Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận tố tụng dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.17 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU.

Được quy định trong Hiến pháp 2013, tại khoản 1 Điều 107, Viện Kiểm
sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp. Viện Kiểm sát là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thực hiện quyền công
tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong
pháp luật tố tụng dân sự quy đinh về sự tham gia của Viện kiểm sát trong các
vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Sự tham gia của Viện kiểm
sát đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm thực thi đúng pháp luật của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong đó, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một trong những vai trò
của Viện Kiểm sát được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nhằm
đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự một cách kịp thời, đúng pháp luật.
Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân
theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người viết chọn đề bài thứ 12: “Thẩm
quyền kháng nghị phúc thẩm vụ án dân sự của Viện Kiểm sát nhân dân
theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 – Lý luận và thực tiễn.” để
thực hiện bài tiểu luận.

1


B. NỘI DUNG.

1. Khái niệm và ý nghĩa của phúc thẩm vụ án dân sự.
1.1.
Khái niệm.
Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên, về nguyên tắc, quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực ngay mà còn có một thời hạn để đương sự kháng cáo, Viện
Kiểm sát kháng nghị. Nếu có kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định đó
sẽ được Tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.


Như vậy, có thể hiểu, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp
xét lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực
pháp luật mà bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.1
Theo đó, thủ tục phúc thẩm không phải là thủ tục xét xử mới đối với một
bản án mà là cấp xét xử thứ hai, được tiến hành sau thủ tục sơ thẩm. Đối
tượng của thủ tục phúc thẩm là những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng
nghị theo quy định.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có Tòa án Nhân dân
cấp huyện và Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm, tức là, thủ tục
phúc thẩm chỉ đặt ra đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án Nhân dân
cấp huyện và cấp tỉnh khi có kháng cáo, kháng nghị.
1.2.

Ý nghĩa của hoạt động xét xử phúc thẩm.
Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng, có thể khắc phục được những sai
lầm có thể xảy ra trong khi ra bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật
của Tòa án, bảo đảm quyền và lợi ích cho các tổ chức, cá nhân cũng như các
lợi ích công cộng được thực hiện trong thực tế, góp phần bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân.
Ngoài ra, thông qua hoạt động xét xử phúc thẩm, Tòa án Nhân dân cấp
trên có thẻ kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án Nhân dân cấp dưới, qua đó
1

Giáo trình Luật tố tụng dân sự - Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
2


có thể chỉ đạo kịp thời và thống nhất trong việc áp dụng pháp luật đối với các
hoạt động xét xử của Tòa án cấp địa phương.

2. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Do đối tượng của hoạt động xét xử phúc thẩm là những bản án, quyết
định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị trong thời
hạn được luật định. Tuy nhiên trong phạm vi tìm hiểu, bài viết chỉ xem xét
2.1.

đến hoạt động kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Khái niệm kháng nghị.
Kháng nghị là một quyền tố tụng quan trọng của Viện Kiểm sát Nhân
dân theo qui định của pháp luật nhằm phản đối bản án, quyết định của Tòa án
sơ thẩm, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết lại vụ án.
2.2. Chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Điểm d khoản 1 Điều 57 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện
trưởng Viện Kiểm sát như sau: Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
Ngoài ra, tại Điều 278 quy định về hoạt động kháng nghị của Viện Kiểm
sát ghi: Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền
kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu
cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chủ thể có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định giải
quyết vụ án dân sự của Tòa án Nhân dân chỉ thuộc về Viện trưởng Viện Kiểm
sát Nhân dân cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân trên một
cấp so với cấp xét xử của Tòa án Nhân dân.
Ngoài ra, về cơ chế thực hiện ký kháng nghị, tại Điều 2 Thông tư
02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/08/2016 của Viện Kiểm sát
Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao quy định về việc phối hợp giữa
Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân trong hoạt động thi hành một số
điều của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định Viện trưởng đã quyết định kháng

3


nghị trực tiếp ký quyết định kháng nghị hoặc phân công Phó Viện trưởng ký
thay.
2.3.

Đối tượng kháng nghị.
Như đã nêu, đối tượng của thủ tục phúc thẩm là những bản án, quyết
định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị trong thời
hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định.2
Đối tượng của kháng nghị là bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
(theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015), ngoài ra, trong số các quyết
định của Tòa án Nhân dân cấp sơ thẩm, có 02 quyết định bị kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm là quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ giải quyết
vụ án của Tòa án Nhân dân cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật (theo Điều
278).
Sở dĩ như vậy là do các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện
pháp khẩn cấp tạm thời không phải là quyết định cuối cùng về việc giải quyết
một vụ án mà chỉ là một quyết định mang tính tạm thời nhằm giải quyết một
tình trạng cấp bách, khẩn cấp trong một vụ án, vì vậy không đặt ra kháng nghị
đối với quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Đối với quyết định chuyển vụ án , đây là quyết định mang tính thủ tục,
xảy ra trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền của Tòa án đã thụ lý
mà thuộc thẩm quyền của Tòa khác.
Ngoài ra, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là quyết
định có hiệu lực ngay, không bị kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều
213 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

2.4.


Thời hạn kháng nghị và cách tính thời hạn kháng nghị.
Về thời hạn kháng nghị bản án tại khoản 1 Điều 280 Bộ luật tố tụng dân
sự 2015 quy định:
“Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm của Viện
kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01
tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên
2

Xem trang 2.
4


toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được
bản án”.
Như vậy theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn
kháng nghị được tính kể từ ngày tuyên án, trong trường hợp Kiểm sát viên
tham gia phiên toà. Và cho đến thời điểm này vẫn chưa có Nghị quyết hướng
dẫn cách tính thời hạn kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
2015.
Tuy nhiên, có thể áp dụng hướng dẫn của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
sửa đổi bổ sung 2011, theo Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012
hướng dẫn cách tính thời hạn kháng nghị bản án của Bộ luật tố tụng dân sự
2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, tại khoản 2 Điều 4 quy định:
“Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm là ngày
tiếp theo của ngày được xác định. Ngày được xác định là ngày Toà án tuyên
án, trong trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên toà sơ thẩm hoặc
là ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án sơ thẩm trong trường hợp
Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên toà sơ thẩm”.
Như vậy theo hướng dẫn của Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày

03/12/2012 thì thời hạn kháng nghị bản án được tính là ngày tiếp theo ngày
tuyên án trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên toà hoặc là ngày Viện
kiểm sát cùng cấp nhận được bản án sơ thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát
cùng cấp không tham gia phiên toà sơ thẩm.
2.5.

Hình thức kháng nghị.
Khi Viện Kiểm sát Nhân dân có thẩm quyền kháng nghị thì việc kháng
nghị thực hiện bằng quyết định kháng nghị. Nội dung quyết định kháng nghị
của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 279
Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có
các nội dung chính sau đây:
5


a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định
kháng nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án
cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện
kiểm sát ra quyết định kháng nghị.”
Ngoài ra khoản 2, khoản 3 Điều 279 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 còn
quy định:
“2. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm
đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến
hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp
phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này.

3. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có)
để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.”
Để thực hiện kháng nghị, Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ
vụ án cho mình, quy định được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 5 Thông tư
02/2016/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC Quy định việc phối hợp giữa Viện
Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân trong việc thi hành quy định của Bộ
luật Tố tụng dân sự như sau:
Sau khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật mà Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên
trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét việc
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì Viện kiểm sát gửi văn bản yêu cầu Tòa
án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát.

6


Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Tòa án
chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu.
Chậm nhất là ngay sau khi hết thời hạn kháng nghị Viện kiểm sát phải
trả hồ sơ cho Tòa án đã chuyển hồ sơ cho mình.
3. Thực tiễn hoạt động kháng nghị.
3.1.
Những điểm hạn chế.
Về chủ thể của quyền kháng nghị, thẩm quyền kháng nghị thuộc về Viện
trưởng Viện Kiểm sát. Trong thực tế, có những trường hợp Viện Kiểm sát cấp
trên trực tiếp và Viện Kiểm cùng cấp cùng kháng nghị đối với một bản án hay
quyết định sơ thẩm song lại mâu thuẩn với nhau.
Trên thực tế, nếu Viện Kiểm sát cấp dưới không rút kháng nghị của
mình, Viện Kiểm sát cấp trên không hủy kháng nghị của Viện Kiểm sát cấp
dưới thì Tòa án cấp phúc thẩm chỉ chấp nhận để xử theo kháng nghị của Viện

Kiểm sát cấp trên trực tiếp. Nếu hai bản kháng nghị có tính chất bổ sung cho
nhau thì Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận để xử theo cả hai bản kháng nghị
đó.3
Đối với quyền yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ, yêu cầu Tòa án gửi bản án
cho Viện Kiểm sát thì Tòa án không thực hiện đúng theo quy định của pháp
luật mà thường chuyển rất chậm, thậm chí không chuyển làm cho Viện Kiểm
sát mất đi quyền kháng nghị, vì thời hạn kháng nghị phúc thẩm đã hết. Mặc
dù, Viện Kiểm sát đã ban hành nhiều kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi
phạm về thời hạn chuyển hồ sơ, gửi bản án cho Viện Kiểm sát nhưng vẫn
không có hiệu quả. Việc làm này của Tòa án đã ảnh hưởng rất lớn đến công
tác kháng nghị phúc thẩm của Viện Kiểm sát. Như vậy, nếu Tòa án thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình thì việc kháng nghị phúc thẩm của Viện Kiểm sát sẽ
được thuận lợi. Ngược lại, nếu Tòa án không thực hiện tốt việc gửi hồ sơ, bản

Đối tượng và chủ thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm - />3

7


án cho Viện Kiểm sát thì Viện Kiểm sát rất khó khăn trong công tác kháng
nghị.
Về thời hạn kháng nghị và cách tính thời hạn kháng nghị, việc hướng
dẫn các quy định vẫn dựa theo thông tư hướng dẫn cũ, mà tại khoản 4 Điều
154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Văn bản quy
phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết
thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.
Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã hết hiệu lực,
nên sử dụng Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 để áp dụng cho
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có phù hợp không?
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 280 quy định:

“Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà
quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn
bản và nêu rõ lý do.”
Quy định này đề cập đến việc kháng nghị quá thời hạn của VKS, nhưng
lại không quy định rõ trong những trường hợp nào thì VKS được quyền kháng
nghị quá hạn, tức là những lý do nào thì VKS được quyền kháng nghị quá
hạn.
3.2.

Quan điểm khắc phục.
Về chủ thể của quyền kháng nghị, cần có văn bản hướng dẫn trường hợp
Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp và Viện Kiểm cùng cấp cùng kháng nghị đối
với một bản án hay quyết định sơ thẩm song lại mâu thuẩn với nhau.
Về quyền yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ để Viện Kiểm sát thực hiện
quyền kháng nghị, cần có những chế tài đối với trường hợp Tòa án chậm trễ
trong chuyển giao hồ sơ, ảnh hưởng rất lớn đến công tác kháng nghị phúc
thẩm của Viện Kiểm sát.

8


Về thời hạn kháng nghị, cần có những văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015 thay vì sử dụng những hướng dẫn của Bộ luật Tố tụng dân
sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011 đã hết hiệu lực. Ngoài ra, cần có những hướng
dẫn rõ những lý do nào thì Viện Kiểm sát được quyền kháng nghị quá hạn
theo quy định tại khoản 3 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

9



C. KẾT LUẬN.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm
2016 đã đáp ứng những nhu cầu trong hoạt động áp dụng thực tiễn về pháp
luật dân sự tại Việt Nam. Cho dù có những thay đổi so với Bộ luật Tố tụng
dân sự 2004, tuy nhiên hoạt động kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân
được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 vẫn là một quy định quan
trọng nhằm đảm bảo hoạt động thực thi pháp luật, giải quyết vụ án dân sự một
cách đúng pháp luật.
Với bài viết đã thực hiện trên đây, người viết hi vọng có thể làm rõ hơn
về thẩm quyền kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân theo Bộ luật Tố tụng
mới từ đó, làm rõ hơn vai trò của Viện Kiểm sát trong một vụ án dân sự.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình Luật Tố tụng dân sự - Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (bản in),

2017.
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
3. Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2011.
4. Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn cách tính thời
hạn kháng nghị bản án của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm
2011.
5. Thông tư 02/2016/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC Quy định việc phối hợp giữa
Viện Kiểm sát Nhân dân và Tòa án Nhân dân trong việc thi hành quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự
6. Đối tượng và chủ thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

/>
11



×