Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vài nét về tiểu sử về Thomas Edison

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.47 KB, 8 trang )

Mục Lục
I. Vài nét về tiểu sử về Thomas Edison..................................................................
1. Tiểu sử.............................................................................................................
2. Lĩnh vực nghiên cứu của Edison....................................................................
II. Con đường để trở thành nhà khoa học .......................................................
1. Thời thơ ấu.....................................................................................................
2. Giai đoạn tiếp cận với lĩnh vực nghiên cứu....................................................
3. Thời kì thành công.........................................................................................
III. Thành tựu của Edison trong lĩnh vực nghiên cứu .........................................
1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu................................................................
2. Đóng góp cho xã hội...........................................................................................
3. Ý nghĩa của sự nghiên cứu.................................................................................
IV. Tổng kết.........................................................................................................
V.Tài liệu tham khảo...........................................................................................
VI. Danh sách nhóm..........................................................................................


I. Vài nét về tiểu sử về Thomas Edison:
1. Tiểu sử Thomas Edison:

Thomas Alva Edison sinh ngày 11 tháng 2 năm 1847 tại Milan, Ohio, Hoa Kỳ
con của Samuel Ogden Edison và Nancy Matthews Elliott. Thomas là đứa con thứ
bảy trong gia đình. Ông được biết đến là một thương gia, một nhà khoa học và đặc
biệt là một nhà phát minh vĩ đại.
Thuở nhỏ, Edison đi học muộn vì ông vốn ốm yếu. Đầu óc ông luôn lơ mơ và
giáo viên của ông là Reverend Engle gọi ông là "rối trí". Tuy nhiên ông lại nổi
tiếng là một cậu bé hiếu kì,Trong khi bạn bè đồng lứa còn ham chơi thì Edison đã
không những luôn băn khoăn tìm hiểu mọi vật quanh mình mà còn muốn hiểu thấu
đáo các vật đó. Vì những trò nghịch ngợm của mình mà Edison đã bị đuổi học
ngay khi đi học được ba tháng. Mẹ ông từng là một giáo viên ở Canada và bà rất
vui mừng đảm nhận việc dạy con. Bà khuyến khích và dạy ông đọc và làm thực


nghiệm. Sau này ông nhớ lại, "Mẹ tôi đã tạo ra tôi. Bà rất tin tưởng và chắc chắn
về tôi; và tôi cảm thấy rằng tôi có một điều gì đó để sống, một ai đó để tôi không
thể làm cho thất vọng."
Cuộc sống của Edison ở Port Huron vừa cay đắng vừa ngọt ngào. Ông bán kẹo
và bán báo trên các chuyến tàu hỏa từ Port Huron đến Detroit và trong khoảng thời
gian này, ông đã trở thành một điện tín viên sau khi ông cứu Jimmie Mackenzie
khỏi lao vào tàu hoả. Cha của Jimmie là nhân viên nhà ga Mackenzie ở Mount
Clemens, Michigan, rất vui mừng bảo trợ cho Edison và dạy ông trở thành điện tín
viên.


Chứng nặng tai giúp Edison tránh khỏi mọi tiếng ồn ào và cũng không phải nghe
nhân viên điện báo bên cạnh. Một trong những cố vấn của ông những năm đầu tiên
này là một điện tín viên già và là một nhà phát minh tên là Franklin Leonard Pope,
ông đã cho phép chàng trai trẻ sống và làm việc trong tầng hầm ở nhà ông tại
nhà Elizabeth, New Jersey.
Một số trong những phát minh đầu tiên của ông liên quan tới điện tín gồm
cả máy đếm phiếu. Edison đã xin cấp bằng phát minh đầu tiên, máy đếm phiếu
điện tử, ngày 28 tháng 10 năm 1868.
2. Lĩnh vực nghiên cứu của Edison:
Edison chủ yếu nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý. Những phát minh to lớn đã đem
đến bước tiến quan trọng cho nhân loại của ông là: bóng đèn điện, máy hát, máy
ghi âm, tàu điện, máy quay phim, hệ thống điện báo...
II. Con đường để trở thành nhà khoa học:
1. Thời thơ ấu:
Không giống những đứa trẻ cùng trang lứa được đến trường học tập, Edison
không học ở trường, ông tự học ở sách theo cách riêng của mình. Dần dần, với sự
suy nghĩ, tìm tòi, thực hiện không chú trọng lý thuyết suông, từng bước Edison đã
chinh phục những gì mà người ở thời đó cho là không tưởng. Đó chính là bước
ngoặc trong cuộc đời làm nghiên cứu của Edison.

2. Giai đoạn tiếp cận với lĩnh vực nghiên cứu:
Tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức từ người mẹ của mình là bà Nacy Matthews
Elliott, ông may mắn khi có mẹ và học tập từ sự giáo dục của mẹ. Cùng với nền
giáo dục do mẹ ban cho, Edison tự học bằng cách tìm học tại các thư viện công
cộng. Dấu mốc đưa ông đến gần hơn với lĩnh vực vật lý chính là khoảng thời gian
ông bán kẹo và bán báo trên các chuyến tàu hỏa từ Port Huron đến Detroit đã may
duyên được cứu Jimmie và được Cha của Jimmie bảo trợ cho Edison và dạy ông
trở thành điện tín viên.
3. Thời kì thành công:
Phát minh đầu tiên của ông là một chiếc máy điện báo kép có khả năng cùng một
lúc phát đi hai tin. Ít lâu sau, ông cải tiến thành máy tải ba, tải tư rồi đa tải. Tải tư
được bán cho Western Union với giá 10.000 USD.
Phát minh thứ hai của ông là cải tiến chiếc máy điện báo đa tải thành Hệ thống
điện báo nhận các tin tức hối đoái ngân hàng.
Phát minh mang lại nổi tiếng cho Edison chính là máy quay đĩa năm 1877.


Trong thập kỷ 1880, Thomas Edison tiếp tục làm việc để tạo ra chiếc "Máy hát
hoàn thiện" của riêng ông.
Sự cách tân lớn nhất của Edison chính là phòng thí nghiệm ở Melano Pack, nó
được xây dựng ở New Jensey. Đây là viện nghiên cứu đầu tiên được thành lập, với
mục đích chuyên biệt nhằm tạo ra các cách cải tiến và cách tân liên tục trong công
nghệ.
Ông góp công trong việc thực nghiệm điện thoại, máy quay đĩa, tàu điện, máy
phân tích quặng, đèn điện và một số cải tiến phát minh khác.
Năm 1878, Edison xin cấp phép cho thuật ngữ sợi dây tóc cho yếu tố dây phát sáng
mang dòng điện, Edison đã lấy các đặc tính từ các thiết bị đó và trao nhiệm vụ cho
các công nhân của mình tạo ra những bóng đèn có tuổi thọ cao hơn.
Năm 1879, Edison thành lập ra Thom Son Hous Ton. Đến năm 1890, ông thành
lập công ty Edison Genneral Eletric. Năm 1880 Edison đăng kí bằng sáng chế về

phân phối điện.
Tháng 12 năm 1880, Edison thành lập công ty chiếu sáng mang tên ông đặt tại
New York.
Năm 1882, đã thành công khi đưa trạm phát điện đầu tiên đi vào hoạt động .
Năm 1887, ông có 121 trạm phát điện Edison ở Hoa Kỳ cung cấp dòng điện một
chiều.
Một trong những thí nghiệm đáng chú ý là năm 1903, những công nhân của
Edison cho giật điện con voi tên Topsy tại Luna Park . Và công ty của ông đã tiến
hành quay phim ghi chứng lại cuộc thí nghiệm này.
Những phát minh của ông như là đua nhau ra đời khẳng định tài năng của ông.
Edison không ngừng lao động và làm việc để nghiên cứu với một mục đích là cống
hiến. Thành công của ông có được chính là trong khả năng của mình để tối đa hóa
lợi nhuận thông qua việc thành lập hệ thống sản xuất hàng loạt và các quyền sở
hữu trí tuệ.
III. Thành tựu của Edison trong lĩnh vực nghiên cứu
1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Edison là một nhà phát minh tài ba, với 1093 bằng sáng chế tại Mỹ, cũng như
nhiều bằng sáng chế tại Anh, Pháp, Đức. Các sáng chế của ông về bóng đèn điện
và các ứng dụng điện khác, các thiết bị thu âm và thu hình có ảnh hưởng lớn tới
cuộc sống, và là khởi điểm của những ngành công nghiệp mới trên khắp thế giới.
Không nhà khoa học nào trong lịch sử đạt được thành tựu được cấp bằng sáng
chế với số lượng lên tới hơn 1000 sản phẩm như Edison.
Những phát minh nổi bật của ông có giá trị như:


+ Bóng đèn: đây được xem là phát minh vĩ đại nhất của Thomas Edison.
+ Máy quay đĩa
+ Máy chiếu phim
+ Máy ghi âm
+ Tattoo ghi âm (dựa trên bút điện, được sử dụng để tạo ra các bản copy rô-nê-ô )

+ Con búp bê biết nói – bước ngoặc lớn của ngành công nghiệp giải trí
Một trong những thành tựu nổi bật là ông đã cách tân được phòng thí nghiệm ở
Menlo Park.

2. Đóng góp cho xã hội:
Với hàng ngàn sáng kiến và chế tạo, Thomas Edison đã góp phần cải tiến xã hội
phát triển, Tạp chí Life (Mỹ), trong một số đặc biệt, đã đưa Edison vào danh sách
"100 người quan trọng nhất trong 1000 năm qua", ghi chú rằng bóng đèn của ông
đã "chiếu sáng thế giới". Ông được xếp hạng ba mươi năm trên danh sách những
khuôn mặt có ảnh hưởng nhất trong thế kỉ của Michael H. Hart
3. Ý nghĩa của sự nghiên cứu:
Các sản phẩm nghiên cứu của Edison có ý nghĩa về mặt thực tiễn rất thiết thực và
đáp ứng nhu cầu đời sống. Đồng nghĩa là nó được ứng dụng trong đời sống và sản
xuất, đặc biệt là nghiên cứu tạo ra bóng đèn điện phục vụ cho chính con người.
Điều này đem đến mặt lợi ích cho con người, góp phần nâng cao cuộc sống và đẩy
mạnh sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật cũng như sự hiện đại hoá trong tiến trình
phát triển của nhân loại.
IV. Tổng kết:


Thomas Edison đã làm nên một kì tích, một kì tích thật sự. Từ một cậu bé được
coi là “rối trí” đã biến hoá ngoạn mục trở thành một nhà khoa học có tiếng với
những nghiên cứu mang tính tiến bộ và phi thường. Từ những phát minh đó của
ông, tạo nên sự đổi thay lớn trong cuộc sống con người, góp phần nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần và đưa nền khoa học nghiên cứu trên thế giới phát triển.
Với hàng loạt các phát minh có tầm ảnh hưởng lớn, Edison đã được đặt biệt
danh là “ thầy phù thuỷ ở Menlo Park ”. Cho đến nay, cả nước Mỹ nói riêng và thế
giới nói chung vẫn luôn kính trọng và tưởng nhớ tới Thomas Alva Edison – một vĩ
nhân, một biểu tượng sáng chế của nhân loại, một vị lãnh tụ mở ra thời đại điện
khí. Ông đã ghi danh vào lịch sử khoa học thế giới với tư cách là một nhà khoa học

thực thụ.
“Tôi chưa bao giờ vô tình làm điều gì, cũng như không phát minh nào của tôi
đến từ sự vô tình, chúng đến từ lao động”- Edison đã nói, câu nói của ông là một
chân lý. Edison không bao giờ chịu nghỉ, lúc nào cũng bận rộn với các thí nghiệm,
với các ý nghĩ nối tiếp nhau không dứt. Ngay cả khi lâm bệnh, vào những năm cuối
của cuộc đời, ông vẫn cố gắng làm việc nhiều hơn, có khi suốt đêm trong phòng thí
nghiệm. Đó là lý do giải thích vì sao ông có rất nhiều phát minh và những phát
minh của ông liên tiếp nối đuôi nhau ra đời, đem đến kết quả nghiên cứu hữu ích
cho nhân loại. Chính vì thế, mặc dù đã qua đời nhưng tên tuổi ông vẫn chói sáng
mãi mãi như một vì sao trên bầu trời nhân loại bởi những công trình nghiên cứu
thành phẩm của ông vẫn trường tồn với thời gian.

V.Tài liệu tham khảo:
1. />

2. />3. />



×