Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Ôn thi học sinh giỏi văn phần lý luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.74 KB, 9 trang )

ng mức độ mà thấu hiểu ở những tầm khác
nhau ý đồ của nhà văn, đồng thời cũng đồng sáng tạo, phát hiện, gia tăng những

5


giá trị của tác phẩm ở cả mặt nội dung và nghệ thuật. Như trường hợp Đàn ghi ta
của Lorca của Thanh Thảo là một ví dụ điển hình. Nhà thơ thú nhận đã sáng tạo
bài thơ bị chi phối nhiều bởi cảm xúc trong trạng thái thăng hoa vô thức “Tôi
không dám nói chắc cái gì, chỉ biết, tôi viết bài thơ trong trạng thái không nghĩ
ngợi gì, một trạng thái mà vô thức chiếm lĩnh tôi trọn vẹn”. Và quá trình giải mã
tác phẩm, tặng cho tác phẩm những ý nghĩa khác biệt chính là ở người đọc.
Có thể khẳng định: nhà văn sáng tác ra tác phẩm nhưng người đọc là người
tái tạo và tái sinh ra tác phẩm một lần nữa. Tác phẩm văn học vì thế không chỉ có
một đời sống mà tác phẩm văn học có muôn vàn đời sống, từ đời sống trên trang
văn, tác phẩm văn học bước ra ngoài đời sống thực, triệu triệu đời sống trong tâm
trí người đọc. Mỗi đời sống có một hình hài, một diện mạo, một chiều sâu riêng, vì
thế nó luôn tươi mới.
II. MỘT SỐ ĐỀ HSG VỀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC.
Đề 1: Nhà lí luận văn học người Đức Wolfgang Izer khẳng định “Xem một tác
phẩm không nên xem nó nói ra những gì, mà phải xem nó không nói ra những gì.
Chính ở trong chỗ im lặng có ý nghĩa thâm trầm, trong chỗ để trống về nghĩa đã
ẩn giấu cái hiệu năng hiệu quả của tác phẩm”.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm về ý kiến
trên.
Đề 2: Nhà lí luận văn học Gardaner có viết: “Chân lý của nghệ thuật không nằm ở
ý nghĩa được phơi bày hồn nhiên mà ở thứ ý nghĩa rất sâu, sâu không thể đo được.
Do đó xét từ bản chất, tác phẩm nghệ thuật là cả thế giới và đất mẹ, là cuộc đấu
tranh giữa phơi bày và che giấu”.
Theo anh/chị người đọc nằm ở đâu trong chân lý nghệ thuật đó, bằng những tác
phẩm đã học hãy chứng minh vai trò của người đọc trong cuộc đấu tranh giữa phơi


bày và che giấu.
Đề 3: Việc đọc có thực sự quan trọng như việc viết như K.Marx nói “Việc đọc
cũng quan trọng như việc viết” không?
Đề 4: “Tiếp nhận văn học đòi hỏi phải có tính năng động sáng tạo của người đọc
mới phát hiện ra ý nghĩa mới, nghĩa là người đọc phải có bản lĩnh cao mới có thể

6


cắt nghĩa tác phẩm một cách mới mẻ theo những bình diện mới, góc độ mới để
không chỉ đi theo vệt mòn” (theo May Lack, tiếp nhận nghệ thuật, NXB Giáo dục
1997)
Anh/ chị hãy bày tỏ quan điểm cá nhân về ý kiến trên.
Đề 5: “Tác phẩm không phải là cái đẹp có sẵn, một thứ quả chín chờ rụng xuống
tay người đến ngắm. Nó chỉ thực sự tồn tại khi tồn tại người đọc – nhà phê bình”
(Đỗ Lai Thúy – Con mắt thơ).
Từ những hiểu biết và trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.
Dàn ý đề 5:
1. Mở bài
- Dẫn dắt về quá trình tiếp nhận văn học: cảm thụ cái đẹp tiềm tàng trong tác phẩm
cũng là phát hiện và sáng tạo thêm những cái đẹp mới, giống như đem thứ quả đã
tích đủ chất dinh dưỡng về để cảm nhận thêm những hương vị và sáng tạo thêm
những món ngon.
- Giới thiệu ý kiến của Đỗ Lai Thúy, khẳng định vai trò quan trọng của tiếp nhận
và người đọc.
2. Thân bài:
* Giải thích, bình luận
- Tác phẩm văn học là gì? Cái đẹp của tác phẩm văn học là gì? (là kết tinh cái đẹp
của cuộc đời và cái đẹp của tư tưởng, tình cảm, năng lực nghệ thuật của nhà văn)

- Nhưng không phải là cái đẹp có sẵn: mà là cái đẹp tiềm tàng, không phải quả chín
chờ tay người đến ngắm mà là quả chờ chín đã hội tụ đủ chất dinh dưỡng do nhà
văn tích tụ vào. Cái đẹp tiềm tàng, cái chất dinh dưỡng để quả văn học chín chính
là cảm xúc, tư tưởng, nghệ thuật mà nhà văn kí gửi vào trong tác phẩm.
- Nó chỉ tồn tại khi tồn tại người đọc – nhà phê bình: Tác phẩm văn học là quả
chín, là cái đẹp có sẵn chỉ khi người đọc chủ động tiếp nhận, cảm nhận những chân

7


giá trị của tác phẩm và người đọc sáng tạo để quả thêm chín, để cái đẹp ngày càng
đẹp hơn.
- Vai trò của người đọc trong quá trình tiếp nhận:
+ Người đọc là người biến văn bản thành tác phẩm văn học. Nhờ có người đọc nhà
văn có động lực sáng tác, nhờ có người đọc tpvh thực sự sống đời sống của nó, tư
tưởng trong tác phẩm không còn là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy, hình
tượng nghệ thuật không còn đóng khuôn trong khung văn, bìa sách.
+ Người đọc là người chủ động khám phá, chiếm lĩnh, phát hiện cái hay, cái đẹp
của tác phẩm, thấu hieur tư tưởng của nhà văn.
+ Người đọc là người đồng sáng tạo, tạo sinh thêm những giá trị cho tác phẩm.
+ Người đọc là người hoàn thành khâu sau của quá trình giao tiếp đặc biệt giữa nhà
văn và bạn đọc.
* Chứng minh
Giáo viên hướng dẫn HS sử dụng những kiến thức văn học về tác phẩm, đặc biệt là
những tác phẩm có bề dày tiếp nhận, có nhiều quan điểm về giá trị nội dung và
nghệ thuật, có thể bóc tách thành các ý sau để chứng minh:
_ TPVH không phải cái đẹp có sẵn, là quả chín nằm im: Cái có sẵn, cái tiềm tàng
trong tác phẩm là giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của tác phẩm được nhà văn
gửi gắm (có thể chứng minh qua các giá trị cơ bản dễ nhận thấy của Chí Phèo, Đàn
ghi ta của Lorca hay Đây thôn Vĩ Dạ…)

- Cái đẹp của TPVH chỉ thực sự tồn tại, sống động, quả văn học chỉ chín khi tồn tại
người đọc – nhà phê bình: Chứng minh bằng việc chỉ ra vai trò của người đọc
trong việc phát hiện, khơi mở, tạo tác thêm những cái đẹp, những chân giá trị của
tác phẩm (Những cách hiểu khác nhau về Đây thôn Vĩ Dạ, Chiếc thuyền ngoài xa,
Đàn ghi ta của Locar, lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều)
* Đánh giá:
- Ý kiến xác đáng, chỉ ra quy luật, bản chất, vai trò của quá trình tiếp nhận văn học.

8


- Với nhà văn, ý kiến đánh thức ý thức tôn trọng bạn đọc và tạo ra tính đối thoại,
khoảng trống, khoảng trắng trong tác phẩm để tác phẩm trở thành một ẩn số hấp
dẫn.
- Với bạn đọc, ý kiến đánh thức ý thức tiếp nhận tích cực, sáng tạo, phải đọc sâu,
phải đồng cảm và có bản lĩnh để mạnh dạn, có bản lĩnh để kiến giải theo lối riêng.
3. Kết bài:
- Khái quát lại bản chất của vấn đề
- Cảm nhận cá nhân.
Trong khuôn khổ một chuyên đề nhỏ, một bài báo với sự tiếp thu, tổng hợp
và đưa ra ý kiến cá nhân, người viết mới chỉ giải quyết những vấn đề lí thuyết và
thực hành về tiếp nhận văn học ở bước đầu. Rất mong sự phản hồi và đóng góp của
đồng nghiệp để có thể hoàn thiện và xây dựng tài liệu chung về tiếp nhận văn học
nói riêng và các vấn đề lí luận văn học khác nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Khoảng cách thẩm mĩ và đồng nhất thẩm mĩ trong tiếp nhận tác phẩm văn học ở
trường phổ thông, ĐOàn Thị Thanh Huyền, Website khoa Ngữ văn Đại học Sư
Phạm Hà Nội.
2. Văn chương, đọc và viết, Phạm Quang Trung, />3. Chuyên đề Văn bản văn học và đọc hiểu văn bản, Tài liệu Tập huấn phát triển

môn chuyên cho giáo viên các trường THPT Chuyên (tài liệu lưu hành nội bộ).
4. Đọc và tiếp nhận văn chương, Nguyễn Thanh Hùng, NXB Giáo dục, 2002.

9



×