Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CHUYÊN ĐỀ SINH SINH 10 VI RUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.58 KB, 24 trang )

CHUYỀN ĐỀ: VI RUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
* Mô tả chủ đề: VI RUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
- Phạm vi chủ đề
Chủ đề này gồm các bài trong chương III: Vi rut và bệnh truyền nhiễm, thuộc
phần III, Sinh học Vi sinh vật – Sinh học 10 THPT.
+ Bài 29. Cấu trúc các loại virut
+ Bài 30. Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ
+ Bài 31. Virut gây bệnh, ứng dụng của virut
+ Bài 32. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
+ Bài 33. Thực hành : Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa
phương
- Mạch kiến thức chủ đề
+ Nêu được khái niệm, cấu trúc và hình thái các loại virut.
+Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.
+ Phân tích được vai trò và tác hại của virut trong thực tiễn.
+ Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm. Phân tích được các con được lây
truyền bệnh.
+ Lấy được một số ví dụ về bệnh truyền nhiễm và phân tích nguyên nhân,
triệu chứng, cách phòng và chống bệnh.
+ Nêu được khái niệm miễn dịch. Phân biệt được các loại miễn dịch.
-Thời lượng
Chủ đề được xây dựng 4 tiết, trong đó có 3 tiết lí thuyết và 1 tiết thực hành.
- Kế hoạch dạy học chủ đề
Tiến trình
dạy học Hoạt động hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của HS Kết quả/ sản phẩm
dự kiến
Tiết 1
Hoạt động khởi động a) Tình huống xuất phát
GV nêu vấn đề: Tình hình dịch bệnh Zika, AIDS trên toàn thế giới, tình hình
cúm gia cầm ở Việt Nam. Vậy tại sao dịch bệnh lại lây lan nhanh và có diễn biến
phức tạp như vậy? Virút có cấu trúc, cơ chế gây bệnh như thế nào?


b) – Sử dụng phương pháp dạy học nhóm bằng cách chia nhóm.
Mỗi tổ một nhóm, có nhóm trưởng và thư ký.
Mỗi nhóm thực hiện các nội dung sau:
Nội dung 1: Tìm hiểu về virut, hình thái cấu trúc các loại virut.
Nội dung 2: Tìm hiểu về sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.
Nội dung 3: Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.
Nội dung 4: Ứng dụng của virut trong thực tiễn.
Nội dung 5: Tìm hiểu về tình hình bệnh truyền nhiễm và tiêm vắcxin tại địa
phương.
- Học sinh xây dựng kế hoạch học tập (theo mẫu)
Thời gian Nội dung công việc Phương pháp Người thực hiện Sản phẩm


2 ngày …….. …….. …….. …………….
c) Giáo viên gợi ý thực hiện nhiệm vụ học tập
- Vận dụng kiến thức sinh học về virut và các bệnh truyền nhiễm (SGK 10)
- Tham khảo các tài liệu trên Internet về virut, các bệnh truyền nhiễm do virut
gây ra.
- Thâm nhập thực tế tìm hiểu về các bệnh truyền nhiễm ở địa phương và tình
hình tiêm văcxin ở địa phương.( Chuẩn bị cho tiết 4)
d) GV giao hệ thống câu hỏi và bài tập để các nhóm HS thảo luận ở tiết 2 và tiết
3. - Ghi chép đầy đủ các hướng dẫn của GV
- Chia sẽ những vướng mắc đối với nhiệm vụ được giao.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch Xây dựng kế hoạch học tập
Tiết 2
Hoạt động hình thành kiến thức Kiểm tra các nội dung
- Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
- Bản báo cáo: Tìm hiểu về virut, hình thái cấu trúc các loại virut. Tìm hiểu về
sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
2. Tổ chức cho nhóm 1 và nhóm 2 báo cáo, thảo luận.

- Đại diện các nhóm báo cáo về nội dung 1(khái niệm, cấu trúc, hình thái của
virut) và nội dung 2 (Tìm hiểu về sự nhân lên của virut trong tế bào chủ).
- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết quả báo cáo các nhóm.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác hóa kiến thức (Đưa phần nội dung kiến
thức)
3. Nhận xét đánh giá chung kết quả hoạt động của các nhóm
4. Dặn dò nhiệm vụ của tiết 3 - Các nhóm trình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và
các mẫu vật
- Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
+ Báo cáo về virut và cấu trúc các loại virút
- Thảo luận, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của nhóm mình và các
nhóm khác.
- Kiến nghị và đề xuất - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và các mẫu vật
- Bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Khái niệm virut, cấu trúc,
hình thái của các loại virut
Bài báo cáo dạng Powerpoint
phim, ảnh…
Câu hỏi thảo luận nhóm và các bài tập tình huống tiết 2
Câu 1. Từ những hiểu biết về vi khuẩn và virut, em hãy đưa ra các biện pháp
phòng tránh bệnh do vi khuẩn và virut gây ra cho thực vật , động vật và con
người?
Đáp án:
Các biện pháp phòng tránh bệnh do vi khuẩn và virut gây ra:
- Đối với bệnh gây hại trên cây trồng do vi khuẩn và virus gây ra thì phòng bệnh
là chính, khi cây đã bị bệnh gây hại thì các biện pháp tác động vào cây trồng


hiệu quả đem lại không cao. Do đó để phòng bệnh tốt bà con cần thực hiện tốt
các khâu sau:
+ Luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn như ngô và lúa để cắt đứt

nguồn thức ăn và điều kiện gây hại của nguồn bệnh;
+ Dùng cây giống sạch bệnh, kháng bệnh (cây con và cành giâm) đây là một
biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả sẽ hạn chế được khả năng gây hại và lây lan
của bệnh và đặc biệt có ý nghĩa với cây có múi,… khi phát hiện cây bị bệnh nên
đốn bỏ để diệt nguồn bệnh;
+ Bón phân cân đối giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt;
+ Làm sạch cỏ dại và loại bỏ ký chủ gây bệnh cho cây;
+ Phòng trừ côn trùng chích hút là môi giới truyền bệnh như nhện lông nhung
gây bệnh chổi rồng, rầy nâu gây hại trên cây lúa; …
+ Khử trùng các dụng cụ lao động để giảm thiểu nguồn bệnh lây lan từ cây này
sang cây khác
- Đối với con người:Vệ sinh sạch sẽ, tiêm phòng văcxin , có lối sống lành mạnh,
theo dõi thông tin về dich bệnh, an toàn thực phẩm….
- Đối với vật nuôi: Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, theo dõi thông tin về dịch bệnh,
chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tiêm văcxin….
Câu 2. Vì sao các chủng virus cúm gia cầm thường rất nguy hiểm?
Đáp án:
- Thứ nhất, hệ gen của virus cúm gia cầm luôn luôn biến đổi rất linh hoạt tạo
thành các chủng cúm mới có khả năng thích nghi cao hơn và khả năng gây bệnh
nặng hơn chủng cũ.
- Thứ hai, virus cúm gia cầm có hệ gen được cấu trúc từ 8 phân đoạn riêng biệt
và không có gen mã hóa enzym sửa chữa RNA, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
xuất hiện các đột biến điểm trong các phân đoạn gen/hệ gen qua quá trình sao
chép nhân lên của virus, hoặc trao đổi các phân đoạn gen giữa các chủng virus
cúm đồng nhiễm trên cùng một tế bào, rất có thể dẫn đến thay đổi đặc tính
kháng nguyên tạo nên các chủng virus cúm gia cầm mới.
- Thứ ba, virus cúm gia cầm độc lực cao có sự thích nghi rất tốt trên nhiều loại
vật chủ khác nhau như gia cầm, động vật có vú, và con người. Điều đó làm cho
việc kiểm soát mầm bệnh là vô cùng khó khăn.
- Thứ tư, đa phần virus khu trú trong cơ thể chim hoang dã nhưng không có biểu

hiện triệu chứng bệnh, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta gần như không thể
kiểm soát được sự phát tán của mầm bệnh.
Câu 3. Quan sát các đại dịch kinh hoàng của thế giới qua những hình ảnh và
thông tin sau:
Dịch Ebola: Đại dịch Ebola là nỗi khiếp sợ của toàn nhân loại trong năm 2014.
WHO xác nhận gần 7.000 trường hợp tử vong vì virus này. Sức tấn công mạnh
của đại dịch khiến 70% dân số Tây Phi nhiễm bệnh. Dịch sốt xuất huyết Ebola
lần đầu tiên bùng phát vào năm 1976 tại một ngôi làng ven con sông Ebola ở
nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Hiện tại, người ta vẫn chưa tìm ra cách phòng


ngừa Ebola. Các hoạt động khoa học thử nghiệm vaccine đang được đẩy mạnh.
Ảnh: Huffingtonpost
Cúm H1N1: Năm 2009, dịch cúm H1N1 xuất hiện và gây chấn động toàn thế
giới. Nó lan nhanh tới 214 quốc gia và khiến 18.000 người thiệt mạng trên tổng
số 575.000 ca nhiễm bệnh. Tháng 8/2010, WHO tuyên bố H1N1 là đại dịch toàn
cầu. Ảnh: CNN
Dịch SARS: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) do virus coronavirus
gây ra. Trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh năm 2002 là người Trung Quốc. Trong
vòng vài tuần, dịch lây lan sang 37 quốc gia thông qua đường hàng không.
Khoảng 8.000 người trên toàn thế giới nhiễm bệnh và 800 người tử vong. Hầu
hết bệnh nhân bị nhiễm đều bị viêm phổi và lây nhiễm do tiếp xúc với chất dịch
(đờm, nước mũi, nước bọt) từ người bệnh.
Đại dịch HIV/AIDS: HIV là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người.
Nếu không có hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, những người bị HIV/AIDS sẽ
dễ mắc phải những tổn thương khác, gây nhiễm trùng, dẫn đến tử vong. Virus
lây lan qua máu và các chất dịch cơ thể. Hầu hết những người nhiễm virus đều
qua quan hệ tình dục hoặc chia sẻ kim tiêm với người mang mầm bệnh.
HIV/AIDS khiến 1,5 triệu người tử vong trong số 35 triệu người nhiễm bệnh.
Ảnh: Asiasociety

Nhiều trẻ em mắc chứng đầu nhỏ khi mẹ bị nhiễm virus Zika lúc mang thai.
Virus Zika được phát hiện đầu tiên trong những năm 1940 nhưng hầu hết mọi
người đều không biết đến bệnh dịch này cho đến năm 2015. Bởi trước đó, dịch
Zika chỉ xảy ra ở quy mô nhỏ và tác hại mà nó mang lại không quá lớn. Tuy
nhiên, mọi việc đã thay đổi từ cuối năm 2015, nạn dịch Zika bùng nổ ở Brazil,
ảnh hưởng tới hơn 1 triệu người và làm thay đổi quan điểm về loại virus do
muỗi truyền nhiễm này. Các nhà khoa học cho rằng thực chất Zika nguy hiểm
hơn những gì mà mọi người nghĩ, với những tác hại trực tiếp đến bộ não của bào
thai dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu, không thể chữa khỏi cũng như việc nhận
thức chậm. Do những hậu quả như vậy, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố
tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu từ ngày 1/2.
a) Hãy đọc đoạn thông tin về các dịch bệnh như dịch Ebola, dịch SARS, dịch
cúm H1N1 trong các thông tin trên, nghiên cứu các bài học về vi rút hãy trao đổi
để trả lời các câu hỏi sau:
a1. Hãy cho biết nguồn gốc của các tên gọi dịch Ebola, dịch SARS, dịch cúm
H1N1?
Đáp án: - Dịch sốt xuất huyết Ebola lần đầu tiên bùng phát vào năm 1976 tại
một ngôi làng ven con sông Ebola.


- Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (tiếng Anh: Severe acute respiratory
syndrome; viết tắt: SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một
loại virus mang tên virus SARS
- Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus cúm
gây ra. Virus cúm có 3 type là A, B và C. Như vậy bệnh cúm A/H1N1 có nghĩa
là loại bệnh cúm type A, mang 2 loại protein bề mặt là Hemagglutinine H1 và
Neuraminidase N1.
a2. Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Các bệnh này gây ra bởi…
A. vi khuẩn

B. virut
C. vi trùng
D. vi sinh vật
Đáp án: B
a3. Những đối tượng nào có nguy cơ lây nhiễm những bệnh này cao nhất?
Đáp án:
- Cán bộ y tế.
- Thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
- Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút.
a4. Khi nào chúng ta phải đến cơ sở y tế? Điều trị những người bị nhiễm virut
như thế nào?
Đáp án:
- Chúng ta phải đến cơ sở y tế khám định kỳ 2 lần trong 1 năm;
- Bất kỳ trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nào cũng cần được thông báo ngay cho
cơ quan y tế gần nhất và được chăm sóc y tế ngay nhằm giảm nguy cơ lây lan
dịch bệnh cho cộng đồng và nguy cơ tử vong đối với người bệnh. Việc kiểm soát
sự lây truyền của bệnh cũng rất quan trọng, và cần tiến hành ngay các biện pháp
kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Bệnh nhân bị bệnh nặng do vi rút cần được điều trị tích cực. Bệnh nhân
thường mất nước và cần được bù nước với các dung dịch điện giải qua đường
uống hay truyền tĩnh mạch. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho
những bệnh này. Để kiểm soát sự lây lan vi-rút, những người nghi mắc hoặc
được xác định là mắc bệnh cần được cách ly với những bệnh nhân khác và được
các nhân viên y tế điều trị trong điều kiện kiểm soát lây nhiễm chặt chẽ.
a5. Khi chăm sóc người bệnh chúng ta cần phải làm gì?
Đáp án:
- Cần sử dụng trang bị bảo hộ khi chăm sóc những bệnh nhân đó;
- Thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh cộng đồng;
- Thực hiện những biện pháp phòng ngừa cần thiết trong cơ sở y tế mà y tế
khuyến cáo.

a6. Hiện nay đã có vacxin cho các dịch bệnh này chưa? Hãy nêu các giải pháp
trước mắt và lâu dài để có thể giải quyết các vấn đề trên.
Đáp án:
- Hiện chưa có thuốc đặc trị hay vắcxin phòng bệnh cho các loại virut này.


- Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng
tránh cho người dân hiện đang là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc bệnh và
tử vong do vi rút gây nên.
b) Đọc đoạn thông tin về HIV/ AIDS và trả lời các câu hỏi sau:
b1. Hãy cho biết những nhóm người nào có nguy cơ lây nhiễm HIV cao?
Đáp án:
Nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao: Người mua bán dâm, người tiêm
chích ma tuý, trẻ mới đẻ có mẹ bị nhiễm HIV..
b2. HIV/AIDS lây truyền qua những con đường nào? HIV tấn công vào loại tế
bào nào trong cơ thể người?
Đáp án:
* HIV/AIDS lây truyền qua những con đường sau:
- Qua đường máu
- Qua đường tình dục.
- Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền sang thai nhi và truyền cho con qua sữa mẹ.
* HIV tấn công vào một số tế bào của hệ thống miễn dịch trong cơ thể người( Tb
limpho T4)
b3. Em hãy cho biết, hiện nay đã có vắcxin dự phòng HIV chưa? Nghe nói
người nhiễm HIV có thể được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV). Vậy em có
biết thuốc kháng HIV (ARV) là thuốc gì và hiệu quả của việc điều trị ARV như
thế nào không?
Đáp án:
- Hiện tại vẫn chưa có vắcxin dự phòng HIV. Tuy nhiên, đúng như bạn hỏi, hiện
người nhiễm HIV đã và đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV).

Thuốc kháng HIV (ARV) là thuốc đặc hiệu dùng cho người nhiễm HIV hoặc bị
phơi nhiễm với HIV để hạn chế sự phát triển của vi rút gây suy giảm miễn dịch
ở người hoặc dự phòng lây nhiễm HIV và không phải là thuốc điều trị các bệnh
nhiễm trùng cơ hội ở người nhiễm HIV.
- Thuốc ARV được sử dụng để điều trị cho người nhiễm HIV theo chỉ định của
thầy thuốc. Nếu tuân thủ nguyên tắc và quy trình điều trị kết hợp với chăm sóc
nuôi dưỡng tốt thì thuốc ARV sẽ đạt được những kết quả như sau:
+ Tăng cường chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ;
+ Giảm nồng độ HIV nhanh, dẫn đến bệnh tiến triển chậm, nguy cơ kháng
thuốc giảm, nguy cơ nhiễm trùng cơ hội thấp, giảm mức độ lây lan cho cộng
đồng;
+ Tái tạo và phục hồi chức năng của hệ thống miễn dịch.
b4. Hãy cho biết khả năng tồn tại của HIV bên ngoài cơ thể người như thế nào?
Làm thế nào để xử lý an toàn đối với những vật dụng có chứa vi rút HIV?
Đáp án:
- Khả năng tồn tại của vi rút HIV ngoài môi trường tự nhiên:
+ HIV là một vi rút yếu. Nó không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể. Trong
một số điều kiện phòng thí nghiệm nghiêm ngặt và có kiểm soát, vi rút HIV có
thể tồn tại trong vài ngày thậm trí là vài tuần. Tuy nhiên HIV không thể nhân lên
bên ngoài cơ thể sống, ngoại trừ trong một số điều kiện hết sức hạn chế do đó nó
không có khả năng lây nhiễm khi ở ngoài cơ thể.


+ Nếu một vật dụng hoặc một bề mặt bị nhiễm hoặc dính với các dịch thể
sinh học như máu, thì có thể dễ dàng xử lý an toàn bằng các qui trình lý hoá như
đun sôi, hấp, sấy hoặc sử dụng các hoá chất diệt khuẩn.
- Xử lý đối với những vật dụng có chứa HIV (ví dụ như trong môi trường bệnh
viện hay chăm sóc tại hộ gia đình):
Để đảm bảo an toàn, bất kỳ dụng cụ hay bề mặt nào bị nhiễm HIV cũng phải
được xử lý bằng các chất diệt khuẩn có hiệu quả.

Có thể áp dụng một trong các phương pháp diệt khuẩn dưới đây:
- Luộc sôi trong thời gian 20 phút kể từ khi nước sôi;
- Hấp ướt ở nhiệt độ 121oC, 2 atm. trong 20 phút;
- Hấp khô ở nhiệt độ 170oC trong 2 giờ;
- Ngâm 30 phút trong các dung dịch hoá chất diệt khuẩn sẵn có như dung dịch
có chứa Clo (Chloramin B 0,5%) cồn Ethanol 70% hoặc Betadine (Providon
Iodin 2,5%).
b5. Giả sử trong khu phố nơi em sinh sống có một người bị nhiễm HIV. Em sẽ
đối xử với người đó như thế nào?
Đáp án: Câu hỏi mở .........................
c) Tìm hiểu thông tin về VR. Zika để trả lời câu hỏi sau:
c1. Đây có phải là một loại virus mới?
Zika thực tế là một loại virus cũ nhưng chỉ mới gần đây các chuyên gia y tế mới
thực sự lo lắng về loại virus này. Zika lần đầu được phát hiện năm 1947 từ
những con khỉ ở rừng Zika, Uganda. Và sau nhiều thập kỷ, loại virus này đã gây
hại cho con người..
c2. Chuyện gì xảy ra nếu nhiễm Zika?
Một trong những điều khiến Zika rất khó theo dõi, đó là phần lớn các trường
hợp nhiễm bệnh đều không có biểu hiện gì cụ thể. Những người mắc bệnh thậm
chí cũng không thể nhận ra, vì vậy họ sẽ không tới các cơ sở y tế để xét nghiệm.
Điều này khiến cho việc cách ly xảy ra chậm và dễ lan truyền virus sang người
khác nếu họ bị muỗi cắn.Còn lại, số lượng nhỏ bệnh nhân mắc Zika, chưa đến
20%, có một số hiện tượng không mấy nổi trội như: sốt nhẹ, người nhức mỏi,
đau đầu cũng như mắt đỏ và phát ban toàn thân. Hiếm hơn nữa, Zika có thể
khiến người bệnh thấy đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Các hiện tượng này
xuất hiện từ 2 đến 12 ngày sau khi bị muỗi cắn và sẽ kéo dài một tuần. Những
dấu hiệu bệnh nặng cần nhập viện thường rất hiếm gặp.
Đáng lo hơn, đã có bằng chứng cho thấy Zika có liên quan đến hiện tượng trẻ sơ
sinh bị dị tật do mẹ nhiễm virus Zika như chứng đầu nhỏ và chậm phát triển trí
não.

c3. Phụ nữ có thai phải làm gì với Zika?
Điều khó khăn ở đây là rất nhiều người mang virus nhưng lại không được chuẩn
đoán bệnh. Điều này khiến cho những người phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn
bị có thai không có biện pháp phòng ngừa.
Ở một số khu vực Mỹ Latin, phụ nữ được khuyên không nên có thai trong quãng
thời gian này vì lo ngại nhiễm virus Zika. Đây không phải là điều dễ dàng bởi ở
nhiều quốc gia Nam Mỹ, kế hoạch hóa gia đình là điều không tồn tại, bao cao su
là biện pháp không phổ biến và phá thai là bất hợp pháp.


Trong khi đó, những người phụ nữ Mỹ đang mang thai được khuyên nên tránh
xa các nơi có virus Zika. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ cũng
đã ban hành một bản hướng dẫn cách chắm sóc đối với phụ nữ mang thai trong
tình hình dịch Zika bùng phát.
c4. Zika lây nhiễm qua những đường nào?
Virus Zika chủ yếu do loại muỗi Aedes aegypti truyền bệnh. Cũng có một số
bằng chứng cho thấy loại muỗi hổ châu Á (Aedes albopictus) cũng có thể lây lan
virus này. Đây là loại muỗi khá phổ biến ở Mỹ, có mặt tại ít nhất 32 bang.
Tuy nhiên, muỗi không phải là nguồn truyền bệnh duy nhất của Zika. Có nghiên
cứu cho thấy Zika có thể lây nhiễm qua đường tình dục.
c5. Đã có thuốc đặc trị VR. Zika hay chưa?
Cho đến nay, virus Zika chưa gây ảnh hưởng quá lớn đối với sức khỏe con
người, vì vậy nghiên cứu về loại virus này vẫn rất hạn chế. Việc dịch Zika bùng
phát gần đây đã gây được sự chú ý cho các nhà khoa học và WHO đã kêu gọi
các nhà nghiên cứu phát triển loại vacine phòng bệnh Zika cũng như thực hiện
các biện pháp phát hiện bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình này sẽ phải mất
nhiều năm nữa, như vậy vẫn chưa có thuốc đặc trị VR. Zika.
c6. Làm thế nào để ngăn chặn đại dịch Zika?
Do Zika lây qua đường muỗi cắn và chưa có vacxin đặc trị, cách tốt nhất để
ngăn chặn bệnh dịch này lan rộng là tránh để muỗi mang virus cắn người. Các

quan chức y tế có thể phun thuốc để ngăn ngừa muỗi cũng như khuyên mọi
người nên dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, không tạo môi trường cho muỗi sinh sôi.
Bên trong nhà, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên lắp các màn ngăn
muỗi, mặc các đồ bảo hộ, sử dụng các sản phẩm chống muỗi, giữ nhà ở mức
nhiệt độ mát, sử dụng điều hòa cũng là một biện pháp hay.
Các bài tập tình huống
Bài tập Trả lời
Khi nghiên cứu thí nghiệm của Franken-Conrat. Một bạn học sinh thắc mắc "Vì
sao virut phân lập được không phải là virut chủng B" ?. Em hãy giúp bạn giải
thích sự thắc mắc đó. Vì virut lai có phần lõi ( ARN) là của chủng A.
Một bạn học sinh thắc mắc "vì sao virut viêm gan B chỉ xâm nhập vào tế bào
gan. Còn HIV chỉ xâm nhập vào tế bào bạch cầu". Em hãy giúp bạn làm sáng tỏ
vấn đề trên. Vì tế bào gan có thụ thể thích hợp với thụ thể của virut viêm gan B
, còn tế bào bạch cầu có thụ thể phù hợp với thụ thể HIV.
Có một số loại vi rut gây bệnh ở người, nhưng người không thể tạo ra được
vacxin phòng chống. Khi tranh cãi loại vi rut này có A nucleic loại gì ?
- Bạn A: Cho rằng loại virut này có vật chất di truyền là ADN.
- Bạn B: Cho rằng loại này có vật chất di truyền là ARN.
Theo em bạn nào có ý kiến đúng ? Hãy giải thích ?
Bạn B đúng vì virut có vật chất di truyền là ARN dễ phát sinh đột biến hơn virut
có vật chất di truyền là ADN vì ADN có cấu trúc bền vững hơn ARN. Vì vậy,
virut ARN có thể nhanh chóng thay đổi tính kháng nguyên của mình làm cho hệ


miễn dịch của người không kịp đối phó kịp nên người ta không thể taọ ra được
vacxin phòng chống chúng.
Người ta tiến hành thí nghiệm với hai chủng virut A và B như sau: Lấy vỏ capsit
của virut A trộn với lõi axit nucleic của virut B tạo ra virut lai. Biết rằng mỗi loại
virut chỉ kí sinh trong một loại vật chủ.
a. Virut lai có thể xâm nhập vào vật chủ nào ?

b. Sau khi xâm nhập virut lai nhân lên taọ thành các virut mới, các virut mới
này có thể xâm nhập vào vật chủ nào ?
Đọc bài tập trên bạn Nam lúng túng chưa tìm ra câu trả lời. Em hãy giúp bạn
làm sáng tỏ vấn đề trên? a. Virut lai chỉ xâm nhập được vào vật chủ của virut A
vì vỏ của virut lai chứa thụ thể của virut A mà không chứa thụ thể của virut B.
b. Sau khi nhân lên, các virut mới tạo ra sẽ giống với virut B vì chúng được
tổng hợp từ gen của virut B, do vậy các virut mới chỉ xâm nhiễm được vào vật
chủ của virut B.
Tiết 3
Hoạt động hình thành kiến thức 1.Kiểm tra các nội dung
- Bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
- Bản báo cáo
Nội dung 3:Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
Nội dung 4: Ứng dụng của virut trong thực tiễn
2. Tổ chức cho nhóm 3 và nhóm 4 báo cáo, thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Cho các nhóm nhận xét, thảo luận về kết quả báo cáo các nhóm.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chính xác hóa kiến thức (Đưa phần nội dung kiến
thức)
3. Nhận xét đánh giá chung kết quả hoạt động của các nhóm
4. Dặn dò nhiệm vụ của tiết 4
- Các nhóm trình kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và các mẫu vật
- Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
- Thảo luận, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của nhóm mình và các
nhóm khác.
- Kiến nghị và đề xuất
-Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
- Bản báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Sự nhân lên của virút trong tế
bào chủ
Bài báo cáo dạng Powerpoint, phim, ảnh…

Câu hỏi thảo luận nhóm và các bài tập tình huống tiết 3
Câu 1. Sau khi bị nhiễm virus cúm A (Ví dụ H5N1), cơ thể vật chủ sinh ra đáp
ứng miễn dịch chống lại virus bảo vệ cơ thể, nhưng đáp ứng miễn dịch này có
thể không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn cho những lần nhiễm sau, do virus cúm
A luôn có sự biến đổi kháng nguyên của nó trong quá trình lưu hành ở tự nhiên,
và không có đáp ứng miễn dịch chéo giữa các chủng virus cúm A. Do đó, khi


xuất hiện những biến chủng virus cúm A có đặc tính kháng nguyên khác với các
chủng virus trước đó, cơ thể nhiễm sẽ không hoặc ít có đáp ứng miễn dịch bảo
hộ thích ứng với chủng virus cúm mới. Đây là nguyên nhân làm cho gia cầm và
con người thường bị mắc bệnh cúm nhiều lần trong năm, và các đợt dịch cúm
xảy ra về sau thường nặng nề hơn và có thể gây nên đại dịch cúm mới. Khả năng
gây bệnh của biến chủng virus cúm mới giảm hoặc biến mất, khi cơ thể có được
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với biến chủng đó và chúng trở nên thích nghi lây
nhiễm ở loài vật chủ mới, ví dụ: virus A/H1N1, A/H2N2, A/H3N2 là nguyên
nhân của các đại dịch cúm trên người trước đây và đã thích nghi lây nhiễm ở
người. Tuy nhiên, các chủng này vẫn thường gây ra các vụ dịch cúm tản phát
hàng năm ở người, do khả năng biến đổi kháng nguyên của chúng. Đây cũng
chính là nguồn virus trao đổi gen với các chủng virus cúm đang lưu hành ở gia
cầm, để thích ứng lây nhiễm gây bệnh cho nhiều loài khác ngay cả trên người .
(Trích báo cáo đề cương nghiên cứu sinh của - thạc sỹ Nguyễn Trọng Tuyển năm 2014).
Từ đoạn văn trên, trả lời các câu hỏi sau:
1.1. Khi bị nhiễm virus cúm A, cơ thể vật chủ luôn sinh ra đáp ứng miễn dịch
chống lại virus bảo vệ cơ thể hoàn toàn cho những lần nhiễm sau.
A. Đúng B. Sai
Đáp án: B
1.2. Nguyên nhân chính nào làm gia cầm và con người thường xuyên bị nhiễm
virus cúm A nhiều lần trong năm.
Đáp án:

Do virus cúm A luôn có sự biến đổi kháng nguyên của nó trong quá trình lưu
hành ở tự nhiên, và không có đáp ứng miễn dịch chéo giữa các chủng virus cúm
A. Do đó, khi xuất hiện những biến chủng virus cúm A có đặc tính kháng
nguyên khác với các chủng virus trước đó, cơ thể nhiễm sẽ không hoặc ít có đáp
ứng miễn dịch bảo hộ thích ứng với chủng virus cúm mới. Đây là nguyên nhân
làm cho gia cầm và con người thường bị mắc bệnh cúm nhiều lần trong năm.
1.3. Vì sao rất khó ngăn chặn các đại dịch cho các chủng virus cúm A gây nên?
Đáp án:
Vi rút cúm A thường xuyên thay đổi cấu trúc kháng nguyên nên dễ gây dịch
nguy hiểm. Sự thay đổi lớn thường là kết quả của hiện tượng lai tạo gene (tái tổ
hợp) giữa các loại vi rút cúm A. WHO lo ngại về sự tái tổ hợp giữa vi rút cúm A
(H5N1) với vi rút cúm A (H3N2) và vi rút cúm A (H1N1), hay với vi rút cúm
lợn để tạo ra loại mới có độ độc cao và lan truyền mạnh hơn trên người hay
động vật có vú
1.4. Em hãy xây dựng một bài tuyên truyền về tác hại, các con đường lây nhiễm
và các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của các chủng virus cúm gia cầm.
Câu 2. Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virus dựa trên cơ sở khoa học nào? Hãy
nêu những ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học?
Đáp án:
- Thuốc trừ sâu sinh học có chứa virus dựa trên cơ sở khoa học: Ở giai đoạn sâu
non, sâu dễ bị nhiễm virut nhất. Khi mắc bệnh virut, cơ thể sâu bọ mềm nhũn do
các mô bị tan rã. Màu sắc và độ căng của cơ thể biến đổi. Để sản xuất ra chế


phẩm virut trừ sâu, người ta gây nhiễm virut nhân đa diện (NPV) trên sâu non
(vật chủ). Nghiền nát sâu non đã bị nhiễm vi rut và pha với nước theo tỷ lệ nhất
định, lọc lấy nước dịch ta thu được dịch vi rut đậm đặc. Từ dịch này sản xuất ra
chế phẩm thuốc trừ sâu N.P.V.
- Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học so với thuốc trừ sâu hóa học:
+ Không độc với người và các sinh vật có ích nên có thể bảo vệ được sự cân

bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình
trạng bùng phát dịch côn trùng.
+ Thời gian phân hủy trong tự nhiên nhanh chóng, ít để lại dư lượng độc trên
nông sản và có thời gian cách ly ngắn nên rất thích hợp sử dụng cho các nông
sản yêu cầu có độ sạch cao như các loại rau, chè…
+ Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định ; không gây
độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
+ Ngoài ra, các nguyên liệu để làm thuốc trừ sâu sinh học thường có sẵn và rất
phổ biến ở mọi nơi, mọi lúc như ớt, tỏi, hành, rừng... Chi phí sản xuất khi tự làm
thuốc trừ sâu sinh học thấp hơn so với thuốc trừ sâu hóa học, do vậy sẽ tiết kiệm
hơn cho người dân mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
Mặc dù thuốc trừ sâu sinh học thường có hiệu quả diệt sâu tương đối chậm hơn
so với thuốc trừ sâu hóa học. Điều kiện bảo quản của các loại thuốc này thường
yêu cầu chặt chẽ và kỹ lưỡng hơn. Nhưng so với các ưu điểm to lớn thì các
nhược điểm trên đây của thuốc trừ sâu sinh học là rất nhỏ và hoàn toàn có thể
khắc phục được. Vì vậy, với những lợi ích mang lại, thuốc trừ sâu sinh học sẽ
giúp người nông dân “thân thiện” hơn với môi trường làm việc hằng ngày của
mình để có thể thụ hưởng lợi ích kinh tế lâu dài từ chính “người bạn” này.
Các bài tập tình huống
Bài tập Trả lời
Trong những năm gần đây , các phương tiện thông tin đại chúng thông báo
nhiều bệnh mới lạ ở người và động vật gây nên bởi các loại Virut. Em hãy giải
thích 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất hiện các bệnh virut mới lạ này ? +
Do các virut có sẵn bị đột biến thành các virut khác nhau.
+ Do sự chuyển đổi virut từ vật chủ này sang vật chủ khác.
Có nhận xét rằng : "Virut cúm có tốc độ biến đổi rất cao. Nếu dùng vacxin của
năm trước để tiêm phòng chống dịch cúm của năm sau thì phải cẩn thận" ? Hãy
giải thích cơ sở của nhận định trên.
+ Vì vật chất di truyền của virut cúm là ARN và vật chất di truyền được nhân
bản nhờ ARN polimeraza phụ thuộc ARN ( Dùng ARN làm khuôn để tổng hợp

nên ADN- còn gọi là sự sao chép ngược).Enzim sao chép ngược này không có
khả năng tự sữa chữa nên vật chất di truyền của virut rất dễ bị đột biến.
+ Để xác định có dùng được vacxin cúm năm trước cho năm sau hay không cần
phải xác định xem vụ dịch cúm năm sau do chủng virut nào gây ra nếu trùng
năm trước thì mới dùng được nếu không phải đổi vacxin.


Nhiều bạn học sinh băn khoăn "Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn
dịch ở người". Em hãy giải tỏa nỗi băn khoăn của các bạn Vì chúng có khả năng
gây nhiễm và phá hủy một số tế bào trong hệ thống miễn dịch (tế bào limpho
T4) sự giảm số lượng tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể
Nhiều người thắc mắc "tại sao khi tiêm vacxin phòng một loại bệnh nào đó thì
người ta sẽ không mắc bệnh đó nữa"? Em hãy giải thích cơ sở của hiện tượng
này ?
+ Tiêm vacxin là đưa kháng nguyên ( vi sinh vật đã bị giết chết hoặc làm suy
yếu) vào cơ thể.
+ Sự có mặt của kháng nguyên kích thích tế bào limpho phân bào tạo ra
kháng thể đi vào máu, đồng thời tạo ra các tế bào nhớ khu trú trong các tổ chức
bạch huyết ở dạng không hoạt động. Khi kháng nguyên gây bệnh tái xâm nhập
vào cơ thể, tế bào nhớ sẽ nhanh chóng sản xuất ra kháng thể với số lượng lớn
kịp thời tiêu diệt mầm bệnh
Tiết 4
Hoạt động luyện tập và giao nhiệm vụ về nhà
GV nhận xét và đánh giá chuyên đề Tổ chức cho HS báo cáo dự án : Tìm hiểu
tình hình bệnh truyền nhiễm ở địa phương và trên thế giới. Tiêm vắcxin cho trẻ
em ở địa phương trong những năm qua.
GV nhận xét và đánh giá chuyên đề HS lắng nghe, tiếp thu
HS làm bài kiểm tra Báo cáo dự án: Tìm hiểu tình hình bệnh truyền nhiễm ở địa
phương và trên thế giới. Tiêm vắcxin cho trẻ em ở địa phương trong những năm
qua

Bài báo cáo dạng Powerpoint, phim, ảnh…
* Ma trận đánh giá mức độ nhận thức và các năng lực hướng tới của học sinh
trong chuyên đề
Mức độ nhận thức
Các NL hướng tới trong chuyên đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
ND1. Khái niệm, cấu trúc, hình thái các loại virus
Nêu được khái niệm Vi rus, cho ví dụ phân biệt được virus với vi khuẩn.
- Nêu được cấu trúc của virus đơn giản và virus phức tạp.
- Nêu được các loại hình thái của virus.
- Nêu được lối sống kí sinh nội bào bắt buộc của virus trong tế bào vật chủ. Giải thích được tại sao VR có đời sống kí sinh bắt buộc.
- Phân tích được sự khác nhau giữa VR và vi khuẩn.


- Phân loại được các loại virus dựa vào cấu tạo (acid nucleic và vỏ). - Chỉ ra
được một số bệnh truyền nhiễm do VR gây ra trong thực tiễn thông qua triệu
chứng.
- Giải thích được nguyên tắc sản xuất một số chế phẩm thế hệ mới dùng trong y
học và nông nghiệp.
- Giải thích được cơ chế phòng bệnh của cơ thể dựa vào các hình thức miễn
dịch.
- Xác định được các triệu chứng của người bị bệnh cúm, HIV/AIDS, sởi,
Ebola...
- Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh.
- Đề xuất được một số biện pháp phòng và điều trị một số bệnh truyền nhiễm.

- Giải thích được việc cần thiết phải tiêm vacxin đầy đủ để phòng bệnh.

- Đề xuất được một số biện pháp phòng và điều trị một số bệnh truyền nhiễm.
- Giải thích được tại sao những bệnh gây nên do virus rất dễ biến thể.

- Giải thích được cơ sở khoa học của việc sản xuất vacxin thế hệ mới.


- Giải thích cơ sở khoa học của việc sử dụng các chất ức chế sự nhân lên của
virus.
- Phân tích được vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng
một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS, sởi, ebola... và tuyên truyền
cách phòng tránh cho cộng đồng.
- Tìm hiểu các nghiên cứu khoa học liên quan đến ứng dụng của virus
- Phân tích được vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng
một nền nông nghiệp an toàn và bền vững. - KN quan sát, so sánh.
- Kĩ năng phân loại, phân nhóm
- Kĩ năng định nghĩa
- Năng lực GQVĐ
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
ND 2: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ - Kĩ năng quan sát, so sánh
- NL GQVĐ
- Năng lực mô hình hoá các chu trình nhân lên của virus nhờ CNTT.
- Năng lực hoạt động nhóm và độc lập
- Nêu được các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus.
- Nêu vai trò của từng thành phần trong cấu trúc virus tham gia vào quá trình
nhân lên của virus.
- Trình bày được diễn biến của các giai đoạn nhân lên của virus. - Giải thích
được tại sao gọi là sự nhân lên của virus mà không gọi là sinh sản.
- Giải thích được tại sao VR chỉ có thể nhân lên được trong tế bào chủ.
- Giải thích được tại sao mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào

nhất định.
- Phân biệt được chu trình sinh tan và tiềm tan; Phân biệt virus độc và virus ôn
hoà
ND3: Vai trò và tác hại của VR -KN so sánh, phân loại
- KN phát hiện một số triệu chứng của một số cơ thể nhiễm bệnh do virus và cơ
thể bình thường.
- NL GQVĐ
- Năng lực tổng hợp phân tích, đánh giá các tác hại và vai trò của virus trong tự
nhiên.
- Nêu được một số tác hại của VR đối với vi sinh vật, thực vật, côn trùng, động
vật và con người.
- Nêu được một số vai trò của VR trong thực tiễn. - Phân tích được một số bệnh
do VR trên thực vật, côn trùng.
- Phân tích cơ sở khoa học của việc ứng dụng VR trong thực tiễn.
- Giải thích được cơ sở khoa học của thuốc trừ sâu sinh học có chứa VR.


ND4. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- Kĩ năng định nghĩa.
-Kĩ năng so sánh.
- NL giải quyết vấn đề.
- NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- NL làm việc nhóm, năng lực giao tiếp và hoạt động độc lập.
- Nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm.
- Nêu được các phương thức lây truyền.
- Nêu được các khái niệm về HIV/AIDS, bệnh Sởi, Ebola
- Nêu được các con đường lây truyền HIV, Sởi, Ebola...
- Nêu được khái niệm miễn dịch: miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc
hiệu. Lấy được ví dụ minh họa. - Phân biệt được các giai đoạn phát triển của
bệnh.

- Phân biệt được các hình thức lây truyền bệnh truyền nhiễm.
- Phân biệt được miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
ND5. Thực hành: Tìm hiểu một số đại dịch trên thế giới năm 2015 - 2016 và
một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương.
- Tìm hiểu một số đại dịch trên thế giới năm 2015 – 2016 : Virus, cúm H1N1,
virus Ebola...
- Tìm hiểu về một số bệnh truyền nhiễm ở địa phương trên đối tượng người như
viêm gan, bệnh dại, đau mắt đỏ, cúm,... - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng
hợp vận dụng kiến thức và năng lực liên môn vào giải quyết các tình huống thực
tiễn.
- Phát triển kĩ năng thảo luận nhóm
- Phát triển kĩ năng tra cứu tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin.
- Phát triển kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình.
- Tìm hiểu lịch sử, tình hình phát triển của các đại dịch AIDS, cúm gia cầm,
SARS và sốt Ebola.
- Cơ chế xâm nhập của virus các loại virus đó vào tế bào vật chủ. Phương thức
lây nhiễm.
- Phân biệt được một số dấu hiệu bệnh lý của cơ thể nhiễm bệnh do virus và cơ
thể bình thường.
* Các biện pháp phát triển năng lực và giải quyết vấn đề thông qua dạy học
chuyên đề” Virut và bệnh truyền nhiễm”
- Phương pháp: Nghiên cứu tài liệu ( SGK, mạng internet..). Phương pháp
nghiên cứu thực địa.
- Người thực hiện: Cá nhân, nhóm.
Tên năng lực Các kỹ năng thành phần
Năng lực tự học 1 Xác định mục tiêu học tập phần virut và bệnh truyền nhiễm
2. Lập kế hoạch học tập.


TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm Kết luận

1 3 ngày Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc các loại virut
- Khái niệm, cấu trúc và hình thái các loại virut
- Phân biệt được virut và vi khuẩn Bản báo cáo về khái niệm, cấu trúc các loại
virut , tranh ảnh, video kèm theo .- VR là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có
kích thước siêu nhỏ và có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm 1 loại axit nucleic và vỏ
protein
- Cấu tạo: lõi là axit nucleic và vỏ là protein.
- Hình thái: Có 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp.
- Phân biệt VR và VK.
2 4 ngày Tìm hiểu về sự nhân lên của virut
- Trình bày được các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.
- Giải thích tại sao lại là sự nhân lên mà không gọi là sinh sản.
Bản báo cáo về sự nhân lên của virut, ứng dụng của virut trong thực tiễn, tranh
ảnh, video kèm theo. - Các giai đoạn nhân lên của VR trong TB chủ:
Sự hấp phụ => Xâm nhập => Sinh tổng hợp => Lắp ráp => Phóng thích.
- Chúng ta gọi là sự nhân lên mà không gọi là sinh sản vì VR không có cấu tạo
TB.không có khả năng TĐCvà NL, quá trình này phụ thuộc hoàn toàn vào TB
chủ.
- Ứng dụng của VR: Sản xuất chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu vi sinh…
3 3 ngày -Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm.
+ Khái niệm bệnh truyền nhiễm
+ Các con đường lây truyền bệnh.
- Lấy được một số ví dụ về bệnh truyền nhiễm và phân tích nguyên nhân, triệu
chứng, cách phòng và chống bệnh.
-Phân biệt các loại miễn dịch.
- Ứng dụng của virut trong kĩ thuật di truyền, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật Bản
báo cáo về khái niệm bệnh truyền nhiễm, con đường lây truyền, bảng phân biệt
miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu - Khái niệm bệnh truyền nhiễm: Là sự lây
lan từ cá thể này sang cá thể khác
- Các con đường lây lan: Truyền ngang( Qua tiêu hóa, qua tiếp xúc, qua động vật

cắn…). Truyền dọc( mẹ qua thai nhi, qua sữa mẹ..)
- VD: Bệnh hô hấp, bệnh têu hóa…
- Phân biệt các loại miễn dịch:
+ Miễn dịch đặc hiệu:là loại MD xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
+ Miễn dịch không đặc hiệu: Là MD tự nhiên mang tính bẩm sinh
4 4 ngày - Tìm hiểu về các bệnh truyền nhiễm ở địa phương -Bảng số liệu về
tình hình một số bệnh truyền nhiễm trong những năm gần đây
- Bảng số liệu về tình hình tiêm vắcxin ở trẻ em.
Phát hiện và giải quyết vấn đề - Phát hiện vấn đề: Tình hình dịch bệnh Ebola
trên toàn thế giới, tình hình cúm gia cầm ở Việt Nam


- Đặt câu hỏi: Tại sao dịch bệnh lại lây lan nhanh và có diễn biến phức tạp như
vậy? Virút có cấu trúc và cơ chế gây bệnh như thế nào?
- Đề xuất, lựa chọn các giải pháp giải quyết các vấn đề đặt ra.
Năng lực nghiên cứu khoa học - Quan sát
+ Quan sát cấu trúc và hình thái các loại virút
+ Quan sát các giai đoạn nhân lên của virút trong tế bào chủ
+ Quan sát hình ảnh về một số bệnh truyền nhiễm và hậu quả của nó
- Phân loại:
+ Phân loại hình thái virut.
+ Phân loại miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.
+ Phân loại các con đường gây bệnh.
- Đo lường
- Lập bảng biểu, tính toán, xử lý số liệu thống kê tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm,
tiêm vắcxin.
Năng lực tư duy sáng tạo - Phát biểu khái niệm:
+ Virut
+ Bệnh truyền nhiễm
+ Miễn dịch

- So sánh
+ Hình thái cấu trúc các loại virut
+ Sự nhân lên của phagơ và sự nhân lên của virut HIV
+ Miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu
- Phân tích
+ Cơ chế gây bệnh của virut
- Hệ thống hóa kiến thức
+ Cấu trúc chung của virut
+ Sự nhân lên của virút trong tế bào chủ
+ Hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
Nêu ý tưởng ứng dụng kiến thức bài học vào thực tế: Cách phòng tránh bệnh
truyền nhiễm.
Năng lực ngôn ngữ - Nghe, đọc hiểu và lựa chọn thông tin.
- Trình bày, thảo luận, phản biện.
- Viết báo cáo thu hoạch
Năng lực sử dụng CNTT và TT Sử dụng các thiết bị CNTT để thu thập, lưu trữ,
báo cáo sản phẩm
và truyền thông.
Năng lực hợp tác - Lựa chọn hình thức làm việc, phân công nhiệm vụ, theo dõi,
kiểm tra tiến độ công việc trong thực hiện nhiệm vụ học tập
- Khiêm tốn, nhiệt tình phát biểu ý kiến,lắng nghe và phản hồi tích cực trong
hoạt động nhóm.
Năng lực tính toán -Thống kê được số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm qua
các giai đoạn.
- Thống kê được số lượng trẻ em được tiêm các loại vắcxin phòng bệnh.
- Bộ câu hỏi thảo luận nhóm mang lại hiệu quả cho HS.


(Điểm đánh giá ngẫu nhiên 1 số học sinh trong lớp được lấy vào điểm kiểm tra
miệng hoặc 15 phút).

Nội dung 1. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
Câu 1. Virus có được coi là một cơ thể sinh vật không? Vì sao? (Câu hỏi nhận
biết).
Đáp án: Virus không được coi là một cơ thể sinh vật. Vì VR chưa có cấu tạo tế
bào.
Câu 2. Vì sao virut chưa có cấu trúc tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống?
(Câu hỏi thông hiểu)
Đáp án:
Virut chưa có cấu trúc tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống vì trong tế bào
chủ chúng mang những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống là:
- Về tổ chức sống: Dạng chất sống chủ yếu là protein và axit nucleic.
- Về hoạt động sống có các quá trình: Trao đổi chất; Sinh trưởng và phát triển;
Sinh sản; Di truyền.
Câu 3: Hãy ghép các nội dung cột A và cột B để có được đáp án đúng. (Câu hỏi
thông hiểu)
Cột A Cột B Trả lời
1. Thành phần cấu tạo cơ bản của VR là…
2. VR có đời sống kí sinh bắt buộc vì…
3. VR bám lên tế bào chủ bằng…
4. Phage là…
5. Nucleocapsid là… a. gai lipoprotein
b. VR của vi khuẩn
c. phức hợp của acid nucleic và vỏ capsid
d. chưa có cấu tạo tế bào
e. lõi acid nucleic và vỏ protein
g. ARN
h. AND 1-e
2-d
3-a
4-b

5-c
Câu 4: So sánh vi khuẩn và vi rut? (Câu hỏi vận dụng thấp)
Đáp án:
* Giống nhau:
- Kích thước nhỏ.
- Sinh sản nhanh
- Có khả năng gây bệnh nhanh chóng khi chúng xâm nhập vào vật chủ.
- Chiếm đoạt vật chất tế bào chủ.
- Được cấu tạo từ hai thành phần chính của sự sống là axit nucleic và protein
* Khác nhau:
Đặc điểm so sánh Vi khuẩn Virut
1. Cấu tạo cơ thể Có cấu tạo của một tế bào Không có cấu tạo tế bào


2. Hình dạng Có 3 dạng chính: Cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩ. Có 4 dạng
chính: Hình cầu, hình que, hình khối, hình dạng hỗn hợp.
3. Cấu trúc dạng đối xứng Không có Có
4. Kích thước Hiển vi Siêu hiển vi
5. Phương thức sống Tự dưỡng, dị dưỡng, hoại sinh, ký sinh Ký sinh nội bào bắt
buộc
6. Sinh sản Sinh sản vô tính, tiếp hợp, độc lập Là sự tổng hợp của hai thành phần
cơ bản lắp ráp lại với nhau
7. PH PH rộng PH = 10 vi rut trở nên bất hoạt
8. Nhiệt độ Sống ở các giới hạn nhiệt độ khác nhau Đa số thích nhiệt độ thấp.
Phần lớn bất hoạt ở nhiệt độ 55oC trong 3-5 phút
9. Thể thực khuẩn Không thể xâm nhập vào virut Có thể xâm nhập vào vi khuẩn
10. Môi trường sống Sông nhiều môi trường khác nhau Chỉ sống kí sinh trong
vật chủ
11. Vật chất di truyền ADN và ARN ADN hoặc ARN
12. Mức độ nguy hiểm Có thuốc chữa Không có thuốc chữa

Nội dung 2: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO VẬT CHỦ
Câu 1. Nêu tóm tắt các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào vật chủ. Trong
các giai đoạn đó, giai đoạn nào quan trọng nhất ? Tại sao gọi là sự nhân lên của
virus mà không gọi là sinh sản?( Câu hỏi nhận biết).
Đáp án:
- Các giai đoạn nhân lên của VR trong TB chủ:
Sự hấp phụ => Xâm nhập => Sinh tổng hợp => Lắp ráp => Phóng thích
- Trong các giai đoạn đó, giai đoạn quan trọng nhất là Sinh tổng hợp. Vì giai
đoạn này tổng hợp nên các thành phần chính của virut là axit nucleic và protein.
- Gọi là sự nhân lên của virus mà không gọi là sinh sản vì VR không có cấu tạo
TB.
Câu 2: Ghép các nội dung ở cột A với cột B để được đáp án đúng. (Câu hỏi
nhận biết)
Cột A Cột B Trả lời
1. Virus bám được vào bề mặt của tế bào chủ do a. Tồn tại trong tế bào chủ mà
chưa phá vỡ tế bào chủ 1- b
2. Gọi là sự nhân lên của virus mà không gọi là sinh sản do b. Protein của virus
đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào 2-d
3. Vi sinh vật cơ hội là c. Các VSV lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để
tấn công 3-c
4. Virus tiềm tan là virus d. Chưa có cấu tạo tế bào 4- a
Câu 3: Hãy khoanh tròn đúng hoặc sai vào mỗi nhận định sau: ?( Câu hỏi nhận
biết).
Nội dung Đúng hoặc sai
1. Virus có cấu tạo tế bào Đúng / sai
2. Hệ gen của virus chỉ có thể là AND Đúng / sai
3. Virus có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc Đúng / sai
4. Các virus có khả năng biến thể Đúng / sai



5. Virus nhân lên độc lập Đúng / sai
Đáp án:
1- S; 2-S; 3- Đ; 4-Đ; 5- S.
Câu 4: Tại sao mỗi loại virus lại chỉ tấn công vào một loại tế bào nhất định?
(Câu hỏi thông hiểu)
Đáp án:
Mỗi loại virus lại chỉ tấn công vào một loại tế bào nhất định. Vì Virus muốn
xâm nhập được vào tế bào phải trải qua bước hấp phụ, bám vào bề mặt tế bào
chủ.
- Điều kiện bám: phải hình thành mối liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein của
virus với thụ thể trên bề mặt tế bào chủ
- Virus khác nhau thì cấu trúc các gai glicoprotein cũng khác nhau, tế bào chủ
khác nhau thì thụ thể trên bề mặt tế bào cũng khác nhau
Câu 5: Hãy giải thích tại sao virus chỉ có thể nhân lên được trong tế bào chủ?
(Câu hỏi thông hiểu)
Đáp án:
Virut chỉ có thể nhân lên được trong tế bào chủ vì VR không có cấu tạo TB, quá
trình này phụ thuộc hoàn toàn vào bộ máy TB chủ. Ở ngoài TB chủ thì virut chỉ
là thể vô sinh.
Câu 6: Hình dưới đây mô tả cấu trúc của 3 loại vi rut A, B, C( Câu hỏi vận dụng
thấp)
Hãy chú thích cho các chữ số từ 1 đến 5.
Trong các cấu trúc nói trên, cấu trúc nào có chức năng quyết định các đặc tính
của vi rút?
Phân biệt chu trình nhân lên của vi rút B với chu trình nhân lên của vi rút C.
Đáp án:
- 1-A.nucleic; 2- Capsome; 3- Gai; 4- Bao đuôi; 5- Lông đuôi
- Trong các cấu trúc nói trên, cấu trúc có chức năng quyết định các đặc tính của
vi rút là A. Nucleic
- Phân biệt chu trình nhân lên của vi rút B với chu trình nhân lên của vi rút C;

+ Giai đoạn xâm nhập : VR.B đưa cả nucleocapsit vào TBC còn VR.C chỉ bơm
a.nucleic vào TBC còn vỏ nằm ở bên ngoài.
+ Kết thúc chu trình nhân lên VR.B không phá vỡ TB còn VR.C thì phá vỡ TB
để ồ ạt chui ra ngoài.
Câu 7: Giải thích tại sao các bệnh do vi rút gây ra thường rất nguy hiểm?( Câu
hỏi vận dụng cao)
Đáp án:
Các bệnh do vi rút gây ra thường rất nguy hiểm vì virut có kích thước siêu nhỏ
và tốc độ sinh sản rất nhanh, mà virut sống kí sinh ở trong tế bào vật chủ nên khi
virut gây bệnh thì lây lan và phá hủy tế bào chủ nhanh, khi đưa thuốc kháng sinh
vào người bệnh để tiêu diệt virut thì sẽ tiêu diệt luôn cả tế bào vật chủ, đặc biệt
là virut có khả năng kháng thuốc kháng sinh và dễ bị đột biến -> rất nguy hiểm
Câu 8: Câu hỏi vận dụng cao
a) Hãy nêu các bệnh do virut phổ biến ở địa phương em.


b) Bằng những hiểu biết của mình, hãy chỉ ra các đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh
tế của địa phương là nguyên nhân dẫn đến sự phát sinh của các bệnh đó.
c) Nêu các giải pháp có thể phòng và chữa các bệnh nói trên.
Nội dung 3: KHÁI NIỆM BỆNH TRUYÊN NHIỄM VÀ ỨNG DỤNG
Câu 1. Thế nào là miễn dịch? Vai trò của miễn dịch? (Câu hỏi nhận biết)
Đáp án:
- Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Vai trò của miễn dịch: Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ các tế bào đặc
biệt, protein, các phân tử và các cơ quan, có tác dụng bảo vệ con người chống lại
vi trùng và vi sinh vật có hại mỗi ngày. Đa phần, hệ thống miễn dịch đóng vai
trò tuyệt vời trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nếu gặp vấn đề với hệ thống miễn dịch, đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta dễ
gặp bệnh tật. Hệ thống miễn dịch được ví như “hàng rào tự nhiên” của cơ thể
chống lại các sinh vật gây bệnh và những kẻ xâm lược khác. Khi yếu tố gây

bệnh tấn công cơ thể, chúng sẽ bị các tế bào và phân tử có tính kháng sinh của
hệ thống miễn dịch kịp thời ngăn chặn và xử lý. Tiếp đó, hệ thống miễn dịch sẽ
tạo ra một mạng lưới các tế bào và phân tử làm việc hiệu quả với nhau để loại
trừ chúng.
Câu 2. Bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Vì sao? (Câu hỏi
thông hiểu)
Đáp án:
Bệnh truyền nhiễm phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Độc lực đủ mạnh:Tổng các đặc điểm giúp VSV vượt qua rào cản bảo vệ của cơ
thể để tăng cường khả năng gây bệnh.
- Số lượng đủ lớn: Số lượng đủ lớn thì mới có khả năng gây bệnh.
- Con đường xâm nhập phù hợp: Ví dụ như VR dại vào cơ thể theo đường tiêu
hóa thì không gây dại.
Câu 3. Tại sao xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây
bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh? (Câu hỏi vận dụng)
Đáp án:
Bởi vì cơ thể có khả năng tự bảo vệ mình bằng hàng loạt các cơ chế thích ứng
rất phức tạp. Tập hợp tất cả các cơ chế bảo vệ ấy gọi là miễn dịch.
Câu 4. Tại sao người ta nói, hiện nay các bệnh truyền nhiễm khó có thể lây lan
thành dịch lớn, trừ những bệnh do virus gây ra? (Câu hỏi vận dụng cao)
Đáp án:
Hiện nay các bệnh truyền nhiễm khó có thể lây lan thành dịch lớn, trừ những
bệnh do virus gây ra vì: Hầu hết các bệnh truyền nhiễm không phải do vi rut gây
ra đã có thuốc đặc trị. Các biện pháp phòng bệnh thường xuyên được quan tâm
như kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng
đồng….
Nội dung 4: VIRUS GÂY BỆNH VÀ ỨNG DỤNG
Câu 1. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào? Làm
thế nào để giảm bớt thiệt hại do VR gây ra trong công nghệ vi sinh? (Mức độ
vận dụng)

Đáp án:


- Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như sản xuất thuốc
kháng sinh, mì chính, thuốc trừ sâu sinh học, vitamin, axit amin…Nếu bị nhiễm
phagơ thì VSV trong nồi lên men sẽ bị chết, phải hủy bỏ, gây thiệt hại lớn về
kinh tế.
- Để giảm bớt thiệt hại do VR gây ra trong công nghệ vi sinh chúng ta phải xử
lý tốt ở các giai đoạn chuẩn bị vì trên 50oC và PH = 10 virut bất hoạt.
Câu 2. Trình bày phương thức xâm nhập của VR thực vật, triệu chứng của cây bị
bệnh và cách phòng ngừa? (Câu hỏi nhận biết).
Đáp án:
- Virut thực vật xâm nhập nhờ côn trùng (bọ trĩ, bọ rày...) một số lan truyền qua
phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân
lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế
bào và cứ thế lan rộng ra.
- Triệu chứng của cây bị bệnh thường có hình thái thay đổi: Lá bị đốm vàng,
đốm nâu, bị sọc hay vằn; lá bị xoăn hay héo, bị vàng rồi rụng; thân bị lùn hay
còi cọc.
- Cách phòng ngừa: Hiện nay không có thuốc chống VR thực vật. Biện pháp tốt
nhất là chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian
truyền bệnh.
Câu 3. Tại sao VR kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào
thực vật mà phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước? (Câu hỏi vận dụng thấp).
Đáp án:
VR kí sinh trên thực vật không có khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà
phải nhờ côn trùng hoặc qua các vết xước, vì thành tế bào thực vật dày và không
có thụ thể.
Câu 4: Có một thời các vùng trồng vải thiều trẻ em hay bị viêm não và người ta
cho rằng do vải thiều? Ý kiến của em về điều này?(Câu hỏi vận dụng cao)

Đáp án:
- Vải thiều không phải là ổ chứa gây bệnh.
- Vải thiều chín có một số loài chim và côn trùng ăn , những loài này mang
virut.
- Khi muỗi hút máu của những loài này rồi đốt vào người mới gây bệnh.
Câu 5. Hãy nêu một số ứng dụng của virus trong thực tiễn? (Câu hỏi vận dụng).
Đáp án:
- Virut ngày càng trở thành công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu sinh học
cơ bản, trong sản xuất các chế phẩm y học và nông nghiệp ( thuốc trừ sâu sinh
học).
- Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vecto, chuyển vecto
vào vi khuẩn , nuôi vi khuẩn trong nồi lên men, nguyên lí này đã được ứng dụng
rộng rãi , mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau
như vacxin, insulin intoferon…với số lượng nhiều, giá thành rẻ.
+Trong sản xuất các chế phẩm sinh học
Ví dụ như sản xuất intefêron (IFN)
Quy trình sản xuất intefêron


Intefêron là prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut,
chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. Trước đây intefêron
được sản xuất bằng cách chiết xuất từ tế bào bạch cầu người, nên lượng thu
được rất thấp và có giá thành cao. Ngày nay, bằng kĩ thuật di truyền có thể sản
xuất intefêron với số lượng lớn nên giá thành hạ. Nguyên lí công nghệ được thể
hiện ở sơ đồ bên.
+ Trong nông nghiệp
Ví dụ như sản xuất thuốc trừ sâu từ virut
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học đã ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người
và môi trường sống. Do đó, biện pháp phòng trừ sinh học (còn gọi là đấu tranh
sinh học) đang ngày càng được xã hội quan tâm.

Virut nhân đa diện thuộc nhóm virut Baculo đã được lựa chọn để sản xuất thuốc
trừ sâu. Chế phẩm này có ưu việt sau :
- Virut có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số sâu nhất định ; không gây
độc cho người, động vật và côn trùng có ích.
- Virut được bảo vệ trong thể bọc nên tránh được các yếu tố môi trường bất lợi.
Do đó, có thể tồn tại rất lâu (thậm chí 10 năm ) ngoài cơ thể côn trùng.
Câu 6. Hãy nêu vai trò quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng
một nền nông nghiệp an toàn và bền vững? (Câu hỏi vận dụng cao)
Đáp án:
- Đấu tranh sinh học: Sử dụng sinh vật có ích tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển
của sinh vật gây hại.
- Không gây ô nhiễm môi trường, giảm bớt tác hại của các chất hóa học.
- Bảo vệ môi trường cho sinh vật phát triển.
Nội dung 5: DẠY HỌC THEO DỰ ÁN (TỔNG KẾT)
Tên dự án: Tìm hiểu một số đại dịch trên thế giới năm 2015 – 2016 và một số
bệnh truyền nhiễm ở địa phương
Tiến trình thực hiện dự án
Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) - Triển khai vào cuối tiết 1.
- Nhận biết chủ đề dự án.
- Xây dựng các tiểu chủ đề/ý tưởng
+ Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng.
+ Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề nhỏ:
Bệnh Ebola; Bệnh do vi rut Zika; Bệnh cúm gia cầm; HIV/AIDS ở địa phương;
Bệnh Sởi ở địa phương; Bệnh Cúm ở địa phương; Viêm gan ở địa phương.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án.
+ Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm vụ; Người thực hiện;
Thời lượng; Phương pháp, phương tiện; Sản phẩm).
+ Thu thập thông tin
+ Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể)
+ Thảo luận nhóm để xử lý thông tin

+ Viết báo cáo
+ Lập kế hoạch tuyên truyền.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (2 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)


- Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản
phẩm.
- Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng tránh
và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở địa phương
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Trình chiếu Powerpoint.
- Trình chiếu dưới dạng các file video.
- Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn.
- Học sinh trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi
kiến thức cần đạt vào vở.
- Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
- GV kết luận và đánh giá
Công cụ đánh giá
Kết quả đánh giá học sinh là tổng hợp theo dõi tiến độ thực hiện đề án giữa các
nhóm, chất lượng báo cáo, thuyết trình và bài tuyên truyền về ý thức phòng
tránh và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở địa phương. (Điểm đánh giá được lấy
vào điểm thực hành).



×