Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận về quyền tác giả tác phẩm điện ảnh phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.76 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
====●O‫۝‬Ο●====

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Đề tài 1:
BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC

Giảng viên: Ths Châu Quốc An

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018
0


Mục lục
1. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc bảo hộ Quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học.......................................................................... 3
1.1. Khái niệm........................................................................................................ 3
1.2. Đặc điểm.......................................................................................................... 3
1.3. Các nguyên tắc bảo hộ..................................................................................... 4
2. Đối tượng của Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn
học............................................................................................................................. 6
3. Đối tượng loại trừ (không được bảo hộ) của Quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học.......................................................................... 7
4. Chủ thể Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học
.....................................................................................................................................

7



4.1. Tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học............................. 7
4.2. Chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn
học................................................................................................................... 7
5. Nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn
học............................................................................................................................. 8
6. Hạn chế Quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học:... 9
7. Căn cứ thời điểm phát sinh Quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác
phẩm văn học:.......................................................................................................... 10
8. Thời hạn bảo hộ Quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn
học:.......................................................................................................................... 11
9. Thủ tục đăng ký Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm
văn học:.................................................................................................................... 12
10. Bình luận:........................................................................................................... 13
2


Tài liệu tham khảo:.................................................................................................. 21
DANH SÁCH THÀNH VIÊN................................................................................. 22

3


1. Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc bảo hộ Quyền tác giả đối với tác
phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học.
1.1. Khái niệm
Quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn
học do mình tạo ra hoặc sở hữu, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh những
quan hệ có liên quan đến việc tạo dụng, sử dụng và chuyển giao các tác phẩm điện

ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học.
1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học là một loại tác
phẩm phái sinh, được hình thành trên cơ sở một hoặc những tác phẩm đã tồn tại.
Tác phẩm đã tồn tại có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác
phẩm và quyền tài sản. Quyền cho làm tác phẩm phái sinh thuộc nhóm quyền tài sản
đối với tác phẩm, quyền này được quy định tại Điểm a khoản 1 điều 20 Luật
SHTT.
Các quyền nhân thân được quy định tại khoản 1, 2, 4 điều 19 Luật SHTT (sau
đây gọi tắt là quyền nhân thân không thể chuyển giao) luôn luôn tồn tại, do đó ngay
cả trong tình huống 1 thì người sáng tạo tác phẩm điện ảnh vẫn phải tôn trọng quyền
nhân thân không thể chuyển giao của tác giả tác phẩm văn học gốc.
Thứ hai, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo
hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, tác phẩm điện ảnh phái sinh không phải là bản
sao của tác phẩm văn học gốc.
Thứ ba, về tính nguyên gốc, tác phẩm điện ảnh phái sinh phải do tác giả tự
mình sáng tạo nên mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác. Thuật ngữ


“tác phẩm khác” được hiểu là kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm
điện ảnh phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả. Tuy


nhiên, nếu ranh giới giữa sáng tạo từng phần và sáng tạo hoàn toàn là dễ nhận biết,
ranh giới giữa sáng tạo tác phẩm phái sinh và xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm
văn học gốc là khó nhận biết. Sự xâm phạm này thường thể hiện ở việc xâm phạm
quyền nhân thân không thể chuyển giao trong quyền tác giả.
Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm văn học gốc trong tác phẩm điện ảnh phái
sinh, mặc dù tác phẩm điện ảnh phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc như vừa
phân tích, nhưng dấu ấn của tác phẩm văn học gốc phải được thể hiện trong tác

phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm điện ảnh phái sinh thì công
chúng phải liên tưởng đến tác phẩm văn học gốc, sự liên tưởng này được thể hiện
qua nội dung của tác phẩm gốc.
Cũng cần nhắc lại là pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung của tác
phẩm, do đó sự liên tưởng về nội dung giữa tác phẩm điện ảnh phái sinh với tác
phẩm văn học gốc không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm điện ảnh phái
sinh.
1.3. Các nguyên tắc bảo hộ
Khoản 3 điều 2 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ
thuật (sau đây viết tắt là Công ước Berne) đã quy định: “Các tác phẩm dịch, mô
phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học hoặc nghệ
thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc, miễn không phương hại đến quyền tác
giả của tác phẩm gốc”.
Với tư cách là một thành viên của Công ước Berne, pháp luật Việt Nam cũng
ghi nhận và bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh.
Khoản 2, Điều 14, LSHTT quy định: “Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ
theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối
với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.”


Một tác phẩm điện ảnh phái sinh sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng đủ hai điều
kiện sau đây:
Một là, tác phẩm điện ảnh phái sinh không làm phương hại đến quyền tác giả
của tác phẩm văn học gốc. Tác phẩm điện ảnh này phải được hình thành dựa trên
một hoặc một vài tác phẩm gốc đã có từ trước. Những tác phẩm gốc này có thể vẫn
còn hoặc đã hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Tác
phẩm điện ảnh phái sinh có thể được sáng tạo mà không cần đến sự đồng ý của tác
giả sáng tạo tác phẩm gốc nhưng quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh chỉ được
bảo hộ khi nó không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Trong
nhiều trường hợp, rất khó xác định một hành vi có bị coi là gây phương hại đến

quyền tác giả hay không, đặc biệt là đối với những tác phẩm mà tác giả sáng tạo ra
tác phẩm gốc đã qua đời.
Hai là, tác phẩm phái sinh được sáng tạo một cách độc lập. Cũng như tất cả
các tác phẩm khác, tác phẩm phái sinh muốn được bảo hộ thì phải là kết quả của sự
độc lập sáng tạo. Tuy nhiên, sự độc lập sáng tạo này khác với tác phẩm gốc ở chỗ có
thể khiến người khác liên tưởng đến tác phẩm gốc khi được tiếp cận với tác phẩm
phái sinh. Việc bảo hộ tác phẩm phái sinh cũng chỉ dừng ở mức bảo hộ về mặt hình
thức chứ không bảo vệ nội dung và ý tưởng của tác phẩm.1
Một khi đáp ứng được những điều kiện này, các tác phẩm điện ảnh phái sinh
được bảo hộ theo nguyên tắc bảo hộ của quyền tác giả:
- Công nhận và bảo hộ quyền tác giả của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm
hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng;
- Không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự
công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.


1

Bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ, Lê Hồng Sơn


- Chỉ bảo hộ đối với những tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật
chất nhất định, trừ những tác phẩm văn học dân gian quy định tại điểm a, b, c
khoản 1 Điều 23 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Nguyên tắc bảo hộ tự động: Tác phẩm được bảo hộ kể từ thời điểm định hình
không phụ thuộc vào giá trị nghệ thuật, hay bất kỳ hình thức thủ tục nào
khác, trừ trường hợp trái với với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho
quốc phòng, an ninh.
- Chủ thể quyền tác giả chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và
thời hạn bảo hộ.

- Việc thực hiện quyền tác giả không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi
ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác
- Việc thực hiện quyền tác giả không được vi phạm các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
2. Đối tượng của Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác
phẩm văn học.
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết
hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu
ghi hình khác để phổ biến đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật.
(Khoản 1, Điều 4, Luật Điện ảnh 2006)
Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh
động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ
điện ảnh. (Khoản 2, Điều 4, Luật Điện ảnh 2006)


Tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học thuộc tác phẩm chuyển
thể theo Khoản 8, Điều 4, LSHTT. Tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn
học là


tác phẩm được hình thành từ tác phẩm văn học sang một loại hình khác, cụ thể là
điện ảnh. Tác phẩm gốc có thể là tiểu thuyết, trường ca, truyện dài…
Ví dụ: Nguyễn Khắc Trường viết tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma,
Khuất Quang Thụy chuyển thể thành kịch bản điện ảnh Đất và người. 2
Tác phẩm điện ảnh phái sinh chỉ được bảo hộ khi không gây phương hại đến
quyền tác giả đối với tác phẩm gốc được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Đối tượng loại trừ (không được bảo hộ) của Quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học
Các tác phẩm điện ảnh phái sinh gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm
gốc được dùng để làm tác phẩm phái sinh sẽ không được bảo hộ.

4. Chủ thể Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm
văn học
4.1. Tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học
Người sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học là tác
giả của tác phẩm điện ảnh phái sinh đó.3
4.2. Chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác
phẩm văn học
Là chủ thể bỏ vốn đầu tư tạo ra tác phẩm điện ảnh phái sinh, giao nhiệm vụ
cho tác giả hoặc thuê mướn tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Trường hợp, chủ sở hữu
quyền tác giả để lại thừa kế quyền của mình cho người thừa kế thì người thừa kế
cũng là chủ sở hữu quyền tác giả mới đối với tác phẩm đó.
2

Tạp chí Khoa học pháp lý, số 04 (71)/2012
11 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, ThS. Châu Quốc
An

7


Chủ sở hữu quyền tác giả cũng có thể là người nhận chuyển nhượng độc
quyền quyền tài sản đối với tác phẩm.
Đối với những tác phẩm khuyết danh do nhà nước quản lý thì nhà nước được
hưởng quyền của chủ sở hữu quyền tác giả cho đến khi xác định được danh tính tác
giả.
Ngoài ra, Nhà nước còn là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm còn
trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế,
người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản.
Tổ chức, cá nhân là chủ thể quản lý tác phẩm khuyết danh cũng được hưởng
quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh đó cho đến khi

đến khi xác định được danh tính tác giả. Do vậy, những chủ thể này còn được gọi là
chủ hữu tạm thời, theo cách gọi một số luật gia.4

5. Nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác
phẩm văn học
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh bao gồm quyền nhân thân và quyền
tài sản.
- Quyền nhân thân (quy định tại Điều 19, Luật SHTT) bao gồm:
+ Đặt tên cho tác phẩm;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc
bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

12 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, ThS. Châu Quốc
An

8


+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa,
cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền tài sản (quy định tại Điều 20, Luật SHTT) bao gồm:
+ Làm tác phẩm phái sinh;
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Sao chép tác phẩm;
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến,
vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình
máy tính.
Lưu ý:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi làm tác phẩm điện ảnh phái
sinh mà không được phép của tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Người
không phải là chủ sở hữu quyền tác giả khi làm tác phẩm điện ảnh phái sinh phải xin
phép, trả tiền nhuận bút, thù lao… cho chủ sở hữu quyền tác giả gốc.
6. Hạn chế Quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn
học:
Hạn chế Quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn
học là các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không
phải trả
13


tiền nhuận bút, thù lao theo quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa
đổi, bổ sung năm 2009.
Đối với trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng
phải trả tiền nhuận bút, thù lao không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh theo quy
định tại Khoản 3 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 28 cũng quy định về hành vi cấm thực hiện tác phẩm
phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác già của tác phẩm
được dùng để lảm tác phẩm phái sinh. Vì vậy, việc thực hiện tác phẩm điện ảnh
chuyển thể từ tác phẩm văn học không những phải trả tiền thù lao, nhuận bút còn
phải có sự đồng ý của bên sở hữu quyền tác giả của tác phẩm văn học đó, trừ trường
hợp các bên có thoả thuận khác.
7. Căn cứ thời điểm phát sinh Quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể
từ tác phẩm văn học:
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,
tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn5. Dựa trên

định nghĩa đó, tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học là một tác phẩm
phái sinh. Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định về loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền
tác giả6, theo đó, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi không gây
phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Vì vậy, căn cứ phát sinh quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ
tác phẩm văn học cần 2 điều kiện:
-

5
6

Không gây phương hại đến tác phẩm văn học được dùng để chuyển thể.

Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009


- Từ khi tác phẩm điện ảnh được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất
nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện,
ngôn ngữ, đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký7.

8. Thời hạn bảo hộ Quyền tác giả của tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác
phẩm văn học:
Giới hạn về thời hạn bảo hộ là việc quy định thời hạn bảo hộ, với quan niệm
quyền tác giả không thể là giá trị vô hạn. Luật pháp đưa ra thời hạn bảo hộ nhất định
đối với từng loại hình cụ thể.
Tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học được bảo hộ quyền tác
giả chung quy vẫn là tác phẩm điện ảnh, vì vậy thời hạn bảo hộ quyền tác giả của
chúng tương tự như thời hạn bảo hộ quyền tác giả của các tác phẩm điện ảnh khác.
Theo đó, căn cứ vào Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm

2009 thời hạn được quy định như sau:
- Bảo hộ vô thời hạn đối với các quyền nhân thân:
+ Đặt tên cho tác phẩm;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc
bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa,
cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín tác giả.

7

Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009


- Bảo hộ 75 năm kể từ lúc tác phẩm được công bố lần đầu tiên, nếu chưa
được công bố trong 25 năm kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn
bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình đối với:
+ Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+ Quyền tài sản theo quy định của pháp luật.
Hết thời hạn bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm đó thuộc về công chúng, việc
khai thác sẽ ở tình trạng tự do. Do đó, người muốn làm tác phẩm điện ảnh chuyển
không cần phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, việc thực hiện tác
phẩm điện ảnh chuyển thể không được gây phương hại đến quyền nhân thân của tác
giả tác phẩm gốc như đối với lúc họ còn sống.
9. Thủ tục đăng ký Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác
phẩm văn học:
Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và
hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác
phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả. Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền tác giả
không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác

giả sau khi được cấp giấy chứng nhận không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác
giả là của mình khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại8.
Chủ thể: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền
cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả.
Nơi nộp hồ sơ: Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản
quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du
lịch.
8

Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

16


Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền tác giả: Cục Bản
quyền tác giả.
Hồ sơ:
-

Tờ khai đăng ký quyền tác giả;

-

02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

-

Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người uỷ quyền;
- Tài liệu chứng mình quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó
của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;


-

Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.
Thời hạn: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phải có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, trong trường
hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
10. Bình luận:
Quyền tác giả chỉ bảo hộ đối với hình thức tác phẩm chứ không bảo hộ nội
dung tác phẩm được thể hiện không chỉ trong luật pháp Việt Nam, mà thể hiện ở luật
các nước và Công ước Berne về Bảo vệ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Theo
đó, tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy
định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện
dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình
thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa
đăng ký.”


Tại Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ9 quy định:
“(a). Theo quy định của Điều luật này, Luật quyền tác giả bảo hộ tác phẩm nguyên
thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả đã được định hình dưới bất kỳ một dạng vật
chất thể hiện hữu hình nào hiện đã được biết hoặc sẽ được phát triển trong tương lai,
mà từ các dạng vật chất thể hiện hữu hình này tác phẩm có thể được cảm nhận, tái
bản, hoặc phổ biến khác hoặc là trực tiếp hoặc là với sự trợ giúp của các máy móc
thiết bị. Các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các thể loại sau:
(1) Tác phẩm văn học;
(2) Tác phẩm âm nhạc bao hàm tác phẩm kèm theo bất kỳ một từ nào;
(3) Tác phẩm sân khấu bao hàm các tác phẩm kèm theo bất kỳ âm thanh nào;


9

(§102. Subject matter of copyright: In general

(a) Copyright protection subsists, in accordance with this title, in original works of authorship fixed in any
tangible medium of expression, now known or later developed, from which they can be perceived,
reproduced, or otherwise communicated, either directly or with the aid of a machine or device. Works of
authorship include the following categories:
(1) literary works;
(2) musical works, including any accompanying words;
(3) dramatic works, including any accompanying music;
(4) pantomimes and choreographic works;
(5) pictorial, graphic, and sculptural works;
(6) motion pictures and other audiovisual works;
(7) sound recordings; and
(8) architectural works.
(b) In no case does copyright protection for an original work of authorship extend to any idea, procedure,
process, system, method of operation, concept, principle, or discovery, regardless of the form in which it is
described, explained, illustrated, or embodied in such work.)


(4) Tác phẩm kịch câm và vũ ba lê;
(5) Tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc;
(6) Tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm nghe nhìn khác;
(7) Bản ghi âm, và
(8) Tác phẩm kiến trúc
(b). Trong bất kỳ trường hợp nào sự bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm nguyên
thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả không mở rộng đến các ý tưởng, các biện pháp,
phương pháp, nguyên lý hoạt động, khái niệm, quy luật, phát minh, không phân biệt

hình thức mà chúng được miêu tả, giải thích, minh hoạ hoặc diễn đạt trong tác phẩm
đó.”
Khoản 2 Điều 2 Công ước Berne10 quy định:
“Tuy nhiên, luật pháp Quốc gia thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền
quyết định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc một số thể loại cụ thể
nào đó, trừ phi các tác phẩm ấy đã được ấn định bằng một hình thái vật chất.”
Theo đó, việc quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng, chứ không
bảo hộ chính ý tưởng đó. Mặc dù, trên thực tế, ý tưởng dường như là yếu tố cơ bản
tạo nên một tác phẩm. Việc chỉ bảo hộ hình thức, không bảo hộ nội dung, ý tưởng
cũng chính là một vấn đề trong pháp luật sở hữu trí tuệ. Việc chỉ bảo hộ hình thức
dẫn đến các tác phẩm “đạo” ý tưởng khác hình thức vẫn tồn tại trên thực tế, việc
thay đổi hình thức thể hiện ý tưởng vô tình hợp thức hoá các tác phẩm sáng tạo trên
trí tuệ của tác giả khác, các tác phẩm đó cũng chính là các tác phẩm phái sinh
không có sự cho


10

(2) It shall, however, be a matter for legislation in the countries of the Union to prescribe that works in

general or any specified categories of works shall not be protected unless they have been fixed in some
material form.


phép của chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc. Bên cạnh đó, trong nhiều
trường hợp tranh chấp có thể vô tình dẫn đến bỏ sót các tác phẩm phái sinh “trái
pháp luật”, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả của tác
phẩm gốc, chỉ vì tác phẩm ấy trùng ý tưởng nhưng được thể hiện ở một hình thức
khác.
Tuy nhiên, việc bảo hộ hình thức không bảo hộ nội dung cũng có ưu điểm

riêng của nó, giúp bảo hộ được nhiều tác phẩm khi chúng khai thác cùng sự kiện,
hoặc chủ đề. Vì vậy việc các tác phẩm ấy mang đến cảm giác tương tự nhau là
không thể tránh khỏi, cũng như sẽ không xảy ra vấn đề các tác giả đều tự cho mình
trở thành “nhà sáng tạo” đối với mọi thứ, kể cá các sự kiện lịch sử, các hình ảnh liên
tưởng phổ biến. Dưới đây là một bản án được tóm tắt làm ví dụ cho trường hợp này:
Slamanje Duse (The Soul Shattering) vs. In the Land of Blood and Honey
Nguyên đơn: James J. Braddock.
Bị đơn: Angelina Jolie, GK Films, Filmdistrict, Scout Film, và Edin Sarkic.
Nội dung:
Nguyên đơn là nhà văn – nhà báo người Croatia. Ông từng là phóng viên
chiến trường tại cuộc chiến tranh Bosnian năm 1992. Tháng 12/2007, ông cho ra đời
tác phẩm bằng tiếng Croatia mang tên Slamanje Duse, và tác phẩm đã được đăng ký
quyền tác giả.
02/12/2011, nguyên đơn đệ đơn kiện các bị đơn với lý do bị đơn làm tác
phẩm phái sinh, cụ thể là phim điện ảnh In the Land of Blood anf Honey, dựa trên
tác phẩm của mình – Slamanje Duse – trái với Công ước Berne về Bảo vệ các tác
phẩm văn học và nghệ thuật. Vào ngày 23/12/2011, sau khi đã đệ đơn thì tác phẩm
bị bị đơn phát hành.


Năm 2012, nguyên đơn cho xuất bản phiên bản tiếng Anh của tác phẩm đó
với tên gọi The Soul Shattering. Tuy nhiên, những cáo bược của ông không liên
quan đến phiên bản tiếng Anh này, chỉ đề cập đến sự vi phạm bản quyền của bị đơn
đối với quyển Slamanje Duse.
Mục đích đệ đơn là các bên chỉ tranh cãi xung quanh việc Slamanje Duse và
Blood and Honey có những điểm giống nhau cơ bản nào giữa 2 tác phẩm thông qua
việc kiểm định để chứng minh cho cáo buộc vi phạm do sao chép.
(Theo án lệ Funky Flims, Inc. vs. Time Warner Entm’t Co., L.P năm 2006,
việc sao chép có thể chứng minh thông qua bằng chứng tiếp cận và yếu tố tương
đồng cơ bản, còn được gọi là yếu tố bên ngoài và bên trong).

Lập luận của Toà án:
Để chứng minh có sự sao chép nguyên đơn phải chứng minh 2 yếu tố: (1) là
chủ sở hữu của tác phẩm còn thời hạn bào hộ quyền tác giả, (2) việc sao chép là yếu
tố cấu thành nên tác phẩm từ bản gốc (Án lệ L.A. Printex Indust., Inc. v.
Aeropostale năm 2012).
Trong nhiều vụ án, nguyên đơn không thể cung cấp được chứng cứ trực tiếp
của việc sao chép, vì vậy họ sẽ cung cấp bằng chứng cho yếu tố (1) bằng việc bị đơn
đã từng tiếp cận nguyên đơn, và yếu tố (2) bằng cách chứng minh các sự tương đồng
cơ bản giữa các tác phẩm. (Trích lời trong án lệ Smith v. Jackson năm 1996 - bị bỏ
qua [bác bỏ])
Với những lời cáo của nguyên đơn, bị đơn không bác bỏ lập luận về quyền
tác giả hợp pháp của nguyên đơn đối với tác phẩm Slamanje Duse cũng như việc bị
đơn đã từng tiếp cận nguyên đơn. Để xem xét có hay không các yêu tố tương đồng,
Toà án áp dụng kiểm định các yếu tố bên trong và tác động bên ngoài.


Đối với yếu tố bên ngoài là kiểm định về “so sánh khách quan đối với các
yêu tố biểu cảm cụ thể”. Trong quá trình thực hiện kiểm định, Toà án phải phân biệt
các yêu tố dược bảo hộ và không được bảo hộ, và xem xét có hay không các sự
tương đồng đối với các yếu tố được bảo hộ.
Còn với yếu tố bên trong (thể hiện bản chất) liên quan đến “sự so sánh chủ
quan tập trung vào việc khán giả bình thường và hợp lý có thấy bất cứ sự tương
đồng nào trong tổng thể chủ đề (concept) và cảm giác đối với các tác phẩm” (Trích
lời áng lệ Cavalier v. Random House, Inc., năm 2002 - bị bỏ qua).
Toà án chỉ áp dụng biện pháp kiểm định bên ngoài, bởi vì kiểm định bản chất
(bên trong) là quyền độc quyền của bồi thẩm đoàn.
Các yếu tố được phân tích:
- Cốt truyện và trình tự sự kiện (Cốt truyện không phải yếu tố được bảo hộ
“dù đó dường như là yếu tố thật sự tạo nên trình tự sự kiện và sự kết nối giữa các
nhân vật”):

Cả hai tác phẩm đều khai thác cốt truyện về sự trốn thoát. Vì vậy rất khó để
xác định chủ đề “trốn thoát” trong tác phẩm điện ảnh mang đến hình ảnh ám ảnh
trong chiến tranh là độc nhất hoặc mang tính sáng tạo. Thông qua nhiều sự so sánh,
câu chuyện về sự trốn thoát được khai thác khác nhau về mục đích lẫn sự phát triển
của tình tiết phim.
Do đó, từ chối cáo buộc vi phạm quyền tác giả vì nội dung có phần khác biệt.
Bên cạnh đó, nguyên đơn cũng không thể yêu cầu cho việc đã sáng tạo ra các phân
cảnh hiếp dâm trong chiến tranh, nhất là đối với cách tình huống hung bạo trong
chiến tranh đã được biết đến một cách rộng rãi.


Một vài sự kiện trong 2 tác phẩm tuy có sự tương đồng, tuy nhiên chúng
không thể trở thành các yếu tố tương đồng cơ bản bởi vì chúng khá phổ bến trong
các tác phẩm liến quan đến chiến tranh.
- Chủ đề (theme):
Không có sự tương đồng. Do đó, từ chối lập luận “chủ đề tổng quan” được
“phát triển có tiền đề” của câu chuyện có sự tương đồng cơ bản.
- Hội thoại:
Khó xác định sự tương đồng giữa 2 tác phẩm (do 1 bên là tác phẩm văn học, 1
bên là tác phẩm điện ảnh).
- Cám xúc, không gian và dựng cảnh (setting):
Đối với câu chuyện nữ tù nhân trong cuộc chiến tranh Bonsian rất khó để xem
việc dựng cảnh và hình ảnh được bảo hộ quyền tác giả.
- Nhân vật:
Nhân vật có nét tương đồng về tính cách, tuy nhiên Toà án xét thấy không
thuyết phục đối việc nhân vật của tác phẩm Slamanje Duse có nét riêng biệt nổi bật
để có thể nhận được sự bảo hộ, kể cả việc sự tương đồng đó không quá kỳ lạ để gọi
là yếu tố tương đồng cơ bản.
- Tác phẩm không tương đồng cơ bản theo phương pháp kiểm định bên
ngoài:

Mặc dù có một số điểm tương đồng, Tòa án vẫn kết luận rằng "ý tưởng chung
của một câu chuyện" không được bảo hộ và nhận thấy rằng các tác phẩm được đề
cập đến không giống nhau về cơ bản. Như vậy là trường hợp ở đây. Rõ ràng,
Slamanje Duse và Blood and Honey chia sẻ một số điểm tương đồng - thể hiện
những hành


động tàn ác khủng khiếp của nhân quyền đối với phụ nữ trong chiến tranh Bosnia,
những thách thức của các mối quan hệ giữa người với người trong các cuộc xung
đột bạo lực và những tình huống khó xử về mặt đạo đức, Tuy nhiên, các đặc điểm
chung của các yếu tố có thể bảo vệ được thực hiện riêng rẽ hoặc cùng nhau sẽ không
dẫn đến kết luận rằng các tác phẩm tương đối giống nhau. Do đó, kiểm tra bên ngoài
không tể đáp ứng điều kiện.
Kết luận:
Với những lập luận trên, Toà án chấp nhận các lập luận của bị đơn. Chậm
nhất là ngày 12/04/2013, nguyên đơn phải đệ trình lý do vì sao không phải là bác bỏ
cho phép kiện trở lại cùng với đơn khởi kiện.


×