Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương của UBND xã Dương Hà huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.73 KB, 43 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “ Công tác xây dựng nông thôn mới tại địa
phương của UBND xã Dương Hà- huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội”
là kết quả của quá trình nghiên cứu của riêng tôi. Nếu bị khiếu nại hay thắc
mắc, Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này thì ngoài sự cố gắng nỗ
lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô giáo; bạn bè trong
lớp và UBND xã Dương Hà. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn
phương pháp nghiên cứu khoa học – TS.Bùi Thị Ánh Vân đã tận tình hướng
dẫn Tôi trong suôt quá trình thực hiện đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài nhưng do còn hạn chế về mặt thời
gian và kiến thức nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn
thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2016


DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BNNPTNT

Chữ dầy đủ
Bộ Nông Nghiệp phát triển nông thôn

BCĐ



Ban chỉ đạo

CN-TTCN-XD

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

MTTQ
HĐND
HĐND
HTXDVNN
HTXDTTCN
TNHH
TNCS
THCS
THPT
UBND

Mặt trận tổ quốc
Hội dồng nhân dân
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Thanh niên cộng sản
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy ban nhân dân

MỤC LỤ



MỞ ĐẦU

1

Chương 1. Lý luận chung về công tác xây dựng nông thôn mới ở xã Dương Hà huyện
Gia Lâm thành phố Hà Nội 4

1.1.Lý luận chung về công tác xây dựng nông thôn mới...............................4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................4
1.1.2. Tính cấp thiết của công tác xây dựng nông thôn mới.......................4
1.1.3. Thể chế nhà nước về công tác xây dựng nông thôn mới..................6
1.2. Khái quát về xã Dương Hà huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội..............9
1.2.1. Lịch sử, vị trí địa lý, diện tích, địa hình...........................................9
1.2.2. Điều kiện tự nhiên..........................................................................10
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội..................................................................10
* Tiểu kết

11

Chương 2. Thưc trạng công tác xây dựng nông thôn mới xã Dương Hà, huyện Gia
Lâm thành phố Hà Nội
12

2.1 Sự chỉ đạo của UBND xã Dương Hà trong công tác xây dựng nông thôn
mới...............................................................................................................12
2.2. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất tại xã Dương Hà......................13
2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.....................................13
2.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp...................................................14

2.2.3. Tình hình phát triển CN- TTCN- XD.............................................15
2.2.4. Tình hình phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch..........................15
2.3. Nguồn lực của công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Dương Hà.....15
2.3.1 Nguồn vốn.......................................................................................15
2.3.2. Nguồn lao động...............................................................................16
2.4. Những tiêu chí đạt được và chưa đạt được trong công tác xây dựng
nông thôn mới tại xã Dương Hà..................................................................16


2.4.1. Những vấn đề đạt được..................................................................16
2.4.2. Những vấn đề chưa đạt được..........................................................21
2.5. Đánh giá tiềm năng của xã....................................................................26
2.5.1 Thuận lợi..........................................................................................26
2.5.2. Khó khăn........................................................................................26
* Tiểu kết

27

Chương 3. Một số giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới
xã Dương Hà, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
28

3.1. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền.........................................................28
3.2. Tiến hành xây dựng các dự án thành phần............................................28
3.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế và củng cố các hình thức tổ chức sản xuất. 30
3.3.1. Đào tạo nghề...................................................................................30
3.3.2. Các giải pháp phát triển CN- TTCN- XD......................................30
3.4. Đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội và môi trường.............................30
3.4.1.Giáo dục, đào tạo.............................................................................30
3.4.2. Văn hóa, thể thao............................................................................30

3.4.3. Y tế và bảo vệ môi trường..............................................................30
* Tiểu kết

31

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

33


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về
thành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập
quán của cộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết
cho cuộc sống con người. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một
nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông
dân còn thấp.Vì vậy, xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước Việt
Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tôi sinh viên ngành quản lý nhà nước tìm hiểu đề tài với mong muốn
được kiểm nghiệm những kiến thức đã học trên giảng đường; muốn khám phá
năng lực của bản thân, hơn nữa xuất thân từ nơi thôn làng, là một người yêu
quê hương tôi muốn tìm hiểu sự phát triển tại quê hương, tại địa phương mình
để sau này có thể góp phần giúp địa phương phát triển.
Xã Dương Hà giàu đẹp hơn.
Từ năm 2011 xã Dương Hà đã bắt đầu triển khai huyện Gia Lâm thành
phố Hà Nội là quê hương của tôi - địa phương tôi đặt đề tài để nghiên cứu.
Trên thực tế thì ở địa phương của tôi chưa có ai thực hiện vấn đề nghiên cứu

này và tôi cũng muốn đóng góp ý kiến của mình cho chính quyền địa phương
để xây dựng quê hương gii áp dụng hoạt động nông thôn mới của chính phủ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Đề án xây dựng nông thôn mới của ban quản lý dự án xây dựng nông
thôn mới xã Dương Hà.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu.

1


3.1.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới tãi xã Dương Hà và trên
cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới
tại xã Dương Hà huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông
thôn mới
- Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Dương Hà Gia Lâm - Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần xây dựng xây
dựng thành công mô hình nông thôn mới tại xã Dương Hà huyện Gia Lâm
thành phố Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu về công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Dương Hà để
làm rõ được thuận lợi, khó khăn và đề ra được phương hướng giải quyết tốt
nhất để xã xây dựng thành công mô hình nông thôn mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác xây dựng nông thôn mới
tại xã Dương Hà huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội

- Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô
hình nông thôn mới, cụ thể là xây dựng nông thôn mới tại xã Dương Hà
huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn xã Dương Hà huyện Gia Lâm thành phố
Hà Nội
- Phạm vi thời gian:
2


+ Thời gian nghiên cứu thực trạng: Từ năm 2011 – 2014
+ Thời gian thực hiện đề tài: 10/2016 – 11/2016
5. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm cơ bản của xã Dương Hà
- Thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã Dương Hà
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới xã.
- Các giải pháp đề xuất nhăm nâng cao hiệu quả công tác triển khai
chương trình nông thôn mới xã Dương Hà
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Điều tra thu thập số liệu:
Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê của xã với các tư
liệu về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống của xã.
6.2. Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất,
tổng số, thời gian chi phí thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã
- Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đói chiếu giữa các năm, trước
và sau khi xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã. Từ đó thấy được sự khac
biệt và hiệu quả khi áp dung mô hình nông thôn mới.
7.Bố cục đề tài
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về công tác xây dựng nông thôn mới ở xã
Dương Hà, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Chương 2: Thưc trạng công tác xây dựng nông thôn mới xã Dương Hà
huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
Chương 3. Một số giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác xây dựng
nông thôn mới xã Dương Hà huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

3


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở XÃ DƯƠNG HÀ HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1
1.1.1

Lý luận chung về công tác xây dựng nông thôn mới
Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn:
- Đến nay, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo

Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là ủy ban nhân dân xã".
1.1.1.2. Khái niệm nông thôn mới:
- Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người
dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và
thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản
lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý
giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ
thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã
hội
1.1.2. Tính cấp thiết của công tác xây dựng nông thôn mới
1.1.2.1: Thực tiễn nông thôn Việt Nam
Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi,
còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công
4


trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao
thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư
nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất
về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa
được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ
sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác,
kinh tế hộ kém phát triển.
Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn
chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản
chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong
nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ.
Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành
phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế
trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao,
cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm

nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá
truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục…);
nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế – xã
hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch.
Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần
3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông
thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa.

5


Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp.Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn
lạc hậu, nông dân nghèo khó.
1.1.3. Thể chế nhà nước về công tác xây dựng nông thôn mới
Theo: “19 Tiêu chí xây dựng Nông thôn mới cấp xã khu vực Bắc
Trung Bộ (Theo quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 14/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ)”
Nhóm 1: Quy hoạch
1. Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn
mới. Chỉ tiêu: Đạt.
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội
2. Tiêu chí giao thông

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 100%.
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ
thuật của Bộ GTVT. Chỉ tiêu: 75%.
- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa. Chỉ
tiêu 100% (70% cứng hoá)
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại
phải thuận tiện. Chỉ tiêu: 70%.
3. Tiêu chí Thủy lợi
- Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Chỉ
tiêu: Đạt.

6


- Tỷ lệ km đường mương do xã quản lý được kiên cố hoá. Chỉ tiêu
85%.
4. Tiêu chí Điện
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Chỉ tiêu:
Đạt.
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. Chỉ
tiêu: 98%.
5. Tiêu chí Trường học
- Tỷ lệ trường học các cấp: mần non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ
sở vật chất đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu 80%.
6. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá
- Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT và Du lịch.
Chỉ tiêu: Đạt.
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ
VH-TT và Du lịch. Chỉ tiêu: 100%.

7. Tiêu chí Chợ nông thôn
- Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Chỉ tiêu: Đạt.
8. Tiêu chí Bưu điện
- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Chi tiêu: Đạt
- Có internet đến nông thôn. Chỉ tiêu: Đạt.
9. Tiêu chí nhà ở dân cư
- Nhà tạm dột nát. Chỉ tiêu: Không
- Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng. Chỉ tiêu: 80%.
Nhóm 3: Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất
10. Tiêu chí thu nhập
Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của
tỉnh. Chỉ tiêu: 1,4 lần.
11. Tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo
- Tỷ lệ hộ nghèo dưới mức 6%. Chỉ tiêu: 5%.
7


12. Tiêu chí cơ cấu lao động
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực, nông thôn, nghề
nghiệp. Chỉ tiêu: 35%
13. Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sinh hoạt có hiệu quả. Chỉ tiêu: Có
14. Tiêu chí giáo dục
- Phổ cập giáo dục trung học. Chỉ tiêu: Đạt
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục họcTHPT. Chỉ tiêu:
85%
15. Tiêu chí Y tế
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Chỉ tiêu: Đạt
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Chỉ tiêu: Đạt
16. Tiêu chí Văn hoá

- Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo
quy định của Bộ VH-TT&DL. Chỉ tiêu: Đạt
- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc
gia. Chỉ tiêu: 85%
17. Tiêu chí Môi trường
- Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường. Chỉ tiêu: Đạt
- Không có hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh - sạch - đẹp. Chỉ tiêu: Đạt
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chỉ tiêu: Đạt
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Chỉ tiêu:
Đạt
18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
- Cán bộ xã đạt chuẩn. Chỉ tiêu: Đạt
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Chỉ
tiêu: Đạt

8


- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”.
Chỉ tiêu: Đạt
- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở
lên. Chỉ tiêu: Đạt
19. Tiêu chí An ninh - Trật tự xã hội
An ninh xã hội được giữ vững. Chỉ tiêu: Đạt.
1.2. Khái quát về xã Dương Hà huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội
1.2.1. Lịch sử, vị trí địa lý, diện tích, địa hình
- Lịch sử hình thành: Theo cổng thông tin UBND huyện Gia Lâm –
xã DươngHà: “Dương Hà nằm trong vùng đất cổ. Dưới thời Hùng Vương,
Dương Hà thuộc bộ lạc Rồng của Bộ Vũ Ninh. Trong thời bắc thuộc là đất

huyện Luy Lâu- Long Biên, quận Giao Chỉ. Thời Lý, Trần thuộc Lộ Bắc
Giang, sau là Phủ Thiên Đức, thời Lê thuộc Kinh Bắc Đạo ( sau đổi thành
Kinh bắc).Từ xa xưa, Dương Hà thuộc trại Hạ Dương (nằm trong tổng Hạ
Dương) gồm 4 thôn là Dương Thượng (nay là thôn Thượng), Ninh Nhân (nay
là thôn Trung) Lạc Thủy (nay là thôn Hạ) và ấp Tùng Đình.Thời Thuộc Pháp,
huyện ủy Từ Sơn quyết định sáp nhập các xã của tổng Hạ Dương thành một
xã lấy tên là Năng Hạ. Tháng 7/1955 Chính Phủ ra quyết định tách xã Năng
Hạ thành 3 xã là Dương Hà, Đình Xuyên và Ninh Niệp thuộc huyện từ Sơn,
Bắc Ninh. Năm 1961 theo quyết định của Hội đồng Chính phủ xã Dương Hà
và 5 xã khác thuộc vùng bắc Đuống cắt chuyển về huyện Gia lâm, Hà Nội.”
- Vị trí địa lý, diện tích, địa hình: Xã Dương Hà là một xã thuộc huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Nằm ở phía bắc sông Đuống, giáp các xã Phù
Đổng; Đình Xuyên; Ninh Hiệp và thị trấn Yên Viên.
(Bản đồ xem phần phụ lục1 trang 34 ).

9


-Xã Dương Hà ngày nay có 3 thôn là thôn Thượng, thôn Trung và thôn
Hạ với tổng diện tích tự nhiên 267,42 ha, trong đó đất ở là 28,8 ha, đất cánh
tác nông nghiệp là 155,1 ha.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình xã Dương Hà bị chia cắt bởi hệ thống sông Đuống thành 2
vùng rõ rệt:
- Vùng đất ngoài bãi đất (gồm một phần dân cư của thôn Hạ) đất canh
tác được phù sa bồi đắp hàng năm, đồng thời cũng bị sụt lở từng đoạn có tầng
canh tác sâu, thích hợp với các loại rau màu.
- Khu vực trong đê là đất thịt, địa hình phức tạp do hậu quả các lần vỡ
đê, tạo thành nhiều đầm, ao, hồ, đất đai khó canh tác.
- Xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông hồng nên mang kiểu khí hậu

nhiệt đới gió mùa và có một mùa đông lạnh. Đây là điều kiện phát triển cây
lúa nước, một số loại cây hoa màu và cây xứ lạnh.
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội.
- Kinh tế: Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới,
dưới dự lãnh đạo của đảng bộ, sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của chính
quyền và sự hỗ trợ tích cực từ các đoàn thể, nhân dân xã Dương Hà đã phát
huy có hiệu quả lợi thế của xã ven thị đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng:
giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng Thương mại- Dịch
vụ - Xây dựng cơ bản. Xã khuyến khích và tạo nhiều cơ hội tốt để các thôn
duy trì nghề truyền thống và phát triển các nghề mới.Hiện tại thôn Trung tiếp
tục duy trì nghề nấu rượu, nuôi lợn.Thôn Hạ phát triển nghề sơ chế thuốc
nam, nghề sản xuất chậu hoa và làm cây cảnh.Thôn thượng phát triển các loại
hình dịch vụ, buôn bán đường dài.

10


Hiện tại trên địa bàn xã đã có hàng chục hộ có xưởng may gia công, sản
xuất chậu cây cảnh, sản xuất gạch bê tông, bóc gỗ, sơ chế thuốc nam, chăn
nuôi quy mô vừa ….tạo việc làm thường xuyên và thu nhập cao cho hàng
trăm lao động nông thôn.
Ngoài ra xã còn khai thác triệt để lợi thế xã ven đê có đồng cỏ tự nhiên
để phát triển chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên để đảm bảo sự phát triển bền vững
trong xu thế đất nông nghiệp ngày một thu hẹp, xã Dương Hà đã lập quy
hoạch sử dụng toàn bộ đất bãi ven sông vào việc quy vùng chăn nuôi và phát
triển các ngành nghề truyền thống. Năm 2011, tổng giá trị kinh tế chủ yếu của
xã đạt trên 105 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2010 thu nhập bình quân đầu
người đạt 1.450 nghìn đồng một tháng.
- Xã hội tôn giáo: Toàn xã hiện có 5900 nhân khẩu với 1590 hộ gia
đình, Trong đó thôn Hạ có 17/60 hộ theo đạo Thiên chúa giáo. Trên địa bàn xã

có 3 thôn thì cả 3 thôn đều có đình, chùa và miếu được xây dựng từ lâu đời để
thờ Đại Vương Thiên Thần và thành Hoàng làng Hà Uyên - một vị tướng có
công phò tá giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc phương Bắc. Hiện các đình và
chùa của 3 thôn trong xã đều đã được xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc
nghệ thuật được Nhà nước đầu tư tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng để tôn tạo,
tu bổ thành các điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng kết hợp du lịch
danh thắng của Thù đô.
* Tiểu kết
Qua chương 1 tôi đã khái quát các nội dung liên quan đến xã Dương
Hà, những điều cơ bản trong công tác xây dựng nông thôn mới cần có. Đây là
những yếu tố không thể thiếu trong công tác xây dựng nông thôn mới

11


CHƯƠNG 2
THƯC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ DƯƠNG HÀ, HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Sự chỉ đạo của UBND xã Dương Hà trong công tác xây dựng nông
thôn mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã Dương Hà đã chủ động tổ
chức triển khai, tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân về Chương trình xây
dựng nông thôn mới. Cụ thể như UBND xã đã chủ động phối hợp với UBMT
tổ quốc xã triển khai nhiều cuộc họp dân chính Đảng để tuyên truyền, vận
động nhân dân và các thành viên của các tổ chức quần chúng cùng thực hiện,
hướng dẫn các xóm tổ chức họp triển khai đồng bộ đến các hộ gia đình. Đài
truyền thanh của xã liên tục phát các thông tin về xây dựng nông thôn mới,
thông báo kịp thời các chủ trương, nghị quyết, quyết định của Đảng ủy,
HĐND, UBND xã đến mọi người dân. UBND xã đã kịp thời phát hiện, động
viên khen thưởng những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phát

hiện và xử lý kịp thời những thắc mắc của dân trong quá trình thực hiện.
UBND xã cũng đã nỗ lực để phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân
trong quá trình thực hiện các tiêu chí, nhất là tiêu chí về giao thông, vì vậy
được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng hứng cao.
Với sự vào cuộc tích cực, chủ động, có trách nhiệm cao, UBND xã
Dương Hà đã thực hiện sớm những công việc cần phải làm trong quá trình
thực hiện xây dựng nông thôn mới như chỉ đạo và thực hiện tốt công tác xây
dựng quy hoạch và công bố quy hoạch theo đúng hướng dẫn của cấp trên và
đã sớm đạt tiêu chí về quy hoạch, vận động nhân dân tham gia hiến đất và
đóng góp vốn xây dựng giao thông nông thôn và giao thông nội đồng, chuyển

12


đổi ruộng đất với số tiền 119,34 tỷ đồng. UBND xã Dương Hà còn chủ động
rà soát và tổ chức thực hiện quyết liệt các tiêu chí về trường học, điện, cơ sở
vật chất văn hóa, bưu điện, nhà ở dân cư, nâng cao thu nhập bình quân đầu
người, thực hiện các giải pháp về xóa đói giảm nghèo như hỗ trợ người nghèo
vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động đi xuất khẩu lao động,
thành lập các tổ hợp tác về khai thác nhựa thông, tổ hợp tác dùng nước, tổ hợp
tác dịch vụ nông nghiệp. UBND xã Dương Hà cũng đã tổ chức được nhiều
lớp đào tạo nghề cho người lao động, đảm bảo cho người dân được sử dụng
nước sạch hợp vệ sinh, đảm bảo các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã
thực hiện đăng ký, xác nhận các hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định
gắn liền với kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường. UBND xã cũng rất chủ
động trong việc giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, chỉ đạo phòng ngừa
tốt, không để xảy ra trên địa bàn các hoạt động chống Đảng, chống chính
quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại các mục tiêu kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. UBND xã tích cực, thường xuyên tuyên
truyền, không để xảy ra gây rối an ninh trật tự, mâu thuẫn, tranh chấp phức

tạp, khiếu kiện đông người trái pháp luật, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hộị
trên địa bàn. Với vai trò đầu mối trực tiếp tổ chức thực hiện, UBND xã cùng
với sự tham gia của cả hệ thống chính trị đã giúp xã Dương Hà đạt được
nhiều tiêu chí trong công tác xây dựng nông thôn mới.
2.2. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất tại xã Dương Hà
2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Theo đề án xây dựng nông thôn mới của UBND xã Dương Hà: “Năm
2011, giá trị sản xuất tăng 12% so với năm 2010. Tổng giá trị sản xuất năm
2010 đạt 40,2 tỷ đồng theo giá cố định trong đó: Nông nghiệp đạt 11,2 tỷ
đồng, CN-TTCN-XD đạt 21,5 tỷ đồng, Thương mại – Dịch vụ đạt 7,5 tỷ đồng.

13


Cơ cấu kinh tế năm 2010: Nông nghiệp 27,9%, CN- TTCN- XD53,9%;
Thương mại - dich vụ 18,6%. Nông nghiệp chiếm vai trò không đáng kể trong
nguồn thu ngân của nhân dân trong xã.”
2.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp
Thương mại dịch vụ và công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
phát triển mạnh, thu hút nhiều lao động và mang lại thu nhập cao nên nông
nghiệp Dương Hà chỉ còn chiếm vai trò thứ yếu và không được người dân
trong xã quan tâm. Trong xã chỉ còn 254 hộ nông nghiệp. Đa số các hộ dân
chỉ sản xuất nông nghiệp để giữ đất chờ đền bù khi Nhà nước thu hồi. Một số
hộ bỏ đất không sản xuất nông nghiệp
Ngành trồng trọt ở Dương Hà rất đơn điệu, chủ yếu là trồng lúa và ngô.
Năm 2010 diện tích đất gieo trồng lúa cả năm là 110,8 ha, sản lượng lúa đạt
551.4 tấn; diện tích đất gieo trồng ngô cả năm là 126,4 ha, sản lượng ngô đạt
568,7 tấn. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn và gà. Tổng đàn lợn
trong xã là 2.586 con, đàn gà có 62 nghìn con. Đàn bò có 318 con.
(Xem phụ lục 3; trang 36)

TT
I
1

2
3

Chỉ tiêu
Quy mô
Đàn bò
Bò cày kéo
Bò sinh sản

Đàn lợn
Đàn gia cầm

ĐVT

Năm 2010

Năm 2011

Con
Con
Con
Con
Con
1000 Con

290

3
215
72
2800
48

318
0
239
79
2568
62

Một số hộ dân có nguyện vọng đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa
quy mô vừa và lớn nhưng lại gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất do công tác
dồn điền đổi thửa không thuận lợi. Mặt khác cơ chế chính sách khuyến khích
phát triển kinh tế trang trại chưa tạo được động lực thúc đẩy người dân Dương
Hà đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.
14


2.2.3. Tình hình phát triển CN- TTCN- XD
Các ngàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ở Dương Hà
phát triển đa dang dạng gồm: Xây dựng, sản xuất đồ gỗ, dệt may, nấu rượu,
làm bún, sản xuất cửa sắt, sản xuất nhôm kính, khoan giếng, xay xát, chế biến
giò chả. Do khó khăn về mặt bằng sản xuất nên còn nhiều hộ chế biến nông
sản, cắt may... đều phải tổ chức sản xuất xen lẫn trong các khu dân cư, không
đảm bảo vệ sinh môi trường, Để gìn giữ môi trường khu dân cư cần phải quy
hoạch khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện di dời các cơ sở sản xuất công
nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khu dân cư và tạo kiện mặt bằng cho các

hộ mở rộng quy mô sản xuất.
2.2.4. Tình hình phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
Thương mại, dich vụ ở Dương Hà phát triển rất đa dạng, giá trị sản xuất
năm 2011 đạt 7,5 tỷ đồng, chiếm 18,6% tổng GTSX toàn xã. Các hoạt động
thương mại ở Dương Hà chủ yếu gần chợ với các mặt hàng kinh doanh dịch
vụ là: kinh doanh lương thực, thức ăn, chăn nuôi, bán hàng khô tạp hóa, bia,
bánh kẹo, cửa hàng ăn uống, cắt tóc,...
Tuy nhiên, ngành thương mại- dịch vụ ở Dương Hà phát triển vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng do cơ sở hạ tầng thương mại đặc biệt là hệ thống
trợ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu kinh doanh thương mại và dịch vụ của nhân
dân.
(Hiện trạng và dự kiến phát triển các ngành nông nghiệp, chăn nuôi,
công nghiệp, thương mại – dịch vụ xem phần phụ lục )
2.3. Nguồn lực của công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Dương Hà.
2.3.1 Nguồn vốn
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, Ngành Trung
ương, của huyện ủy, Ủy ban nhândân huyện, sự phối hợp có hiệu quả trong tổ
chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động
15


được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của toàn
xã hội đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới.
- Các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận, đoàn thể các cấp đã tranh thủ vốn từ các
Chương trình, dự án lồng ghép đầu tư vào khu vực nông thôn phát huy được
hiệu quả. Các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo
đúng hướng dẫn của Trung ương, lấy việc xây dựng hộ gia đình nông thôn mới
làm hạt nhân, chọn những tiêu chí dễ, tiêu chí ít vốn đầu tư để thực hiện trước,
tiêu chí khó làm sau. Bước đầu đã có những mô hình, cách làm phù hợp trong
triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn vốn: Nhiều công trình kết cấu hạ tầng (về thủy lợi, điện,
đường, trường, trạm, các thiết chế văn hóa, chợnông thôn và xây dựng nhà ở
dân cư, v, v, …) phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh khu vực nông
thôn được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, với tổng vốn đầu tư hơn 5
tỷ đồng cùng với sự đóng góp của nhân dân địa phương, các tổ chức xã hội
và các công ty doanh nghiệp trên địa bàn xã đã góp phần hoàn thành nhiều
tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
2.3.2. Nguồn lao động
- Nguồn lao động: Năm 2011, ở các huyện, thành phố, thị xã thuộc địa
bàn thành phố Hà Nội ( trong đó có xã Dương Hà) đã tổ chức dạy nghề cho
hơn chín nghìn lao động nông thôn, tập trung đào tạo từ 1 đến 3 tháng, ngành
nghề đào tạo chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, thủ công công nghiệp, các
làng nghề cổ truyền. Đối với nông nghiệp chú trọng vào việc áp dụng khoa
học kỹ thuật để nâng cao sản lượng và chất lượng cây trồng. Đối với thủ công
nghiệp chủ yếu hướng người lao động đến với ngành dệt may da giày.
2.4. Những tiêu chí đạt được và chưa đạt được trong công tác xây dựng
nông thôn mới tại xã Dương Hà
2.4.1. Những tiêu chí đạt được
16


- Về điện
Hiện tại,xã Dương Hà có 100% số hộ được sử dụng điện lưới thường
xuyên, an toàn. Giá tính điện được tính theo giá bậc thang.Hệ thống lưới điện
ở xã Dương Hà hiện tại do Ngành điện trực tiếp quản lý.
Lưới điện của xã hiện có 4 trạm biến áp với tổng công suất 1070KVA,
hiện đã xuống cấp 3 trạm. Đường dây cao thế có tổng chiều dài 1km còn sử
dụng tốt và đường dây hạ thế có tổng chiều dài là 13km đã xuống cấp. Hệ
thống đường dây điện chiếu sáng công cộng dài 2km đang sử dụng tốt. Hệ
thống điện hiện tại đã cơ bản cung cấp đủ điện cho sản xuất và dân sinh

nhưng với tốc độ phát triển kinh tế của xã Dương Hà như hiện nay và nhu
cầu điện dân sinh ngày càng cao hơn thì Dương Hà cần phải đầu tư nâng cấp
công suất 4 trạm biến áp số lên 400KVA và cần phải đầu tư xây dựng thêm 2
trạm biến áp 400KVA. Đồng thời cần đầu tư xây dựng mới 0,3km đường cao
thế, 10km đường hạ thế và 3km đường điện chiếu sáng công cộng dọc; nâng
cấp 13km đường hạ thế.
TT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng 2010
Tổng số

1
2
3

Trạm biến áp
Tổng công suất
Hệ thống đường dây

Trạm
KVA
Km

4
1070


3.1
3.2

Cao thế
Hạ thế

Km
Km

0,7
13

Nhu cầu đầu tư

Trong đó
Còn
Xuống

Tổng
số

Trong đó
Làm
Nâng

xót
1
1070

cấp

3
0

5
800

mới
2
800

cấp
3
0

0,7

0
13

0,3
10

0,3
10

0
13

( Xem phụ lục 4 trang 37)
- Về cơ sở vật chất văn hóa

 Đài truyền thanh xã

17


Đài truyền thanh xã đã được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng với
đầy đủ các trang thiết bị cần thiết.
 Về các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng
Xã Dương Hà có 7 di tích lịch sử, cách mạng và văn hóa, trong đó có 3
khu di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia là Đình thôn Thượng, Đình thôn
Trung, Chùa thôn Trung và 4 khu di tích được xếp hạng cấp thành phố là
Chùa thôn Thượng, Đình thôn Hạ, Chùa thôn Hạ và Miếu thánh thôn Thượng
hiện tại chưa được công nhận.
Hiện tại mới chỉ có Đình thôn Hạ và Chùa thôn Trung đã được trùng tu
đạt chuẩn còn lại đa số các di tích này hiện đều đã bị xuống cấp, cần được
trùng tu tôn tạo để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân và phát
triển dịch vụ du lịch. Trong đó, dự án sửa chữa chống dột Đình thôn Trung và
Chùa thôn Hạ đã được lập hồ sơ đề nghị nhà nước trùng tu.
Xã Dương Hà có một đài tưởng niệm liệt sĩ đã xuống cấp, sẽ được di
chuyển ra địa diểm mới tiếp giáp với trụ sở UBND xã và xây lại. Toàn bộ diện
tích của đài tưởng niệm cũ được chuyển giao lại cho trạm xá xã để xây dựng
thêm phòng bệnh.
- Về nhà ở, dân cư
Toàn xã có 1739 ngôi nhà ở gồm 608 ngôi nhà kiên cố cao tầng, 1026
ngôi kiên cố một tầng, 98 ngôi nhà cấp bốn và 7 ngôi nhà tạm, dột nát cần
được xây mới. Trong xã không còn hộ chính sách nào có ở nhà ở bị xuống
cấp.
- Về kinh tế
 Thu nhập đời sống và tỷ lệ hộ nghèo
Tính theo giá hiện hành, giá trị thu nhập bình quân đầu người năm 2005

đạt 7,658 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 14 triệu đồng, gấp 1,12 lần bình quân
thu nhập của cư dân nông thôn toàn thành phố. Như vậy về thu nhập dân cư,
18


xã Dương Hà đã đạt tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo Dương Hà
thấp.Năm 2005 theo chuẩn nghèo cũ, toàn xã có 96 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo
là 7,9%.Năm 2011, theo chuẩn nghèo mới, toàn xã có 64 hộ nghèo, tỷ lệ hộ
nghèo là 3,7%, đã đạt tiêu chí nông thôn mới về tỷ lệ hộ nghèo.
- Về cơ cấu lao động
 Cơ cấu lao động: Lực lượng lao động đang tham gia các hoạt động
kinh tế có 3455 người, trong đó: Lao động nông nghiệp có 508 người chiếm
14,7%; Lao đông CN-TTCN-XD có 1281 người, chiếm 37,08%; Lao động
thươmng mại, dịch vụ, du lịch có 1666 người chiếm 48,22 %.
 Lao động ở xã Dương Hà có trình độ văn hóa và trình độ chuyên
môn khá cao.Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã đạt 56,73%, cơ bản đã đáp ứng
được nhu cầu phát triển công nghiệp – xây dựng và kinh doanh thương mại
trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của các
doanh nghiệp có công nghệ cao.
- Về hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản suất ở xã Dương Hà khá đa dạng nhưng hộ
gia đình vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh phổ biến.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Có 1 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và
231 hộ nông dân.
Trong lĩnh vực công nghiệp: Có 11 công ty TNHH và 38 hộ cá thể sản
xuất tiểu công nghiệp
Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Có 3 công ty TNHH, 1 hợp tác
xã và 31 hộ kinh doanh các thể.
Nhìn chung, các hình thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp
– xây dựng và lĩnh vực thương mại – dịch vụ đều hoạt động có hiệu quả.

Trong lĩnh vực nông nghiệp thì chỉ có HTXDVTH Dương Hà hoạt động có
hiệu quả, còn kinh tế nông dân đạt hiệu quả thấp do nguồn thu chính của các
19


hộ nông dân cũng không phải từ nông nghiệp nên họ chưa quan tâm đầu tư
cho sản xuất.
- Về văn hóa, xã hội và môi trường
 Giáo dục
Giáo dục mầm non: Năm học 2010 – 2011 có 449 cháu đến trường, đạt
82% trẻ ở độ tuổi vào học, 100% học sinh được học bán trú.Tổng số giáo viên
mầm non là 22 người với 10% giáo viên đạt chuẩn.
Giáo dục tiểu học: Năm học 2010 – 2011, trường tiểu học có 416 học
sinh đạt 100% trẻ ở độ tuổi vào học, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày.
Tổng số giáo viên là 19 người, 100% giáo viên đạt chuẩn.
Giáo dục THCS: Năm học 2010 – 2011, trường THCS có 315 học
sinh.Năm học 2009 – 2010 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 98,7% trong đó 85%
học sinh tốt nghiệp được vào THPT và 15% học sinh tốt nghiệp đi học
nghề.Tổng số giáo viên THCS là 16 người, 100% giáo viên đạt chuẩn.
Dạy nghề: Hàng năm xã đều mở tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông
dân. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động trẻ để họ nắm vững kỹ
thuật sản xuất trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn hạn chế.
- Về y tế
Đội ngũ cán bộ y tế làm việc tại trạm xá có 5 người, trong đó không có
bác sĩ, 2 y sĩ, 2 y tá, hộ lý và 1 dược tá. Trên địa bàn xã không có cơ sở y tế tư
nhân nào.Có 1790 người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, chiếm tỷ lệ 30%.
Xã Dương Hà đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về công tác y tế
xã năm 2015. Đến nay có 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ
các loại vacxin. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong độ tuổi là 10,2%, tỷ lệ sinh
tự nhiên 17,5%, tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ ba trở lên là 6,6%.


20


×