó có thể không cung
cấp bảo vệ cho những người tham gia vào kinh doanh Bitcoin.
Philippines
Cũng như các nước khác trên thế giới, Phillipines cũng tồn tại một cộng đồng người dùng
Bitcoin.. Ngân hàng Trung ương Philippines đã ban hành Thông tư có tựa đề “Hướng dẫn
giao dịch ngoại tệ trực tuyến (VC),” để cung cấp rõ ràng về tính hợp pháp của các sàn
giao dịch Bitcoin.
Mặc dù được xem xét những lợi ích của Bitcoin như các mạng lưới thanh toán và chuyển
tiền, BSP dự định điều tiết Bitcoin và Bitcoin bắt đầu như các công ty chuyển tiền nhưng
trong tài liệu, BSP chỉ rõ ràng rằng Bitcoin sẽ vẫn không được coi là một sự chứng thực
của chính phủ Philippines, cũng không phải một đồng tiền hợp pháp vì nó không được
phát hành bởi các ngân hàng trung ương
Việt Nam
Thời gian đầu, Bitcoin ở Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc vì tâm lý dè dặt
trước một đồng tiển ảo còn quá mới mẻ. Việc chơi Bitcoin ở Việt Nam tuy không bị cấm
nhưng cũng không quá khuyến khích.
13
Cuối năm 2013, công ty TNHH Bitcoin Việt Nam được thành lập. Ngày 3/3/2014 thì
chính thức đi vào hoạt động với dịch vụ môi giới Bitcoin, giúp người dùng dễ dàng trao
đổi, mua bán đồng tiền ảo này qua mạng Internet. Đây là bước đi đầu tiên của Bitcoin tại
thị trường Việt Nam, thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư tài chính.
Sau khi có mặt tại Việt Nam, loại tiền này đã nhanh chóng phát triển như một mặt hàng
đặc biệt. Đáng chú ý, hiện nay mọi người không chỉ làm giàu và giao dịch bằng tiền
Bitcoin mà còn có thể tiêu xài chúng, cũng giống quẹt thẻ ngân hàng.
Ban đầu chỉ là những quán cà phê, rồi là những nhà hàng chấp nhận thanh toán bằng tiền
Bitcoin, sau đó ngày càng có thêm nhiều nơi và lĩnh vực sử dụng tiền này, thông qua
những ứng dụng (app).
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM... hoạt động thanh toán bằng Bitcoin được
diễn ra tương đối sôi nổi. Một số chủ cửa hàng chấp thuận thanh toán bằng đồng Bitcoin
với lý do "vừa nhanh vừa tiện lợi", không chịu phí ngân hàng, không bị truy thu thuế...
Tuy nhiên, đằng sau hoạt động mua bán tưởng chừng đơn giản này, nhiều nghi vấn đặt ra
đây là hệ thống tư vấn để lôi kéo người chơi đầu tư vào Bitcoin để hưởng phần trăm hoa
hồng.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có 2 cây ATM Bitcoin được đặt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Người dùng cũng có thể dễ dàng đổi Bitcoin ra thành tiền mặt qua các sàn giao dịch và
các ngân hàng được sàn giao dịch đó hỗ trợ liên kết. Santienao.com và Remitano.com là
2 cái tên nổi bật nhất ở Việt Nam về hỗ trợ mua bán, giao dịch Bitcoin. Một số doanh
nghiệp cũng bắt đầu chấp nhận việc thanh toán hàng hóa bằng tiền ảo Bitcoin thay cho
tiền mặt thông thường.
2.2 Rủi ro khi hợp pháp hóa Bitcoin tại ASEAN
Chưa có nhiều người sử dụng : Thực tế là người dân, đặc biệt là những quốc gia
không phát triển nhiều như Việt Nam, thì đã quen với việc sử dụng tiền tệ, vàng
bạc. Và họ không am hiểu nhiều về những đồng tiền điện tử. Cùng với đó nhiều
14
trang báo nổi tiếng lại có những bài viết khá tiêu cực về đồng tiền này nên người
dân còn rất e dè và có nhiều lo ngại khi sử dụng bitcoin.
Hơi khó sử dụng : Để sử dụng bitcoin thì bạn cần phải tạo 1 ví lưu trữ bitcoin, và
việc trao đổi bitcoin thành tiền mặt, thông thường bạn sẽ phải qua 1 trung gian
thanh toán. Vì vậy đối với những người mù tịt về công nghệ mà không được ai chỉ
dẫn thì họ sẽ khó mà có thể tự làm các thao tác này, và có nguy cơ bị lừa đảo.
Giá bitcoin biến động : Bạn có thể lên google để xem biểu đồ biến động của loại
tiền tệ này. Ví dụ cuối năm 2015 giá bitcoin chỉ giao động 200-300$/bitcoin, nhưng
đến thời điểm hiện tại thì giá bitcoin tương đối cao, ổn định ở mức $500$600/bitcoin. Hoặc có lúc nó tăng mạnh, xuống mạnh, các biến động trên thế giới
ảnh hưởng đến đống tiền điện tử đều có thể khiến giá bitcoin giao động theo thời
gian thực.
Tội phạm, tin tặc, rửa tiền lộng hành : Vì tính ẩn danh của bitcoin và không bị ai
kiểm soát, tội phạm có thể sử dụng đồng tiền này như 1 phương thức giao dịch.
Hacker có thể đang tìm cách tấn công nhiều sàn bitcoin để đánh cắp bitcoin số
lượng lớn và nạn rửa tiền có thể xảy ra 1 cách dễ dàng.
Tốc độ xác thực chậm: không phù hợp cho các giao dịch bình thường và
thương mại điện tử Để giao dịch được đảm bảo an toàn thì mỗi giao dịch cần
được vài lần xác thực. Tuy nhiên mỗi lần xác thực mất 10 phút, nếu bạn không trả
phí đủ hoặc kém may mắn thì thời gian chờ cho mỗi xác thực có thể lâu hơn. Nếu
đạt 6 xác thực để đảm bảo an toàn cần ít nhất 1 tiếng. Nếu chỉ gửi 1 vài đô la mà
đợi vậy chắc cũng chán, vì chuyển khoản nhanh hơn nhiều.
Gần đây người ta cũng đề xuất giải pháp gọi là "zero confirmation" nhưng giải
pháp này đi ngược với mong muốn của Satoshi Nakamoto (nick name của người
sáng lập ra Bitcoin). Giải pháp này được chứng minh là không an toàn. Bởi vậy
mới cần các miner xác thực các giao dịch
Sử dụng không dễ dàng Bitcoin có rất nhiều phần mềm ví, nhưng nổi tiếng nhất
là Bitcoin-Qt. Nhưng dữ liệu sổ cái (blockchain) của Bitcoin quá lớn. Hiện tại lên
đến hơn 34 GB nên thời gian tải xuống toàn bộ rất chậm, nhất là ở VN. Cách đây
một tháng khi Bitcoin-Qt chưa có bản mới và vẫn phải đồng bộ từ các trạm ngang
hàng thì bản thân tôi phải bật máy một tuần để đợi đồng bộ xong bockchain dù đã
dùng cáp quang với tốc độ khá cao. Nguyên nhân nữa là số nút của Bitcoin giảm
15
nên việc kết nối không ổn định, có khi vừa thiết lập xong kết nối chuẩn bị đồng bộ
thì máy đó lại bị tắt nên lại phải kết nối sang máy khác.
Phần mềm ví khác cũng khá nổi tiếng là Amory với nhiều tính năng bảo mật tốt
cho phép in ví ra giấy nhưng tốc độ còn chậm hơn cả Qt do lại tạo ra một bản sao
blockchain (vì chạy trên nền Bitcoin-Qt) khác nên vừa chậm vừa tốn dung lượng
đĩa cứng.
Các phần mềm mới hơn thì nhẹ nhàng và dễ sử dụng như Electrum, HD, SPV, web
thì sử dụng nhanh chóng nhưng hầu hết chọn những phần mềm chính được gợi ý
trên Bitcoin.org vì không biết những phần mềm ví kia dễ dùng và nhanh hơn.
Nhưng chính sự nhanh và dễ dùng của các phần mềm ví mới lại là một nhược điểm
chết người của Bitcoin. Đó là càng ít người có đầy đủ blockchain thì tính an toàn
của Bitcoin càng giảm, tốc đôi đồng bộ blockchain càng chậm cho những ai dùng
ví QT, hay Amory.
Không đảm bảo tính riêng tư Mọi giao dịch của Bitcoin đều được công khai
trong cuốn sổ danh bạ công khai blockchain. Do vậy bất cứ người xa lạ nào cũng
có thể xem hết được tất cả mọi giao dịch của bạn nếu biết được địa chỉ ví của bạn
nếu bạn dùng Bitcoin để giao dịch.
Những giải pháp an toàn khác như ví HD, SPV cũng giải quyết được phần nào vấn
đề này nhưng không triệt để. Nếu mình giao dịch với ai là biết ngay họ còn lại bao
nhiêu số tiền trả mình xong còn lại chuyển vào địa chỉ nào. Thủ công thì kể cũng
mất công dò dẫm, nhưng nếu có các phần mềm phân tích thì dễ dàng biết hết mọi
chuyện. Nếu Bitcoin mà thay thế cho các loại tiền khác thì cũng cực kỳ nguy hiểm
vì tội phạm có thể theo dõi để tống tiền.
Những giải pháp an toàn khác khá phức tạp và không dễ sử dụng.
Không dám thay đổi Sau khi Shatoshi biến mất, cộng đồng Bitcoin không quyết
định được có nên thay đổi lõi Bitcoin hay không để mặc nó có rất ít thay đổi. Và
những hạn chế kể trên thì không được giải quyết. Những thay đổi khác nếu có đều
phải chuyển thành những loại coin khác. Và Darkcoin là một trong những coin
khác có rất nhiều cải tiến dựa trên Bitcoin.
Khả năng mở rộng kém Hiện tại Mỗi một block của Bitcoin là 1MB Và khả năng
xử lý tối đa của Bitcoin là vào khoảng 7 giao dịch mỗi giây. Tuy chưa có nhiều
người dùng nên giới hạn vẫn chưa chạm tới. Nhưng trở ngại đó làm Bitcoin khó có
thể mở rộng để làm phương tiện giao dịch hàng ngày.
16
Nếu mở rộng một block lên 20 MB thì có thể xử lý được 140 giao dịch một giây
nhưng bù lại thì blockchain sẽ tăng trưởng 1000 GB mỗi năm. Hiện tại mới hơn 30
GB đã rất khó chịu thì tăng trưởng như vậy thì thật khó chấp nhận được. Chưa kể
với khả năng giao dịch đó vẫn chưa đủ nhiều vì riêng Amazon trong thời gian cao
điểm cũng cần lượng xử lý cũng rất lớn. Riêng Amazon tại Mỹ bán được 3 triệu
sản phẩm cho một ngày giáng sinh, nếu mỗi sp là một giao dịch thì trung bình
khoảng 24 giao dịch một giây. Nhưng trong ngày có giờ cao điểm giờ thấp điểm.
Mà Bitcoin không chỉ phục vụ một công ty mà toàn thế giới. Nếu nó được sử dụng
quá rộng rãi thì cũng không thể hoạt động được.
Từ
các rủi ro có thể gặp ở trên, kết hợp với điều kiện kinh tế cùng các chính
sách kinh tế ở ASEAN, có thể thấy hiện nay việc hợp pháp hóa Bitcoin tại
ASEAN hiện nay vẫn chưa phù hợp, mang lại rủi ro đối với nền kinh tế, với
các chính sách của chính phủ và lợi ích của người dân.
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VỀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA
BITCOIN TẠI ASEAN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1 Đánh giá về vấn đề hợp pháp hóa Bitcoin tại ASEAN
Bitcoin và các loại tiền tệ ảo khác đang tạo nên một "cơn địa chấn" trong năm nay, với tỷ
suất lợi nhuận đem lại vượt qua cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, vàng và hầu hết các kênh
đầu tư truyền thống khác.
Giá Bitcoin đã tăng gấp vài lần kể từ đầu năm, mới chạm mốc 5.000 USD một đồng
Bitcoin vào 3/9/2017. Theo công ty theo dõi tín dụng CoinMarketCap, mức trần của thị
trường tiền ảo hiện đã hơn 100 tỷ USD, tăng từ con số khoảng 20 tỷ USD vào đầu năm
nay.
Mặc dù đây là đồng tiền có nhiều tiềm năng lợi thế trong tương lai và được nhiều nước
phát triển tiến hành hợp pháp hóa đồng tiền này, nhưng tại Asean- các nước ở khu vực
17
Đông Nam Á là những nước đang phát triển, những chính sách cũng như quản lí nó vẫn
còn nhiều bất cập. Do vậy, việc sử dụng Bitcoin ở Asean là chưa phổ biến.
Đi từ những nhược điểm ko phù hợp với tình hình quốc gia Asean, đó là lí do phản đối
hợp pháp hóa bitcoin tại thời điểm này và muốn tiến hành hợp pháp nó thì chúng ta cần
phải có những biện pháp, giải pháp khác để cải thiện và hỗ trợ các nước Asean trong hợp
pháp hóa Bitcoin.
3.2 Giải pháp
- Bitcoin không bị đánh thuế, không có những chính sách pháp lí rõ ràng khiến cho việc
đầu tư của các nhà đầu tư khá nguy hiểm và dễ gặp rủi rõ. Các biện pháp bảo vệ nhà đầu
tư là cần thiết:
+Yêu cầu người dùng bitcoin cung cấp nhiều thông tin hơn cho bên quản trị.
+ Lọc người dùng, tránh tài khoản của người dùng ảo
+ Tăng cường bảo mật, chỉ người dùng mới có thể đăng nhập được.
……
- Sửa đổi khung pháp lí cho rõ ràng, hàng rào pháp lí cần được thiết lập đầy đủ hơn để
người dùng có thể tin tưởng hơn:
Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản
lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử. Như vậy, với Đề án này, các hình thức
tiền ảo như bitcoin sẽ được Việt Nam cân nhắc chỉnh sửa khung pháp lý để có hình thức
quản lý phù hợp.
Đề án nêu rõ báo cáo đánh giá thực trạng để sửa đổi khung pháp lý cần hoàn thành trước
tháng 8/2018 và đến cuối năm 2018 phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản
ảo, tiền ảo. Đồng thời, đến tháng 6/2019 cần xong hồ sơ đề nghị xây dựng khung pháp
luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo. Ngoài ra, những đề xuất để phòng, chống xử lý các
18
vi phạm liên quan đến loại hình tiền tệ này cũng được Chính phủ giao hoàn thành trước
tháng 9/2019.
Đề án cũng nêu rõ quan điểm cần xây dựng thể chế để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của
Việt Nam nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra. Đề án sẽ góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể hoá các
chế định về quyền tài sản trong Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Đối với các quốc gia khác tại ASEAN cũng cần có hàng rào pháp lý cụ thể rõ ràng để
Bitcoin trở nên an toàn hơn trong việc sử dụng và khai thác.
- Ngoài ra, trong khi Bitcoin chưa phù hợp để hợp pháp hóa tại các nước ASEAN, thì
Chính phủ các nước cần đẩy mạnh phát triển các phương thức thanh toán khác, các hình
thức đầu tư khác an toàn, hiệu quả và thân thiện hơn với các nhà đầu tư và người dân.
Tài liệu tham khảo:
-
-wikipedia.org
-vneconomy.vn
-cafef.vn
-….
19
Lời kết
Thị trường tài chính ngày càng phát triển, các phương tiện thanh toán và hình thức đầu tư
trự tuyến ngày càng được mở rộng nó có thể mang lại những lợi ích không tưởng cho nền
kinh tế và các cá nhân tham gia nhưng cũng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nguy
hiểm.
Đối với các hình thức này, đặc biệt là với Bitcoin, tại các nước ASEAN, khi mà hàng rào
pháp lý còn chưa đảm bảo được quyền lợi cho các nhà đầu tư và chưa đem lại sự ổn định
cho nền kinh tế thì Bitcoin vẫn là một vấn đề khá nhạy cảm và ẩn chứa nhiều nguy hiểm.
Ở thời điểm hiện tại, hợp pháp hóa bitcoin là chưa phù hợp với các nước ASEAN nhưng
điều đó không đồng nghĩa với việc ASEAN cần tránh hoàn toàn việc sử dụng và đầu tư
vào bitcoin.
Các quốc gia ở ASEAN có thể phát triển các hình thức thanh toán và đầu tư trực tuyến
khác an toàn và thân thiện, phù hợp với nền kinh tế tại đây hơn đồng thời vẫn cần có
những biện pháp cụ thể để bảo vệ các cá nhân trên nền kinh tế trước những rủi ro mà
Bitcoin có thể gây ra cho thị trường.
20