Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích về tình hình lạm phát của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.29 KB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong các thông tin kinh tế mà bạn nhận được hàng ngày, thường có
thông tin giá cả hàng hóa và dịch vụ trong tháng này tăng lên là bao nhiêu, và
đến cuối mỗi năm bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế như tỉ lệ tăng trưởng GDP,
bạn còn nghe thấy người ta thông báo tỉ lệ lạm phát trong năm là bao
nhiêu. Đồng thời trong các mục tiêu kinh tế đề ra cho năm tới bao giờ cũng
có mục tiêu về tỉ lệ lạm phát. Như vậy, lạm phát là một trong những vấn đề
kinh tế vĩ mô, đã trở thành mối quan tâm lớn của mọi người từ các quan
chức cao cấp đến những người dân thường. Việc kiểm soát lạm phát như
thế nào là vấn đề hàng đầu trong các cuộc tranh luận về chính sách kinh tế.
Chúng ta khi thấy giá cả các hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng
lên, họ gọi đó là lạm phát, nhờ có tín hiệu này mà chúng ta điều chỉnh được
hành vi tiêu dùng của mình.
Vậy lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Tại sao mọi người lai
quan tâm nhiều đến lạm phát? Với những tầm quan trọng như vậy thì ở Việt
Nam vấn đề lạm phát được quan tâm như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn chúng
ta cùng phân tích về tình hình lạm phát của việt nam trong năm 2008 và
Chính phủ đã thực hiện các chính sách gì để kiểm soát lạm phát?


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế đi liền với nền kinh tế thị trường. Có
nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ này nhưng nói
chung chưa có sự thống nhất hoàn toàn.
Karl Marx cho rằng: “Lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá mức cần thiết”
V.I.Lenin cũng đưa ra một ý niệm tương tự: “Lạm phát là sự thừa ứ tiền giấy
trong lưu thông”.
Vào thập niên 1960 Milton Fredman khẳng định lại rằng: “Lạm phát bao giờ
và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”.
Còn R.Dornbusch và Fischer cho rằng: “Lạm phát là tình trạng mức giá


chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian nhất định”.
Như vậy, tất cả những luận thuyết, những quan điểm về lạm phát đã nêu trên
đều đưa ra những biểu hiện ở một mặt nào đó của lạm phát, và theo quan điểm của
tôi về vấn đề này sau khi nghiên cứu một số luận thuyết ở trên thì nhận thấy ở một
khía cạnh nào đó của lạm phát thì: khi mà lượng tiền đi vào lưu thông vượt mức
cho phép thì nó dẫn đến lạm phát, đồng tiền bị mất giá so với tất cả các loại hàng
hoá khác.
Đề cập đến lạm phát, người ta thường có hai khái niệm kèm theo, đó là giảm
phát hay còn gọi là thiểu phát và giảm lạm phát.
Giảm phát (Deflation): là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm
xuống đi liền với việc giảm bớt thu nhập quốc dân và sản lượng.
Giảm lạm phát (Disinflation): là sự sụt giảm tỷ lệ lạm phát – nghĩa là mức giá
chung vẫn tăng lên, tức vẫn còn lạm phát, nhưng với mức độ thấp hơn trước, tức
tốc độ tăng giá trở nên chậm lại.
2. Phân loại


Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa nên
dựa vào tỉ lệ tăng giá để căn cứ phân loại lạm phát. Trên cơ sở đó các nhà kinh tế
đã chia lạm phát thành ba loại khác nhau.

 Lạm phát vừa phải (Moderate inflation)
Là loại lạm phát một con số (Single digitinflation) hay lạm phát nước kiệu.
Xảy ra khi giá cả hành hóa tăng chậm ở mức một con số hằng năm (dưới 10%).
Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy
nền kinh tế phát triển.
 Lạm phát cao (Gallopping inflation)
Lạm phát cao hay còn gọi là lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng
ở mức hai con số (Từ 10% đến dưới 100%). Với mức lạm phát này, mức độ tăng
giá đã gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, biểu hiện bằng đồng tiền mất

giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực (real interest rate) giảm xuống dưới số 0 và
có nơi lãi suất thực giảm xuống 50% - 100% và do vậy nhân dân tránh giữ tiền mặt
mà muốn bảo tồn của cải dưới dạng tài sản phi tiền tệ.
 Siêu lạm phát (Hyper inflation)
Xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hay còn được gọi là lạm
phát siêu tốc. Đây được coi là một căn bệnh ung thư đối với các nền kinh tế.
Vd: Cuộc siêu lạm phát điển hình diễn ra tại Đức vào tháng 11/1923 với tỷ lệ
10.000.000 lần do với tháng 11/1922. Sau này,ở các nước khác, siêu lạm phát diễn
ra như Bolivia vào 1985 với tỷ lệ 50.000%.
3.Hậu quả của lạm phát
Ngoài trường hợp lạm phát nhỏ, lạm phát vừa phải (lạm phát một con số) có tác
dụng tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội, còn lại nói chung lạm phát
đều gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội.
-Tác hại thứ nhất là làm cho tiền tệ không còn giữ được chức năng thước đo giá trị
hay nói đúng hơn là thước đo này co dãn thất thường, do đó xã hội không thể tính
toán hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của mình.
-Thứ hai, tiền tệ và thuế là 2 công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền
kinh tế đã bị vô hiệu hóa, vì tiền tệ bị mất giá nên không ai tin vào đồng tiền nữa,
các biểu thuế không thể điều chỉnh kịp với mức độ tăng bất ngờ của lạm phát và do
vậy tác dụng điều chỉnh của thuế bị hạn chế, ngay cả trong trường hợp nhà nước có


thể chỉ số hóa luật thuế thích hợp với mức lạm phát, thì tác dụng điều chỉnh của
thuế cũng vẫn bị hạn chế.
-Thứ ba, phân phối lại thu nhập, làm cho một số người nắm giữ các hàng hóa có
giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng và những người có các hàng hóa mà giá
cả của chúng không tăng hoặc tăng chậm và người giữ tiền bị nghèo đi.
-Thứ tư, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc…gây ra
tình trạng khan hiếm hàng hóa không bình thường và lãng phí.
-Thứ năm, xuyên tác bóp méo các yếu tố của thị trường làm ch các điều kiện của

thị trường bị biến dạng. Hầu hết các thông tin kinh tế đều thể hiện trên giá cả hàng
hóa, giá cả tiền tệ, giá cả lao động…Một khi những giá cả này tăng hay giảm đột
biến và liên tục thì các yếu tố của thị trường không thể tránh khỏi bị thổi phồng
hoặc bóp méo.
-Thứ sáu, sản xuất phát triển không đều, vốn chạy vào những ngành nào có lợi
nhuận cao.
-Thứ bảy, ngân sách bội chi ngày càng tăng trong khi các khoản thu ngày càng
giảm về mặt giá trị.
-Thứ tám, đối với ngân hàng, lạm phát làm cho hoạt động bình thường của ngân
hàng bị phá vỡ, ngân hàng không thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi trong xã
hội.
-Thứ chín, đối với tiêu dùng: làm giảm sức mua thực tế của nhân dân về hàng tiêu
dùng và buộc nhân dân phải giảm khối lượng hàng tiêu dùng, đặc biệt là đời sống
cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn. Mặt khác lạm phát cũng làm thay đổi
nhu cầu tiêu dùng, khi lạm phát gay gắt sẽ gây nên hiện tượng là tmf cách tháo
chạy ra khỏi đồng tiền và tìm mua bất cứ hàng hóa dù không có nhu cầu.Từ đó làm
giàu cho những người đầu cơ tích trữ.
Tóm lại: Hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây ra hậu
quả đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của môi nước. Lạm phát làm cho việc phân
phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập trong nền kinh tế qua giá cả đều khiến quá
trình phân hóa giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho một nhóm này
nhiều lợi nhuận trong khi nhóm khác bị thiệt hại nặng nề. Nhưng suy cho cùng,
gánh nặng của lạm phát lại đè lên vai của người lao động, chính người lao động là
người gánh chịu mọi hậu quả của lạm phát.


II. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT 2008
1. NGUYÊN NHÂN
Sau những năm 1990, giá cả Việt Nam đã duy trì ổn định với tỷ lệ lạm phát bình
quân chỉ trên 3% trong những năm 1996 – 2003.Tuy nhiên, những năm gần đây

đặc biệt là năm 2008, nước ta đã phải đương đầu với lạm phát.Năm 2008 được coi
là năm khủng hoảng đối với nền kinh tế. Nguyên nhân đó là :
1.1Tác động cuả thị trường thế giới
Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy giảm mạnh 4.9% năm 2007, dự
báo xuống 4% năm 2008.Thương mại quốc tế giảm mạnh năm 2006.
Nến kinh tế Mỹ (chiếm ¼ GDP toàn thế giới) đang suy giảm, chuyển qua
suy thoái, ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm
trên toàn thế giới tăng đột biến dẫn đến lạm phát xảy ra ở nhiều nước .
thị trường tài chính Thế giới thiệt hại 3500 tỷ USD, đặc biệt Việt nam gia
nhập WTO thì nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam rất lớn đã góp phần làm
tăng chi tiêu, xây dựng, chứng khoán, lạm phát.
1.2Tàn dư năm 2007
Tại Việt Nam các nguyên nhân phát sinh lạm phát đều xuất hiện với
những trọng số khác nhau ớ mỗi thời kỳ khác nhau. Năm 2007 là năm
mà các nhà nước tích tụ bấy lâu nay gặp cơn lốc lạm phát Thế giới. ở
năm 2008, chỉ số giá cả tiêu dùng tăng nhanh. Năm 2007 là 12.63% và
ba tháng đầu năm 2008 tăng trên 9%. Đặc biệt là các cân thương mại
năm 2007 thâm hụt lớn. Cán cân vãng lai thâm hụt ở tỷ lệ cao trên 6% ở
mức đáng lo ngại. Hệ thống chính trị khủng hoảng do những tác động
bên trong hoặc bên ngoài làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ của
nhà nước xói mòn. Từ đó làm cho uy tín và sức mua của đồng tiền bị
giảm sút, họ không tiêu xài hoặc đánh giá thấp giấy bạc của nhà nước
phát hành. Khủng hoảng giá nhiên liệu, giá lương thực, sắt thép… trên
thế giới vừa được hạ nhiệt thì cuộc khủng hoảng địa ốc cho vay dưới
chuẩn mực ở nước Mỹ được ‘ủ bẹnh” từ hơn một năm trước bộc phát từ
giau74 tháng 9 đã lan sang nhanh lĩnh vực tài chính tiền tệ, kinh tế, lao
động, việc làm và lan sang khu vực các nước
1.3Lạm phát do chi phí đẩy
Trong 2008 giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu đầu



Vào chủ chốt cho nền kinh tế như xăng dầu, sắt thép… giá nhân công
công tăng mạnh. Nước ta nhập khẩu chiếm 90% GDP, tuy là giá xăng
dầu tăng cao trong phạm vi toàn cầu, nhưng tình hình lạm phát ở các
nước khác không trầm trọng như ở nước ta. Do tăng chi phí sản xuất vào
việc sử dụng nguồn lực còn thấp, tiền lương thường là cho phí sản xuất
quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp với tăng trưởng
đã khơi mào cho lạm phát
1.4Lạm phát do cầu kéo
Do tổng cầu vượt trội đã đẩy giá chung lên cao. Sự thúc đẩy của cầu có
thể xuất phát từ những chính sách thu chi ngân sách hay thị trường mở
rộng, chính sách tài khóa không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng
của lạm phát ở nước ta
1.5Lạm phát do xuất nhập khẩu
Năm 2008, Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới có nhiều doanh nghiệp
nước ngoài và trong nước mọc lên. Xuất khẩu tăng dẫn đến tổng cầu
tăng cao hơn so với tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất
khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến
tổng cung nhỏ hơn tổng cầu, lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu
mất căn bằng
Sản phẩm không tự sản xuất được phải nhập khẩu khi giá nhập khẩu tăng
dẫn đến giá bán sản phẩm tăng, đẩy mức giá chung tăng và nước ta đã
nhập khẩu cả tỷ lệ lạm phát từ các nước đặc biệt là Trung Quốc
1.6Lạm phát quán tính
Trong đợt sốt giá gạo ảo đã gây ra lạm phát quán tính. Lạm phát trong
thời gian gần đây tăng đột biến không chỉ là hệ quả của tích lũy quá trình
tăng trưởng dài hạn mà còn là kết quả của năng lực sản xuất yếu kém do
tích tụ của trình độ công nghệ thấp và chậm được cải thiện trong nhiều
năm qua
2. DIỄN BIẾN LẠM PHÁT 2008

Năm 2008 với quá nhiều con số, dữ liệu khó lường liên quan đến lạm phát
đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt quan trọng. CPI năm này đã liên tục tăng cao
từ đầu năm, và mức cao nhất của CPI tính theo năm của năm 2008 đã lên
đến 30%. Kết thúc năm 2008, chỉ số CPI tăng 19.89%, tính theo trung bình
năm tăng 22.97%.


Đến hết tháng 6/2008, lạm phát ở Việt Nam đã là 18,44% so với 31/12/2007 và
24,8% so cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong 15 năm kể từ 1993 (diễn biến
lạm phát 6 tháng lần lượt là: T1: 2,38%; T2: 3,56%; T3: 2,99%; T4: 2,2%; T5:
3,91%; T6: 2,14%=>6 tháng: 18,44%).
Tiền trong lưu thông cùng với các hình thức quay vòng của nó, được phân tích và
chỉ rõ nằm ở thị trường bất động sản (BĐS) rộng lớn nhưng bị “đóng băng” ở giá
cao
Ở thị trường vàng (giá cao hơn thế giới đến trên 10%)
Ở thị trường ngoại tệ (chủ yếu là đồng USD, vì USD lên giá rất mạnh so với VND
ngay cả khi chính đồng USD lúc đó đang bị mất giá mạnh so với các đồng tiền
thông dụng quốc tế khác).Đến tuần đầu tháng 6/2008 thì 1 USD chỉ còn ăn 0,6345
Euro, giảm 11% so tháng 9/2007; 0,5041 Bảng Anh, giảm 10%; 1,0135 Đô la úc,
giảm 9%; 0,9552 Đô la Canada, giảm 13% (lần đầu tiên trong lịch sử tiền tệ thế
giới, đồng USD thấp giá trị chuyển đổi hơn so với đồng Đô la Canada!); 103,8 Yên
Nhật, giảm 8%; 7,8025 Đô la Hồng Kông, giảm 4%; 1,3145 Đô la Singgapore,
giảm 11%; 26,96 Bath Thái Lan, giảm 5%; 6,9475 Nhân dân tệ Trung quốc, giảm
9%... Trong khi tại Việt Nam, đồng USD sau khi mất giá mạnh so với VND vào
quí I/2008, có lúc tỷ giá tụt xuống 15.300đ/USD, lại lên giá tới 9,38%:
16000đ/USD tháng 10/2007 so với hơn 17.500đ/USD cuối tháng 6/2008)
Một bộ phận tiền khác nằm ở khu vực đầu cơ vào một số hàng hoá vật tư chiến
lược như sắt, xi măng, xăng, dầu, phân bón... góp phần gây nên tình trạng nhập
siêu 4 tháng đầu năm lên tới 63%…Còn lại phần lớn tiền tệ tham gia vào CPI Lạm
phát ở Việt Nam đến thời điểm cuối tháng 6/2008 ở mức cao nhất khu vực. Lạm

phát với tốc độ cao vào thời điểm nửa đầu năm 2008 đã trở thành “điểm nóng”


nhất và chống lạm phát đã được xác định là nhiệm vụ ưu tiên số một trong quản lý
nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam.

III. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT :
Để từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện tốt mục tiêu kiểm
soát lạm phát và đảm bảo tăng trưởng năm 2015 Chính phủ cần có những giải pháp cụ thể
trong ngắn, trung và dài hạn và cần tạo được sự đồng thuận, quyết tâm trong thực hiện
của các cấp, các ngành.


-

Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân,
nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư
nợ tín dụng tăng liên tục qua các năm :đây là nguyên nhân quan trọng gây lạm
phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng
phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hàng nhà
nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách
tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này. Điều cần
nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản
của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện
cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển.

-

Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng
ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng

giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về
cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Chính phủ sẽ
quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt giảm và yêu cầu
các Bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa
thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp.
Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục
nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã
là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu
tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản

-


xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường
trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát,

-

-

Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập
siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và
đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn
đầu cơ. Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các
Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như:
lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng,
phân bón... giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời
có trách nhiệm cùng Chính phủ kiềm giữ giá cả.
Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí

trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng
tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ
quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất
cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi
người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là
giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng
cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội.


-

Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật
nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động
trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và
tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực
phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng
dầu, khoáng sản. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường
xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh
nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các Tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi
đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt
động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu
cầu các Hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải
pháp bình ổn thị trường, giá cả.

IV. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP


Để tiếp tục chống lạm phát kích cầu và chống suy giảm kinh tế có một số giải
pháp liên quan đến hoạt động ngân hàng và điều hành của chính phủ như sau:
Thứ nhất, chính sách tiền tệ cần hướng vào gia tăng tính thanh khoản cho các

ngân hàng thương mại, thông qua việc mở rộng quy mô cũng như thành viên (bắt
buộc).Các ngân hàng thương mại có hàng hóa và tham gia thị trường mở.
Lãi suất ngoại tệ phải phụ thuộc vào lãi suất nội tệ theo
hướng khuyến khích tín dụng nội tệ, không khuyến khích tín dụng
ngoại tệ.

Ngày càng gắn các nhu cầu ngoại tệ với thị trường ngoại
hối thông qua cơ chế tỷ giá thông thoáng và giảm mạnh lãi suất ngoại
tệ
Thứ hai, giải ngân đúng tiến độ cho các công trình đầu tư công được đánh giá
là hiệu quả và kiểm soát chặt sự thao túng của tập đoàn công nghiệp trong việc mở
rộng hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Không cho phép tập đoàn công
nghiệp mở ngân hàng hay tham gia đầu tư chi phối ngân hàng thương mại.


Thứ ba, tránh tạo ra những dòng vốn ảo phi đầu tư sản xuất. Do trong thời
gian qua nhiều tập đoàn công nghiệp đa mở rộng kinh doanh theo xu hướng “khép
kín hóa” và “bao sân hóa” sang nhiều lĩnh vực phi truyền thống gây rối ren thị
trường tài chính.
Thư tư, cần coi việc đầu tư sản xuất và đầu tư phát triển sản xuất vào những
hàng hóa, dịch vị có đầu ra chắc chắn là ưu tiên số một của các hoạt động tín dụng.
Thứ năm, Chính phủ cần nghiên cứu lại một cách tổng thể cơ chế “trải thảm
đỏ” đón các dòng đầu tư nước ngoài vào các ngành có tỷ lệ chênh lệch điều này đã
diễn ra trong nhiều năm qua. Theo đó môi trường tài nguyên nhân lực và thậm chí
cả văn hóa đã bị xâm hại rất nhiều.


V. KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua, tình hình lạm phát của thế giới diễn biến khá phức tạp.
Trong đó, lạm phát ở Việt Nam, từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, lạm phát diễn

ra kéo dài và nghiêm trọng và thường ở mức cao so với các nước trong khu vực.
Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của một nền kinh tế đang chuyển từ nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thị trường, và ảnh hưởng đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế
xã hội. Khi Việt Nam gia nhập WTO, luồng vốn nước ngoài đã đột ngột chảy mạnh
vào Việt Nam trong năm 2008, các vấn đề của thị trường ngoại hối Việt Nam trong
hai năm 2009 – 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy cơ lạm
phát tăng mạnh trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ
mô và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
Với sự điều hành quản lý của nhà nước, lạm phát đã phần nào được ngăn chặn,
khắc phục. Tuy nhiên, với bất cập như thị trường tài chính tiền tệ kém phát triển
(sự mất giá của đồng tiền), sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp (sự gia tăng giá cả
một cách nhanh chóng), các chính sách pháp luật vừa chồng chéo vừa thiếu đồng
bộ…
Lạm phát có những tác động không chỉ về mặt kinh tế mà trên cả khía cạnh chính
trị, xã hội.
Giảm thiểu các tác động tiêu cực của lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô,
đặc biệt đối với một nền mới bước vào ngưỡng cửa hội nhập kinh tế như nước ta.
Với các biện pháp của nhà nước, lạm phát đã phần nào được ngăn chặn, khắc phục.
Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế- xã hội năm 2008 là cơ sở tiền đề
quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội cho các về
về sau. Cho nên, dưới sự lãnh dạo của Chính phủ, chúng ta cần phải quyết tâm
kiềm chế lạm phát một cách tối ưu nhất.



×