Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Công tác tuyển dụng nhân lực tại Ủy ban nhân dân xã Xao Chương huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.46 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu kết thúc môn Phương pháp nghiên cứu
khoa học.Tôi xin gửi lời cảm ơn dến cô TS. Lê Thị Hiền – Giảng viên học phần
Phương pháp nghiên cứu khoa học đã tận tình chỉ dạy giúp tôi hoàn thành tốt đề
tài.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ,viên chức tại Uỷ ban nhân dân xã
Cao Chương đã tạo điều kiện cho Tôi Được tìm hiểu,thu thập thông tin,tài liệu
một cách thuận lợi nhất.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu Tôi còn gặp khá nhiều khó
khăn,mặt khác do trình độ nghiên cứu của mình còn hạn chế nên dù cố gắng
xong đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót. Vì thế tôi mong
nhận được sự góp ý nhiệt tình từ Qúy thày cô để đề tài nghiên cứu của tôi hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 27 tháng 12 năm 2016
SINH VIÊN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện đè tài “Công tác tuyển dụng nhân lực tại Ủy ban nhân dân
xã Xao Chương huyện Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng”. Tôi xin cam đoan dây là công
trình nghiên cứu của của tôi. Các nội dung nghiên cứu kết quả trong bài này là
trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu
có trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích nhận xét, đánh giá được chính tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo và
nguồn cung cấp.
Nếu phát hiện sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội sung bài nghiên cứu của mình.
Hà Nội,Ngày 27 tháng 12 năm 2016
SINH VIÊN



DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


UBND – Ủy ban nhân dân



QPPL – Quy phạm pháp luật


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................2
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..................................................................3
NỘI DUNG:.........................................................................................................5
CHƯƠNG 1..........................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC THỰ HIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
NHÂN LỰC:........................................................................................................5
1. Cơ sở lý luận...............................................................................................5
1.1 Một số khái niệm......................................................................................5
1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực................................................................5
1.1.2 Khái niệm tuyển dụng nguồn nhân lực..................................................5
1.2 Nguyên tắc của công tác tuyển dụng nhân lực.........................................6
1.2.1 Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn, vị trí công tác và chỉ tiêu biên chế
nước ta............................................................................................................6
1.2.2 Nguyên tắc tuân thủ Pháp luật...............................................................6
1.2.3 Nguyên tắc công khai............................................................................6
1.2.4 Nguyên tắc ưu tiên.................................................................................7

1.3 Tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân lực..................................7
1.4 Tổng quan chung về Uỷ ban nhân dân xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh,
tỉnh Cao Bằng.................................................................................................8
1.4.1Vị trí địa lý – Hành chính.......................................................................8
1.4.2Điểu kiện tự nhiên, khí hậu....................................................................9
1.4.3Tổ chức Đảng và Chính quyền.............................................................10
1.4.4Nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã Cao Chương................11
1.4.5 Cơ cấu tổ chức, chức năng của Uỷ ban nhân dân xã Cao Chương......11
1.4.5.1 Cơ cấu và chức năng của Uỷ ban nhân dân xã Cao Chương............11
TIỂU KẾT....................................................................................................14


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
TẠI UBND XÃ CAO CHƯƠNG......................................................................15
2.1 Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại UBND xã Cao Chương,
huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng....................................................................15
2.1.1. Đặc điểm cán bộ công chức tại UBND xã Cao Chương:...................15
2.1.2 Công tác tuyển dụng nhân lực tại UBND xã Cao Chương, huyện Trà
Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (Tính từ năm 2012 trở lại đây)....................................17
2.2Quy trình tuyển dụng nhân lực tại UGND xã Cao Chương, huyện Trà
Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.....................................................................................19
2.3 Đánh giá về công tác tuyển dụng ở UBND xã Cao Chương..................21
2.4 Những bất cập tồn tại và nguyên nhân...................................................22
TIỂU KẾT....................................................................................................24
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI UBND XÃ CAO CHƯƠNG,
HUYỆN TRÀ LĨNH, TỈNH CAO BẰNG.......................................................25
3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại UBND
xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.........................................25
3.1.1 Đa dạng hóa nguồn tuyển dụng...........................................................25

3.1.2 Nâng cao quá trình thông báo tuyển dụng:..........................................26
3.1.3 Các giải pháp khác...............................................................................26
3.2 khuyến nghị:...........................................................................................27
3.2.1 Khuyến nghi với cơ quan chức năng nhà nước:..................................27
3.2.2 Khuyến nghị với cơ quan cấp trên:......................................................27
TIỂU KẾT....................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................29
PHỤ LỤC...........................................................................................................30
.............................................................................................................................30


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công trong tổ chức, nguồn nhân lực là
một trong số đó: Nguồn lực tài chính, Nguồn lực nhân sự, … Nguồn lực nào
cũng quan trọng và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sự thành công của tổ chức. Vì thế
nguồn lực là vốn quý nhất của bất cứ một xã hội hay một tổ chức nào. Chỉ khi
nguồn nhân lực được tuyển dụng đầy đủ thì tổ chức ấy mới có thể hoạt động có
hiệu quả. Hoạt động của mỗi rổ chức đều chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố,
nhưng nguồn nhân lực vẫn giữ vai trò quyết định trong hoạt động của bất kỳ tổ
chức nào.
Chúng ta có thể thấy đội ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đội
ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là người gần dân nhất, trực tiếp phổ biến
tuyên truyền cho quần chúng nhân dân mọi chủ trương đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận dụng các chủ trương, chính sách phù
hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng địa phương để nhân dân
dân thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách cả Đảng, pháp luật của Nhà
nước nhằm đưa địa phương thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp
hóa,hiện đại hóa đất nước.
Nguồn nhân lực ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong

hoạt động quản lí nhà nước nói chung và từng cơ quan nói riêng. Bởi đó là yếu
tố cần thiết nhất trong mọi hoạt động của tổ chức.
Là một công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam nói
chng và là người con thuộc xã Cao Chương nói riêng. Thông qua sự nhìn nhận,
sự hiểu biết của bản than đối với địa phương mình đang sinh sống, tôi muốn địa
phương mình có sự hoàn thiện hơn trong công tác tuyển dụng nhân lực.
Với những lí do trên tôi tôi chọn đề tài :” Công tác tuyển dụng nhân lực
tại Ủy ban nhân dân xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tuyển dụn nhân lực.
- Phạm vi nghiên cứu: Tập chung nghiên cứu vào các vấn đề nhân sự và
1


đặc biệt là công tác tuyển dụng nhân lực tại Ủy ban nhân dân xã Cao Chương
trong giai đoạn 2015-2016.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Đề tài giúp hoàn thiện công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ tại
UBND xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những lí luận cơ bản và thực
trạng Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã tại địa phương, phát kiện ra
các ưu điểm và một số mặt hạn chế. Từ đó đề xuất một số biện pháp giúp hoàn
thiện Công tác tuyển dụng nhân sự tại địa phương.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứ đề tà tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phân tích, tổng
hợp, thu thập và xử lý thông tin,
- Phương pháp tổng hợp lý luận có liên quan trực tiếp đến công tác tuyển
dụng.
- Phương pháp thu thập tài liệu : Tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp Ủy ban
nhân dân xã Cao Chương.

+ Tài liệu sơ cấp: Tài liệu thu thập được trong quá trình tìm hiểu nghiên
cứu, bao gồm tài liệu cùng các quy định của nhà nước.
+ Tài liêu thứ cấp: Tài liệu của UBND xã Cao Chương đã công bố trên
các báo công tác tuyển dụng nhân lực qua các năm.
- Phương pháp phân tích, đánh giá và so sánh: Tài liệu đã thu thập được
với phần lí luận và quy định của nhà nước, của cơ quan, tổ chức.Xác định được
điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân hạn chế đó. Từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng tại UBND xã Cao Chương.
5.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Công tác tuyển dụng nhân sự tại phòng Nội
Vụ – UBND thị xã Cao Bằng” của sinh viên Dương Quang Hòa sinh viên lớp
Quản trị nhân lặc K1, khóa học 2007-2010.Tác giả đã đi sâu tìm hiểu theo 3
chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự;
2


Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự ở phòng Nội vụ:
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả tuyển dụng tại
phòng Nội Vụ.
- Báo cáo kiến tập “Thực trạng Công tác tuyện dụng cán bộ, công chức
cấp xã ở huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng”.Của sinh viên Lục Hoàng Thu
Hường,sinh viên lớp Đại học Quản trị nhân lực 1205 QTNG khóa học 20122016. Cũng đẫ giải quyết 3 vấn đề quan trọng về Cơ sở lý luận; thực trạng và
một số giải pháp cho công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Hà
Quảng.
Trên đây là những đề tài nghiên cứu có liên quan đến công tác tuyển dụng
nhân lực,tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về Công tác tuyển dụng
nhân lực tại UBND xã Cao Chương.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên và dựa
vào tình hình thực tiễn trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ làm rõ về Công tác

tuyển dụng nhân lực tại UBND xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
6. Gỉa thuyết nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động của Công tác tuyển dụng nhân lực tại UBND xã Cao
Chương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng sẽ được nâng cao nếu:
UBND xã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại phục vụ
văn phòng, Gửi cán bộ đi tập huấn để nâng cao kiến thức về nghiệp vụ.
Đầu tư thích đáng vào nguồn nhân lặc của cơ quan dể ngày càng nâng cao
chất lượng dội ngũ cán bộ nhân viên, mở rộng quan hệ hợp tác, Đỏi mới phương
thức lề lối, cũng như tác phong làm việc để đáp ứng và thao kịp sự phát triển của
xã hội.
7. Đóng góp của đề tài
Kết quả đạt được của đề tài có thể trở thành tư liệu nghiên cứu và tham
khảo trong công tác Tuyển dụng nhân lực tại xã Cao Chương nói riêng và các cơ
quan hành chính khác nói chung.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu ra, đề tài còn có cấu trúc 3 chương và kết luận.
3


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỆN DỤNG NHÂN
LỰC TẠI UBND XÃ CAO CHƯƠNG HUYỆN TRÀ LĨNH TĨNH TỈNH CAO
BẰNG
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
TẠI UBND XÃ CAO CHƯƠNG HUYỆN TRÀ LĨNH TỈNH CAO BẰNG
Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI UBND XÃ CAO CHƯƠNG HUYỆN
TRÀ LĨNH TỈNH CAO BẰNG.

4



NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC THỰ HIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
NHÂN LỰC:
1. Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực
Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, được thể hiện thông
qua hai tiêu chí thể lực và trí lực:
-Thể lực chính là tình trạng sức khỏe của con người như chiều cao cân
nặng, sức bền, độ dẻo dai của cơ thể...Thể lực của con người được phụ thuộc rất
nhiều vào yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức sông, chế độ y tế, chế độ luyện tập
thể dục thể thao, điều khiện môi trường sống.
-Trí lực là nói dến sự hiểu biết, khả năng học hỏi, suy nghĩ, tư duy vận
dụng các kiến thức, kỹ năng tài năng, quan điểm, lòng tin, mhaan cách con
người.
Nguồn nhân lực trong tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm
việc cho tổ chức và chịu sự quản lý của tổ chức đó.
1.1.2 Khái niệm tuyển dụng nguồn nhân lực.
Có nhiều khái niệm khác nhau về tuyển dụng:
-Tuyển dụng là quá trình tuyển chọn, tuyển mộ các ứng viên nhằm bù đắp
sự thiếu hụt nhân sự của tổ chức để hoàn thành mục tiêu chung.
-Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ nhiều người
khác nhau.
-Theo bách khoa toàn thư mở: Tuyển dụng là quy trình tuyển dụng sàng
lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một
tổ chức, công ty, hoặc một chương trình tự nguyện hay nhóm cộng đồng.
-Theo giáo trình tổ chức nhân sự hành chính nhà nước( Học viện Hành
chính Quốc gia) “Tuyển dụng là đưa thêm người vào làm việc chính thức cho tổ

chức, tức là từ khâu đầu tiên cho đến giai đoạn hình thành nguồn nhân lực cho tổ
5


chức”
Từ những định nghĩa trên ta có thể thấy Tuyển dụng là những hoạt động
không thẻ thiếu của bất kỳ cơ quan tổ chức nào. Đó là quá trình tìm kiếm và lựa
chọn đúng người để thỏa mãn các nhu cầu lao động và bổ sung cho lực lượng
lao động hiện có. Mục đích có kiến thức, lĩ năng, năng lực và động cơ phù hợp
với các đòi hỏi của công việc và mục tiêu dài hạn của tổ ch
1.2 Nguyên tắc của công tác tuyển dụng nhân lực
1.2.1 Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn, vị trí công tác và chỉ tiêu
biên chế nước ta.
Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tuyển chọn sử dụng công chức
một cách có hiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước.Xuất phát từ
nhu cầu của công việc mà nhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện,
trí thức đảm đương công việc. Trong điều 3 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy
định: “Khi tuyển dụng cán bộ, công chức,...cơ quan tổ chức tuyển dụng phải căn
cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công việc của các chức danh cán bộ, công chức
trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chê được giao.
1.2.2 Nguyên tắc tuân thủ Pháp luật.
Quan điểm xuyên suốt có tính nguyên tắc là công tác tuyển dụng cán bộ,
công chức phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam,
đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị phải tuân theo các quy tắc, quy chế của hệ
thống Pháp luật Việt Nam. Đây là công tác quan trọng trong tuyển dụng với bất
kỳ cơ quan tổ chức nào cũng phải tuân thủ các quy định của Pháp luật đề ra.
1.2.3 Nguyên tắc công khai
Tất cả các nọi dung quy định của Pháp luật có liên quan đén nghĩa vụ,
quyền lợi và các hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phải công khia và

được kiểm tra giám sa của nhân dân, trừ những việc liên quan đến bí mật Quốc
gia. Vì vậy trong quá trình tuyển dụng cần phải đảm bảo tính công khai, minh
bạch. Khắc phục tư tưởng “ Sống lâu để lên lão làng”, ô dù, bè phái,...

6


1.2.4 Nguyên tắc ưu tiên
Biểu hiện của việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức giữ các
chức vụ, vị trí trọng trách trong từng công việc phải thông qua tài năng thực sự,
thành tích hoạt động thực tế và phải lập được công trạng. Nó đảm bảo được tính
công bằng, khách quan khuyến khích được mọi công chức tận tâm với công
việc, hạn chế tính quan liêu, tùy tiện tình cảm cá nhân,...
1.3 Tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân lực.
Tuyển dụng nhân lực được xem là hoạt động trọng tâm cho sự thắng lợi
của tổ chức vì góp phần đảm bảo nguyên tắc: đúng người đúng việc, đúng thời
điểm cần. Tuyển được nhân sự tốt là bước khởi đầu và là nền tảng cho sự thành
công của doanh nghiệp trong tương lai
– Những sai lầm trong tuyển dụng có thì ảnh hưởng đến chất lượng công
việc và sản phẩm. Một khi đã mắc sai lầm trong tuyển dụng buộc doanh nghiệp
phải cho nhân viên mới thôi việc, điều đó dẫn đến hậu quả là:
+ Gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp: ví dụ như chi phí sa thải, chi phí
đào tạo lại, chi phí sản phẩm hỏng, chi phí do phàn nàn của khách hàng.
+ Tạo tâm lý bất an cho nhân viên.
+ Có thể làm cho doanh nghiệp mình vướng vào các quan hệ pháp lý phức
tạp.
+ Gây ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp do chất lượng sản phẩm
không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Do đó việc tuyển người phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhũng
rủi ro không đáng có.

– Đồng thời, tuyển chọn tốt là điều kiện thực hiện có hiệu quả các hoạt
động quản trị nhân lực khác như đào tạo, phân tích công việc…và cũng là một
điều kiện để phát triển văn hoá của tổ chức ngày càng lành mạnh.
– Nhận thức được tầm quan trọng của tuyển dụng nhân lực, do đó thách
thức đối với mỗi doanh nghiệp là làm sao tuyển được đúng người: “phù hợp với
doanh nghiệp”.
* Những yêu cầu của tuyển dụng.
7


– Phải xuất phát từ kế hoạch hoá nguồn nhân lực: Kế hoạch hoá nguồn
nhân lực chỉ ra rằng tổ chức thiếu người thì hoạt động mới được diễn ra, phải
gắn với mục tiêu của tổ chức và phục vụ cho mục tiêu của tổ chức.
Khi tuyển dụng phải tuyển người gắn với yêu cầu công việc đặt ra dựa
vào bản mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc, và trong số những
người đáp ứng được yêu cầu công việc cần lựa chọn người có kỷ luật, trung thực
gắn bó với tổ chức và muốn đóng góp cho tổ chức.
1.4 Tổng quan chung về Uỷ ban nhân dân xã Cao Chương, huyện Trà
Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
Địa chỉ: Xóm Pác Quắc, xã Cao Chương, Huyệ Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Số điện thoại liên hệ:02194.725484
Địa chỉ thư điện tử (Email):
Xã Cao Chương có diện tích 28,8 km 2, dân số năm 1999 là 3000 người,
mật độ dân số đạt 108 người/km2
1.4.1 Vị trí địa lý – Hành chính
Xã Cao Chương nằm ở phía Nam của huyện Trà Lĩnh. Phía Bắc giáp xã
Quang Hán và thị trấn Hùng Quốc, phía Đông Bác giáp xã Xuân Nội, phía đông
nam giáp xã Phi Hải (huyện Quảng Uyên), phía nam giáp xã Quốc Toản, phía
Tây giáp xã Lưu Ngọc.
Từ năm 1957, Trụ sở UBND xã chuyển về Pác Quắc ( vị trí hiện nay), bản

xa nhất tới UBND xã đi bộ mất một giờ đồng hồ, UBND xã cách UBND huyện
khoảng 2,5 km theo đường quốc lộ số 3 (nay là đường 205), đường rải đá.
Trước năm 1945, đây là xã Trà Lĩnh thuộc tống Trà Lĩnh, châu Thượng
Long, tỉnh Cao Bằng.
Sau năm 1945, xã được đổi thành Cao Chương thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh
Cao Bàng. Xã được mang tên đồng chí Cao Chương, bộ đội giải phóng quân
( quê ở xã Cao Thăng, huyện Trùng Khánh), đã chiến đấu anh dũng và hy sinh
tại Kéo Nạc ( thuộc địa phận của xã).
Năm 1757, Nhà nước ta điều chỉnh lại địa giới. Lúc này xã Cao Chương
gồm có những thôn, bản sau: Pò Luông, Nà Rỷ, Đỏng Khẳm, Nà Ý, Đỏng Có,
8


Khuổi Luông, Đỏng Vựt, Nà Rài, Bản Líp, Pò Cọt, Vạc Cả, Vạc Niếng, Đỏng
Giai, Bản Pát, Thăng Sặp, Lũng Ong và các xóm Nà Ma, Thăng Loỏng, Lũng
Mán, Phia Đeeng, Lũng Hang, Lũng Mười. Tổng Sóng ( thuộc xã Lưu Ngọc cắt
sang). Đồng thời một số xóm thuộc xã Cao Chương cũng được cắt sang xã Hùng
Quốc, Đó là Các xóm Bản Khun, Cốc Cáng, Lũng Tung, Nà Kao, Cốc Khoác.
Hiện nay (2004) Cao Chương gồm 17 xóm: Phia Đeng, Lũng Hang, Khuổi
Luông, Tổng Sóng, Nà Ý, Đỏng Có, Đỏng Khẳm, Đỏng Vựt, Pò Luông, Nà Rỷ,
Nà Rài, Bản Líp, Pò Cọt, Đỏng Giai, Bản Pát I, Bản Pát II, Tăng Sặp.
1.4.2 Điểu kiện tự nhiên, khí hậu.
a. Địa hình
Đồi Khau Siểm (Tạm dịch là đổi Khau Nhọn) nằm ở phía Đông của xã,
cách trụ sở UBND xã khoảng 3km, nét nổi bật của đổi là cao, nhọn, lên đỉnh đồi
là có thể quan sát được toàn xã.
Đồi Khưa Khưa Gỉang, cao 933m, nằm ở phía đông bắc xã Cao Chương


(nay thuộc địa phận xã Hùng Quốc), cách trung tâm xã khoảng 2 km, cách


đổi Khau Siểm khoảng 3 km.
Đồi Đông Riểng (Nà Ý) nằm ở phía tây bắc cách UBND xã khoảng 0.5
km án ngữ con đương từ Cao Chương đến trị trấn Trà Lĩnh.
Đồi An Mạ (Bản Pát) nằm cách UBND xã 5km về phía nam, án ngữ trên
đỉnh đèo Quang, sát con đường quốc lộ nối liền huyện Trà Lĩnh với thị xã Cao
Bằng.
b. Khí hậu
Mùa xuân bắt đầu từ sau tết Nguyên đán, tức là vào khoảng tháng 2 đến
tháng 4 dương lịch. Mùa hè nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 7, thậm chí kéo dài
đến tháng 8 dương lịch. Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch. Mùa đông
thường rét đậm do ảnh hưởng của vùng núi khí hậu đá vôi, bắt đầu từ tháng 11
năm trước đén tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18-25 oC, cao
nhất từ 35-38oC, thấp nhất từ 3-5oC. Những năm có nhiệt đọ bất thường nóng
38oC, rét đậm có thể xuống đến -2oC và nước đóng băng, thỉnh thoảng có mưa
tuyết, đặc biệt nặng vào những năm 1968, 1973, 1982 và gần đây vào năm 2015,
9


còn sương muối thì có thường xuyên.
Độ ẩm trung bình hàng năm từ 75-80%, lượng mua trung bình hàng năm
từ 1700-188 mm, những năm bất thường lượng mưa có thể trên 2000 mm.
Sương mù thường có từ tháng 7 kéo dài đến tháng 3 năm sau. Thiệt hại về hoa
màu do sương muối, mưa tuyết thường ảnh hưởng đến các loại cây vụ đông –
xuân như khoai tây, thuốc lá, cà chua,...Lũ quét gây ảnh hưởng đến hoa màu.
c. Các nguồn tài nguyên khác
Đất có hai loại đất chủ yếu: Đất đỏ và đất cát pha.
Đá: Chủ yếu là đá vôi ở vùng núi và đá xít ở vùng đồi.
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2,855 ha, trong đó đất xản xất nông
nghiệp 552,04 ha, đất lâm nghiệp 2,146 ha (trong đó: trồng hồi 256,5 ha, trồng

cây phân tán (thông, sa mộc): 486,05 ha, rừng phòng hộ: 1.285,27 ha); đất phi
nông nghiệp 148,92 ha; Đất chưa sử dụng 5,11 ha; diện tích nuôi trồng thủy sản
2,93 ha.
1.4.3 Tổ chức Đảng và Chính quyền
Tháng 8-1947, xã Cao Chương giành chính quyền, Chủ tịch Uỷ ban cách
mạng đầu tiên là ông Bế Văn Riểm.
Tháng 10-1945, thành lập tổ Đảng đầu tiên ở xã, tổ trưởng là ông Nông
Văn Mọc.
Năm 1965, Đảng bộ xã Cao Chương được thành lập gồm năm chi bộ:
Chi bộ Sơn Lộ: gồm các xóm Lũng Hang, Phia Đeng, Lũng Mán.
Chi bộ Tài Nam: Gồm các xóm Pò Cọt, Bản Líp, Nà Rài, Đỏng Vựt,.
Chi bộ Pò Luông: Gồm các xóm Pò Luông, Nà Rỷ, Đỏng Khẳm.
Chi bộ Nà Ý: Gồm các xóm Nà Ý, Đỏng Cố, Khuổi Luông, Tổng Sóng.
Chi bộ Cao Chương: gồm các xóm Bản Pát, Đỏng Giài.
Bí thư Chi/Đảng bộ xã qua các thời kỳ: Nông văn Mọc, Hoàng Văn Khì,
Nông Xuân Đoan, Nông Văn Ngọc, Nguyễn Văn Thiên, Vi Văn Hưng, Nông
Ngọc Tòng, Bế Văn Điều, Hoàng Văn Phằng, Nông Văn Ngự, Hoàng Văn Chức,
Lã Văn Đan, Bế Văn Lâm, Lã Văn Canh, Bế Xuân Mai.

10


1.4.4 Nhiệm vụ quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã Cao Chương
Tổ chức và đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và Pháp luật trên địa bàn xã
Cao Chương
Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân
cấp theo quy định của Pháp luật.
Thực hiện quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.
Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp Huyện và kết quả
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.

Quyết định và tổ chưc thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát* triển
kinh tế xã hội. Bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn.
1.4.5 Cơ cấu tổ chức, chức năng của Uỷ ban nhân dân xã Cao
Chương.
1.4.5.1 Cơ cấu và chức năng của Uỷ ban nhân dân xã Cao Chương.
*Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân: Thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chứ Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân và các quy định Pháp luật khác có liên quan.
Số cán bộ công chức viên chức hiện nay của Uỷ ban nhân dân xã Cao
Chương hơn 22 người, có các phòng ban và đơn vị sự nghiệp làm công tác tham
mưu cho Uỷ ban nhân dân xã về các lĩnh vực được đảm nhiệm.
* Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã:
Theo điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, chủ tịch
Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ quyền hạn sau:
Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND xã,
lãnh đạo chỉ đạo thực hiên các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành
Hiến pháp, Pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nhà nước cấp trên, của Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

xã. Thực hiện các nhiệm vụ về Quốc

phòng, An ninh, đảm bảo trật tự, An toàn xã hội, đấu tranh , phòng chống tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng chống quan liêu, tham
nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản; Thục hiện các biện pháp
11


quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật. Quản lý tổ chức, sử
dụng có hiệu quả công sở, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được

giao theo quy định của Pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo xử lý vi phạm
pháp luật;Uỷ quyền cho Phó chủ tịch UBND xã, thực hiện nhiệm cụ quyền hain
trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND. Chỉ đạo thực hiện các biệ pháp
bảo vệ môi trường, Phòng chống cháy nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết
các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, an
ninh, trật tự,An toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của Pháp luật; thực
hiện nhệm vụ quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
* Phó chủ tịch
- Uỷ ban nhân dân xã Cao Chương gồm hai Phó chủ tịch: Một phó chủ
tịch chịu trách nhiệm kinh tế - Tài chính, công thương nghiệp, đô thị xây dựng
môi trường. Một phó chủ tịch chịu trách nhiệm mảng văn hóa, giáo dục và các
lĩnh vực xã hội khác.
- Phó chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình
trước UBND, HĐND xã. Đồng thời cùng các thành viên khác của UBND xã
chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND xã trước HĐND và UBND
cấp huyện, tỉnh.
- Thực hiện nhiệm vụ chủ động kinh tế, đôn đốc hướng dẫn các phòng,
ban thực hiện chỉ thị của UBND xa, Chủ tịch UBND xã chủ trương chính sách
Pháp luật nhà nước về lĩnh vực được phân công.
- Được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch UBND xã trong việc quyết định,
giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch về quyết định đó.
- Báo cáo và đề xuất với Chủ tịch UBND xã xem xét, quyết định xử lý kịp
thời công việc liên quan đến lĩnh vực được phân công, Phụ trách đã phối hợp xử
lý những ý kiến chưa thống nhất.
* Phòng Lao động thương binh và Xã hội:
Tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý về các lĩnh vực:
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, An toàn lao động; Người có công; Bảo
12



trợ xã hội; Bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; Bỉnh đẳng giới.
* Phòng Văn hóa – Thông tin:
Tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý về văn hóa, gia
đình, thể dục, thể thao; Du lịch; Bưu chính viễn thông xà Internet; Công nghệ
thông tin, hạ tầng thông tin; Pháp thanh; báo chí.
* Phòng Tư pháp – Hộ tịch:
Tham mưu cho UBND xã thực hiện chứ năng quản lý nhà nước về: Công
tác xây dựng vă bản quy phạm pháp luật; Kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp
luật; Chứng thực hộ tịch; Trợ giúp pháp lý; Hòa giả ở cơ sở và công tác tư pháp
khác.
* Phòng Y tế:
Tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, gồm: Y té dự phòng, khám , chữa bệnh, phục
hồi chức năng, y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; Mỹ
phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm; Bảo hiểm y tế; Trang thiết bị y tế, dân số.
* Phòng Dân số – Kế hoạch hóa gia đình:
Cộng tác viên Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thôn bản, có trách nhiệm
cùng cán bộ y tế thôn bản tuyên truyền vận động về Dân số – Kế hoạch hóa gia
đình. Vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu: Tuyên truyền cho người
dân về tầm quan trọng của công tác dân số, Kiểm tra việc duy trì thhucs hiện các
nội dung về Dân số - kế hoạch hóa gia đình của các hộ gia đình, tại địa bàn
quản lý.
* Ban chỉ huy quân sự xã
Tham mưu cho cấp Đảng ủy, UBND cấp xã lãnh đạo, chỉ huy điều hành
thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng, quân sự ở cơ sở, đăng ký, quản lý, công dân
trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia quân sự tự vệ, công dân độ tuổi sẵn
sàng nhập ngũ; Bảo vệ trật tự anh ninh xã hội trên địa bàn quản lý.

13



TIỂU KẾT
Ở chương I tôi đã đề cập đén hai vấn đề lớn đó là Cơ sở lý luận về công
tác tuyển dụng nhân lực tại UBND xã Cao Chương.Trong đó có các khái niệm
như: Khái niệm nguồn nhân lực, khái niệm tuyển dụng nhân lực, làm rõ được
tầm quan trọng của Công tác tuyển dụng nhân lực, nguyên tắc, vị trí chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND xã Cao Chương. Để người
đọc có thể hiểu được khái quát về công tác Tuyển dụng nhân lực tại UBND xã
Cao Chương,huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng nơi mà tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu

14


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
TẠI UBND XÃ CAO CHƯƠNG
2.1 Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại UBND xã Cao
Chương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
2.1.1. Đặc điểm cán bộ công chức tại UBND xã Cao Chương:
Theo báo cáo chất lượng, số lượng cán bộ công chức, năm 2015. Cán bộ ,
công chức trong biên chế của UBND xã Cao Chương là 21 người. Với đội ngũ
nhân lực là 21 người và được đảm nhiệm, phân công ở các phòng thì đây là một
con số phù hợp vế số lượng nhằm đảm bảo cho các phòng ban hoạt động hiệu quả,
năng suất không dẫn đến tình trạng thừa, thiếu nhân lực. Với số lượng trên thì công
tác quản trị nhân lực cũng được lãnh đạo phòng quan tâm thường xuyên theo sự
chỉ đạo của cấp trên nhằm thực hiện các múc tiêu kinh tế xã hội đề ra.
Việc tổ chức biên chế của UBND xã Cao Chương được thực hiện theo
đúng nguyên tắc đảm bào tính thống nhất, đồng bộ, giữa quả lý cán bộ, công
chức, kết hợp giữa quản lý biên chế, công chức với việc tiêu chuẩn chức danh vị

trí việc lầm của công chức; Đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính đảm bảo
công bằng, công khai dân chủ. Bên cạnh đó dựa vào số lượng biên chế hàng năm
đưa ra, Ban lãnh đạo UBND xã Cao Chương có tự sắp xếp điều chỉnh cán bộ,
công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu công việc cụ thể.
* Về cơ cấu
Số lượng

Tỉ lệ %

Dưới 30

4

19%

Từ 30 đến 50

16

76%

Từ 50 đến 60

1

5%

Nam

13


62%

Nữ

8

38%

Trung cấp

11

55%

Cao Đẳng

2

10%

Đại học

6

30%

Tiễn sĩ

1


5%

18

86.00%

Về độ tuổi

Về giới tính

Trình độ chuyên môn

Các chứng chỉ
Chứng chỉ tin học

15


Như vậy mặc dù là một xã thuộc huyện vùng cao nhưng trong năm vừa
qua cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Đảng, các cơ quan tổ chức chính quyền
đã rất chú trọng đến quá trình đâò tạo và phát triển nguồn nhân lực, vì vậy mà
đội ngũ cán bộ, cồn chức của huyện đã không trưởng thành về cả số lượng và
chất lượng.
Qua bảng ta thấy:
* Về số lượng: Tính thời điểm giữa năm 2012 tổng số cán bộ, công chức
làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà nước, lĩnh vực sự nghiệp hóa, biên chế sự
nghiệp tại UBND xã là 21 người. Trong đó chia về giới tính sồ lượng nam là 13
người chiếm 62% và nữ là 8 người chiếm 38% qua đố cho thấy sự chênh lệch về
giới tính tại các phòng ban. Tuy nhiên giữa các phòng ban vẫn có sự đan xen

giữa nam và nữ, chính sự đan xen này đã tạo nên không khí làm việc thoải mái.
* Chia theo dộ tuổi: Dưới 30 tuổi có 4 người chiếm 18%, từ 30 đến 50
tuổi có 16 người chiếm 76% và từ 50 đến 60 tuổi có 1 người chiếm 5%. Theo
kết quả trên thì số người trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất.
Như vậy, đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND xã Cao Chương là sự kết hợp
giữa đội ngũ cán bộ trẻ và đội ngũ có kinh nghiệm trong nghề. Chính sự kết hợp
này tạo nên hiệu quả cao trong công việc. Đội ngũ trẻ là những người năng động
sáng tạo, ham học hỏi và nhiệt tình trong việc, còn đội ngũ cán bộ công tác lâu
năm trong nghề là những người có kinh nghiệp, có kỹ năng kiến thức chuyên
sâu hơn nhờ vậy mà họ có thể hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành tốt công việc mà cấp
trên giao phó.
Trong tổng số 21 cán bộ, công chức làm việc tại UBND xã tỷ lệ Đảng
viên chiếm 85% (17/21) với đội ngũ cán bộ Dảng viên đông đảo góp phần làm
tấm gương sáng về đạo đức, về lề lối làm việc cho đội ngũ cán bộ trẻ noi theo.
Thể hiện tính kỷ luật nghiêm túc trong công việc. Đây là điều kiện cần thiết cho
tất cả mọi cán bộ, công chức tại Uỷ ban.
* Về chất lượng: Số cán bộ công chức có trình độ Đại học là 6 người
chiếm 30%; Trên đại học là 01 người chiếm 5%; Cao đẳng có 2 người chiếm
10% ; Trung cấp có 11 người chiếm 55%. Như vậy nhìn về tổng thể, số lượng
16


cán bộ công chức có trình độ Trung cấp chiếm hơn nửa tổng số cán bộ công
chức. Tuy nhiên trình độ học vấn góp phần khắc phục những khó khăn mà xã
đang gặp phải, đào tạo ở bậc cao hơn thì đội ngũ cán bộ, công chức có điều
khiện hiều biết và chuyên sâu hơn vào lĩnh vực chuyên môn của mình. Xong
hiện nay xã cũng phân công cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn
cũng như học hỏi thêm cái mới về áp dụng tại UBND xã Cao Chương.
Số lượng cán bộ, công chức có trình độ tin học chiếm 85% (17/21) điều
này cũng tác động trực tiếp đến năng suất và hiệu quả công việc.

Nhìn về mặt bằng chung, đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại UBND xã
là đội ngũ cán bộ trẻ, đa dân tộc và đa số nhân lực ở đây có kiến thức, có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động sáng
tạo trong công tác, nhiệt tình say mê đối với công việc, trung thành gắn bó lâu
dài với tổ chức, có mỗi liên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban. Đa số là những
người có kinh nghiệp và gắn bó lâu dài với tổ chức.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ nhân lực chưa đồng dều, Trình độ năng lực
thực tế chưa tương xứng với văn bằng. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ
công chức chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công việc, còn hụt hẫng và
chưa hiểu chuyên sâu các kiến thức về pháp luật, cách thức và phương pháp
quản lý nguồn nhân lực, khả năng vận dụng khoa học công nghệ trong công tác
quản lý còn hạn chế.
2.1.2 Công tác tuyển dụng nhân lực tại UBND xã Cao Chương, huyện
Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng (Tính từ năm 2012 trở lại đây).
Tuyển dụng luôn là đề tài nóng bỏng đối với mọi tổ chức. Có nhân lực
chưa đủ, Cái chính là trong quá trình tuyển dụng các nhà quản lý phải lựa chọn
sao cho phù hợp với vị trí cần tuyển. Cũng như bất kỳ tổ chức nào. UBND xã
Cao Chương cũng rất chú trọng trong việc tuyển dụng nhân lực vào làm việc
cho tổ chức. Việc tuyển dụng cán bộ công chức theo hai hình thức chính là xét
tuyển và thi tuyển, điều kiện tuyển dụng cũng như quy trình tuyển dụng đều
được thực hiện đúng theo quy trình của cấp trên đề ra.
Công tác tuyển dụng công chức tại UBND xã Cao Chương năm 2012 đến
17


nay.
Theo Báo cáo số 106/ BC- UBND của UBND xã Cao Chương về công tác
tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ công chức, viên chức năm 2012 cho biết:
Về khối quản lý nhà nước : Biên chế được giao năm 2012 là 18 người.
Thực hiện đến ngày 31/12/2012 là 18 người. Trong đó có 03 cán bộ mới được

bổ nhiệm vào ngạch khi hết thời hạn tập sự, thử việc.Trong đó:
1. Công chức dự bị: xết tuyển 02 người;
2. 01 Biên chế phòng Nội vụ (chưa tuyển dụng)
Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, căn cứ vào nhu cầu thiếu cán bộ
làm công tác chuyên môn thuộc đơn vị sự nghiệp, UBND xã xây dựng kế hoạch
thi tuyển cán bộ công chức, Thành lập Hội đồng thi tuyển sau đó lập tờ trình
giửi lên phòng Nội vụ của UBND huyện. Từ đó huyện tổng hợp ra thông báo và
nhận hồ sơ trong vòng 30 ngày (Thông báo liên tục trong 3 ngày, ngày 3 lần vào
giờ cao điểm trên Đài phát thanh truyền hình xã) cho toàn thể nhân xã được biết.
Thông báo qua hình thức thi tuyển năm 2012: UBND xã đã tuyển mới
được 3 công chức được phân công làm việc đúng với trình độ chuyên môn và
khả năng bản thân. Thực tế số cán bộ công chức tuyển dụng mới đều xuất phat
từ nhu cầu thực tiễn của công việc. Khi tuyển dụng, số cán bộ, công chức mới
đều phải có trình độ chuyên môn tương ứng với công việc. Vì vậy, việc bố trí, sử
dụng cán bộ công chức đều phù hợp với chuyên môn được đào tạo và cơ cấu
theo quy định.
Từ năm 20113 đến nay, số lượng cán bộ công chức không có gì thay đổi
UBND xã cũng không có nhu cầu tuyển thêm.

18


PHIẾU ĐỀ NGHỊ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
Kính giử: - Giám đốc sở Nội vụ – Phòng Nội Vụ Thị xã
- Căn cứ vào yêu cấu công việc.
Đề nghị Giám Đốc xem xét việc tuyển dụng nhân viên mới vào làm việc tại:
Bộ
phận:...................................................................................................................
Vị trí công việc:
….............................................................................................................................

.................................................................................................................................
Yêu cầu về trỉnh độ chuyên môn:
….............................................................................................................................
.................................................................................................................................
Các yêu cầu khác:
….............................................................................................................................
Số lượng cần tuyển:
….............................................................................................................................
Ngày cần nhân sự để làm việc:...........................................................................
Ngày ...tháng...năm 20...
GIÁM ĐỐCTRƯỞNG BỘ PHẬN
2.2 Quy trình tuyển dụng nhân lực tại UGND xã Cao Chương, huyện
Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.
Do UBND xã là đơn vị trực thuộc UBND huyện, sau khi thiết lập danh
sách lên UBND huyện mọi thủ tục tếp đó do UBND huyện đảm nhiệm.
Quy trình tuyển dụng nhân lực cần thực hiện các giai đoạn sau :
a, Giai đoạn 1: Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần
tuyển.
Xét theo chỉ tiêu biên chế và nhu cầu đối từng phòng ban tại UBND xã đặt
ra trong năm để đưa ra yêu cầu đối với tuyển dụng. Tùy vào từng vị trí cần
tuyển. UBND xã lập danh sách gửi lên phòng Nội vụ của huyện, từ đó phòng
Nội vụ huyện sẽ là người xây dựng các chỉ tiêu và yêu cầu đối với vị trí cần
19


tuyển, gửi lên Sở Nội vụ Cao Bằng.
b, Giai đoạn 2: UBND đăng ký chức danh cần tuyển tại Sở Nội vụ.
Sau khi xác lập nhu cầu và vị trí cần tuyển, UBND huyện sẽ gửi đơn đăng
ký lên Sở Nội vụ. Sở Nội Vụ sẽ tổng hợp nhu cầu của tất cả các địa phương làm
tờ trình lên UBND tỉnh Cao Bằng, Cơ quan này sẽ quyết định có tổ chứ tuyển

dụng hay không. Quyết định tuyển dụng và quyết định thành lập Hội đồng tuyển
dụng đều do UBND tỉnh ban hành trên cơ sở tham mưu của Sở Nội vụ. Ra thông
báo tuyển dụng công chức đối với toàn tỉnh.
c, Giai đoạn 3: Thu hút người tham gia quá trình tuyển dụng:
Đây là giai đoạn bắt buộc thực hiện trong quá trình tuyển dụng công chức.
Sau khi nhận được quyết định thông báo tuyển dụng của Sở, chậm nhất là 30
ngày UBND huyện Trà Lĩnh tiễn hành gửi thông báo tuyển dụng tới tất cả các
phòng ban, đồng thời đăng tải trên các trang thông tin của huyện, dán thông báo
tại bảng thông báo của Uỷ ban huyện, xã.
Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm : Điều kiện và tiêu chuẩn đăng
ký dự tuyển, số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian dự
thi, địa điểm thi, lệ phí thi.
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất
là 15 ngày. Thời gian thi phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là
15 ngày.
d, Giai đoạn 4 : Hội đồng tuyển dụng tiến hành sơ tuyển:
15 ngày sau thời gian đăng ký tuyển dụng, cơ quan tuyển dụng bắt đầu
tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và tổng hợp hồ sơ để loại bỏ những hồ sơ không hợp
lệ. Nếu hồ sơ người đăng ký dự tuyển lớn và nhiều hơn 2 lần chỉ tiêu thì tùy vào
tình hình cụ thể, Hội đồng tuyển dụng có thể quyết định tổ chức sơ tuyển hay
không. Mục đích của sơ tuyển là tiếp tục loại loại những hồ sơ khồn đủ điều
kiện và tiêu chuẩn mà khi kiểm tra hồ sơ không không phát hiện ra.
Giai đoạn này, Hội đồng tuyển dụng sẽ tiễn hành tổng gợp hồ sơ, lập danh
sách, tổ chức họp hội đồng xét duyệt danh sách các thí sinh đủ điều kiện và tiêu
chuẩn ; Lập danh sách những người đã được Hội đồng xét duyệt để báo cáo với
20


×