Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến ve giáp (acari oribatida) ở rừng nhân tác tại vườn quốc gia tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA
MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN VE GIÁP
(ACARI: ORIBATIDA) Ở RỪNG NHÂN TÁC
TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Duy Trinh

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Đào Duy Trinh, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận
văn thạc sỹ.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ khoa học của Phòng phân tích trung tâm
- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, của Ban Chủ nhiệm, của các thầy giáo, cô giáo bộ
môn Động vật học Khoa Sinh – KTNN, trường ĐHSP. Hà Nội 2. Xin gửi lời cảm
ơn tới sinh viên Nguyễn Thị Dung -K39 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
tiến hành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Sở GD&ĐT, UBND thành phố Hà Nội, trường THPT
Quảng Oai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian, động viên tôi
về tinh thần để tôi hoàn thành tốt khóa học.


Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu

Viết tắt

1

A


Tầng rêu

2

A0

Tầng thảm mục

3

A1

Tầng đất 0 – 10cm

4

A2

Tầng đất 10 – 20cm

5

H’

Chỉ số đa dạng loài

6

MĐTB


Mật độ trung bình

7

J’

Chỉ số đồng đều

8

S

Số lượng loài theo tầng phân bố

9

S1

Tổng số loài theo sinh cảnh

10

t

11

VQG

Nhiệt độ

Vườn quốc gia


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..........................................................................4
3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................4
6. Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới ..................................................6
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida .................................................6
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida ...............................................7
1.1.3. Nghiên cứu về sinh thái học Oribatida ......................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam ...................................................9
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida. ................................................9
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida .............................................11
1.2.3. Nghiên cứu về sinh thái học Oribatida ....................................................12
Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................14
2.1. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................14
2.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ...............................................................14
2.1.2. Khí hậu và thủy văn .................................................................................14
2.1.3. Thổ nhưỡng ..............................................................................................16
2.1.4. Tài nguyên thực vật và động vật ..............................................................16
2.1.5. Đặc điểm xã hội .......................................................................................18
2.2. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................18

2.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................19
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu ...................................................................................19


2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm ..........................................................................19
2.3.3. Phân tích và thống kê số liệu ...................................................................24
2.3.4. Xác định chỉ số các nhân tố sinh thái .....................................................25
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................26
3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo ......................................................................................................26
3.1.1. Thành phần loài Oribatida ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo .............26
3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Oribatid) ở rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo ....................................................................................................34
3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác tại VQG Tam
Đảo ........................................................................................................................35
3.2.1. Biến đổi cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng phân bố .........................35
3.2.2. Biến đổi cấu trúc quần xã Oribatida theo hai lần thu mẫu .....................42
3.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã
Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo ...........................49
3.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu trúc quần xã Ve giáp
(Acari: Oribatida) ..............................................................................................49
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của Canxi (Ca), pH, Cacbon hữu cơ tổng số
(OM), Nitơ dễ tiêu (N) đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở
tầng đất (A1; A2) ................................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
PHỤ LỤC .................................................................................................................68


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Thành phần loài của quần xã Oribatida ở rừng nhân tác tại VQG
Tam Đảo .................................................................................................. 27
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học của quần xã Oribatida ở rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo ......................................................................................... 34
Bảng 3.3. Các chỉ số sinh học (S; S1; MĐTB; H’; J’) của quần xã Oribatida
theo các tầng phân bố ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo...................... 35
Bảng 3.4. Các loài Oribatida ưu thế theo các tầng phân bố ở rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo ......................................................................................... 39
Bảng 3.5. Các chỉ số sinh học (S; S1; MĐTB; H’; J’) của quần xã Oribatida
theo hai lần thu mẫu ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo ........................ 42
Bảng 3.6. Các loài Oribatida ưu thế theo hai lần thu mẫu ở rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo ......................................................................................... 47
Bảng 3.7. Nhiệt độ và các chỉ số (S; S1; MĐTB; H’; J’) theo tầng phân bố ở
rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo ............................................................. 50
Bảng 3.8. Nhiệt độ và loài Oribatida ưu thế theo các tầng phân bố ở rừng nhân
tác tại VQG Tam Đảo .............................................................................. 52
Bảng 3.9. Các nhân tố Canxi, pH, OM, N và các chỉ số S, MĐTB, H’, J’ của
các tầng đất A1; A2 ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo ........................ 54
Bảng 3.10. Các nhân tố Canxi, pH, OM, N và các loài Oribatida ưu thế của hai
tầng đất A1, A2 ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo ............................... 59


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ khu vực lấy mẫu .................................................................. 15
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida ................................................ 21
Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Oribatida bậc cao .... 22
Hình 3.1. Thành phần loài của quần xã Oribatida theo các tầng phân bố ...... 36
Hình 3.2. Chỉ số đa dạng loài của quần xã Oribatida theo các tầng phân bố . 37
Hình 3.3. Chỉ số đồng đều của quần xã Oribatida theo các tầng phân bố ...... 38

Hình 3.4. Các loài Oribatida ưu thế theo các tầng phân bố ............................ 41
Hình 3.5. Thành phần loài Oribatida theo 2 lần thu mẫu ................................ 43
Hình 3.6. Mật độ trung bình của quần xã Oribatida theo các tầng phân bố ... 44
Hình 3.7. Chỉ số đa dạng loài của quần xã Oribatida theo 2 lần thu mẫu ..... 45
Hình 3.8. Chỉ số đồng đều của quần xã Oribatida theo 2 lần thu mẫu ........... 46
Hình 3.9. Các loài Oribatida ưu thế theo 2 lần thu mẫu ................................ 48


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có đa dạng sinh học cao về cả động vật, thực vật và vi
sinh vật. Trong hệ động vật thì động vật đất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng
tham gia tích cực vào các quá trình hình thành đất, quyết định nhiều hoạt tính sinh
học quan trọng của môi trường và có vai trò rất lớn trong việc phân hu chất hữu
cơ, chuyển hoá các chất khoáng góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất. Chúng là
thành phần quan trọng tạo nên tính đa dạng sinh học của giới động vật. Trong số đó
phải kể đến quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida). Ngoài tự nhiên Ve giáp sống chủ
yếu trong môi trường đất và các môi trường sống liên quan tới hệ sinh thái đất như
thảm lá mục, xác vụn thực vật, trên thân cây hay lớp rêu bám quanh thân cây, bụi đất
bám trên cành cây, ... Đặc biệt nhóm Ve giáp (Acari: Oribatida) cơ thể có vỏ cứng, mật
độ quần thể lớn, đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố rộng, dễ thu lượm, dễ
nhận dạng, rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống.
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về Oribatida ở các
khu vực khác nhau. Tuy nhiên các tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu thành phần loài
và cấu trúc quần xã ve giáp mà ít đề cập tới các nhân tố sinh thái liên quan đến cấu
trúc quần xã; chưa chỉ ra ảnh hưởng và vai trò của các nhân tố sinh thái trong sự
biến đổi số lượng cá thể, thành phần loài, độ đa dạng của các loài Oribatida. Mà
theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi
trường (nhiệt độ, độ ẩm, pH, chất vô cơ, chất hữu cơ…) có ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ
với nhau thành tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. Nhưng trong đó các nhân tố
sinh thái nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, pH, cacbon, canxi, nitơ.... đóng vai trò chủ yếu
(Trần Kiên, Phan Nguyên Hồng) [5].
Nhân tố sinh thái được chia làm 2 nhóm lớn là nhóm nhân tố vô sinh (ánh
sáng, nhiệt độ, áp suất không khí, đất, nước, pH, các ion khoáng...) và nhóm nhân tố
hữu sinh (động vật, thực vật, vi sinh vật). Xét riêng nhóm nhân tố vô sinh lại có thể
chia làm nhân tố vật lý (ánh sáng, nhiệt độ, áp suất không khí ...) và nhân tố hóa học
(pH, hàm lượng các chất khoáng có trong môi trường ...).


2
Nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ sinh vật bởi cơ thể sinh
vật đều được cấu tạo từ tế bào. Hệ enzim trong tế bào chỉ có thể hoạt động trong
khoảng nhiệt độ nhất định. Quần xã Oribatida gồm các loài sinh vật biến nhiệt nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường tăng,
nhiệt độ cơ thể tăng, thời gian sống của chúng giảm và ngược lại. Khi nhiệt độ môi
trường dao động vượt ngoài giới hạn sinh thái của loài, cơ thể sinh vật không thích
nghi kịp và có thể bị đào thải.
pH là thang đánh giá độ chua của đất và là yếu tố quan trọng quyết định độ
phì nhiêu của đất. Đa số động vật sống trong đất ưa môi trường pH từ 4 → 8, tức là
không quá chua và cũng không quá kiềm. Nguyên nhân là hệ enzim trong tế bào
sinh vật đa phần hoạt động tối ưu ở môi trường trung tính. Đất đồi núi và đất canh
tác lâu năm thường có độ pH thấp (đất chua), là nơi sinh sống của các loài sinh vật
ưa axit. Độ phong phú của quần xã sinh vật trong các loại đất này không chỉ phụ
thuộc vào pH mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
Ngoài ra các chất khoáng của môi trường cũng đóng vai trò quan trọng vì
chúng tham gia cấu tạo nên cơ thể sinh vật. Người ta chia các chất khoáng làm 2
nhóm là nhóm đại lượng (C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Na ...) và nhóm vi lượng
(Cu, Fe, Mo, I, ..).
Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng thuộc nhóm đại lượng, đóng vai trò thiết

yếu trong quá trình trao đổi chất của sinh vật nói chung và động vật đất nói riêng.
Trong đất hàm lượng canxi thường rất thấp, đặc biệt là đất có độ dốc lớn hoặc đất
canh tác lâu năm. Căn cứ vào hàm lượng Canxi, đất được chia thành các loại: đất
nghèo canxi (Ca2+ < 2meq/100g đất), đất trung bình (Ca2+ = 2→ 8meq/100g đất),
đất giàu (Ca2+ > 8meq/100g đất)[38].
Cacbon là nguyên tố đại lượng chiếm 18,5% khối lượng khô của tế bào.
Cacbon có mặt trong tất cả các hợp chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Thực
vật lấy cacbon từ môi trường ở dạng CO2 thông qua quang hợp. Động vật là nhóm
sinh vật dị dưỡng. Nguồn cacbon lấy vào thông qua thức ăn. Với nhóm loài
Oribatida nguồn cacbon chủ yếu từ chất mùn bã hữu cơ. Trong đất cacbon tồn tại


3
trong xác vụn sinh vật chưa phân hủy hết hoặc ở dạng mùn. Để đánh giá độ phì
nhiêu của đất người ta căn cứ vào hàm lượng mùn hay hàm lượng Cacbon hữu cơ
tổng số có trong đất. Nếu đất có hàm lượng OM < 2% là đất nghèo dinh dưỡng, đất
có OM = 2%→5% là đất trung bình, đất có hàm lượng OM > 5% là đất giàu dinh
dưỡng [38].
Trong 25 nguyên tố tham gia cấu tạo tế bào sống thì nitơ là một trong 4
nguyên tố đại lượng thiết yếu nhất. Nitơ chiếm 3,3% khối lượng khô của tế bào và
có mặt chủ yếu trong các phân tử protein. Trong đất nitơ tồn tại ở dạng hữu cơ khó
tiêu (trong xác vụn sinh vật, trong mùn) hoặc dạng dễ tiêu (NH4+, NO3-) khi đã được
vi sinh vật khoáng hóa. Hàm lượng nitơ dễ tiêu là một chỉ số quan trọng để đánh giá
chất lượng đất.
Nhóm Oribatida là nhóm động vật đất có kích thước nhỏ, rất nhạy cảm với
môi trường sống. Chúng có thể thay đổi số lượng cá thể, độ đồng đều (J’), độ đa
dạng loài (H’).... với những biến đổi của môi trường.
Khi xem xét các địa điểm có thể tiến hành nghiên cứu khoa học, tôi nhận
thấy vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo là một khu vực bảo tồn được thảm thực vật
gần như nguyên sơ nên hệ động vật ở đây rất đa dạng. Trong VQG có những khu

vực thực sự là rừng tự nhiên, lại có những khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, khai thác du lịch của con người. Chính những hoạt động
của con người đã tạo nên một loại hình rừng mang đặc điểm riêng biệt: rừng nhân
tác. Loại rừng này có tiểu khí hậu, thổ nhưỡng khác nhiều so với rừng tự nhiên nên
có thể cấu trúc quần xã ve giáp cũng có những thay đổi đặc trưng. Vậy mối quan hệ
giữa các nhân tố sinh thái và cấu trúc quần xã Oribatida như thế nào? Khi nhân tố
sinh thái thay đổi, cấu trúc quần xã Oribatida sẽ thay đổi ra sao?
Từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá ảnh hƣởng
của một số nhân tố sinh thái đến Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác
tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo”.


4
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh
thái đến sự biến động cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh cảnh rừng nhân tác tại VQG
Tam Đảo.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, phân tích đa dạng loài và đặc điểm phân bố của
Oribatida ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo.
- Cấu trúc của quần xã Oribatida theo chiều thẳng đứng thông qua phân tích
các chỉ số: số lượng loài (S), mật độ trung bình (MĐTB), chỉ số đa dạng loài (H’),
Chỉ số đồng đều (J’); mức độ ưu thế (D).
- Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái (Nhiệt độ, pH, Ca2+, Các
bon hữu cơ tổng số, Nitơ dễ tiêu) đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở
rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari), lớp
Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành Chân

khớp (Arthropoda), của Giới Động vật (Animalia) ở khu vực rừng nhân tác tại VQG
Tam Đảo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh
cảnh rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo theo tầng phân bố: tầng rêu (0 - 100 cm),
thảm mục (0 cm), tầng đất (độ sâu 0 - 10 cm và 10 - 20 cm).
Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái ở các tầng: Nhiệt độ, pH, Can
xi, Các bon hữu cơ tổng số, Nitơ dễ tiêu.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái chủ đạo đến
Oribatida ở rừng nhân tác thuộc VQG Tam Đảo.


5
Đề tài bổ sung thành phần loài Oribatida và đặc điểm phân bố của chúng ở
VQG Tam Đảo, cung cấp dẫn liệu chi tiết đặc trưng định lượng của chúng theo sinh
cảnh, theo độ sâu của đất, theo mùa trong năm.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài xác định mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc
quần xã, đa dạng thành phần loài Oribatida, từ đó đề xuất giải pháp bảo vệ quần xã
Oribatida và hệ sinh thái rừng nhân tác ở khu vực nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài bổ sung dữ liệu về cấu trúc quần xã Oribatida ở rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo.
Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sự thay đổi
cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh cảnh rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo.


6

NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
Trên thế giới, các nhóm động vật không xương sống ở đất nói chung và
Oribatida nói riêng được nghiên cứu từ rất sớm, cách đây khoảng hơn hai trăm năm.
Ở Đức công việc này diễn ra từ trước năm 1804 với công trình của Hermann J.F; ở
Ý năm 1876 với công trình của Canotrini G&Fanzago F; ở Anh, Pháp từ năm 1885
với công trình của Michael A.D; ở Mỹ năm 1908 với công trình của Ewing H.E
[38]. Tuy nhiên việc nghiên cứu thực sự được quan tâm và đạt được nhiều thành tựu
trong khoảng 40 năm trở lại đây.
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về Oribatida diễn ra
mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ kết quả nghiên cứu của mình và
cộng sự, Schatz - một chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố
bản danh mục các loài Oribatida nghiên cứu được ở khu vực Trung Mỹ. Danh sách
gồm 543 loài thuộc 256 giống của 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng
Oribatida thu thập được ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc Trung Mỹ
như: Cu Ba (225 loài), Antiles (387 loài), Lasser Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài),
Dominica (21 loài),… (Schatz, 2002). Hiện tại 498 loài còn ở dạng sp., cf… Số lượng
loài Oribatida của Trung Mỹ, bao gồm cả Mehico là 987 loài, nếu cộng cả thêm Antiles
là 1238 loài (Schatz, 2002) [32].
Nghiên cứu về Oribatida ở Nga phát triển mạnh vào những năm 50 của thế
k XX trở lại đây. Cho đến nay đã nghi nhận được trên 300 loài Oribatida sống
trong đất và các hệ sinh thái khác. Khu hệ Oribatida trong đất được nghiên cứu sớm
nhất và đạt được nhiều thành tựu nhất. Các mẫu Oribatida thu thập trên lớp rêu bám
quanh thân cây, trong tán lá cây, trong lớp thảm lá mục được trình bày trong công
trình của Dalenius (1960), Kielozewski, Kashyna (1965), Niedbale (1961), Coloff
(1983) [38].



7
Ở Ôxtrâylia hiện biết khoảng 319 loài thuộc 158 giống 45 họ. Những họ ưu thế
là Stegannacaridae, Brchychthniidae, Basidobellidae, Oppiedae và Pedrocortesellidae.
Đa số các loài Oribatida mới được mô tả trong khoảng 20 năm trở lại đây. Hiện còn
hàng nghìn tiêu bản của hàng trăm loài chưa được mô tả [38].
Khu hệ Oribatida ở Lavia, trước năm 1943 mới chỉ ghi nhận được 10 loài
theo công bố của Graube (1943). Nhưng đến năm 1954, trong công bố của
Baranovska A là 120 loài và năm 2007 ghi nhận được 200 loài thuộc 58 họ [37].
Ở Trung Quốc, Wang et al (2000, 2003) đã thống kê được 580 loài thuộc
279 giống và cung cấp thông tin chi tiết về sự phân bố của mỗi loài ở các tỉnh
khác nhau [38].
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Nhà động vật học S.Karasawa - Nhật Bản đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự
đa dạng vi sinh cảnh (microhabitat) và sự phân cắt địa lý đến quần xã Oribatida ở
rừng ngập mặn tại đảo Ryukyu (Nhật Bản), 2004. Oribatida được thu thập từ lá, vỏ
cây (ở 3 độ cao 0 - 50cm, 50 -100cm và 100 -150cm cách mặt đất ), mẩu rễ cây, đất
nền và từ tảo biển ở 2 hòn đảo cách nhau 470km. Kết quả cho thấy: Thành phần loài
quần xã Oribatida vở ỏ đầu rễ cây và vỏ thân cây có sự sai khác với ở lá cây, đất
nền và tảo biển; quần xã Oribatida của cùng một kiểu sinh cảnh ở các địa điểm khác
nhau có khuynh hướng giống nhau hơn là những quần xã ở các sinh cảnh khác nhau
nhưng cùng một địa điểm. Điều này có nghĩa là cùng một thành phần loài Oribatida
ở rừng ngập mặn thì giống nhau do bị ảnh hưởng của nhân tố đa dạng về vi sinh
cảnh (đặc trưng đặc biệt bởi các cây ngập nước thủy triều) lớn hơn là do bị phân cắt
về địa lý (Karasawa S., 2004) [29].
Chachaj và Seniczak, 2006 nghiên cứu động thái mùa của độ phong phú
Oribatida ở các đồng cỏ vùng đất thấp và các bãi chăn thả cừu, trâu bò ở một số địa
phương Bắc Ba Lan, kết quả cho thấy: Động vật chăn thả đã làm thay đổi động thái
mùa của mật độ Oribatida ở bãi chăn thả khi so sánh với đồng cỏ khô, chủ yếu do
độ phong phú của một vài loài Oribatida. Hầu hết Oribatida đều nhạy cảm với động
vật chăn thả (Chachaj et al., 2006) [27].



8
Một số nghiên cứu sơ bộ về chỉ thị sinh học trong môi trường đô thị cũng
cho thấy Oribatida là nhóm động vật nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng không
khí (Andre’, 1976; Weigmann, 1991; Weigmann et al., 1992; Steiner, 1995) [31],
[33], [34], [36]. Theo Steiner trong trường hợp nồng độ NO2 tăng cao, đã làm giảm
độ giàu loài của Oribatida và tạo ra những quần xã đơn điệu nhiều hơn. Ông cũng
lưu ý rằng nhiều loài bị ảnh hưởng mạnh hơn bởi đặc trưng của vi sinh cảnh
(microhabitat) hơn là bởi mức độ ô nhiễm và sự thay đổi trong các cấu trúc quần thể
(Steiner W.A.,1965) [31].
1.1.3. Nghiên cứu về sinh thái học Oribatida
Trong quá trình nghiên cứu về thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida,
các nghiên cứu về sinh thái học Oribatida cũng thu được nhiều kết quả có giá trị,
trong đó việc nghiên cứu sự phát triển, sinh trưởng trong mối quan hệ với các yếu tố
tác động lên chúng là một hướng quan trọng được nhiều tác giả chú ý đến. Bản chất
và thời gian phát triển, sinh trưởng của nhóm động vật này còn chưa được điều tra
một cách cẩn thận, đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu hiểu rằng các nhân tố
môi trường (nhiệt độ, độ pH, hàm lượng mùn, số lượng và chất lượng thức ăn, sự
xáo trộn nơi cư trú…) và mật độ của các nhóm chân khớp khác có thể ảnh hưởng
đến thời gian sinh trưởng của hầu hết các Oribatiba (Siepel, 1994); Maraun &
Scheu, 2003; Ermilov and Lochynska (2008) [28], [38]. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn
nhất đến thời gian phát sinh là phương thức phát sinh của bộ hay của họ Oribatida.
Siepel (1994) đã lưu ý rằng tất cả các sự thay đổi trong thời gian phát triển gây ra
bởi môi trường đều nhỏ hơn sự thay đổi ngay trong nội tại của các họ hay của bộ.
Oribatida là nhóm tham gia tích cực trong quá trình phân hủy các chất hữu
cơ, trong chu trình nitơ và quá trình tạo đất. Các nghiên cứu cho thấy trong tất cả
các giai đoạn hay chu kì sinh trưởng, phát triển của chúng đều sử dụng với phổ thức
ăn rộng, bao gồm thực vật sống và chết, nấm, rêu, địa y và thịt thối rữa. Nhiều loài
là vật chủ trung gian của sán lá dây, một vài loài là động vật ăn thịt, không có loài

nào sống kí sinh (Krants, 1978) [38]. Theo Maraun và cs. (2003), môi trường sống
và các sinh vật trong đất trong các hệ sinh thái được quản lý có thể bị ảnh hưởng


9
bởi bất kỳ tổ hợp nào của các nhân tố sử dụng đất như phương thức canh tác, thuốc
trừ sâu, phân bón, sự rắn chắc hóa của đất trong thời kỳ thu hoạch và vận chuyển
nông sản (Maraun et al., 2003) [38].
Theo Petersen và Luxton (1982), độ phong phú và độ đa dạng lớn nhất của
Oribatida là ở trong lớp thảm mục và ở trong đất. Trong rừng, Oribatida được tìm
thấy ở bề mặt của thảm lá mục, trong cây gỗ, rêu, nấm, địa y và trong các tầng nông
sâu của đất, tuy nhiên chúng chỉ tập trung phân bố ở tầng trên, từ 0-20cm (Petersen
và Luxton, 1982) [38].
1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida.
Năm 1960, lần đầu tiên hai tác giả người Hungari là Balogh J. và Mahunka
S. nghiên cứu và giới thiệu khu hệ, danh pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài
Ve giáp trong công trình “New oribatids from Viet Nam”. Trong đó mô tả 29 loài
và 4 giống mới, tiếp theo là những nghiên cứu của tác giả Tiệp Khắc [23].
Vào thập niên 90, các tác giả Vũ Quang Mạnh và Cao Văn Thuật đã xác định
được 24 loài Oribatida ở vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu
định lượng nhóm chân khớp bé ở 7 kiểu sinh thái, 5 độ cao khí hậu và 3 loại đất.
Theo hai tác giả, trong nhóm chân khớp bé thì Oribatida luôn là nhóm chiếm ưu thế
so với các nhóm khác (khoảng 70 - 80%) tổng số, còn lại khoảng 10% là nhóm Bọ
nhảy (Collembola) (Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật, 1990) [10]..
Trong nghiên cứu của mình, năm 1995 tác giả Vương Thị Hòa, Vũ Quang
Mạnh đã định loại được 146 loài Oribatida ở Việt Nam và phân tích đặc điểm thành
phần loài của chúng có so sánh với các loài đã biết trên thế giới (Vương Thị Hòa,
Vũ Quang Mạnh, 1995) [3] ,[11].
Vẫn tiếp tục nghiên cứu về Org của Canxi (Ca) đối với loài Oribatida ưu thế các tầng

đất A1; A2
Kết quả phân tích cho thấy riêng tầng đất A1 và A2 có 19 loài ưu thế và phổ
biến. Hàm lượng Ca2+ trao đổi trong tầng đất A1 luôn cao hơn tầng đất A2 ở cả 2
lần lấy mẫu. Điều này có liên quan đến mức độ ưu thế của các loài phổ biến trong
tầng phân bố đó. Tầng A1 lần 1 có hàm lượng Ca2+ là 1,6 meq/100g đất, xuất hiện 7
loài ưu thế chiếm t lệ 68,0% cá thể của tầng phân bố trong lần thu mẫu đó. Tầng
A1 lần 2 có hàm lượng Ca2+ là 0,4 meq/100g đất, xuất hiện 5 loài ưu thế nhưng
chiếm tới 38,13% tổng số cá thể thu được ở tầng đó. Lần 1 tầng A2 hàm lượng Ca2+
chỉ là 1,2 meq/100g đất thì số loài ưu thế là 8 loài nhưng chiếm 92,54%, còn tầng
A2 lần 2 có 9 loài ưu thế và chiếm 59,79%. Như vậy xét theo lần thu mẫu thì tại vị
trí thu mẫu hàm lượng canxi trao đổi cao độ ưu thế cao và ngược lại.
* Đánh giá ảnh hưởng của pH đối với loài Oribatida ưu thế các tầng đất
A1;A2
Bảng 3.10 thể hiện khi pH môi trường thấp, số loài ưu thế ít hơn và t lệ % ưu
thế thấp hơn. Điều này cho thấy quần xã Oribatida thích nghi tốt ở môi trường có độ
axit mạnh. Trong môi trường đó nhiều loài cùng tồn tại và phát triển với số lượng cá
thể ổn định, không có loài vượt trội so với các loài khác.
* Đánh giá ảnh hưởng của Cacbon hữu cơ tổng số (OM) đối với loài
Oribatida ưu thế các tầng đất A1;A2
Từ bảng 3.10 cho thấy khi hàm lượng cacbon hữu cơ tổng ở tầng đất A1 lần 2
cao nhất (OM = 15%) chỉ có 5 loài ưu thế với tổng số % ưu thế là 38,13% thấp nhất
so với các lần thu mẫu và các tầng đất nghiên cứu. Trong khi đó tại tầng đất A2 lần
thu mẫu 1 có hàm lượng OM thấp nhất thì tổng % ưu thế cao nhất (D = 92,54%). Qua


61
đây có thể thấy hàm lượng OM thay đổi theo thời gian các mùa trong năm và theo
tầng phân bố. Hàm lượng OM cao thì thành phần loài đa dạng và mỗi loài chiếm t
lệ tương đương nhau. Ngược lại khi hàm lượng OM thấp các loài thích ứng tốt tỏ ra
ưu thế, các loài khả năng thích ứng kém có số cá thể ít, một số không có trong mẫu

nghiên cứu.
* Đánh giá ảnh hưởng của Nitơ dễ tiêu đối với loài Oribatida ưu thế ở các tầng
đất A1;A2
Tương tự như hàm lượng Cacbon tổng số, trong đất Nitơ dễ tiêu cũng ảnh
hưởng đến độ ưu thế và loài ưu thế theo chiều hướng hàm lượng Nitơ cao thì số loài ưu
thế và t lệ ưu thế thấp. Cụ thể tầng A1 lần 2 có hàm lượng nitơ dễ tiêu cao nhất (N =
2,8mgN/100g đất) chỉ có 5 loài ưu thế với tổng số % ưu thế là 38,13% thấp nhất so
với các lần thu mẫu và các tầng đất nghiên cứu. Trong khi đó tại tầng đất A2 lần thu
mẫu 1 có hàm lượng N thấp nhất (N = 1,12mgN/100g đất) thì có 8 loài ưu thế và
tổng % ưu thế cao nhất (D = 92,54%).


62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được quần xã Oribatida có 54 loài nằm
trong 38 giống thuộc 22 họ, trong đó có 6 loài thuộc dạng sp.
2. Các chỉ số cấu trúc của quần xã Oribatida
Mật độ trung bình: có sự khác nhau giữa các tầng phân bố và giữa các mùa
trong năm.
Chỉ số đa dạng loài: thấp nhất là tầng rêu A, đến tầng thảm mục A0, tầng đất
A2, cao nhất ở tầng đất A1.
Chỉ số đồng đều: Đạt giá trị cao nhất là tầng đất A2, tiếp đến là tầng đất A1,
tầng thảm mục A0, thấp nhất là tầng rêu A.
Loài ưu thế và phổ biến: nghiên cứu thống kê được 14 loài.
3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã:
Nhân tố nhiệt độ: Khi nhiệt độ môi trường thay đổi các chỉ số S, H’, J’ cũng
thay đổi nhưng mức độ chênh lệch phụ thuộc vào từng tầng phân bố.
Nhân tố Canxi và nhân tố pH: trong đất t lệ nghịch với các chỉ số S, H’, J’. Cụ
thể tầng đất A1 khi Ca2+ = 1,6 (meq/100mg), pH = 3,46 thì S = 18 loài, H’ = 2,633,

J’ = 0,9111 nhưng khi Ca2+ = 0,4 (meq/100mg), pH = 3,02 thì S = 25 loài,
H’ = 3,011, J’ = 0,9355. Tầng đất A2 khi Ca2+ = 1,2 (meq/100mg), pH = 3,64 thì
S = 16 loài, H’ = 2,148, J’ = 0,8958 nhưng khi Ca2+ = 0,2 (meq/100mg), pH = 3,15
thì S = 22 loài, H’ = 2,993, J’ = 0,9684.
Nhân tố Cacbon tổng số và Ni tơ dễ tiêu trong đất có ảnh hưởng theo chiều t
lệ thuận với các chỉ số S, H’, J’. Cụ thể tầng đất A1 OM = 6,72%, N = 1,68
mg/100g đất thì S = 18 loài, H’ = 2,633, J’ = 0,9111, khi OM = 15% , N= 2,8 (giá
trị tăng) thì S = 25 loài, H’ = 3,011, J’ = 0,9355 (giá trị tăng). Tầng đất A2 khi
OM = 4,69%, N= 1,12 thì S = 16 loài, H’ = 2,148, J’ = 0,8958, khi OM = 11,03,
N = 2,79 (giá trị tăng) thì S = 22 loài, H’ = 2,993, J’ = 0,9684 (giá trị tăng).


63
KIẾN NGHỊ
1. Danh sách thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở rừng nhân tác
tại VQG Tam Đảo có thể được sử dụng như một dẫn liệu tham khảo để đánh giá đa
dạng sinh học tại Vĩnh Phúc.
2. Cấu trúc quần xã Oribatida chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố sinh thái nên
để bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái rừng nhân tác cần tạo điều kiện thuận lợi nhất
để bảo tồn và phát triển quần xã Oribatida.
3. Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái không
chỉ ở khu vực VQG Tam Đảo mà ở nhiều khu vực khác nhau làm cơ sở dẫn liệu cho
việc xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ hệ sinh thái đất.


64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Các vườn quốc gia Việt Nam (2001), Nxb Nông nghiêp, tr. 92-156.
2. Trần Ngọc Hải (2009), “Đặc điểm khu hệ thực vật VQG Tam Đảo”, Báo

cáo chuyên đề VQG Tam Đảo, 2009, tr. 2-7.
3. Vương Thị Hòa (1996), “Nghiên cứu động vật chân khớp bé
(Microarthropoda) ở đất vùng rừng thị trấn Tam Đảo”, tr. 13-46.
4. Đỗ Quang Huy (2009), “Đánh giá khu hệ động vật rừng và danh lục các
loài động vật rừng VQG Tam Đảo”, Báo cáo chuyên đề VQG Tam Đảo,
2009, tr. 2-9.
5. Trần Kiên, Phan Nguyên Hồng (1990), Sinh thái học đại cương, Nxb GD, tr. 1636
6. Triệu Thị Hường (2012), “Nghiên cứu sự biến động về thành phần loài ve
giáp (Acari: Oribatida) t ại khu công nghiệp Bình Xuyên và phụ cận
thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc”, Kỷ yếu Hội Nghị sinh viên
nghiên cứu khoa học các trường đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VI, tr.
538- 543.
7. Vũ Tự Lập (2006), Địa lí tự nhiên Việt Nam, Nxb ĐHSP., tr. 100-162.
8. Vũ Quang Mạnh (2002), “Đa dạng quần xã Ve giáp (Acari: Oribatei) vùng đồi
núi Đông Bắc và Bắc Kạn”, Báo cáo Hội nghị Vườn Quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn,
26 - 27/9/2002, tr. 12 - 17.
9. Vũ Quang Mạnh (2007), Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve giáp Oribatida, Nxb
KH và KT, 21, tr. 15 - 346.
10. Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật (1990), “Cấu trúc nhóm Chân khớp bé
(Microathropoda) ở đất vùng đồi núi đông bắc Việt Nam”, Thông báo
khoa học, ĐHSP. HN, tr. 14 - 20.
11. Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa (1995), “Danh sách các loài Ve giáp đất
(Acari: Oribatei) ở Việt Nam”, Tạp chí sinh học, 17 (3), tr. 49 - 55 (CĐ).
12. Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa (2002), “Dẫn liệu bổ sung về cấu trúc và vai


65
trò quần xã Ve giáp (Acari: Oribatei) vùng rừng Tam Đảo, Vĩnh Phúc, nxb
Nông nghiệp, tr. 314 - 318.
13. Vũ Quang Mạnh, Nguyễn Xuân Lâm, Khiếu Thị Nhàn (2005), Ve giáp họ

Scheloribatidae Grandjean, 1953 (Acari: Oribatei) Ở Việt Nam”, Báo cáo Khoa
học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội thảo quốc gia, 15/5/2005, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Nxb Nông nghiệp, tr. 156 - 164.
14. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh (2006), “Ve giáp họ Oppiidae
Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, II, Phân họ Oppiinae
Grandjean, 1951 và Multioppiinae Balogh, 1983”, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà
Nội, T, XXII, 4, tr. 66 - 75.
15. Vũ Quang Mạnh, Lê Thị Quyên, Đào Duy Trinh (2006), “Họ Ve giáp
Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, I. Các phânhọ
Pulchroppiinae,Oppiellinae,Mystroppiinae,Brachyoppiinae, Arcoppiinae”, Tạp
chí sinh học, 28(3), tr. 1-8.
16. Vũ Quang Mạnh, Lưu Thanh Ngọc, Nguyễn Hải Tiến (2008), “Cấu trúc quần xã
Chân Khớp bé (Microarthropoda: Oribatida, Collembola) ở đất liên quan đến
đặc điểm thảm cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam”, Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, 5(6), tr. 81 - 86.
17. Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ, “Báo cáo chuyên đề tình
hình dân sinh, kinh tế, xã hội VQG Tam Đảo và vùng đệm (2009), tr.16-29.
18. Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh (2010), “Dẫn liệu thành phần
loài, đặc điểm phân bố và đại động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân
Sơn, Phú Thọ”, Tạp chí khoa học DHQGHN, Khoa học tự nhiên và Công nghệ
26(2010), tr. 49 - 56.
19. Đào Duy Trinh, Tạ Mạnh Cường, Vũ Quang Mạnh (2012), “Nghiên cứu cấu trúc
quần xã Oribatida theo mùa khô và mùa mưa ở vườn quốc gia Xuân Sơn Phú
Thọ”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 số 18/2012, tr.163-169.
20. Đào Duy Trinh, Nông Thị Kiều Hoa, Trần Văn Vinh (2013), “Đánh giá ảnh
hưởng môi trường ở khu công nghiệp Phúc Yên đến sự biến động thành phần


66
loài Ve giáp (Acari: Oribatida) so với phụ cận thị xã Phúc yên, tỉnh Vĩnh phúc”,

Tạp chí khoa học trường ĐHSP. Hà Nội 2, số 27/2013, tr. 162 -173.
21. Đào Duy Trinh, Hứa Thị Huế, Nông Thị Kiều Hoa, Phạm văn Ngọc, Trần Văn
Vinh, Vũ Quang Mạnh (2014), “Nghiên cứu sự biến động thành phần loài thuộc
bộ Ve Giáp (Acari: Oribatida) ở khu công nghiệp Phúc Yên, tỉnh vĩnh Phúc và
phụ cận năm 2012”, Báo cáo khoa học Hội Nghị Côn trùng học Quốc Gia lần
thứ VIII tháng 4/2014, tr. 979 - 983.
22. Viện điều tra quy hoạch rừng (1993), tr. 19-37.
TIẾNG ANH
23. Balogh J. and Mahunka S. (1967), “New oribatids (Acari, Oribatei) from
Vietnam”- Act. Zool. Hung., 13(1-2), pp. 39-74.
24. Balogh J. and Balogh P. (1992), The Oribatid Genera of the World,
HNHM Press, Budapest, V.1 and 2, pp. 1-263 and pp. 1-375.
25. Behan-

Pelletier

V.M.

1999.

“Oribatid

mite

biodiversity

in

agroecosystems: role for bioindication”, Agraz Eco & Environment 74, pp, 411423.
26. Behan - Pelletier V. and Walter D.E. (2000), “Biodiversity of Oribatid Mites

(Acari: Oribatida) in tree Canopies and Litter”, In: Coleman D.C. and Hendrix
P.E. 2000, Invertebrates as webmasters in Ecosystems. New York, CABI
Publishing, pp. 187-198.
27. Chachaj B. and Seniczak S. (2006), “Seasonal dynamics of the density of
Oribatida (Acari) in a lowland meadow and pastures. ”, biological Lett., 43(2),
pp. 153-156.
28. Ermilov

S.G and Chystyakov M.P., 2007. “To our knowledge of arboareal

Oribatida of the mites of the Nizhniy Novgoorod region” , Povoljki ecological
Jurnal 3, pp. 250-255.
29. Karasawa S. (2004), “Effects of microhabitat diversity and geographical
isolation on Oribatida mite (Acari: Oribatida) communites in mangrove
forests”, Pedobiologia 48(3), pp. 1-10.


67

30. Primer-E Ltd. (2001), Primer 5 for Windows, Version 5.2.4, 2001.
31. Steiner W.A. (1965), “ Inphuence of air pollution on moss- dwelling animals.
Terrestrial fauna, with emphasis on Oribatida, with emphasis on Oribatida and
Collembola”, Acarologia 36, pp.149-173.
TIẾNG ĐỨC
32. Schatz

H.

(2002),


“Die Oribatidenliteratur und die bechriebenen

Oribatidenarten (1758-2001)- Eine Analyse.” Abh. Ber. Naturkundemus.
Gonlitz 72, pp. 37-45.
33. Weigmann G. (1991), “Oribatida communities in transects from bogs to forest
in Berlin indicating the biotope qualities”, In: Dusbakek F., Bukva V. (Eds.).
Moderm acarology, Academia Prague and DPB Academic Publishing. The
Hague, 1, pp. 359-364.
34. Weigmann G. Jung E. (1992), “ Die hornmilben (Acari, Oribatida) an
strassenbaurnen in stadtzonen unterschiedlicher luftbelustung in Berlin.” Zoll.
Beitr., 34, pp. 273-287.
35. Willmann C. (1931),“Moosmilben oder Oribatiden (Oribatei)”- Tierwelt
Deutschlands, Jena, Teil 22, pp. 79-200.
TIẾNG PHÁP
36. Andre’ H.M. (1976), “ Introduction a L’e’tude e’cologiquedes communantes de
microarthropodes corticoles corticoles soumises a la pollution atmosp.herique I.
Les microhabitats corticoles.” Bull. Ecol. 7, pp. 431-444.
37. Grandjean (1954), “Essai de classification des Oribates (Acariens).”- Bull. Soc.
Zool. France, 78(1-6), pp. 421- 446.
38. www/hhpt. Google.com.


PHỤ LỤC
THÀNH PHẦN LOÀI, ĐỘ ƢU THẾ VÀ MẬT ĐỘ TRUNG BÌNH
CỦA QUẦN XÃ ORIBATIDA
1. Số lƣợng loài, độ ƣu thế, mật độ trung bình của quần xã Oribatida trong lần
thu mẫu 1.
A. Tầng rêu
STT


Tên loài

Số lượng



1/

1

2/1/1/1/

5

% ƯT

1

Cosmochthonius sp.

2

Nothrus shapensis

3

Phyllhermannia gladiata

1/


1

4

Aokiella florens

1/

1

5

Ramusella clavipectinata

1/2/

3

6

Perxylobates brevisetus

1/

1

7

Perxylobates vermiseta


1/

1

8

Scheloribates cruciseta

3/3/1/2/3/

12

28,57

9

Scheloribates praeincisus

1/3/4/2/1/

11

26,19

10

Truncopes orientalis

1/1


2

11

Galumna flabellifera orientalis

2/

2

12

Galumna triquetra

1/

1

13

Trichogalumna vietnamica

1/

1

Tổng số: 42
Số loài: 13
MĐTB: 42 cá thể/1kg


11,9

7,14


×