Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn tỉnh Hà Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.33 KB, 40 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, số liệu và kết quả
nghiên cứu trong bài tiểu luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin cam đoan mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm ơn, các thông tin trích
dẫn trong bài tiểu luận đều được ghi rõ nguồn gốc.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận “Công tác xây dựng hệ thống
đường giao thông nông thôn tỉnh Hà Giang”, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành, sâu sắc đến giảng viên Bùi Thị Ánh Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND tỉnh Hà Giang, sở
Giao thông vận tải tỉnh Hà Giang, đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu nội bộ
quan trọng giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận.
Tôi xin cảm ơn Giáo trình kĩ thuật thi công đường bộ - Đào Văn
Đường, NXB Giao thông vận tải Hà Nội năm 2000. Báo cáo thực tập của
Nguyễn Đức Việt (2014) Nghiên cứu giải pháp xây dựng đường giao thông
nông thôn ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang – Đại học xây dựng Hà Nội.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CNH – HĐH

Giải nghĩa
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

GTNT

Giao thông nông thôn



HTĐ

Hệ thống đường

NXB

Nhà xuất bản

UBND

Uỷ ban nhân dân

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ chính thức


MỤC LỤC
Phần mở đầu............................................................................................................1
Chương 1. Lý chung về công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông
thôn và khái quát về tỉnh Hà Giang.......................................................................4
1.1. Lý luận chung về công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông
thôn........................................................................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm của hệ thống đường giao thông nông thôn. .4
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông
thôn..................................................................................................................... 5
1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và UBND tỉnh Hà Giang6
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội............................................................6
1.2.2. Khái quát về UBND tỉnh Hà Giang..........................................................7

1.2.3. Khái quát về hệ thống đường giao thông nông thôn tỉnh Hà Giang. . .9
* Tiểu kết.................................................................................................................. 9
Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông
thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang........................................................................10
2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng hệ thống đường giao
thông nông thôn….10
2.1.1. Thuận lợi.................................................................................................10
2.1.2. Khó khăn.................................................................................................11
2.2. Hoạch định xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn..................12
2.2.1. Quy hoạch đường giao thông nông thôn.................................................12
2.2.2. Kế hoạch xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn.....................14
2.3. Tổ chức, kiểm tra xây dựng hệ hống đường giao thông...........................15
2.3.1. Xây dựng công trình đường bộ...............................................................15
2.3.2. Xây dựng công trình cầu cống................................................................19
2.3.3 . Kiểm tra trong quá trình xây dựng.........................................................20
* Tiểu kết................................................................................................................ 21
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng hệ thống
đường giao thông nông thôn tại địa phương của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà
Giang...................................................................................................................... 22
3.1. Quan điểm về công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn
giai đoạn 2016-2020…23
3.1.1. Đánh giá chung về công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông
thôn................................................................................................................... 22
3.1.2. Quan điểm xây dựng đường giao thông nông thôn giai đoạn 2016-202023
3.2. Giải pháp nâng cao công tác xây dựng đường giao thông nông thôn......24
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của UBND tỉnh..........................24
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư........................................................26
3.2.3. Giải pháp nâng cao thực hiện công tác xây dựng....................................27
* Tiểu kết................................................................................................................ 30
Kết luận.................................................................................................................. 31

Tài liệu tham khảo.................................................................................................33
Phụ lục.................................................................................................................... 34


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác xây dựng HTĐ GTNT là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và
Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn
hiện nay.Đặc biệt đối với tỉnh Hà Giang, là một trong những tỉnh nghèo của
cá nước, phát triển GTNT là rất quan trọng, nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu,
góp phần quan trọng từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ
các nhu cầu cấp thiết phát triển kinh tế, xã hội, ổn định và nâng cao đời sống
dân sinh trên địa bàn tỉnh.
Tôi hiện là sinh viên của trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, đang theo học
chuyên ngành quản lý nhà nước. Tôi muốn tìm hiểu về công tác xây dựng
HTĐ GTNT để kiểm nghiệm lý thuyết trên giảng đường vào trong thực tế.
Các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cùng nhân dân làm những
gì để xây dựng đường bê tông, đường nhựa theo nghị quyết của Chính phủ.
Đề tài này trong thực tế đã có một số người tìm hiểu, nay tôi mong
muốn tìm hiểu kĩ lưỡng, sâu sắc để làm sáng tỏ kiến thức lý thuyết về vai trò
quản lý, lãnh đạo của UBND các cấp, chính quyền địa phương. Đóng góp một
vài ý kiến nhỏ của bản thân để xây dựng tỉnh Hà Giang ngày một phát triển
giàu mạnh hơn. Tôi cũng mong muốn sau này ra trường được làm tại Hầ
Giang, đóng góp một phần sức nhỏ bé của mình xây dựng quê hương.
Với tất cả những lý do trên nên tôi quyết định lựa chọn vấn đề “ Xây
dựng hệ thống đường giao thông nông thôn tại địa phương của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hà Giang ’’.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có nhiều cuốn giáo trình nói về xây dựng
đường giao thông. Giáo trình Kỹ thuật thi công đường bộ của tác giả Đào Văn

Đường, NXB Giao thông vận tải Hà Nội – 2000. Với những nội dung trong
quyển giáo trình đó, đã cho tôi có cơ sở lý luận để tiến hành triển khai đề tài.

1


Tôi là sinh viên năm 2 của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, chưa được
học các môn chuyên ngành, tôi đã sử dụng báo cáo thực tập của anh Nguyễn
Đức Việt (2014) Nghiên cứu giải pháp xây dựng đường giao thông nông thôn
huyện Yên Minh – Hà Giang, Đại học xây dựng Hà Nội. Đã giúp cho tôi có
cơ sở thực tiễn để làm bài tiểu luận.
Ngoài ra trong quá trình triển khai đề tài, tôi có tham khảo một số đề tài
về quản lý đường GTNT, xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn tỉnh Hà
Giang, giúp tôi có thêm thông tin làm bài tiểu luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Tìm hiểu thực trạng xây dựng đường giao thông trên địa bàn tỉnh Hà
Giang. Công tác xây dựng HTĐ GTNT ở các thôn, xã. Sự chung tay của Uỷ
ban nhân dân các cấp cùng với nhân dân ở địa phương làm đường bê tông
thay đổi bộ mặt nông thôn. Qua thực trạng đó, góp ý một số giải pháp nâng
cao công tác xây dựng đường GTNT để giải quyết tốt hơn.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở luận về xây dựng đường GTNT, nghiên cứu điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang ảnh hưởng tới công tác xây
dựng HTĐ GTNT.
Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng đường GTNT trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2010 – 2015. Qua đó, nhận xét đánh giá được những ưu điểm,
hạn chế. Có những đóng góp thiết thực, kịp thời, các cán bộ chuyên trách
tham khảo .
Khảo sát thực tế, tìm hiểu, nắm bắt được số liệu quan trọng phục vụ

cho bài tiểu luận: kilomet đường giao thông còn chưa được xây dựng,
Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng HTĐ GTNT
trong giai đoạn tới trên đại bàn tỉnh.

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn tại địa
phương của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác xây dựng
trong khoảng thời gian từ năm 2010-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, logic.
6. Giả thuyết
- Đề tài này thành công sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho các
bạn sinh viên ngành Quản lý Nhà nước
- Đề tài Công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn là
một tài liệu thêm cung cấp một số luận cứ khoa học, để cán bộ tại UBND tỉnh
Hà Giang làm tốt công tác xây dựng HTĐ GTNT.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài
triển khai thành 3 chương:

Chương 1. Lý luận chung về công tác xây dựng hệ thống đường giao
thông nông thôn và khái quát về tỉnh Hà Giang.
Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng hệ thống đường giao thông
nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng hệ
thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
3


CHƯƠNG 1
LÝ CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HÀ GIANG

1.1. Lý luận chung về công tác xây dựng hệ thống đường giao thông
nông thôn
1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm của hệ thống đường giao thông
nông thôn
Giao thông nông thôn là sự di chuyển về phương tiện, huyện và cấp xã.
GTNT bao gồm kết cấu hạ tầng GTNT, phương tiện vận chuyển và con người.
Đường GTNT chủ yếu là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục vụ cho nông
nghiệp, nông thôn. Có thể nói đường giao thông nói chung và đường GTNT
nói riêng là huyết mạch sống còn của lưu thông hàng hóa dịch vụ.
Đường GTNT là đường thuộc khu vực nông thôn, được định nghĩa là
loại đường tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường chánh, các đường phục
vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống đường chính, các trung
tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối với các làng
mạc, các cụm dân cư dọc tuyến , các chợ, mạng lưới giao thông huyết mạch
hoặc các tuyến cao cấp hơn.
Đường GTNT được phân loại như sau:
- Đường liên xã: là đường nối trung tâm hành chính xã với quốc lộ,

tỉnh lộ, hoặc đường liên xã khác, gọi chung là đường đến trung tâm xã.
- Đường liên thôn: là đường trục chính nối các thôn, các điểm dân cư
phục vụ cho nhân dân ở trong thôn, các thôn lân cận đi lại thường xuyên.
- Đường liên xóm: là đường nhánh rẽ nối giữa các hộ gia đình trong
cùng điểm dân cư nối với mạng lưới giao thông chung (đường thôn, đường
xã, đường huyện, tỉnh lộ, quốc lộ).
4


- Đường nội chính đồng: là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu
dân cư. Đối với các xã có quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường
thôn gọi chung là hệ thống đường giao thông, đáp ứng yêu cầu đi lại của xe
cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì xem hệ thống giao thông là đường
nối khu dân cư với ruộng đồng. Đối với các xã có hệ thống giao thông chưa
đáp ứng được nhu cầu đi lại của xe cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp thì
trong quy hoạch phải tính đến việc xây dựng đường trục chính nội đồng phục
vụ việc đi lại của xe cơ giới.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của công tác xây dựng hệ thống đường giao
thông nông thôn
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của
Chính phủ, đời sống nhân dân cũng như HTĐ GTNT đã cơ bản thay đổi. Phát
triển đường GTNT là yêu cầu cấp thiết và có tính chất quyết định đới với phát
triển xã hội, xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách
phân hóa giàu nghèo và mang lại cho nông thôn bộ mặt mới, tiềm năng để
phát triển.
Đường GTNT có vai trò to lớn đối với an ninh, kinh tế trong mạng lưới
toàn tỉnh kết nối các huyện với nhau được Sở Giao thông Vận tải xây dựng,
quản lý và bảo dưỡng. Đường GTNT có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong
công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước tiến tới đưa nước ta trở thành một
nước CNH – HĐH. Đường GTNT phát triển thúc đẩy và kéo theo các ngành

sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển.
Nhờ có công tác xây dựng đường GTNT mà người dân ở vùng sâu,
vùng xa có điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển, đi lại, phục vụ đời sống
hằng ngày của người dân. Thông qua đường GTNT dân trí của con người
được nâng cao, học sinh đến trường học nhiều hơn, sức khỏe của bà con được
quan tâm chăm sóc, hiệu quả y tế, giáo dục cải thiện được phần nào. Công tác

5


xây dựng đường giao thông thực hiện mạnh mẽ triệt để, thúc đẩy các công tác
khác như xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội …phát triển nhanh và hiệu quả.
1.2

Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và UBND

tỉnh Hà Giang
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
* Điều kiện tự nhiên
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông
giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp
tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà
Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay,
chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km.
Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, có nhiều ngọn núi đá cao, sông
suối, thác nước, thiên nhiên trù phú, khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều loại cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp,
có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ
dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Nằm trong vùng khí
hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang

nhiều sắc thái ôn đới.
* Điều kiện kinh tế, xã hội
Hà giang là vùng miền núi nên dân số ít, mật độ dân số thấp, người
Mông chiếm đa số, còn lại là các sắc dân gồm Thổ, La Chí, Tày, Dao, Mán,
Nùng, Giáy và Lô Lô... Phần đông đều thờ cúng tổ tiên, thần linh, và đều có
những sắc thái văn hóa đặc thù.
Cũng vì địa thế toàn rừng núi nên kinh tế Hà Giang tương đối kém phát
triển. Lâm sản chính là vài loại gỗ quý như lát hoa, lát da đồng và một số loại
gỗ cứng. Nông sản gồm lúa, ngô, khoai và các loại đậu đỗ. Vùng chân
núi Tây Côn Lĩnh trồng nhiều chè. Dân chúng trồng cây ăn trái, mận và lê ở

6


vùng Đồng Văn, Hoàng Su Phì rất nổi tiếng. Nông nghiệp đang từng bước
thay đổi và phát triển.
Các vùng núi thấp có kinh tế phát triển hơn vùng núi. Dựa vào sông
Lô và lượng mưa lớn, các ngành nông nghiệp ở khu vực này đang tiếp bước
đuổi theo vùng núi trung du. Nơi đây có vùng trồng cam sành nổi tiếng,
những cánh đồng phì nhiêu. Hà Giang đặc biệt chú trọng và phát triển cây
chè, thích hợp với khí hậu ở đây. Khoáng sản có mỏ chì, đồng, thủy ngân và
cát trộn vàng. Nền thương mại Hà Giang chỉ giới hạn ở sự trao đổi lâm sản
với miền xuôi, một số tỉnh lân cận.
Công tác y tế và chăm sóc người dân đã có nhiều cải thiện, trung tâm y
tế từ cấp thôn, xã, huyện được trang bị một số thiết bị khám và chữa bệnh.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức đều khắp ở
các địa phương, đặc biệt là các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn. Công tác
giáo dục đang được quan tâm chú trọng phát triển, trang thiết bị được cung
cấp nhiều hơn. Các phong trào hoạt động của Đoàn, Đảng diễn ra sôi nổi.
1.2.2. Khái quát về UBND tỉnh Hà Giang

* Vị trí, chức năng
Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan chuyên môn ngang sở, là bộ máy
giúp việc của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang có chức năng tham mưu tổng hợp,
giúp UBND tỉnh tổ chức các hoạt động chung của UBND tỉnh, tham mưu,
giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy
hành chính ở địa phương;
bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều
hành của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh và thông tin cho công chúng theo quy
định của pháp luật, bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động
của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

7


Văn phòng UBND tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn
phòng Chính phủ.
* Nhiệm vụ
Xây dựng, quản lý chương trình công tác của UBND tỉnh theo quy định
của pháp luật. Theo dõi, đôn đốc các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc
UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh , các cơ quan, tổ chức
liên quan thực hiện chương trình công tác UBND tỉnh và quy chế làm việc
của UBND.
Phối hợp thường xuyên với các sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ
quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình UBND tỉnh xem xét, quyết định
theo quy định của pháp luật.
Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối

với các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo quan
trọng theo chương trình công tác của UBND tỉnh và các công việc khác do
các sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình UBND
tỉnh.
Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các
báo cáo theo sự phân công của UBND tỉnh.
Kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản
lý của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện, các cơ quan, tổ
chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thường kỳ, bất thường,
các cuộc họp và hội nghị chuyên đề khác của UBND tỉnh, các cuộc họp của
UBND tỉnh.

8


Chủ trì, điều hoà, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham
gia tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh, quản lý, bảo đảm điều kiện
vật chất cho hoạt động của trụ sở tiếp công dân của tỉnh.
1.2.3. Khái quát về hệ thống đường giao thông nông thôn tỉnh Hà
Giang
Đường liên xã: nhiều thôn trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được đường bê
tông đến trung tâm xã, còn một số nơi vùng sâu vùng xa chưa được bê tông
hóa xây dựng.
Đường liên thôn: Hầu hết các thôn, bản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều
có đường nối với nhau, nhưng chủ yếu là đường đất, đường đá, đường sỏi và
tương đối nhỏ. Con người và phương tiện giao thông di chuyển, đi lại khó
khăn. Địa hình chủ yếu là núi, núi đá, gấp khúc, dốc, vòng cong lớn nên việc
xây dựng đường giao thông ở đây rất khó khăn. Mùa mưa đường các thôn bản

rất lầy lội, phương tiện không qua lại được.
Đường liên xóm: chủ yếu là đường mòn do người dân đi lại nhiều nên
tạo thành, đường đất đi lại khó khăn, đặc biệt vào những ngày mưa gió rất lầy
lội thậm chí không di chuyển được. Một số xã, huyện ở vị trí cao đường liên
xóm thông qua đồi núi độ cao khá lớn, độ dốc mạnh, khúc khủy.
Đường trục chính nội đồng: rất nhỏ và hẹp, xe máy xe đạp hầu như k di
chuyển được trên đường đó. Chỗ diện tích đường nội đồng thì nhiều đá, gập
ghềnh, ruộng chủ yếu là ruộng bậc thang. Người dân đi bộ là chính.
* Tiểu kết
Tôi đã trình bày lý luận liên quan tới vấn đề xây dựng HTĐ GTNT.
Đồng thời tôi đã tìm hiểu tổng quan về UBND tỉnh Hà Giang. Đặc điểm tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng HTĐ
GTNT hoàn chỉnh. Những nội dung trong chương 1 đã tạo cho tôi cơ sở thực
tiễn để tiến hành làm đề tài nghiên cứu.

9


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO
THÔNG NÔNG THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác xây dựng hệ thống
đường giao thông nông thôn
2.1.1. Thuận lợi
Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây
dựng đường GTNT đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu
hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Hà
Giang cũng là một tỉnh đang trong quá trình thực hiện công tác xây dựng
HTĐ GTNT. Là một tỉnh nghèo của cả nước, Hà Giang được Trung ương

Đảng và Nhà nước quan tâm, tập trung chỉ đạo, hỗ trợ và đầu tư về mọi mặt.
Đây là lợi thế lớn của tỉnh trong công tác xây dựng đường GTNT.
UBND tỉnh Hà Giang triển khai tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng đường GTNT. Huy động được tổng lực
các nguồn vốn cho xây dựng HTĐ GTNT, ngoài nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ,
rất chú trọng huy động các nguồn vốn khác, như từ ngân hàng, doanh nghiệp
và xã hội, đặc biệt là huy động nội lực trong nhân dân, như góp công lao
động, hiến đất, vật liệu, tiền, đóng góp tinh thần và động viên người thân
thành đạt tham gia. Bên cạnh đó, đã quan tâm tới công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn theo hướng nâng cao kỹ năng tay nghề, giải quyết việc
làm cho nông dân theo cả hai hướng phi nông nghiệp và nông nghiệp. Quan
tâm tới chất lượng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng tình làng
nghĩa xóm, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh nông thôn.
Các đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Giang có tinh thần
đoàn kết nhất trí cao, đồng lòng, chung sức cùng nhau xây dựng HTĐ GTNT
10


ngày một hoàn thiện hơn. Sức mạnh đoàn kết tạo nên thành công lớn nhất cho
con người ở Hà Giang.
2.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu trên, Hà Giang còn gặp rất nhiều
khó khăn trong công tác xây dựng HTĐ GTNT. Hà Giang là một tỉnh thuộc
vùng núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt, xẻ mạnh, diện tích của tỉnh chủ yếu là
đồi núi và đồi núi cao.
Diện tích đường khá nhỏ và hẹp, phương tiện di chuyển tương đối khó
khăn. Điềukiện kinh tế xã hội còn kém phát triển, trình độ dân trí còn thấp, tư
duy cứng nhắc, ngại thay đổi, ngại cải thiện. Kinh tế nông thôn phát triển
nhưng thiếu tính bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Người dân
thiếu việc làm ổn định, nghèo đói giảm chậm và có xu thế tái nghèo ở một số

địa phương. Hà Giang tập trung chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ
dân trí còn chưa cao, đồng nhất ý kiến là vấn đề khó khăn.
Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng GTNT là rất lớn, trong khi điều kiện
kinh tế và thu nhập của người dân còn thấp nên việc huy động nguồn vốn
trong dân để xây dựng GTNT còn khó khăn. Các xã vùng sâu, vùng xa trên
địa bàn tỉnh Hà Giang, ít người sinh sống, dân cư thưa thớt, kinh tế chậm phát
triển việc cứng hóa các tuyến GTNT nhánh còn hạn chế, yếu kém. Việc huy
động các nguồn lực khác ngoài vốn ngân sách để đầu tư cho xây dựng GTNT
còn thấp. Do sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, địa bàn tỉnh ảnh
hưởng không ít, gặp khó khăn trong việc tạo nguồn vốn xây dựng trong các
năm vừa qua.
Bên cạnh đó kiến thức về công tác xây dựng đường GTNT của đội ngũ
cán bộ kể từ các bộ, đảng viên và nhân dân đều còn rất hạn chế. Nhất là đội
ngũ cán bộ cơ sở rất yếu về kiến thức và phương pháp xây dựng đường GTNT
trên địa bàn xã. Công tác triển khai kế hoạch, đề án tới các cấp còn lung túng
và tương đối chậm chỉ đạo. Đa số cán bộ ở tất cả các cấp đều không biết làm
11


gì, làm từ đâu, làm như thế nào.Nguồn lực cần thiết cho xây dựng hệ thống
đường GTNT là rất lớn, là vấn đề còn nan giải đối với chính quyền các cấp
của tỉnh Hà Giang.
Công tác tuyên truyền cho nhân dân, nhất là cư dân nông thôn còn
chưa đủ tầm, để người dân thấy sự quan trọng của việc xây dựng HTĐ GTNT.
Do đó chưa phát huy được đầy đủ vai trò chủ thể của người dân. Nhiều nơi
vẫn hiểu nội dung của Chương trình xây dựng đường giao thông là “Dự án
đầu tư”, từ đó thụ động trông đợi sự hỗ trợ của Chính phủ.
Đó là những trở ngại lớn trong việc thực hiện công tác xây dựng
HTĐ GTNT ở tỉnh Hà Giang. Do vậy để đẩy nhanh tốc độ đạt được các mục
tiêu đề ra của kế hoạch xây dựng thì phải khẩn trương nghiên cứu tháo gỡ,

không chỉ đối với những vấn đề thực tiễn cụ thể ở mỗi địa phương mà còn cần
phải có nghiên cứu , giải quyết triệt để sâu sắc hơn từ khía cạnh cơ sở lý luận.
2.2. Hoạch định xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn
2.2.1. Quy hoạch đường giao thông nông thôn
HTĐ GTNT không chỉ là những tuyến đường huyết mạch nối trung tâm
huyện với các xã hoặc nối các trung tâm xã với nhau mà còn là các tuyến
đường liên thôn, liên xóm để nối các khu dân cư, phục vụ đời sống dân sinh.
Việc tạo bước đột phá trong phát triển giao thông có ý nghĩa rất quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Xác định tầm quan trọng
của giao thông thôn là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nên trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền
UBND tỉnh Hà Giang đã tập trung nhiều nguồn lực, sử dụng hiêu quả các
chương trình dự án đầu tư để phát triển mạng lưới hệ thống đường GTNT.
* Quan điểm:
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, chiến lược và quy hoạch phát triển giao
12


thông vận tải Quốc gia, các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt,
những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Đảm bảo thực hiện tốt
Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 cùng các
chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,đảm bảo quốc
phòng, an ninh.
- Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với bước đột phá
mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu GTVT đi trước một bước. Tập trung đầu tư dứt
điểm những công trình quan trọng bức thiết có vai trò động lực phát triển kinh
tế-xã hội, phát triển nhanh và bền vững, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
phải phù hợp với phát triển phương tiện vận tải, ứng dụng công nghệ mới, vật
liệu mới và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông.

- Phát triển hệ thống giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo gắn kết
với quy hoạch dân cư nhằm từng bước CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn,
gắn kết với tiềm năng phát triển du lịch và với các địa phương trong và ngoài
tỉnh. Chú trọng phát triển giao thông vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào các dân tộc có điều kiện sống khó khăn.
- Phát triển GTNT theo hướng thị trường, cạnh tranh lành mạnh, nâng
cao chất lượng dịch vụ, chi phí hợp lý và giá cả hợp lý, an toàn. Sử dụng
phương tiện tiết kiệm năng lượng và năng lượng sạch để giảm thiểu tác động
môi trường. Tạo điều kiện để phát triển các cơ sở công nghiệp GTVT, từng
bước phát triển các ngành dịch vụ vận tải tiên tiến, đa phương thức.
* Mục tiêu:
Trong giai đoạn 2010-2015: Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường liên
xóm, liên thôn, liên xã, đường ra huyện bê tông hóa và đảm bảo được lưu
thông quanh năm. Xây dựng làm mới các tuyến đường liên xã, đường xã
trọng yếu lên đường huyện, cải tạo, mở mới các tuyến giao thông kết nối đến
trung tâm các cụm xã, vùng kinh tế trọng điểm và thôn bản.
Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo chất lượng, bền vững,
phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn, đồng thời
13


phù hợp Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng đường GTNT, từng
bước hiện đại và kết nối mạng lưới giao thông của các huyện, xã, thôn, xóm
với mạng lưới giao thông của tỉnh, của Trung ương, tạo sự liên hoàn thông
suốt. Đảm bảo lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi, nhanh chóng.
Cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, tạo việc làm cho người dân
cũng như nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông tại địa bàn dân cư.
2.2.2. Kế hoạch xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn

Thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 - 2015. Trong đó có vấn đề xây dựng đường giao thông,
hoàn thiện hệ thống đường liên thôn, liên bản, phấn đấu ít nhất 50% đường ô
tô đi được, tập trung xây dựng mới kết hợp với cải tạo, nâng cấp hệ thống
đường phục vụ công tác quản lý biên giới. Đảm bảo 50% các thôn bản trên
địa bàn có đường bê tông.
Đường huyện 50% và tối thiểu 40% đường trục xã được cứng hóa bằng
nhựa hoặc bê tông xi măng, đường huyện, đường xã tối thiểu đạp chuẩn cấp
độ V theo quy định của Bộ xây dựng. Hệ thống cầu cống trên các tuyến
đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy
hoạch. Chỉ tiêu đề ra là 30% đường thôn bản được cứng hóa, đạt loại B GTNT trở lên. 20% đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt tiêu
chuẩn cấp C. Đảm bảo công tác bảo trì đường huyện, đường xã theo quy định.
Tiêu chuẩn kĩ thuật mặt đường của HTĐ GTNT rất chặt chẽ, mặt
đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ
giới và thô sơ, cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa,
nắng, nhiệt độ, gió…). Vì vậy để cho các phương tiện giao thông đi lại được
dễ dàng mặt đường cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

14


- Phải đủ độ bền vững dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp
qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh
cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.
- Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường
không bị đọng nước.
Mặt đường phải được xây dựng trên nền đường đất đã được đầm chặt
và ổn định. Vật liệu dùng làm mặt đường phải đủ độ cứng, chịu được tác dụng
của nước và sự thay đổi nhiệt độ. Nên vận dụng các loại vật liệu có sẵn của
địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành, tiết kiệm chi phí xây

dựng đường. Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu thỏa mãn các yêu cầu như đá,
sỏi, cát. Nếu trong các vùng không có vật liệu trên thì cần áp dụng các biện
pháp gia cố để làm tăng độ bền của vật liệu tại chỗ bằng cách thay đôiỉ thành
phần hạt hoặc trộn thêm chất kết dính như vôi, xi măng.
2.3. Tổ chức, kiểm tra xây dựng hệ hống đường giao thông
2.3.1. Xây dựng công trình đường bộ
Đường bộ có vai trò hết sức quan trọng, trong đời sống hàng ngày của
con người. Đường bộ là phương tiện, công cụ để con người, xe cộ di chuyển
đi lại. Đường bộ quyết định đến mọi mặt của đời sống, xã hội, kinh tế - chính
trị có phát triển hay không phụ thuộc khá lớn vào đường bộ. Đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay nước ta đang trong quá trình Hội nhập Quốc tế, tham gia
nhiều tổ chức lớn trên Thế giới, quá trình CNH – HĐH việc thay đổi bộ mặt
nông thôn là hết sức thiết yếu.
Đảng bộ các cấp tỉnh Hà Giang phối hợp cùng với nhân dân xây dựng
HTĐ GTNT. Đối với các thôn, xã, huyện thuộc vùng đặc biệt khó khăn: Hỗ
trợ 100% chi phí trực tiếp công trình, bao gồm các nội dung: Chi phí vật liệu,
chi phí máy thi công, chi phí nhân công, chi phí giám sát công trình, chi trả
cho ban giám sát thôn, xã. Các địa phương không thuộc vùng đặc biệt khó
khăn thì hỗ trợ phần nào đó, còn lại phải huy động sức người, sức của ở địa
15


phương. Chỉ tiêu đề ra áp dụng cho công tác xây dựng HTĐ GTNN cụ thể
sau: Đường giao thông thôn xóm, bề rộng mặt đường từ 2,0 m - 4,0 m đảm
bảo phương tiện phân khối lớn có thể di chuyển được.

HTĐ GTNT trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn rất kém phát triển, chủ yếu
vẫn là đường đất, đá sỏi. Đường nông thôn được bê tông hóa chỉ chiếm một
phần nhỏ so với cả nước. Một số vùng nông thôn thuộc xã Tiên Kiều, xã
Đồng Tâm, xã Nậm Ban, xã Nà Chì, xã Lũng Hồ… chưa được tiến hành xây

dựng đường nông thôn. Đặc biệt đoạn đường ở thôn Xà Lủng, xã Tà Lủng,
huyện, Mèo Vạc bị sạt lở đát đá nghiêm trọng do mưa bão kéo dài (2014).
Người dân và chính quyền địa phương chỉ lưu thông đường một cách thủ
công, chủ yếu để lấy lối cho người đi bộ, đường rất hẹp, xe ô tô không thể đi
lại được trong khu vực này. Đây là một hạn chế, tồn tại ở rất nhiều xã trên địa
bàn tỉnh Hà Giang. Từ việc đường giao thông không thuận lợi đời sống nhân
dân thôn Xà Lủng, xã Tà Lủng còn rất nghèo đói, nông sản thực phẩm phần
lớn là tự cung tự cấp, hạn chế ít có điều kiện giao lưu trao đổi với các xã,
huyện lân cận. Ảnh hưởng rất lớn tới đời sống người dân, kinh tế xã hội tụt
hậu kém phát triển.
Tìm hiểu thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi thấy được
sự khó khăn đến nhường nào của người dân trong xây dựng đường nông thôn.
Ý kiến của ông Lý Văn Tắc, trưởng thôn Minh Tiến cho biết: Đường đi khó
nên cả tháng dân mới xuống chợ huyện một lần, mang con gà, con lợn đi bán.
Thôn cũng trồng vài chục ha quế nhưng cũng vì xe ô tô không vào được nên
bán không được giá. Tháng 7/2015, thôn được hỗ trợ, xây dựng tuyến đường
từ trụ sở thôn đến ngã ba thôn Bản Măng dài 3,5km với tổng kinh phí hơn 900
triệu đồng nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng, tuyến đường này
mới thi công được 1,3 km thì bị tạm dừng do thiếu vốn đầu tư. Qua ý kiến của
trưởng thôn, tôi thấy Minh Tiến là một trong những thôn đặc biệt khó khăn
16


của xã Bản Rịa, huyện Quang Bình, vậy mà nguồn vốn UBND tỉnh đầu tư
100% cho các thôn nghèo lại chưa thực sự triệt để, đến tận tay người dân, để
tiến hành bê tông hóa đường đất. Chưa nhận được sự quan tâm sát xao chỉ đạo
từ chính quyền huyện, UBND tỉnh, chưa có cán bộ quản lý bắt tay vào xây
dựng đường bê tông cùng nhân dân, chính quyền địa phương thôn Minh tiến
còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại [Xem phụ lục 1; Tr. 34].
Nhận thấy tình hình khó khăn cấp thiết, UBND tỉnh Hà Giang đã đề ra

một số dự án xây dựng, cải thiện HTĐ GTNT. Có dự án đã đi vào thực hiện,
dự kiến hoàn thành vào năm 2015.
Bảng 2.1. Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn bảo trì đường bộ
tỉnh Hà Giang năm 2014
Chủ đầu

Địa

Tổng Thời

Tình hình

Kế

tư / Đơn

điểm

mức

gian

thực hiện

hoạch

Tên công trình

vị


xây

đầu

thực

dựng
Thôn



Làm làn đường

QLDA
UBND

hiện
Quý I

Lập xong

năm

dự toán và

2015

bàn giao

T

T

bằng đá hộc trên xã Thanh
1

Thanh

250

giao

đường giao

Vân -

Long

thông nông thôn

Huyện



xong địa

xã Thanh Vân

Quản Bạ

Thanh


điểm xây

Làm làn đường

UBND

Vân
Thôn

Quý I

dựng
Lập xong

năm

dự toán và 250

bằng đá hộc trên xã Tùng

Tùng

đường giao

Vài -

Pàng –

Huyện




xong địa

Quản Bạ

Tùng

điểm xây

2 thông nông thôn
xã Tùng Vài -

250

250

2015

bàn giao

Huyện Quản Bạ
Vài
dựng
[Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn bảo trì
đường bộ tỉnh Hà Giang năm 2014]
17



Các dự án trên sử dụng quỹ bảo trì đường bộ năm 2014, ở một số xã
trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trong đó dự án, UBND tỉnh Hà Giang đã tích cực
chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ, tiến hành thanh tra kiểm tra thường xuyên và đạt
hiệu quả xây dựng cao. Hai dự án làm làn đường bằng đá hộc trên đường
GTNT của thôn Thanh Long xã Thanh Vân cùng với thôn Tùng Pàng xã Tùng
Vài thuộc huyện Quản Bạ (2015). Hai dự án cho đến nay đang trong quá trình
hoàn thiện. Đường GTNT trên địa bàn huyện Quản Bạ nói riêng và cả tỉnh Hà
Giang nói chung đã có sự thay đổi căn bản sâu sắc, đường xá thuận lợi,
phương tiện lưu thông dễ dàng hơn.
Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Hà Giang đã ban hành
Nghị quyết số 40/2012/NQ-HĐND ngày 12/12/2012, về hỗ trợ từ ngân sách
Nhà nước cho một số nội dung, công việc thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ toàn bộ xi
măng để bê tông hóa đường đến bản và đường nội bộ bản, tiểu khu, tổ dân
phố và cứng hóa đường trục chính nội đồng. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành
hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị quyết, với phương châm “Nhân dân tự
làm, Nhà nước hỗ trợ”. Quá trình triển khai thực hiện đã nhận được sự hưởng
ứng tích cực của nhân dân, tạo thành phòng trào thi đua sôi nổi giữa các xã,
phường, bản, tiểu khu, tổ dân phố. Huy động được sự đóng góp của các tổ
chức, doanh nghiệp và đóng góp của nhân dân để làm đường GTNT, nhân dân
là người trực tiếp thi công, kiểm tra, giám sát và quản lý công trình.
Trên địa bàn thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc, không khí lao động làm
đường bê tông sôi nổi của hơn 200 hộ dân trong toàn thôn. Tổng chiều dài của
tuyến đường là 1,7km xã đã hỗ trợ nhân dân 100% xi măng và 50% vật liệu,
còn người nông dân đóng góp ngày công và 50% vật liệu cùng tham gia làm
đường bê tông. Để công trình được thi công đảm bảo chất lượng, kịp thời về
tiến độ thôn đã thành lập Ban chỉ đạo, chia các hộ gia đình thành nhiều đội để
tham gia làm đường. Trên cơ sở tính toán kỹ chi phí thôn Vĩnh Sơn đã đầu tư

18



mua một máy trộn bê tông để vừa tiết kiệm kinh phí, đồng thời cũng là đẩy
nhanh tiến độ xâydựng [ Xem phụ lục 2; Tr. 34].
2.3.2. Xây dựng công trình cầu cống
Hệ thống cầu dân sinh trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngày càng xuống cấp
nghiêm trọng. Người dân chỉ sửa chữa một cách tạm bợ, chú trọng tới các
trước mắt còn về lâu dài thì chưa đề cập tới nhiều. Người dân và phương tiện
di chuyển qua lại rất khó khăn, rất nguy hiểm. Vấn đề cấp thiết ngay bây giờ
là xây dựng hệ thống cầu cống bằng xi măng cốt thép, cố định lâu dài, đảm
bảo an toàn theo tiêu chuẩn của bộ giao thông quy định.
Theo số liệu thống kê mới nhất của UBND tỉnh Hà Giang năm 2015
cho thấy số lượng cầu dân sinh trên địa bàn tỉnh xuống cấp nghiêm trọng còn
rất nhiều. Đặc biệt cầu treo thôn Vô Điếm thuộc xã Vô Điếm, huyện Bắc
Quang vắt ngang qua sông Lô rất lỏng lẻo, nguy hiểm. Qua quan sát thanh sắt
và mảnh gỗ được nối với nhau từ rất lâu, nhìn khá là cũ, không đảm bảo an
toàn của một cầu treo dân sinh. Vậy mà hàng ngày hàng trăm con người vẫn
phải băng qua cây cầu tồi tàn, xuống cấp như vậy để rat rung tâm huyện, các
xa lân cận. Người dân như đánh cược mạng sống của mình khi đi qua cây cầu,
đường duy nhất để đi ra bên ngoài các xã, trung tâm huyện. Cây cầu xuống
cấp đến mức này mà chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền
[ Xem phụ lục 3; Tr. 35].
Cây cầu treo xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì – Hà Giang
được xây dựng, đưa vào sử dụng từ năm 2004, có chiều dài hơn 70 m, bắc qua
sông, nối từ thị trấn Vinh Quang sang các xã Bản Giàng, Hồng Quang, đã
xuống cấp từ lâu, rất nguy hiểm. Năm 2012, theo báo cáo cho thấy, các dây
cáp của cây cầu hoen gỉ nặng, lại trùng xuống rất nguy hiểm, có biểu hiện đứt
dây cáp bất cứ lúc nào. Các thanh gỗ lát mặt cầu và nhiều thanh gỗ, lan can
thành cầu cũng đều bị mục nát rơi xuống sông, tạo ra khe hở lớn trên mặt cầu,
gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại. Cho đến 6/ 2015, UBND

19


tỉnh mới phê duyệt nguồn vốn và tiến hành bê tông hóa cây cầu. Trong quá
trình xây dựng, chưa nhận nhiều được sự quan tâm của UBND huyện Hoàng
Su Phì, của UBND tỉnh Hà Giang, đến nay cây cầu vẫn đang trong quá trình
xây dựng, chưa đi vào sử dụng. Cho thấy sự chậm trễ, trì hoãn trong quá trình
xây cầu, các cấp chính quyền chưa thường xuyên trực tiếp chỉ đạo.
Tuy nhiên bên cạnh đó, đã có một số địa phương được tiến hành xây
dựng cầu dân sinh mới. Công trình cầu treo thôn Lùng Càng nằm trong dự án
xây dựng 9 cầu treo dân sinh do Bộ Giao thông - Vận tải đầu tư mong muốn
đem lại niềm vui cho các em nhỏ và nhân dân tại các xã vùng sâu, vùng xa
trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Cây cầu chính là con đường huyết mạch nối liền
giữa thôn Lùng Càng và thôn Khâu Lừa ra trung tâm xã Minh Ngọc. Trong
thôn có 100% là đồng bào dân tộc, sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm
nghiệp, sản xuất nhiều khi bị chậm thời vụ do phải chờ đợi nước lũ rút mới
qua suối để cày cấy, các sản phẩm của bà con làm ra thường phải bán với giá
thấp hơn thị trường do giao thông đi lại khó khăn, chính vì vậy mà tỷ lệ hộ
nghèo trong thôn vẫn còn ở mức cao, chiếm trên 50%.
Năm 2014, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cây cầu treo
thôn Lùng Càng được khởi công xây dựng vào tháng 11/2014. Cầu treo Lùng
Càng được đưa vào sử dụng từ tháng 2/2015 với chiều rộng 1,5m, chiều dài
60m. Ước mơ bao đời của đồng bào trong thôn đã thành hiện thực. Nhờ có
cây cầu mới mà 133 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây có thể đi lại thuận
tiện hơn, cây cầu hoàn thành góp phần thúc đẩy việc sản xuất và thông thương
hàng hóa, giúp nhân dân dễ dàng tiêu thụ các sản phẩm làm ra, thúc đẩy kinh
tế, xã hội của thôn từng bước phát triển, đồng thời còn giúp cho các em học
sinh trong thôn đến trường an toàn, không còn lo phải nghỉ học vì mưa, lũ
[ Xem phụ lục 4; Tr. 35].


20


2.3.3 . Kiểm tra trong quá trình xây dựng
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị
quyết, với phương châm “Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ”. Quá trình triển
khai thực hiện đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, tạo thành
phòng trào thi đua sôi nổi giữa các xã, phường, bản, tiểu khu, tổ dân phố; huy
động được sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và đóng góp của nhân
dân để làm đường GTNT, nhân dân là người trực tiếp thi công, kiểm tra, giám
sát và quản lý công trình.
Trong quá trình xây dựng HTĐ GTNT khâu giám sát, kiểm tra của các
cán bộ các nhà chức trách là hết sức cần thiết và quan trọng. Cán bộ chuyên
trách được phân công chỉ đạo phải thường xuyên xuống kiểm tra, đôn đốc,
cùng nhân dân địa phương làm đường. Kiểm tra tư liệu trên giấy tờ phù hợp
với thực tiễn của từng địa phương. Có những quyết định kịp thời đúng đắn
phù hợp với điều kiện địa hình của mỗi thôn. Chỉ đạo sát xao tạo hiệu quả lao
động, xây dựng đoạn đường trong khoảng thời gian nhất định, tránh tình trạng
trì trệ, kéo dài thời gian, tốn tiền bạc công sức của nhân dân.
Kiểm tra hồ sơ vật liệu, các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, chứng chỉ
xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu, thiết bị máy móc do nơi sản xuất
cấp, các phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị máy móc.
Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào
công tác xây dựng, các vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào tiến hành
xây dựng đều phải được kiểm tra về chủng loại, quy cách, xuất xứ theo hồ sơ
chất lượng đã được cán bộ các cấp chấp thuận.
* Tiểu kết
Trong chương 2 tôi đã trình bày về thực trạng xây dựng HTĐ GTNT
tại địa phương của UBND tỉnh Hà Giang. Bên cạnh một số thuận lợi, Hà
Giang còn tồn tại rất nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, xây dựng dự

án đường GTNT. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Hà
21


×