Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài tiểu luận môn học tác phẩm kinh điển KTCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.74 KB, 23 trang )

Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.

PHẦN I :

LỜI NÓI ĐẦU
Từ giữa thế kỷ XVII đến nay, các nhà kinh tế chính trị học tư sản trong chừng
mực nhất định đã nghiên cứu vấn đề giá trị thặng dư được tạo ra như thế nào.
Nhưng “tất cả các nhà kinh tế chính trị học đều phạm phải sai lầm là đã không xét
giá trị thặng dư dưới dạng thuần tuý, với tư cách là giá trị thặng dư mà xét dưới
hình thái đặc thù là lợi nhuận và địa tô”. Chẳng hạn như W.Petty và trường phái
trọng nông Pháp đã coi địa tô là hình thái chung của giá trị thặng dư. A. Smith tuy
là người đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống các phạm trù lợi nhuận, địa tô và
lợi tức, nhưng ông không coi bản thân giá trị thặng dư là một phạm trù chuyên
môn có hình thái đặc thù khác với lợi nhuận và địa tô . Về sau Ricardo lại nghiên
cứu sâu thêm các hình thái đặc thù này; nhưng ông chỉ chú ý nghiên cứu mối quan
hệ về lượng, lợi tức và địa tô và vẫn không phát hiện ra phạm trù chung- giá trị
thặng dư.
Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, rất nhiều các nhà kinh tế phạm phải các
sai lầm này. Không kể đến một số nguyên nhân như học thuyết giá trị lao động của
họ bị hạn chế về tính giai cấp và thiếu tính khoa học, thì một nguyên nhân quan
trọng khác là sự vận dụng sai lầm phương pháp luận của họ được biểu hiện trên hai
mặt: Thứ nhất, họ không thể vạch ra tính quy định bản chất từ các hiện tượng kinh
tế, “họ chộp lấy một cách thô bạo những tài liệu do kinh nghiệm đem lại và họ chỉ
quan tâm đến thứ tài liệu này mà thôi”. Thứ hai, họ chỉ xem xét một cách cô lập
các hiện tượng cá biệt trong vận hành kinh tế, không thể vạch ra quan hệ nội tại
của các hiện tượng này và sự chuyển hoá quan hệ của chúng. Họ không thông qua
bất cứ khâu trung gian chuyển tiếp nào, mà lẫn lộn trực tiếp giá trị thặng dư với các
hình thái cụ thể của nó tức là lợi nhuận, lợi tức và địa tô, do đó nảy sinh một loạt
các vấn đề: Trình bày không mạch lạc, các mâu thuẫn không được giải quyết và
những điều nhảm nhí khác. Và chỉ đến khi Mác phát hiện ra lý luận giá trị thặng dư
thì mọi vấn đề khoa học, bản chất mới được làm sáng tỏ.


Trang: 1


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
Theo đánh giá của V.I Lênin, lí luận giá trị thặng dư là “hòn đá tảng của học
thuyết kinh tế của Mác” và học thuyết kinh tế của C. Mác là “nội dung căn bản
của chủ nghĩa Mác”. Để đạt mục đích làm giàu tối đa của mình nhà tư bản đã mua
sức lao động của công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm,
thu về giá trị thặng dư . Nhưng nhà tư bản bao giờ cũng chỉ trả một phần giá trị sức
lao động cho người công nhân thông qua hình thức tiền lương và bóc lột giá trị
thặng dư do người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Trong xã hội tư
bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất,
xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của xã hội đó. Giá trị thặng dư, phần giá trị
do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và bị nhà tư
bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ cơ bản nhất đó. Giá trị thặng dư do lao
động không công của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của
giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư
bản. Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị
thặng dư thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và
tạo ra giá trị thặng dư tương đối. Do vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho
nhà tư bản là nội dung chính của quy luật giá trị thặng dư. Nó tác động đến mọi
mặt của xã hội tư bản. Nó quyết định sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản
và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn, là quy luật vận động của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư và các phương pháp sản xuất ra giá
trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, là chìa khóa dẫn đến những vấn đề khác trong
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Trang: 2



Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.

PHẦN II:

LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Các nhà kinh tế học trước Các Mác không xây dựng được cơ sở lý luận vững
chắc để làm rõ nguồn gốc, bản chất giá trị thặng dư, đó là lý luận giá trị lao động.
Phái cổ điển không nhất quán lý luận giá trị lao động hoặc rời bỏ lý luận này. Họ
giải thích tư bản, giá trị thặng dư không thoát khỏi bản chất giai cấp của họ và cho
rằng chủ nghĩa tư bản là vĩnh hằng, đồng nhất phương thứ sản xuất tư bản chủ
nghĩa với các phương thức sản xuất khác. Do đó xoá nhoà ranh giới giai cấp.
Với Các Mác ông đã làm cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế chính trị, ông
là người đầu tiên dùng phạm trù giá trị thặng dư, nghiên cứu giá trị thặng dư dưới
dạng chung nhất sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa sự thống
nhất giữa quá trình sản xuất và lưu thông, Các Mác mới quy lợi nhuận về giá trị
thặng dư ông thấy được sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận, sự khác
biệt nhau này cùng giống như sự khác nhau giữa giá trị hàng hoá và giá cả của nó
nhưng không hề đề cập đến hình thái của giá trị thặng dư là lợi nhuận, chỉ sau khi
làm rõ nguồn gốc, bản chất giá trị thặng dư thì ông mới xem xét lợi nhuận.
Dựa trên nền tảng lý luận giá trị lao động của mình ông cho rằng lao động sản
xuất giá trị thặng dư không nằm ngoài sản xuất hàng hoá, là loại sản xuất hàng hoá
đặc biệt, giá trị thặng dư là sự kết tinh về mặt giá trị của lao động thặng dư.
Trong nề sản xuất tư bản chủ nghĩa sản xuất và lưu thông quyện chặt vào nhau
mà chỉ có sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư chỉ là một bộ phận
của giá trị hàng hoá. Khi giá trị thặng dư hình thành thì giá trị thặng dư biểu hiện
quan hệ sản xuất mới, vì khi đó đã có sự chuyển biến về chất của sản xuất hàng
hoá. Nếu giá trị thặng dư đã biểu hiện quan hệ sản xuất mới thì giá trị thặng dư là
cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản, vì vậy bản chất của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa là chiếm đoạt giá trị thặng dư, bản chất đó được thể hiện

ở mục đích và phương tiện để đạt mục đích đó, vì thế lý luận giá trị thặng dư là
Trang: 3


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
một trong hai phát kiến vĩ địa của Các Mác, là nền tảng của học thuyết kinh tế
Mác.
I- PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:
C. Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động thặng dư, rằng:
"Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi
đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao
động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng
để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất". Quy
luật kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất bóc lột người lao động không có tư liệu sản
xuất, được thực hiện dưới những hình thức và cơ chế khác nhau trong những hình
thái xã hội khác nhau.
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giai cấp nô lệ bị lệ thuộc hoàn toàn về thân thể
vào giai cấp chủ nô, thì ngoài việc bị bóc lột lao động thặng dư, nô lệ còn bị chiếm
một phần lớn sản phẩm cần thiết của giai cấp nô lệ. Trong chế độ phong kiến, giai
cấp nông nô đã có một phần tự do về thân thể đối với giai cấp địa chủ và chế độ
bóc lột lao động thặng dư biểu hiện dưới hình thức bóc lột địa tô, lao động thặng
dư và lao động cần thiết được phân chia rõ ràng. Bởi vậy, theo C. Mác cơ chế bóc
lột thời phong kiến có nhiều tiến bộ hơn chiếm hữu nô lệ.
Giai cấp tư sản bước lên vũ đài lịch sử cũng là giai cấp độc chiếm tư nhân
những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Khác với cơ chế bóc lột trong hai hình
thái kinh tế – xã hội trước chủ yếu dựa trên quan hệ hiện vật, cơ chế bóc lột tư bản
chủ nghĩa dựa trên quan hệ giá trị; nói cách khác là quan hệ trao đổi những vật
ngang giá (tức là tuân theo quy luật giá trị). Quan hệ này che dấu sự bóc lột trong
một cơ chế trao đổi với vẻ bề ngoài như là tự do và bình đẳng, chính vì vậy mà các
nhà kinh tế học trước C. Mác đã không thành công trong việc lý giải bản chất bóc

lột tư bản chủ nghĩa.
A. Smith và D. Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề ngoài rằng, mua
bán giữa tư bản và công nhân hình như là mua bán lao động nên cả hai ông đều
Trang: 4


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
gặp bế tắc trong việc lý giải một cách khoa học bản chất và nguồn gốc của lợi
nhuận. Chẳng hạn, nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được kết tinh vào vật, như
vậy là công nhân bán hàng hóa chứ không bán lao động; lao động được xác định là
thước đo của mọi giá trị thì không thể tự lấy nó để đo lường giá trị của bản thân nó.
Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại
của lợi nhuận, nhưng thực tế lợi nhuận tồn tại một cách khách quan. Vậy, theo các
cách giải thích đó, quy luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi nhuận và
ngược lại.
C. Mác đã phát hiện rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và tư bản không
phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua bán một loại hàng hóa đặc biệt –
hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này có giá trị và giá trị sử dụng khác với các
hàng hóa thông thường. Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu
sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân và bao hàm
những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc… – Giá trị sử dụng của hàng hóa này
(tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị
lớn hơn giá trị của chính nó là sức lao động. Do đó dù nhà tư bản trả đủ giá trị sức
lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị
dôi ra, biến thành lợi nhuận. Như vậy, quy luật giá trị và quy luật sản xuất ra lợi
nhuận không phủ định lẫn nhau mà song song tồn tại: trao đổi giữa tư bản và công
nhân tuân theo quy luật ngang giá (quy luật giá trị sức lao động) nhưng nhà tư bản
vẫn thu được phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động; phần dôi ra đó được C. Mác
gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, bóc lột lao động thặng dư biểu hiện thành bóc lột
giá trị thặng dư là quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa và là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó.
Sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản: Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình
thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản, mà tiền chỉ
biến thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Nếu tiền
được dùng để mua bán hàng hoá thì chúng là phương tiện giản đơn của lưu thông
hàng hoá và vận động theo công thức: Hàng- Tiền- Hàng(H-T-H), nghĩa là sự
Trang: 5


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
chuyển hoá của hàng hoá thành tiền tệ, rồi tiền tệ lại chuyển hoá thành hàng. Còn
tiền với tư cách là tư bản thì vận động theo công thức: Tiền - Hàng - Tiền (T-H-T),
tức là sự chuyển hoá tiền thành hàng và sự chuyển hoá ngược lại của hàng thành
tiền. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều được chuyển hoá thành tư
bản. Do mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng nên vòng lưu
thông chấm dứt ở giai đoạn hai. Khi những người trao đổi đã có được giá trị sử
dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích lưu thông của tiền tệ với tư cách là tư
bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy
nếu số tiền thu bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó,
số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư
bản là: T-H-T’, trong đó T’= T + ∆T. ∆T là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra,
C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản.
Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích của lưu thông T-H-T’ là
sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động T-H-T’ là không có giới
hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
Sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông theo công thức T-HT’, do đó công thức này được gọi là công thức chung của tư bản.
Tiền ứng trước, tức là tiền đưa vào lưu thông, khi trở về tay người chủ của nó
thì thêm một lượng nhất định (∆T). Vậy có phải do bản chất của lưu thông đã làm
cho tiền tăng thêm, và do đó mà hình thành giá trị thặng dư hay không?Các nhà
kinh tế học tư sản thường quả quyết rằng sự tăng thêm đó là do lưu thông hàng hoá

sinh ra. Sự quả quyết như thế là không có căn cứ.Thật vậy, trong lưu thông nếu
hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, còn
tổng số giá trị, cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trao đổi là không đổi. Về
mặt giá trị sử dụng, trong trao đổi cả hai bên đều không có lợi gì. Như vậy, không
ai có thể thu được từ lưu thông một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra (tức
là chưa tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T). C.Mác cho rằng trong xã hội tư bản không
có bất kì một nhà tư bản nào chỉ đóng vai trò là người bán sản phẩm mà lại không
phải là người mua các yếu tố sản xuất. Vì vậy khi anh ta bán hàng hoá cao hơn giá
Trang: 6


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
trị vốn có của nó, thì khi mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào các nhà tư bản khác
cũng bán cao hơn giá trị và như vậy cái được lợi khi bán sẽ bù cho cái thiệt hại khi
mua. Cuối cùng vẫn không tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T. Nếu hàng hoá được bán
thấp hơn giá trị, thì số tiền mà người đó sẽ được lợi khi là người mua cũng chính là
số tiền mà người đó sẽ mất đi khi là người bán. Như vậy việc sinh ra ∆T không thể
là kết quả của việc mua hàng thấp hơn giá trị của nó.
Mác lại giả định rằng trong xã hội tư bản có một loại nhà tư bản rất lưu manh
và xảo quyệt, khi mua các yếu tố sản xuất thì rẻ, còn khi bán thì đắt. Điều này chỉ
giải thích được sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không thể giải
thích được sự làm giàu của tất cả giai cấp tư sản, vì tổng số giá trị trước lúc trao
đổi cũng như trong và sau khi trao đổi đều không thay đổi mà chỉ có sự thay đổi
trong việc phân phối giá trị giữa những người trao đổi mà thôi. Và Mác kết luận
rằng đây chẳng qua là hành vi móc túi lẫn nhau giữa các nhà tư bản trong cùng giai
cấp.
Vậy từ ba trường hợp cụ thể trong lưu thông Mác cho rằng: Trong lưu thông
không thể tạo ra giá trị và giá trị thặng dư vì vậy không thể là nguồn gốc sinh ra
∆T. Ở ngoài lưu thông Mác xem xét cả hai yếu tố là hàng hoá và tiền tệ: Đối với
hàng hoá ngoài lưu thông: Tức là đem sản phẩm tiêu dùng hay sử dụng và sau một

thời gian tiêu dùng nhất định thì thấy cả giá trị sử dụng và giá trị của sản phẩm đều
biến mất theo thời gian.Đối với yếu tố tiền tệ: Tiền tệ ở ngoài lưu thông là tiền tệ
nằm im một chỗ. Vì vậy không có khả năng lớn lên để sinh ra ∆T. Vậy ngoài lưu
thông khi xem xét cả hai yếu tố hàng hoá và tiền tệ đều không tìm thấy nguồn gốc
sinh ra ∆T. “ Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể
xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời
không phải trong lưu thông” (C.Mác: Tư bản. NXB Sự thật, HN, 1987, Q1, tập
1,tr 216). Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.Khi Mác trở lại lưu
thông lần thứ hai và lần này Mác đã phát hiện ra rằng: Ở trong lưu thông người có
tiền là nhà tư bản phải gặp được một người có một thứ hàng hoá đặc biệt đem bán,
mà thứ hàng hoá đó khi đem tiêu dùng hay sử dụng nó có bản tính sinh ra một
Trang: 7


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, hàng hoá đặc biệt đó chính là sức
lao động.
Hàng hoá - sức lao động: Số tiền chuyển hoá thành tư bản không thể tự làm
tăng giá trị mà phải thông qua hàng hoá được mua vào (T-H). Hàng hoá đó phải là
một thứ hàng hoá đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh
ra giá trị. Thứ hàng hoá đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị
trường.Như vậy, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con
người, thể lực và trí lực mà người đó đem ra vận dụng trong quá trình sản xuất ra
một giá trị sử dụng.
Không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá, mà sức lao động chỉ biến
thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định. C.Mác đã nhấn mạnh sức
lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện tiền đề: Một là, người lao
động phải tự do về thân thể, phải làm chủ được sức lao động của mình và có quyền
đem bán cho người khác. Vậy người có sức lao động phải có quyền sở hữu sức lao
động của mình.Hai là, người lao động phải tước hết tư liệu sản xuất để trở thành

người vô sản và bắt buộc phải bán sức lao động, vì không còn cách nào khác để
sinh sống.Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao
động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định của sự chuyển hoá tiền
thành tư bản.Cũng như những hàng hoá khác, hàng hoá - sức lao động cũng có hai
thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.Giá trị của hàng hoá sức lao động là giá trị
của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân, vợ con anh ta;
những yếu tố tinh thần, dân tộc, tôn giáo của người công nhân, những chi phí đào
tạo người công nhân.
Giá trị hàng hoá sức lao động giống giá trị hàng hoá thông thường ở chỗ: Nó
phản ánh một lượng lao động hao phí nhất định để tạo ra nó. Nhưng giữa chúng có
sự khác nhau căn bản: Giá trị của hàng hoá thông thường biểu thị hao phí lao động
trực tiếp để sản xuất hàng hoá nhưng hàng hoá - sức lao động lại là sự hao phí lao
động gián tiếp thông qua việc sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống
người công nhân. Còn hàng hoá sức lao động ngoài yếu tố vật chất, nó còn có yếu
Trang: 8


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
tố tinh thần lịch sử, dân tộc, yếu tố gia đình và truyền thống, nghề nghiệp mà hàng
hoá thông thường không có.Cũng giống như các hàng hoá thông thường, hàng hoá
sức lao động có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của người
mua. Nhưng giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có thuộc tính đặc biệt, nó
khác hoàn toàn với hàng hoá thông thường ở chỗ: Khi đem tiêu dùng hay sử dụng
nó thì không những không bị tiêu biến theo thời gian về giá trị và giá trị sử dụng
mà ngược lại nó lại tạo ra một lượng giá trị mới c + m ( c + m > v, với v là giá trị
sử dụng của bản thân nó). Khoản lớn lên được sinh ra trong quá trình sử dụng sức
lao động chính là ∆T hay giá trị thặng dư.Từ đó Mác kết luận: Hàng hoá - sức lao
động là nguồn gốc tạo ra giá trị hơn thế nữa là tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư
bản. Bởi vì, sức lao động càng đem tiêu dùng hay sử dụng thì người công nhân hay
người lao động càng tích luỹ được kinh nghiệm nghề nghiệp, càng nâng cao năng

suất lao động. Vì vậy sẽ làm giảm giá trị hay mức tiền lương mà nhà tư bản đã trả
cho họ. Vì vậy, dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư bản rất ưa thích loại hàng hoá
đặc biệt này.Vậy quá trình người công nhân tiến hành lao động là quá trình sản
xuất ra hàng hoá và đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản
thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản
đã chiếm đoạt. Như vậy, hàng hoá - sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh
ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá - sức lao động so với các hàng
hoá khác. Nó là chìa khoá để giải thích tính mâu thuẫn của công thức chung của tư
bản.
Tỷ số giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến hay tỷ số giữa lao động thặng dư
và lao động cần thiết là tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất đó nói lên mức độ bóc lột
giai cấp công nhân. Giá trị thặng dư có biểu hiện bề ngoài là một số tiền dôi ra
ngoài tư bản ứng trước; số tiền đó có tên gọi là lợi nhuận. Phạm trù lợi nhuận che
dấu quan hệ bóc lột vì nó làm cho người ta dễ lầm tưởng là con đẻ của tư bản ứng
trước (c + v) chứ không phải là con đẻ của tư bản khả biến (v).
Tổng số giá trị thặng dư bóc lột được phân chia thành các loại thu nhập ăn bám
trong xã hội tư bản: lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận
Trang: 9


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
ngân hàng; nó còn được phân chia nhỏ hơn nữa thành lợi nhuận doanh nghiệp, lợi
tức cho vay v.v.. Quá trình phân chia đó tuân thủ theo quy luật cạnh tranh bình
quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Giá trị thặng dư còn phải phân chia cho chủ sở hữu
ruộng đất dưới hình thức địa tô. Như vậy, tổng số giá trị thặng dư do toàn bộ giai
cấp vô sản, công nhân tạo ra trong các ngành sản xuất bị toàn bộ giai cấp tư bản và
địa chủ phân chia nhau trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng.
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, đỉnh cao của nó là độc quyền nhà
nước là chủ nghĩa đế quốc, đã có nhiều biến đổi trong hình thức và cơ chế bóc lột
tư bản chủ nghĩa. Quy luật sản xuất giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật tỷ suất

lợi nhuận bình quân trong thời kỳ tự do cạnh tranh thì nay, trong chủ nghĩa tư bản
độc quyền, nó biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận độc quyền cao; quy luật
giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất trong thời kỳ tự do cạnh tranh nay
biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền với hệ thống giá bán độc quyền cao, giá
mua độc quyền thấp do tư bản độc quyền can thiệp và áp đặt v.v.. Những bộ phận
cấu thành lợi nhuận độc quyền cao là: lao động thặng dư, thậm chí một phần lao
động cần thiết của công nhân trong xí nghiệp độc quyền; một phần lao động thặng
dư của các xí nghiệp nhỏ và vừa do xí nghiệp độc quyền xén bớt thông qua hệ
thống giá cả độc quyền; lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết
của nông dân và thợ thủ công cũng bị bóc lột thông qua hệ thống giá cả độc quyền;
phần quan trọng là siêu lợi nhuận thuộc địa dựa trên sự bóc lột nặng nề lao động
thặng dư và một phần lao động cần thiết của nhân dân lao động ở những nước
thuộc địa hay phụ thuộc.
Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học – kỹ thuật và của chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước, cơ chế bóc lột đã trở nên phức tạp và tinh vi hơn (chủ
nghĩa Taylo, chủ nghĩa Fayol, chủ nghĩa Ford, chủ nghĩa Ford mới v.v., lần lượt
xuất hiện để biện minh cho tính công bằng, sòng phẳng trong quan hệ giữa tư bản
với lao động). Trên thực tế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, ngày càng có nhiều thủ
đoạn và hình thức bòn rút lợi nhuận tinh vi để không ít người còn lầm tưởng đến
một thứ chủ nghĩa tư bản mới "nhân văn" hơn trước đây, như "chủ nghĩa tư bản
Trang: 10


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
nhân dân", "xã hội tham dự"… Điều không thể che dấu được đó là sự hình thành
một tầng lớp tư sản ăn bám, quý tộc, thực lợi, tài phiệt; sự thao túng có tính chất
toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong các quan
hệ thương mại quốc tế; sự xuất hiện của cái gọi là chủ nghĩa thực dân kinh tế; sự
áp đặt chính sách giữa Đông và Tây, giữa các nước giàu với các nước nghèo…
Bản chất giá trị thặng dư: Nói chung, trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế

độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giá trị sử dụng không phải là mục đích. Giá trị sử
dụng được sản xuất chỉ vì nó là vật mang giá trị trao đổi. Nhà tư bản muốn sản
xuất ra một giá trị sử dụng có một giá trị trao đổi, nghĩa là một hàng hoá. Hơn nữa,
nhà tư bản muốn sản xuất ra một hàng hoá có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư
liệu sản xuất và giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã bỏ ra để mua, nghĩa là muốn
sản xuất ra một giá trị thặng dư. Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự
thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị
thặng dư. C.Mác viết: “ Với tư cách là sự thống nhất giữa hai quá trình lao động và
quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với
tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì
quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản
chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá”. Quá trình lao động với tư cách là quá trình
nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng: Một là, người công nhân lao
động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất
được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiêụ quả nhất. Hai là, sản phẩm làm ra thuộc
sở hữu của nhà tư bản, chứ không phải của người công nhân C.Mác đã lấy ví dụ về
việc sản xuất sợi ở nước Anh làm đối tượng nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị
thặng dư. Để nghiên cứu, Mác đã sử dụng phương pháp giả định khoa học thông
qua giả thiết chặt chẽ để tiến hành nghiên cứu: Không xét đến ngoại thương, giá cả
thống nhất với giá trị, toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đem tiêu dùng chuyển hết một
lần vào giá trị sản phẩm và chỉ nghiên cứu trong nền kinh tế tái sản xuất giản đơn.
Từ các giả định đó, Mác đưa ra một loạt các giả thiết để nghiên cứu: Nhà tư bản dự
kiến kéo 10 kg sợi; giá 1 kg bông là 1 đôla; hao mòn thiết bị máy móc để kéo 5 kg
Trang: 11


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
bông thành 5 kg sợi là 1 đôla; tiền thuê sức lao động 1 ngày là 4 đôla; giá trị mới 1
giờ lao động của công nhân là 1 đôla và chỉ cần 4 giờ người công nhân kéo được 5
kg bông thành 5 kg sợi. Từ đó, có bảng quyết toán như sau:

Tư bản ứng trước
Giá 10 kg bông

Giá trị của sản phẩm mới

10 đôla

Lao động cụ thể của công 10 đôla
nhân bảo tồn và chuyển
giá trị 10 kg bông vào 10
kg sợi.

Hao mòn máy móc

2 đôla

Khấu hoa tài sản cố định

2 đôla

Tiền thuê sức lao động 4 đôla

Giá trị mới do 8 giờ lao 8 đôla

trong một ngày

động của người công nhân
tạo ra

Tổng chi phí sản xuất


16 đôla

Tổng doang thu

20 đôla

Nhà tư bản đối chiếu giữa doanh thu sau khi bán hàng (20 đôla) với tổng chi phí
tư bản ứng trước quá trình sản xuất (16 đôla) nhà tư bản nhận thấy tiền ứng ra đã
tăng lên 4 đôla, 4 đôla này được gọi là giá trị thặng dư. Từ sự nghiên cứu trên,
chúng ta rút ra một số nhận xét sau: Một là, nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị
thặng dư chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được
giải quyết. Việc chuyển hoá tiền thành tư bản diến ra trong lĩnh vực lưu thông và
đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới
mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà tư
bản sử dụng hàng hoá đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản
xuất giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới biến thành tư
bản.Hai là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra (10 kg sợi), chúng ta thấy
có hai phần: Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của người công
nhân mà được bảo tồn và di chuyển vào giá trị của sản phẩm mới (sợi) gọi là giá trị
cũ.Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi
Trang: 12


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
là giá trị mới, phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức
lao động cộng thêm giá trị thặng dư. Ba là, ngày lao động của công nhân trong xí
nghiệp tư bản được chia thành hai phần: Một phần gọi là thời gian lao động cần
thiết: Trong thời gian này người công nhân tạo ra được một lượng giá trị ngang
bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho mình (4

đôla). Phần thời gian còn lại là thời gian lao động thặng dư: Trong thời gian lao
động thặng dư người công nhân lại tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị sức lao
động hay tiền lương nhà tư bản đã trả cho mình, đó là giá trị thặng dư (4 đôla) và
bộ phận này thuộc về nhà tư bản (nhà tư bản chiếm đoạt). Từ đó, Mác đi đến khái
niệm về giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra bên ngoài giá trị sức
lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Quá trình
sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm mà ở đó
sức lao động của người công nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng với
giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho họ. Thực chất của
sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất ra giá trị vượt khỏi giới hạn tại điểm đó giá trị
sức lao động được trả ngang giá. Tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản: Trong nền
kinh tế tư bản người công nhân sau quá trình làm việc cho nhà tư bản sẽ nhận được
một khoản thu nhập dưới hình thức tiền công hay tiền lương. Với cách trả lương
như vậy các nhà lí luận tư sản khẳng định rằng tiền lương hay tiền công là giá cả
của lao động. Và trong quá trình sản xuất nhà tư bản trả đúng giá cả của lao động.
Vì vậy dưới chủ nghĩa tư bản không có bóc lột. Nhưng C.Mác đã khẳng định tiền
lương không phải là giá cả của người lao động. Bởi vì, lao động là một phạm trù
trừu tượng nên người ta không thể bán cái trừu tượng. Hơn nữa, lao động chỉ thể
hiện khi vận dụng sức lao động để tiến hành quá trình sản xuất.
Sự phân hóa xã hội thành giai cấp không lao động nhưng giàu có, đầy quyền
lực, thống trị, áp bức đa số người trong xã hội và giai cấp lao động sản xuất ra của
cải xã hội nhưng nghèo khổ, bị tước mọi quyền và bị áp bức là sản phẩm tất yếu
của mọi xã hội có chế độ người bóc lột người dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất. Nhưng sự phân cực xã hội với hình thức biểu hiện kinh tế của nó là sự phân
Trang: 13


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
hóa giàu – nghèo trong các xã hội nô lệ và phong kiến, mặc dù các chế độ bóc lột
siêu kinh tế này biểu hiện ra là dã man, tàn bạo, nhưng là có hạn độ. Trong chế độ

bóc lột tư bản chủ nghĩa, sự phân cực xã hội là vô cùng sâu sắc, sự phân hóa giàu
nghèo được đẩy tới cực độ. Ở đây của cải ngày càng tập trung vào một số nhỏ các
cá nhân là những triệu phú và tỉ phú; ở cực đối lập là những người sống dưới mức
nghèo khổ ở các nước tư bản phát triển và đông đảo những người cùng khổ, đói rét
ở các nước tư bản đang phát triển. Chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa đã sớm chớp
lấy những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để không ngừng
nâng cao năng suất lao động xã hội, do đó năng suất lao động thặng dư cũng ngày
càng tăng theo; cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa đã chuyển hướng sang dựa chủ yếu
trên sự tăng năng suất lao động. Cũng trên cơ sở kỹ thuật đã phát triển mà cơ chế
bóc lột dựa trên tăng cường độ lao động thái quá và kéo dài ngày lao động một
cách che dấu cũng phát triển. Của cải xã hội ngày càng được tạo ra nhiều, nhưng
lại chỉ tập trung vào một cực. Mặt khác, nội dung vật chất của chế độ bóc lột tư
bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư mang hình thức giá trị trao đổi (tức là vàng bạc
hay tiền tệ); trong quan hệ bóc lột dựa trên hình thức giá trị trao đổi, lòng thèm
khát tăng lao động thặng dư và khát vọng làm giàu trên cơ sở đó được đẩy tới cực
độ. Sở dĩ như vậy là vì giá trị trao đổi với hình thức biểu hiện vật chất của nó là
vàng, tức tiền tệ, về mặt chất lượng có sức mạnh vô hạn (có tiền là có tất cả), về
mặt số lượng bao giờ cũng có hạn. Mâu thuẫn giữa chất lượng có sức mạnh vô hạn
và số lượng có hạn đó làm tăng lòng thèm khát vơ vét được nhiều tiền. Do tất cả
những điều kiện lịch sử và tình hình trên, quy luật bóc lột tư bản chủ nghĩa đã đẩy
sâu quá trình phân cực xã hội mà các xã hội bóc lột trước kia không thể sánh kịp.
Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa còn là tái sản xuất mở rộng nhằm mở
rộng bóc lột và ngày càng tích tụ tập trung tư bản để cải tiến kỹ thuật, tăng năng
suất lao động làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội với mục đích thu lợi
nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình và thắng trong cạnh tranh. Do đó, tư bản tích
lũy ngày càng giành đầu tư nhiều hơn vào việc hiện đại hóa guồng máy sản xuất,
làm cho kết cấu hữu cơ (c/v) của tư bản thay đổi theo hướng: tư bản bất biến (c)
Trang: 14



Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tương đối trong khi tư bản khả biến (v) tăng lên
tuyệt đối, nhưng giảm tương đối do kỹ thuật hiện đại vừa đắt tiền vừa làm giảm số
lượng công nhân vận hành máy móc. Quy luật kết cấu của tư bản thay đổi theo
hướng tăng lên như vậy dẫn đến giảm mức cầu về sức lao động trong khi số lượng
của giai cấp công nhân tăng lên cùng với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Từ đó dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối hay nạn thất nghiệp và hình
thành đội quân công nghiệp trù bị.
Tích tụ, tập trung tư bản trong quá trình tích lũy cũng đưa đến kết quả một số ít
nhà tư bản tước đoạt của số đông nhà tư bản nhỏ và vừa qua con đường cạnh tranh
"cá lớn nuốt cá bé". Nạn nghèo khổ, áp bức, nô dịch, bóc lột càng tăng lên. Vậy là,
sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng
không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa…
Vì vậy Mác khẳng định: Tiền lương chính là giá cả của sức lao động nhưng nó
được biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động. Bởi vì sức lao động phản
ánh năng lực lao động của mỗi con người, nó là cái có thật thể hiện toàn bộ ở sức
óc, sức thần kinh và sức cơ bắp của con người. Nó nói lên năng lực và khả năng
của từng người. Vì vậy mỗi một sức lao động khác nhau sẽ có một giá cả khác
nhau. Việc nghiên cứu bản chất tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản cho ta thấy tiền
lương chỉ là một phần giá trị của sức lao động của công nhân tạo ra, nó tương ứng
với thời gian lao động cần thiết của người công nhân trong xí nghiệp nhà tư bản.
Phần giá trị còn lại do sức lao động tạo ra là giá trị thặng dư thuộc về nhà tư bản.
II- CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:
Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư, do đó giai cấp
tư sản đã không từ bất cứ một thủ đoạn nào để bóc lột giá trị thặng dư. Những
phương pháp cơ bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và
tạo ra giá trị thặng dư tương đối.

Trang: 15



Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
- Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối: Bóc lột giá trị thặng dư tuyệt
đối được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của
người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết (hay mức tiền công
mà nhà tư bản trả cho công nhân là không đổi). Giả sử ngày lao động là 8 giờ,
trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng
dư, khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giả định ngày lao động được
kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao
động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên,
trình độ bóc lột tăng lên đạt 200% (m’ = 200%).
Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéo dài ngày
lao động và phương pháp bóc lột này đã đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư
bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hoá,
nhưng nó lại tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy, ngoài thời gian người
công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, người công nhân đòi hỏi còn
phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất ra sức lao động. Mặt
khác, sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công
nhân đòi hỏi còn phải có thời gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật
chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến phong trào của giai cấp vô sản đấu
tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày.
Vì vậy, giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi
hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối.
- Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối: Bóc lột giá trị thặng dư
tương đối được tiến hành bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết để trên cơ
sở đó mà kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài của
ngày lao động là không đổi.Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời
gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, trình độ bóc lột là
100%. Bây giờ chúng ta lại giả thiết rằng, công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo
ra được một giá trị bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó, tỷ lệ phân chia

ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư
Trang: 16


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
trong trường hợp đó cũng thay đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ,
thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là
300% (m’ = 300%).Để có thể rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì các nhà tư
bản phải tìm mọi biện pháp, đặc biệt là phải áp dụng tiến bộ và công nghệ vào
trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động xã hội, giảm giá thành và
tiến tới giảm giá cả thị trường của sản phẩm. Đặc biệt nâng cao năng suất lao động
xã hội trong những ngành, những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi
sống người công nhân. Từ đó tiến tới hạ thấp giá trị sức lao động.
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt
đối chiếm ưu thế, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá
trị thặng dư tương đối chiếm vị trí chủ yếu. Hai phương pháp trên được các nhà tư
bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê
trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Trang: 17


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.

PHẦN III:

Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là sản xuất ra giá trị sử
dụng, mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng
dư bằng bất cứ thủ đoạn nào là mục đích, động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi

nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư sản. Sản xuất ra giá trị thặng dư quả
thực là động lực vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết:
“ Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, làm tăng
giá trị, do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư”. Để sản xuất ra giá
trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê không
phải bằng cưỡng bức siêu kinh tế (roi vọt), mà bằng cưỡng bức kinh tế (kỷ luật đói
rét) dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật để tăng năng suất lao
động, tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động. Vậy sản xuất ra giá trị
thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. C.Mác viết: “ Việc tạo ra
giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó”. Nội dung
chủ yếu của quy luật này là để thu được giá trị thặng dư một cách tối đa, nhà tư bản
đã tăng số lượng lao động làm thuê và tìm mọi thủ đoạn để bóc lột họ. Trong giai
đoạn hiện nay, các nhà tư bản thực hiện cải tiến kỹ thuật hoàn thiện tổ chức sản
xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hoá.
Đồng thời thu hút một đội ngũ các kỹ sư, quản lý, mà chức năng của họ suy cho
cùng là bảo đảm sử dụng có hiệu quả nhất tất cả các nhân tố của sản xuất mà trước
hết là sức lao động, nhờ đó mà tăng giá trị thặng dư.
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra cuộc cách mạng
thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp vô sản thứ vũ khí sắc
bén trong cuộc đấu tranh chông chủ nghĩa tư bản.
Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết đó không phải chỉ là như thế. Ngày nay,
từ quan niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này còn có ý nghĩa quan
Trang: 18


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Việc nghiên cứu khai thác những di sản lý luận của Mác trở thành việc làm
cần thiết, theo các hướng sau đây:

Một là, Khai thác những di sản lý luận trong học thuyết này về nền kinh tế
hàng hoá.
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu
nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Cho nên,
chính Mác chứ không phải ai khác, là một trong những người nghiên cứu sâu sắc
về kinh tế thị trường. Nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Mặc dù nền kinh tế hàng hoá ở nước ta có tính đặc thù của nó, song
đã là sản xuất hàng hoá thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải
nói đến giá trị và giá trị thặng dư. Điều khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh
tế khác nhau thì giá trị va giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau. Cho
nên, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa, nghiên cứu những phạm trù, công cụ và việc sử dụng chúng trong nền kinh
tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa từ di sản lý luận của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa
thực tiễn.
Hai là, Khai thác những luận điểm của Mác nói về qúa trình sản xuất, thực
hiện, phân phối giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản cùng những biện pháp, thủ
đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản nhằm góp phần vào
việc quản lý các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta sao
cho vừa có thể khuyến khích phát triển, vừa hướng các thành phần kinh tế này đi
vào quỹ đạo chủa chủ nghĩa xã hội.
Ba là, Khai thác di sản của Mác nói về qúa trình tổ chức sản xuất và tái sản
xuất tư bản chủ nghĩa với tính cách là một nền sản xuất lớn gắn với qúa trình xã
hội hoá sản xuất ngày càng cao nhằm tạo ra khối lượng giá trị thặng dư ngày càng
lớn. Trên cơ sở những gì được coi là tất yếu của qúa trình lịch sử tự nhiên, đặc biệt
là về mặt tổ chức - kinh tế, vận dụng vào nền kinh tế nước ta thời kỳ quá độ lên
Trang: 19


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.

chủ nghĩa xã hội nhằm thúc đẩy nhanh qúa trình xã hội hoá theo hướng xã hội chủ
nghĩa từ một nền sản xuất nhỏ trên cơ sở sản xuất ra ngày càng nhiều giá trị thặng
dư để thực hiện nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là CNH, HĐH nền kinh tế
nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mọi người lao động.
Trong Học thuyết về giá trị thặng dư, C. Mác đã có một nhận định có tính chất
dự báo khoa học trong xã hội hiện nay, đó là: "Mục đích thường xuyên của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa là làm thế nào để với một tư bản ứng trước tối thiểu, sản xuất
ra một giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư tối đa; và trong chừng mực mà kết
quả ấy không phải đạt được bằng lao động quá sức của những người công nhân, thì
đó là một khuynh hướng của tư bản, thể hiện ra trong cái nguyện vọng muốn sản
xuất ra một sản phẩm nhất định với những chi phí ít nhất về sức lực và tư liệu, tức
là một khuynh hướng kinh tế của tư bản dạy cho loài người biết chi phí sức lực của
mình một cách tiết kiệm và đạt tới mục đích sản xuất với một chi phí ít nhất về tư
liệu" (2). Từ việc nghiên cứu Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, chúng ta thấy
rõ ít nhất ba vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước.
Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào
đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều
và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ,
chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện
của nó.
Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ
cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như
có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và
không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ
phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng
những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm
Trang: 20



Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi
bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn
vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột
được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải
kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống
thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà
nước và bằng các "kênh" phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây
là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức
giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một
giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển
kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.
Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao
động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới
bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá
trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào
để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay,
thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng,
những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động
là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện
hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn
thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Qua phân tích một số vấn đề chủ yếu của lý luận giá trị thặng dư ở trên cho
phép rút ra kết luận chung: Lý luận giá trị thặng dư là lý luận trung tâm trong
học thuyết kinh tế của Các Mác, là cơ sở phương pháp luận để nhận thức đúng
chủ nghĩa tư bản hiện đại. Học thuyết đó còn là cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào

công tác quản lý nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trang: 21


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.
Trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa thì việc khai thác và vận dụng những luận điểm trên của
Các Mác là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với quá trình phát triển nền
kinh tế thị trường ở nước ta.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm nhằm nâng cao không
ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chúng ta phải không ngừng
nâng cao năng suất lao động, muốn nâng cao năng suất lao động chúng ta cần phải:
- Tiến hành tổ chức lại sản xuất, thay đổi một cách cơ bản phương pháp lao
động và phương pháp tổ chức quản lý.
- Tăng cường cải tiến kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ áp dụng nhanh các
thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất./.

Trang: 22


Bài tiểu luận môn học: Tác phẩm kinh điển KTCT.

PHỤ LỤC
Bài viết gồm 3 phần:
Phần I: Lời nói đầu.

Trang 1.

Phần II: Lý luận về giá trị thặng dư.


Trang 3.

Phần III: Ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Trang 18.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bài giảng của giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị.
- Tác phẩm “Tư Bản” của Các Mác.
-

Trang: 23



×