Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

PHƯƠNG PHÁP PHỔ đạo hàm và ỨNG DỤNG TRONG xác ĐỊNH ĐỒNG THỜI AMOXICILLIN và CLOXACILLIN TRONG THUỐC KHÁNG SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.58 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Kháng sinh được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam do mô hình bệnh tật của nước ta
chủ yếu là các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng và nhiễm nấm. Amoxicillin và
Cloxacillin là 2 kháng sinh thuộc nhóm Penicillin được sử dụng phổ biến hiện nay1. Để
nâng cao hiểu quả điều trị cũng như tạo điều kiện sử dụng thuốc thuận tiện, sự kết hợp
Amoxicillin trihydrate và Cloxacillin Natri trong cùng một chế phẩm đã và đang được
chỉ định cho các bệnh nhiễm đường hô hấp, sinh dục tiết niệu, da và mô mềm, điều trị
cấp cứu các nhiễm khuẩn có nguy cơ cao. Việc định lượng Amoxicillin và Cloxacillin
trong viên nang được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp sác ký lỏng hiệu năng cao.
Đây là kỹ thuật phân tích hiện đại, có khả năng định tính và định lượng đồng thời các
chất trong hỗn hợp với tính chọn lọc, độ nhạy, độ đúng và độ lặp cao. Tuy nhiên kỹ thuật
này đòi hỏi chi phí tốn kém (trang thiết bị, dung môi hóa chất) và thời gian phân tích kéo
dài.
Ngày nay, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các kỹ thuật quang phổ được
ứng dụng nhiều trong công tác kiểm nghiệm thuốc. Trong số các kỹ thuật này, phương
pháp phổ đạo hàm và đạo hàm tỷ đối được biết đến với ưu điểm nổi bật, cho phép định
lượng đồng thời và trực tiếp, không đòi hỏi quá trình tách chiết hoặc tinh chế đối với hỗn
hợp đa thành phần, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí.

1


MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN.........................................................................................................2
1.1.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHỔ ĐẠO HÀM VÀ PHỔ ĐẠO HÀM

TỶ ĐỐI...................................................................................................................... 2
1.1.1.



Phương pháp phổ đạo hàm.2......................................................................2

1.1.1.1. Sự ra đời của phương pháp phổ đạo hàm...............................................2
1.1.1.2. Khái niệm phổ đạo hàm.........................................................................2
1.1.1.3. Các phương pháp tính toán2...................................................................2
1.1.1.4. Ứng dụng của phổ đạo hàm trong phân tích định tính............................2
1.1.1.5. Ứng dụng của phổ đạo hàm trong phân tích định lượng.4......................2
1.1.1.6. Quy trình định lượng các chất bằng phương pháp quang phổ đạo hàm..2
1.1.1.7. Ưu điểm, nhược điểm phổ đạo hàm.4-5...................................................2
1.1.1.8. Ứng dụng của phổ đạo hàm....................................................................2
1.1.2.

Phổ đạo hàm tỷ đối.5, 7................................................................................2

1.1.2.1. Đạo hàm tỷ đối giao nhau tại điểm không (zero-crossing ratio spectra
derivative spectrophotometry).............................................................................2
1.1.2.2. Đạo hàm tỷ đối số chia kép (Double divisor ratio spectra derivative
spectrophotometry)8.............................................................................................2
1.1.2.3. Đạo hàm phổ tỷ đối số chia liên tiếp (Successive ratio spectra derivative
spectrophotomerty)9.............................................................................................2
1.1.2.4. Ưu điểm và nhược điểm.7.......................................................................2
1.1.3.

So sánh 2 phương pháp..............................................................................2

1.1.3.1. Giống:....................................................................................................2
1.1.3.2. Khác nhau:.............................................................................................2
1.2.


TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH...............................................2

1.2.1.

Một số đặc điểm hóa lý của Amoxicillin trihydrate và Cloxacillin Natri...2

1.2.2.

Một số đặc điểm dược động học của Amoxicillin và Cloxacillin1, 11..........2
2


1.3.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH..........................................2

1.3.1.

Một số phương pháp định lượng đơn AMO hoặc CLO trong chế phẩm10..2

1.3.1.1. Định lượng AMO...................................................................................2
1.3.1.2. Định lượng CLO....................................................................................2
1.3.2.

Kết luận về các phương pháp phân tích tham khảo....................................2

2. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU12.....................2
2.1.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2


2.2.

Thiết bị và hóa chất nghiên cứu........................................................................2

2.2.1.

Thiết bị......................................................................................................2

2.2.2.

Hóa chất.....................................................................................................2

2.3.

Phương pháp phân tích.....................................................................................2

2.3.1.

Các phương pháp phổ13..............................................................................2

2.3.2.

Phương pháp HPLC: 14..............................................................................2

2.4.

Xây dựng phương pháp xác định đồng thời AMO và CLO..............................2

2.4.1.


Các phương pháp phổ................................................................................2

2.4.1.1. Quy trình xử lý mẫu...............................................................................2
2.4.1.2. Phương pháp phổ đạo hàm.....................................................................2
2.4.1.3. Phương pháp phổ đạo hàm tỷ đối...........................................................2
2.4.2.

Phương pháp sắc ký lỏng...........................................................................2

2.4.2.1. Điều kiện sắc kí......................................................................................2
2.4.2.2. Đánh giá và áp dụng phương pháp.........................................................2
3. CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT.......................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AMO: amoxicillin

PĐHTĐ: phổ đạo hàm tỷ đối

CLO: cloxacillin

HPLC: sắc ký lỏng hiệu năng cao

PĐH: phổ đạo hàm
3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Hình dạng phổ hấp thu và phổ đạo hàm các bậc.3.............................................2
Hình 2: Các phương pháp tính toán: peak-peak (a); tiếp tuyến-đỉnh (b); peak-zero (c);
zero-crossing (d)............................................................................................................2

Hình 3: Ảnh hưởng của tán xạ ánh sáng lên phổ hấp thu và phổ đạo hàm bậc 1.3.........2
Hình 4: Sự phân bệt đối xử với các peak rộng.3.............................................................2
Hình 5: Ứng dụng phổ đạo hàm trong các lĩnh vực khác nhau.6....................................2
Hình 6: (a) Phổ hấp thu của dung dịch AMO 100.0 µg.mL-1(1); dung dịch CLO 100.0
µg.mL-1(2); hỗn hợp dung dịch AMO 100.0 µg.mL-1, CLO 100.0 µg.mL-1 (3) và phổ
tổng cộng (4) của (1) và (2); (b) Phóng to phổ của hình (a)..........................................2
Hình 7: Phổ đạo hàm bậc nhất của AMO (60.0 – 140.0 µg.mL-1) và CLO (60.0 – 140.0
µg.mL-1)......................................................................................................................... 2
Hình 8: Phổ đạo hàm bậc hai của AMO (60.0 – 140.0 µg.mL-1) và CLO (60.0 – 140.0
µg.mL-1)......................................................................................................................... 2
Hình 9: Phổ đạo hàm tỷ đối của dung dịch hỗn hợp CLO (60.0 – 140.0 µg.mL-1) và
AMO (100.0 µg.mL-1) và đơn CLO (100.0 µg.mL-1) với số chia AMO 60.0 µg.mL-1. .2
Hình 10 Phổ đạo hàm tỷ đối của dung dịch hỗn hợp AMO (60.0 – 140.0 µg.mL-1) và
CLO (100.0 µg.mL-1) và đơn AMO (100.0 µg.mL-1) với số chia CLO 60.0 µg.mL-1 ....2
Hình 11: Sắc kí đồ tách 2 chất AMO 100.0 µg.mL-1 và CLO 100.0 µg.mL-1.................2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số đặc điểm hóa lý của Amoxicillin trihydrate và Cloxacillin Natri10.......2
Bảng 2: Hiệu chuẩn của AMO và CLO bằng cách sử dụng phương pháp quang phổ
HPLC và UV.................................................................................................................2
Bảng 3: Kết quả khảo nghiệm để xác định AMO và CLO trong viên nang FACLACIN
2 và so sánh với HPLC..................................................................................................2
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ xử lý mẫu để tiến hành phương pháp quang phổ...................................2
Sơ đồ 2: Sơ đồ pha dung dịch chuẩn..............................................................................2
4


1.

TỔNG QUAN

1.1.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHỔ ĐẠO HÀM VÀ PHỔ ĐẠO

HÀM TỶ ĐỐI.
Có thể áp dụng đinh luật Beer để xác định nồng độ các chất có phổ hấp thu không xen
phủ nhau như phương pháp đường chuẩn, phương pháp thêm chuẩn và phương pháp vi
sai. Nhưng đối với dung dịch hỗn hợp mà các cấu tử có phổ hấp thu xen phủ nhau thì
việc tính toán rất phức tạp. Vì vậy, nhiều phương pháp cải tiến dựa trên cơ sở định luật
Beer đã ra đời nhằm loại trừ ảnh hưởng của các cấu tử cản trở mà không cần che, tách,
cho phép xác định đồng thời các cấu tử trong dung dịch hỗn hợp nhiều cấu tử có phổ hấp
thu xen phủ nhau. Trong đó có phương pháp phổ đạo hàm và đạo hàm tỷ đối.
1.1.1. Phương pháp phổ đạo hàm.2

1.1.1.1.

Sự ra đời của phương pháp phổ đạo hàm.

Phép đo quang phổ UV-Vis là một trong những phương pháp lâu đời nhất trong
những phương pháp quang phổ phân tử. Với độ nhạy khá cao nên bằng phương pháp này
ta có thể xác định hàm lượng vết cỡ mg.L-1 (ppm) của nhiều nguyên tố. Ngoài ra còn có
thể xác định đồng thời nhiều nguyên tố khi chúng cùng có mặt mà không mất nhiều thời
gian để tách. Để xác định các nguyên tố có hàm lượng dưới ppm người ta thường dùng
biện pháp làm giàu các sản phẩm nghiên cứu như: phương pháp chiết lỏng lỏng, phương
pháp điện kết tủa cộng kết khi có mặt của các chất chiết góp… trước khi đo độ hấp thu
hoặc sử dụng phương pháp động học trắc quang. Tuy nhiên phương pháp trên vẫn còn
những hạn chế và nhược điểm nhất là trong trường hợp phân tích hỗn hợp các chất mà
phổ hấp thu của chúng chồng phủ lên nhau. Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà khoa
học đã có ý tưởng chuyển đổi phổ hấp thu sang phổ đạo hàm nhằm tìm ra một hướng
nghiên cứu mới. Những phần mềm chuyên dụng trên các máy tính điện tử được kết nối

với máy quang phổ đã cho phép chuyển phổ hấp thu (hay phổ bậc 0) thành phổ đạo hàm
bậc 1, bậc 2, bậc cao hơn.


1.1.1.2.

Khái niệm phổ đạo hàm.

Nếu diễn tả độ hấp thu (A) là một hàm theo bước sóng (λ) thì trong phương pháp
phổ đạo hàm, độ hấp thu (A) được lấy vi phân theo bước sóng (λ) để tạo ra phổ đạo hàm
bậc 1, bậc 2, bậc cao hơn.
Nếu bậc 0: A=f(λ) thì
Bậc 1: =f’(λ)

Bậc 2: =f’’(λ) Bậc n: =fn(λ)

(2)

Hình 1: Hình dạng phổ hấp thu và phổ đạo hàm các bậc.3

PĐH bậc 1 là tốc độ biến thiên của độ hấp thu đối với bước sóng, nó đi qua điểm 0
tại λmax của phổ đạo hàm và về hai phía của điểm 0 này có 1 cực đại và 1 cực tiểu ứng với
các điểm uốn của phổ hấp thu.
PĐH bậc 2, có một cực tiểu chính tại λmax của phổ hấp thu, ngoài ra có 2 cực đại
phụ ở 2 phía của cực tiểu chính.
PĐH bậc 3 ngoài cực tiểu và cực đại tại điểm uốn của phổ hấp thu còn có 1 cực
tiểu và 1 cực đại phụ nằm ở 2 phía của cự tiểu và cực đại chính.
PĐH bậc 4 lại có 1 cực đại chính trùng với λmax của phổ hấp thu ngoài ra còn có 2
cực đại phụ và 2 cực tiểu phụ.



Như vậy chỉ từ 1 cực trị của phổ hấp thu ta có số cực trị của PĐH của 1 chất sẽ
bằng số bậc PĐH cộng 1.
1.1.1.3.

Các phương pháp tính toán2

 Phương pháp peak-peak: Khoảng cách pn tỉ lệ với nồng độ chất phân tích (Hình
2a)
 Phương pháp tiếp tuyến đỉnh: Khoảng cách tn tỉ lệ với nồng độ chất phân tích
(Hình 2b)
 Phương pháp peak-zero: Khoảng cách zn tỉ lệ với nồng độ chất phân tích (Hình 2c)
 Phương pháp zero-crossing: Xác định nồng độ chất này tại điểm qua 0 của phổ
đạo hàm chất khác (Hình 2d)

Hình 2: Các phương pháp tính toán: peak-peak (a); tiếp tuyến-đỉnh (b); peak-zero (c); zero-crossing (d)

1.1.1.4.

Ứng dụng của phổ đạo hàm trong phân tích định tính.

Phổ đạo hàm phức tạp hơn phổ hấp thu do phổ đạo hàm có số cực trị tăng lên. Do
đó xét về mặt định tính phổ đạo hàm có tính đặc trưng hơn phổ hấp thu. Những phổ hấp
thu rất giống nhau nhưng khi lấy phổ đạo hàm thì có thể xuất hiện sự khác biệt lớn.
1.1.1.5.

Ứng dụng của phổ đạo hàm trong phân tích định lượng.4

Theo định luật Lambert-Beer: độ hấp thu (A) tỉ lệ thuận bề dày lớp dung dịch ánh
sáng đi qua (l), với nồng độ chất tan trong dung dịch (C) và với hệ số hấp thu phân tử (ɛ).



Đạo hàm bậc 0: A=ɛlC (3)
Đạo hàm bậc 1: =Cl (3a)

Trong đó:

Đạo hàm bậc 2: =Cl (3b)

 A, dA, d2A, dnA : biên độ hấp thu của PĐH bậc
0,1,2,n.
 ɛ là hệ số hấp thu phân tử (L.mol-1.cm-1; L.mg-1.cm-1)
 l là bề dày lớp dung dịch mà ánh sáng đi qua (cm).

Đạo hàm bậc n: =Cl (3c)

Mặt khác bề dày lớp dung dịch (l) không đổi và tại bước sóng xác định thì đạo hàm
của ɛ là hằng số. Do đó từ phương trình (3) - (3c) ta thấy giá trị đạo hàm của độ hấp thu
A chỉ còn phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ C của chất tan trong dung dịch.
Ngoài ra vì phổ đạo hàm là kết quả của chuyển đổi từ phổ hấp thu cho nên giá trị
của phổ đạo hàm tại mỗi bước sóng cũng có tính cộng giống như phổ hấp thu khi ta đo
phổ của hỗn hợp nhiều chất.
At = A1+A2+…+An
(4)

Do đó trong phép định lượng các công thức tính toán cho phổ hấp thu cũng áp
dụng được trong phổ đạo hàm.
1.1.1.6.

Quy trình định lượng các chất bằng phương pháp quang phổ


đạo hàm
Bước 1: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn riêng từng cấu tử và hỗn hợp của chúng.
Bước 2: Ghi phổ hấp thu và phổ đạo hàm, tìm bước sóng đo thích hợp mà tại đó
giá trị phổ đạo hàm của một chất cần phân tích khác 0 hoặc cực đại, còn giá trị phổ đạo
hàm của cấu tử kia bằng 0.
Bước 3: Sau khi xác định được bước sóng đo ở một bậc đạo hàm nhất định, tiến
hành định lượng các chất theo phương pháp đường chuẩn hoặc thêm chuẩn.
1.1.1.7.
Ưu điểm

Ưu điểm, nhược điểm phổ đạo hàm.4-5


-

Phân tích được các chất có phổ hấp thu chồng chập lên nhau và có cực đại hấp thu

-

cách nhau chỉ vài nm.
Đơn giản trong phép tính toán.
Xử lý mẫu không phức tạp, ít tốn kém hơn các phương pháp khác (GC, HPLC).
Do không cần qua khâu chiết tách khi xử lý mẫu nên phổ đạo hàm được sử dụng
rộng rãi trong kiểm nghiệm thuốc khi phân tích trong dạng bào chế định lượng các
hoạt chất chứa 2 hoặc 3 thành phần hoặc dạng bào chế chứa 1 thành phần nhưng
có mặt chất bảo quản hoặc tá dược là thành phần có ảnh hưởng rất lớn đến việc

-


định lượng.
Tính kinh tế cao do chi phí cho thiết bị ít tốn kém hơn GC, HPLC.
Loại bỏ được hiện tượng trôi nền gây bởi sự không ổn định của trang thiết bị hoặc
thao tác và giảm ảnh hưởng của tán xạ ánh sáng khi các tiểu phân nhỏ xuất hiện
trong mẫu, qua đó cải thiện độ chính xác của phép định lượng (Hình 3).

Hình 3: Ảnh hưởng của tán xạ ánh sáng lên phổ hấp thu và phổ đạo hàm bậc 1.3

Nhược điểm

-

Phương pháp này phụ thuộc máy móc vì cần có phần mềm chuyên dụng để
chuyển từ phổ hấp thu sang phổ đạo hàm.


-

Khi tăng bậc đạo hàm, độ nhọn của các dải
phổ tăng lên tuy nhiên tín hiệu đạo hàm
giảm và độ rộng của các dải phổ thu hẹp
lại. Đáng chú ý, khi tăng n tỷ số tín hiệu –
nhiễu (signal to noise ratio) lại giảm đặc
biệt với các peak tù. Chính vì vậy, để ứng
dụng quang phổ đạo hàm trong phân tích,
phải cân nhắc giữa thuận lợi và khó khăn
để lựa chọn được bậc đạo hàm thích hợp.

Hình 4: Sự phân bệt đối xử với các peak rộng.3


1.1.1.8.

Ứng dụng của phổ đạo hàm.

Hình 5: Ứng dụng phổ đạo hàm trong các lĩnh vực khác nhau.6

1.1.2. Phổ đạo hàm tỷ đối.5, 7

1.1.2.1.

Đạo hàm tỷ đối giao nhau tại điểm không (zero-crossing ratio

spectra derivative spectrophotometry)
Dựa trên nền tảng phổ đạo hàm người ta tiến hành đo phổ hấp thu của các chất.
Khi đem phổ hấp thu chia cho phổ hấp thu của một hay nhiều chất bất kì trong hỗn hợp,
sau đó lấy đạo hàm thì độ hấp thu của chất dùng làm chất chia trong hỗn hợp có giá trị
đạo hàm bằng 0, khi đó giá trị đạo hàm của hỗn hợp bằng tổng giá trị đạo hàm chất còn
lại.


Xét hỗn hợp gồm 3 chất X, Y, Z với giá trị độ hấp thu của hỗn hợp:
A = αCx + βCy + γCz (5)
Trong đó:
 A là độ hấp thu của hỗn hợp
 Cx, Cy, Cz là nồng độ các chất X, Y, Z
 α, β, γ là hệ số hấp thu của các chất X, Y, Z
Độ hấp thu của chất chuẩn X với nồng độ là A0,X = α (6)

Phương trình (5) chia phương trình (6), ta được:


= + + (7)
Mà =k (const) (8)  = + +

(9)

Đạo hàm bậc 1 phương trình (7) ta được:

= + (10)
Dựa vào phổ đạo hàm thu được, ta chon bước sóng λy mà tại đó = 0
(10) => =
Tại λy ta thu được giá trị đạo hàm của chất Z với X là chất chia mà tại đó
phổ tỷ đối của chất Y với X bằng 0. Lập đường chuẩn của giá trị đạo hàm theo
nồng độ của dung dịch chuẩn Z, dựa vào đường chuẩn, ta xác định được nồng độ
chất Z.
Tương tự dựa theo đường chuẩn giá trị đạo hàm theo nồng độ (với X là
chất chia) tại bước sóng mà tại đó phổ tỷ đối của Z bằng 0, ta xác định được nồng
độ chất Y
1.1.2.2.

Đạo hàm tỷ đối số chia kép (Double divisor ratio spectra

derivative spectrophotometry)8
Trong phương pháp này, số chia là độ hấp thu hỗn hợp hai dung dịch chuẩn X0 và Y0

= +


Tại một vùng bước sóng hay một số bước sóng nhất định, số hạng thứ nhất
không đổi, khi lấy đạo hàm:


=
Khi phương trình trờ thành: =
Phương trình cho thấy tín hiệu không còn phụ thuộc vào nồng độ của X, Y
trong mẫu thử, chọn bước sóng mà tại đó phổ đạo hàm cực đại hoặc cực tiểu để
định lượng Z, tính tương tự cho X, Y.
1.1.2.3.

Đạo hàm phổ tỷ đối số chia liên tiếp (Successive ratio spectra

derivative spectrophotomerty)9
Trong phương pháp này, số chia là độ hấp thu của chất chuẩn Z

= +
ấy đạo hàm bậc 1 :

=

+

Lặp lại phép chia và lấy đạo hàm ở trên nhưng thay số chia bằng (tương
ứng PĐHTĐ bậc 1 dung dịch chuẩn hai chất Y và Z), kết quả cuối thu được:

= ]
Trong phương trình, đạo hàm tỷ đối số chia liên tiếp tỉ lệ với nồng độ của
X, không phụ thuộc nồng độ 2 chất còn lại. Do đó phương pháp có thể định lượng
X trong hỗn hợp 3 thành phần.
1.1.2.4.

Ưu điểm và nhược điểm.7


Ưu điểm:

Phép toán đạo hàm tỷ đối giúp loại ngay một hay nhiều cấu tử trong hỗn
hợp, có thể xác định các chất còn lại mà không ảnh hưởng đến chất đã chia, làm
giảm số đường chuẩn cần dựng trong thực nghiệm.
Nhược điểm:


Phương pháp phổ đạo hàm tỷ đối áp dụng không thuận lợi trong trường
hợp có sự chênh lệch lớn về nồng độ các chất trong hỗn hợp, dẫn đến sự chệnh
lệch lớn về tín hiệu đạo hàm.
1.1.3. So sánh 2 phương pháp.

1.1.3.1.

Giống:

Đều dựa trên phổ hấp thu của các chất trong vùng khảo sát để định lượng
các chất. Dựa vào phép toán đạo hàm để chọn các bước sóng định lượng chất này
mà không ảnh hưởng bởi chất kia (giá trị của chất kia tại bước sóng đã chọn có giá
trị đạo hàm bằng 0).
1.1.3.2.

Khác nhau:

Phổ đạo hàm tỷ đối có ưu điểm hơn phổ đạo hàm vì có thể loại trừ một hay
nhiều cấu tử gây chồng chập phổ ngay trong phần mềm tính toán. Do đó có thể
loại trừ dễ dàng ảnh hưởng gây sai số của một số cấu tử có trong mẫu, không cần
trải qua quá trình dùng chất che hay xử lý mẫu qua quá trình tách chiết phức tạp.
Nhờ đặc điểm này mà phương pháp phổ đạo hàm tỷ đối ưu việt hơn phổ đạo hàm

trong việc định lượng mẫu có 3 cấu tử trở lên.

1.2.

TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH

1.2.1. Một số đặc điểm hóa lý của Amoxicillin trihydrate và Cloxacillin Natri
Bảng 1: Một số đặc điểm hóa lý của Amoxicillin trihydrate và Cloxacillin Natri10

Công

AMOXICILLIN TRIHYDRATE
C16H19N3O5S.3H2O (M=419.4)

CLOXACILLIN NATRI
C19H17ClN3NaO5S.H2O (M=475.9)

thức

Cl
H

hóa

H

H
N

học


H

O
HO

COONa

O

NH2

H

N
S

CH3
CH3

N

.3H2O

N
H
N

O


S
H

O

COOH
H

H3C

CH3

.H2O

CH3

H

O

Tên

Acid (6R)-6-(α-D-4-

Natri ((6R)-6-3-(2-clorophenyl)-5-

khoa

hydroxyphenylglycylamino)


methylisoxazol-4-carboxamido)

học

penicilanic trihydrate.

penicilate monohydrate.


Tính

Bột kết tinh màu trắng dạng tinh thể,

Bột kết tinh màu trắng, hoặc gần

chất

vị đắng. Khó tan trong nước, alcol;

trắng, có mùi, vị đắng, dễ hút ẩm. Dễ

vật lý

không tan trong ether, chloroform,

tan trong nước, methanol. Tan trong

dầu; tan tốt trong các dung dịch acid

ethanol 96%. Không tan trong


hoặc hydroxyde kiềm loãng.

ethylacetate.

pH (nước) = 3.5 ÷ 5.5

pH (nước) = 5.0 ÷ 7.0

1.2.2. Một số đặc điểm dược động học của Amoxicillin và Cloxacillin 1, 11

Amoxicillin là một kháng sinh beta-lactam phổ trung bình được sử dụng để điều
trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Gram dương nhạy cảm với penicillin cũng như một
số vi khuẩn Gram âm. Amoxicillin có khả năng kháng acid dạ dày. Nó được hấp thu
nhanh hơn và hấp thu hoàn toàn hơn các kháng sinh beta-lactam khác khi dùng đường
uống. Sau khi uống liều 250 mg amoxicillin 1 – 2 giờ, nồng độ amoxicillin trong máu đạt
khoảng 4 - 5 µg.mL-1, khi uống 500 mg, nồng độ amoxicillin đạt khoảng 8 – 10 µg.mL-1.
Tăng liều gấp đôi có thể làm nồng độ thuốc trong máu tăng gấp đôi. Khoảng 60% liều
uống amoxicillin thải nguyên dạng qua nước tiểu trong vòng 6 - 8 giờ. Amoxicillin có
nồng độ cao trong dịch mật và một phần thải qua phân.
Cloxacillin là một penicillin bán tổng hợp dùng ở dạng muối natri để điều trị
nhiễm khuẩn tụ cầu do các vi sinh vật penicillinase dương tính. Không giống amoxicillin,
thuốc kháng sinh này được hấp thu không đầy đủ từ đường tiêu hóa, và sự hấp thu bị
giảm đi bởi sự có mặt của thực phẩm trong dạ dày. Cloxacillin chuyển hóa ở mức độ hạn
chế. Thuốc chưa biến đổi và các chất chuyển hóa được bài tiết trong nước tiểu bằng cách
lọc qua cầu thận và bài tiết ở ống thận. Khoảng 35% liều uống đào thải qua nước tiểu.
Tuy thành phần chưa biến đổi sẽ được thải ra ngoài nhưng nếu dùng không đúng
liều: dùng không đủ liều không chỉ không trị dứt bệnh của cá nhân mà có khi gây hại cho
cộng đồng do hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn; và dùng quá liều sẽ gây hại cho
chính người dùng thuốc, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy cần kiểm soát hàm lượng thành

phần chặt chẽ trong thuốc.
1.3.

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

1.3.1. Một số phương pháp định lượng đơn AMO hoặc CLO trong chế phẩm 10

1.3.1.1.
Phương pháp HPLC.

Định lượng AMO


AMO được tách ra khỏi nền mẫu nhờ tương tác giữa pha tĩnh và pha động ở cột
C18 sau đó đưa đến đầu dò UV và cho tín hiệu định lượng là diện tích peak hoặc chiều
cao peak chọn bước sóng 254 nm. Thành phần pha động được sử dụng gồm có MeOH:
dd KH2PO4 45% w/w (5:95); hoặc acetonitrile : dd KH2PO4 0.05M pH 5.0 (1:99).
Phép chuẩn độ đo thế.

Hàm lượng phần trăm của AMO được tính bằng hàm lượng phần trăm của
penicillin toàn phần trừ đi hàm lượng phần trăm của sản phẩm phân huỷ.
Penicillin toàn phần: Chế phẩm được hòa tan vào dung dịch đệm boric pH 9.0 và
alhydride acetic trước khi tiến hành phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm và
chuẩn độ bằng bằng Hg(NO3)2 0.02M trong môi trường đệm acetate pH 4.6. Điểm
kết thúc của chuẩn độ đo thế được xác định với điện cực so sánh là điện cực thuỷ
ngân - thuỷ ngân (I) sulfat; điện cực chỉ thị là điện cực platin.
Phép đo iod sau phản ứng (định lượng viên nang, viên nén amoxicillin)

Thủy phân AMO trong môi trường kiểm. Sản phẩm phân hủy của AMO
được phản ứng với iod. Định lượng iod dư bằng Na2S2O3 0.01N với chỉ thị hồ tinh

bột cho vào thời điểm gần kết thúc định lượng. Tiến hành song song với mẫu
trắng. Kết quả tính theo phương pháp thừa trừ.
Phương pháp đo quang phổ tử ngoại

Dựa vào định luật Lambert-beer, độ hấp thu tỉ lệ nồng độ chất phân tích.
Định lượng trực tiếp AMO, sau khi được pha loãng trong dung môi, được đo ở
bước sóng 325nm. Tiến hành song song với mẫu chuẩn.
1.3.1.2.

Định lượng CLO

Phương pháp HPLC.

CLO được tách ra khỏi nền mẫu nhờ tương tác giữa pha tĩnh và pha động ở
cột pha đảo cột C18 sau đó đưa đến đầu dò UV và cho tín hiệu định lượng là diện
tích peak hoặc chiều cao peak, chọn bước sóng 225 nm. Thành phần pha động
được sử dụng gồm có acetonitrile : dd KH2PO4 0.05 M pH 5.0 (1:96), acetonitrile :
dd KH2PO4 0.02M pH 6.8 (20:80); hoặc acetonitrile : dd KH2PO4 2.7 µg.mL-1, pH
5.0 (25:75).


Phương pháp chuẩn độ đo thế.

Hàm lượng phần trăm của CLO được tính bằng hàm lượng phần trăm của
penicillin toàn phần trừ đi hàm lượng phần trăm của sản phẩm phân huỷ.
Penicillin toàn phần: Chế phẩm được hòa tan vào dung dịch đệm boric pH 9.0 và
alhydride acetic, tiến hành phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm và chuẩn
độ bằng Hg(NO3)2 0.02M trong môi trường đệm acetate pH 4.6. Điểm kết thúc của
chuẩn độ đo thế được xác định với điện cực so sánh là điện cực thuỷ ngân - thuỷ
ngân (I) sulfate; điện cực chỉ thị là điện cực platin.

Phương pháp đo quang phổ tử ngoại

Dựa vào định luật Lambert-Beer (độ hấp thu tỉ lệ nồng độ chất phân tích).
Định lượng trực tiếp CLO qua việc tạo phức imidazole thủy ngân. Sau đó đo độ
hấp thu quang ở bước sóng 346nm. Tiến hành song song với mẫu chuẩn.
Phương pháp vi sinh vật

Dựa vào tính chất đường kính vòng vô khuẩn của mẫu thử và mẫu chuẩn tỷ
lệ thuận với lượng cloxacillin tương ứng có trong mẫu. Phương pháp này sử dụng
chỉ thị: Bacillus subtilis ATCC 6633.
1.3.2. Kết luận về các phương pháp phân tích tham khảo.

Qua phân tích tài liệu tham khảo, có nhiều phương pháp được triển khai cho
công tác kiểm nghiệm chế phẩm đơn thành phần amoxicillin và cloxacillin. Để xác định
đồng thời thường dùng phương pháp HPLC nhưng rất tốn kém chi phí dung môi, trang
thiết bị đắt tiền và thời gian phân tích mẫu kéo dài. Do vậy, phương pháp phổ đạo hàm
được tiến hành nhằm xây dựng một phương pháp quang phổ tiết kiệm dung môi hóa chất,
thời gian phân tích có khả năng thay thế HPLC trong công tác kiểm nghiệm.
2.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU12
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
FACLACIN 2, thuốc thương hiệu thương mại có sẵn trên thị trường nội địa (do

Công ty Cổ phần Dược Trung ương Pharbaco sản xuất, có chứa 250 mg AMO (dạng


amoxicillin trihydrate) và 250 mg CLO (dạng cloxacillin natri) và tá dược trong mỗi

viên.
2.2.

Thiết bị và hóa chất nghiên cứu

2.2.1. Thiết bị

 Máy quang phổ 2 chùm tia UNICAM UV 300 (Thermo Spectronic, Mỹ). Bề
rộng khe cố định 1.5 nm, kết nối máy tính của IBM, phần mềm Thermo
Spectronic VISION 32, curvet thạch anh, 1 cm, thông số kỹ thuật: khoảng bước
sóng quét 200.0 ÷ 300.0 nm, khoảng bước sóng ghi giá trị phổ 0.1 nm.
 Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Agilent 1100 ghép nối đầu dò DAD.
 Các dụng cụ thủy tinh khác.
2.2.2. Hóa chất

 Amoxicillin trihydrate (98.4%), cloxacillin Natri (98.3%), và tất cả các tá dược
đều được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Dược Trung ương Pharbaco.
 Nước cất hai lần.
 Tất cả các thuốc thử đều có trong phân tích.
 Kali dihydrophophate (KH2PO4) loại tinh khiết phân tích và methanol.
2.3.

Phương pháp phân tích

2.3.1. Các phương pháp phổ13
Nguyên tắc:

Dựa trên định luật Lambert - Beer (độ hấp thu tỉ lệ nồng độ chất phân tích).
-


Ta tiến hành quét phổ hấp thu của dung dịch cần phân tích, chọn bước sóng định
lượng thích hợp để loại bỏ ảnh hưởng các chất gây cản trở.

-

Chọn khảo sát nồng độ nằm trong khoảng tuyến tính giữa nồng độ và tín hiệu đo.

-

Kiểm tra độ lặp của phương pháp.

-

Kiểm tra độ đúng của phương pháp.
2.3.2. Phương pháp HPLC: 14

Nguyên tắc:

Trong hỗn hợp các chất phân tích, do cấu trúc phân tử và tính chất lí hoá
của các chất khác nhau, nên khả năng tương tác của chúng với pha tĩnh và pha


động khác nhau. Do vậy, chúng di chuyển với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi
nhau đi đến đầu dò ghi nhận tín hiệu tại bước sóng thích hợp.
-

Thẩm định điều kiện sắc kí.

-


Chọn khoảng nồng độ có sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ và giá trị diện tích
peak.

-

Kiểm tra độ lặp của phương pháp.

-

Kiểm tra độ đúng của phương pháp.

2.4.

Xây dựng phương pháp xác định đồng thời AMO và CLO

2.4.1. Các phương pháp phổ

2.4.1.1.

Quy trình xử lý mẫu

Đối tượng mẫu là dạng thuốc viên nang. Vỏ nang thành phần chủ yếu là gelatin,
polymer, chất dẻo, chất màu, chất bảo quản… nên thành phần chính của thuốc sẽ nằm
ở phần bột bên trong vỏ. Cân cả viên thuốc nang, lấy hết bột thuốc trong nang, dùng
tăm bông lau sạch vỏ nang, cân lại vỏ nang. Khối lượng thuốc trong nang thuốc là
hiệu giữa khối lượng cả nang thuốc trừ đi vỏ nang thuốc15. Xác định khối lượng trung
bình từng viên, đồng nhất bằng cách nghiền mịn trộn đều lượng bột của 20 viên. Cân
chính xác một lượng bột thuốc tương ứng với khoảng 50 mg AMO và 50 mg CLO
hòa tan với khoảng 50 mL nước cất, đánh siêu âm 20 phút, lọc vào bình định mức
100mL, rửa cặn rắn 3 lần với nước cất, mỗi lần 10mL, thêm nước tới vạch được dung

dịch thử có nồng độ 500 µg.mL-1. Lấy chính xác 5.00 mL dung dịch này định mức 25
mL, thu dung dịch thử có nồng độ 100 µg.mL-1.

Sơ đồ 1: Sơ đồ xử lý mẫu để tiến hành phương pháp quang phổ

Dung dịch chuẩn:


Sơ đồ 2: Sơ đồ pha dung dịch chuẩn

- Các dung dịch hỗn hợp chuẩn AMO và CLO pha từ các dung dịch gốc đơn chất chuẩn.
- Mẫu tự tạo: pha từ 2 dung dịch chuẩn gốc đơn và tá dược gồm bột sắn, bột talc,
magnesi stearat theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất.

Hình 6: (a) Phổ hấp thu của dung dịch AMO 100.0 µg.mL-1(1); dung dịch CLO 100.0 µg.mL-1(2); hỗn
hợp dung dịch AMO 100.0 µg.mL-1, CLO 100.0 µg.mL-1 (3) và phổ tổng cộng (4) của (1) và (2); (b)
Phóng to phổ của hình (a)

Hình 3 cho thấy quang phổ hấp thu của AMO và CLO chồng chéo nhau rất lớn trong
vùng bước sóng 200.0÷300.0 nm. AMO có độ hấp thu cực đại tại bước sóng 271.8 nm,
trong khi CLO chỉ cho thấy một dải giảm dần độ hấp thu từ 210.0 nm ở 280.0 nm. Nên
không thể tiến hành định lượng đồng thời AMO và CLO trong hỗn hợp hai thành phần.
Muốn định lượng được ta phải tiến hành tách chiết từng chất rồi đo quang ở bước sóng
thích hợp. Nhưng nếu làm vậy đòi hỏi kỹ thuật xử lý mẫu phức tạp và tốn thời gian. Nên
ta sử dụng phương pháp phổ đạo hàm và phổ đạo hàm tỷ đối (PĐH và PĐHTĐ) để xác
định đồng thời mà không qua tách chiết.


2.4.1.2.


Phương pháp phổ đạo hàm

Lấy đạo hàm bậc nhất của phổ hấp thu đơn chất AMO và CLO (60.0 - 140.0 µg.mL -1)
trong khoảng bước sóng khảo sát.

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

Nồng độ 60.0 µg.mL-1
Nồng độ 80.0 µg.mL-1
Nồng độ 100.0 µg.mL-1
Nồng độ 120.0 µg.mL-1
Nồng độ 140.0 µg.mL-1

Hình 7: Phổ đạo hàm bậc nhất của AMO (60.0 – 140.0 µg.mL-1) và CLO (60.0 – 140.0 µg.mL-1).

Hình 4 Ta thấy tại 258.7 và 271.6 nm giá trị PĐH bậc 1 của AMO bằng 0,
trong khi đó giá trị PĐH bậc 1 của CLO không có điểm qua 0. Chỉ có 258.7 nm
được chọn để xác định CLO do giá trị PĐH của CLO tại 271.6 nm rất nhỏ nên sai
số định lượng lớn. Không xác định được AMO bằng phương pháp phổ đạo hàm
bậc 1. Ta tiếp tục lấy đạo hàm bậc 2 được hình b.

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)


Nồng độ 60.0 µg.mL-1
Nồng độ 80.0 µg.mL-1
Nồng độ 100.0 µg.mL-1
Nồng độ 120.0 µg.mL-1
Nồng độ 140.0 µg.mL-1

Hình 8: Phổ đạo hàm bậc hai của AMO (60.0 – 140.0 µg.mL-1) và CLO (60.0 – 140.0 µg.mL-1).

Ngược lại, hình (b) phổ đạo hàm bậc 2 qua hai điểm 0 tại 269.6 và 281.4 nm đối với
CLO. Tuy nhiên tại các giá trị bước sóng này AMO không đủ để xác định chính xác AMO
từ phương trình hồi quy tương ứng. Điều này có nghĩa là AMO không thể được xác định
bằng cách sử dụng kỹ thuật phổ đạo hàm bậc 2.


2.4.1.3.

Phương pháp phổ đạo hàm tỷ đối

Để tối ưu hóa kỹ thuật này, ảnh hưởng của nồng độ chuẩn chia ước tính đã được
khảo sát với các nồng độ để tuân theo Lambert-Beer 60.0 -140.0 µg.mL -1. Phổ chia chuẩn
60.0 µg.mL-1 được coi là thích hợp cho việc xác định cả hai loại thuốc.
Với AMO: Lấy phổ hấp thu của hỗn hợp chứa CLO 100 µg.mL -1 + AMO
(60.0 – 140.0 µg.mL-1) chia cho phổ hấp thu của CLO 60.0 µg.mL-1, xử lí
PĐHTĐ. Bước sóng định lượng được xác định qua sự trùng lặp phổ đạo hàm tỉ
đối của AMO 100 µg.mL-1 và hỗn hợp AMO 100 µg.mL-1 + CLO 100 µg.mL-1.
Qua khảo sát nhiều bước sóng lựa chọn bước sóng định lượng là 266.2 nm vì đây
là bước sóng có tín hiệu đạo hàm lớn nhất.
Với CLO: Lấy phổ hấp thu của hỗn hợp AMO 100.0 µg.mL-1 + ClO (60.0 –
140.0 µg.mL-1) chia cho phổ hấp thu của AMO 60.0 µg.mL-1, xử lý PĐHTĐ. Bước

sóng định lượng được xác định qua sự trùng lặp phổ đạo hàm tỉ đối của CLO 100
µg.mL-1 và hỗn hợp AMO 100 µg.mL-1 + CLO 100 µg.mL-1. Qua khảo sát nhiều
bước sóng lựa chọn bước sóng định lượng là 258.0 nm vì đây là bước sóng có tín
hiệu đạo hàm lớn nhất.

(1) Nồng độ CLO 60.0 µg.mL-1 + AMO 100.0 µg.mL-1
(2) Nồng độ CLO 80.0 µg.mL-1 + AMO 100.0 µg.mL-1
(3) Nồng độ CLO 100.0 µg.mL-1 + AMO 100.0 µg.mL-1
(4) Nồng độ CLO 120.0 µg.mL-1 + AMO 100.0 µg.mL-1
(5) Nồng độ CLO 140.0 µg.mL-1 + AMO 100.0 µg.mL-1

Hình 9: Phổ đạo hàm tỷ đối của dung dịch hỗn hợp CLO (60.0 – 140.0 µg.mL-1) và AMO (100.0 µg.mL-1)
và đơn CLO (100.0 µg.mL-1) với số chia AMO 60.0 µg.mL-1


(1) Nồng độ AMO 60.0 µg.mL-1 + CLO 100.0 µg.mL-1
(2) Nồng độ AMO 80.0 µg.mL-1 + CLO 100.0 µg.mL-1
(3) Nồng độ AMO 100.0 µg.mL-1 + CLO 100.0 µg.mL-1
(4) Nồng độ AMO 120.0 µg.mL-1 + CLO 100.0 µg.mL-1
(5) Nồng độ AMO 140.0 µg.mL-1 + CLO 100.0 µg.mL-1

Hình 10 Phổ đạo hàm tỷ đối của dung dịch hỗn hợp AMO (60.0 – 140.0 µg.mL-1) và CLO (100.0 µg.mL-1)
và đơn AMO (100.0 µg.mL-1) với số chia CLO 60.0 µg.mL-1 .

2.4.2. Phương pháp sắc ký lỏng

Dung dịch chuẩn, dung dịch mẫu: tương tự trong phương pháp quang phổ nhưng thay
dung môi nước thành dung môi pha động. Dung dịch mẫu được lọc qua màng lọc 0.45
µm.
2.4.2.1.


Điều kiện sắc kí.

Cột
Pha động
Tốc độ dòng
Detector
Thể tích tiêm
Chế độ

Apollo C18 (150 mm x 4.6 mm, 5µm)
KH2PO4 (0.01M) : methanol (45:55, v/v)
1.0 mL.phút-1
225 nm
20 μL
Isocratic

Thời gian lưu giữ tương ứng là 1.57 và 4.00 phút đối với AMO và CLO.
Các thông số sắc ký như độ phân giải (Rs = 15.68), độ không đối xứng đỉnh (AF
<1.10).


Hình 11: Sắc kí đồ tách 2 chất AMO 100.0 µg.mL-1 và CLO 100.0 µg.mL-1

2.4.2.2.

Đánh giá và áp dụng phương pháp

Tính hợp lệ và tính phù hợp của các kỹ thuật quang phổ được đánh giá
bằng độ chính xác, độ lặp và tuyến tính. Để nghiên cứu tính chính xác, các kỹ

thuật được đề xuất đã được áp dụng để đồng thời xác định AMO và CLO trong
một hỗn hợp chứa cả các chất phân tích và các tá dược đã cho kết quả gần với nhà
sản xuất. Lượng chất phân tích đã thu hồi được thể hiện bằng mức thu hồi trung
bình với giới hạn trên và dưới của độ lệch tiêu chuẩn. Tỷ lệ thu hồi trung bình thu
được là 98.93 ± 0.95 % và 101.04 ± 0.87 % đối với AMO và CLO, cho thấy độ
chính xác cao của kỹ thuật và không có sự can thiệp đáng kể của các tá dược trong
viên nang được nghiên cứu. Độ lặp (tính lặp lại) của các kỹ thuật này được đánh
giá bằng cách phân tích sáu lần lặp lại hỗn hợp mỗi ngày. Độ chính xác trung bình
của các kỹ thuật này cũng được đánh giá với hỗn hợp này được phân tích trong
sáu ngày liên tiếp. Các giá trị RSD% thấp (< 1.0%) với khoảng tuyến tính 60.0 140.0 µg.mL-1 của các biến đổi trong ngày và ngày liên tiếp cho thấy độ chính xác
cao của kỹ thuật đề xuất.
Bằng phương pháp tương tự, kỹ thuật HPLC cũng cho thấy độ chính xác
cao (99.86 ± 0.69 % và 100.15 ± 0.71 % thu hồi đối với AMO và CLO) và độ
chính xác (% RSD < 0.5%) với khoảng tuyến tính 60.0 - 140.0 µg.mL -1 các đường
chuẩn cho việc xác định quang phổ đạo hàm và HPLC được tóm tắt trong bảng 2 .
Bảng 2: Hiệu chuẩn của AMO và CLO bằng cách sử dụng phương pháp quang phổ HPLC và UV


Phương trình đường thẳng

R2

60.0-140.0
60.0-140.0

Y=31.244CAMO-32.250
Y=44.223CCLO-83.900

0.9995
0.9996


258.7

60.0-140.0

Y=-0.1500CCLO-0.0156

0.9997

266.2
258.0

60.0-140.0
60.0-140.0

Y=0.1055CAMO+0.2635
Y=-0.0954CCLO+0.1959

0.9995
0.9998

Phương

Chất phân

Bước sóng

Khoảng tuyến

pháp


tích

(nm)

tính (µg.mL-1)

HPLC

AMO
CLO

225.0
225.0

PĐH bậc 1

AMO
CLO

PĐHTĐ

AMO
CLO

bậc 1

Các kỹ thuật được đề xuất đã được áp dụng thành công để xác định đồng
thời AMO và CLO trong viên nang. Các kết quả quang phổ được so sánh thống kê
với những kết quả thu được bằng kỹ thuật HPLC. Ở mức độ tin cậy 95%, không

có sự sai khác đáng kể giữa độ chính xác (được đánh giá bởi giá trị t student) và độ
lặp (được đánh giá bởi tỷ lệ sai số F) giữa các kỹ thuật quang phổ và HPLC
Bảng 3: Kết quả khảo nghiệm để xác định AMO và CLO trong viên nang FACLACIN 2 và so sánh với HPLC
Chất phân
tích

Giá trị trên bao

HPLC

(mg/viên)

AMO

250

Phục hồi ± SD% (n = 6) và so sánh với HPLC
(p = 0.05, t = 2.228, F = 5.050)
PĐH bậc 1
PĐHTĐ bậc 1

99.48 ± 0.53

-

98.81 ± 0.86
t = 1.663
F = 2.735

CLO


3.

250

103.03 ± 0.52

102.50 ± 0.92

103.25 ± 0.92

t =1.668

t = 0.507

F=1.157

F = 3.013

CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT
Có thể định lượng đồng thời AMO và CLO trong hỗn hợp bằng các phương pháp

PĐH, PĐHTĐ với độ lặp và độ đúng cao một cách trực tiếp không qua quá trình tách
chiết. Sự khác biệt về độ chính xác và kết quả định lượng thu được từ các phương pháp
đã nêu so với phương pháp HPLC không sai khác với mức tin cậy 95%. Các phương
pháp quang phổ đã nêu có yêu cầu kỹ thuật đơn giản chỉ sử dụng nước làm dung môi nên
khi ứng dụng vào công tác kiểm nghiệm thuốc sẽ tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí.
Không có sự sai khác đáng kể giữa hàm lượng thực tế của các mẫu thuốc kiểm nghiệm so
với hàm lượng ghi trên nhãn (98-104%).



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Hà, T. B. N. H.; Dũng, T. N. V., Kháng sinh. 23-46.
2.
Talsky, G., Derivative Spectrophotometry. 1994.
3.
Owen, A. J., Use of Derivative Spectroscopy. Aplication Note UV - Visible
Spectroscopy 1995, 8.
4.
PerKampus, H. H., UV-Vis spectroscopy and Its applications. Springer Verlag
1992, 88-95.
5.
Trâm, H. B., Xác định đồng thời cafein, Ibuprofen và paracetamol trong mẫu
thuốc bằng phương pháp phổ đạo hàm kết hợp phổ đạo hàm tỷ đối. Luận văn thạc sĩ
2012.
6.
Ojeda, C. B.; Rojas, F. S., Recent applications in derivative ultraviolet/visible
absorption spectrophotometry: 2009–2011. University of Málaga, Campus Teatinos,
29071 Málaga, Spain 2013, 1-16.
7.
J.S.Millership; C.Parker; D.Donnelly, Ratio spectra derivative spectrophotometry
for the determination of furosemide and spironolactone in capsile formulation. I1
Farmaco 60 2005.
8.
Dinc, E., The spectrophotometri multicomponent of a ternary mixture of acid
ascorbic, acetylsalicylic acid and paracetamol by the double divisor-ratio spectra
derivative and ratio spectra-zero crossing methods. Talanta 48 1999, 1145-1157.
9.
Afkhami, A.; Bahram, M., Successive ratio-derivative spectra as a new

spectrophotometric method for the ana. Spectrochimica Acta Part A 61 2005, 869-877.
10.
Gấm, L. T., Nghiên cứu định lượng đông thời amoxicilin và cloxacilin trong viên
nang lamlox bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ
2015, 1-63.
11.
Dược điển Việt Nam IV 2009. Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam, 2009;
pp 50-52; 194-196.
12.
T, G. D.; D1, H. V., Comparative Study of RP-HPLC and UV Spectrophotometric
Techniques for the Simultaneous Determination of Amoxicillin and Cloxacillin in
Capsules. Hanoi University of Pharmacy 2011, 2, 190-196.
13.
Dikran, S. B.; Hussan, M. J. M., First- and Second-Order Derivative
Spectrophotometry for Individual and Simultaneous Determination of amoxicillin and
cephalexin. University of AL-Mustansiriya 2009, 34, 260-269.
14.
A.V, P. G.; Dr..R.Ramesh, Stres degradation studies on amoxcicilin and cloxacilin
in dosage form by HPLC. International journal of Pharmaceutics & Drug analysis 2016,
1-5.
15.
Phước, H. T.; Hải, T. L. S., Xác định đồng thời Paracetamol, caffeine, Ibuprofen
trong mẫu dược phẩm bằng phương pháp phổ đạo hàm tỷ đối. ĐH Khoa học Tự nhiên TP
HCM 2015.


×