Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến ve giáp (acari oribatida) ở rừng tự nhiên tại vườn quốc gia tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐÀM THỊ HẢI ĐƢỜNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN VE GIÁP
(ACARI: ORIBATIDA) Ở RỪNG TỰ NHIÊN
TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐÀM THỊ HẢI ĐƢỜNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN VE GIÁP
(ACARI: ORIBATIDA) Ở RỪNG TỰ NHIÊN
TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn: TS. Đào Duy Trinh

HÀ NỘI, 2016




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
tới TS. Đào Duy Trinh, người thầy ngay từ đầu đã định hướng và tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện nghiên cứu
của Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh – KTNN, phòng Sau đại học, các Phó
Giáo sư, Tiến sĩ và cán bộ của bộ môn Động vật học của trường ĐHSP Hà
Nội 2 ngôi trường mà tôi đang học và thực hiện luận văn. Tôi xin trân
trọng gửi lời cảm ơn Ban Giám Đốc, cán bộ, nhân viên VQG Tam Đảo đã
tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp thông tin cần thiết cho tôi trong thời gian
nghiên cứu. Cảm ơn các nhân viên thuộc Phòng phân tích trung tâm Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình xác
định các chỉ số sinh thái của đất. Xin gửi lời cảm ơn tới 2 em Phạm Thế
Anh và em Nguyễn Thị Dung sinh viên lớp K39C trường ĐHSP Hà
Nội 2 cũng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu, tách lọc mẫu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành gia đình, Ban Giám
Hiệu cùng các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện giúp tôi về
thời gian, động viên về tinh thần để tôi hoàn thành tốt chương trình học
đúng thời hạn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Đàm Thị Hải Đƣờng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, tất cả các số liệu và những kết quả nghiên
cứu trong luận văn này đều do tôi nghiên cứu, số liệu hoàn toàn trung

thực, không trùng lặp với các đề tài khác và chưa được sử dụng để bảo vệ
bất kì luận văn nào.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn
đều chính xác và được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện
cho việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Đàm Thị Hải Đƣờng


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Viết tắt

1

+1

Tầng rêu

2

0

Tầng thảm mục


3

-1

Tầng đất từ 0 – 10cm

4

-2

Tầng đất từ 10 – 20cm

5

MĐTB

Mật độ trung bình

6

H’

Chỉ số đa dạng loài

7

J’

Chỉ số đồng đều


8

S

Số lượng loài theo tầng phân bố

9

S1

Tổng số lượng loài theo sinh cảnh

10

TS

Tiến sĩ

11

VQG

Vườn quốc gia

12

Ca2+

Canxi trao đổi


13

Ndt

Nitơ dễ tiêu

14

OM

Cacbon hữu cơ tổng số


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 3

4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 3
NỘI DUNG ................................................................................................................ 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới ....................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ..................... 4
1.1.2. Nghiên cứu về sinh thái học .......................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam ....................................................... 7
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ..................... 7
1.1.2. Nghiên cứu về sinh thái học ........................................................................ 12
Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 14
2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 14


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của VQG Tam Đảo ....................................................... 14
2.1.2. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế ........................................................ 19
2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20
2.4.1. Nghiên cứu tài liệu ...................................................................................... 20
2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................. 20
2.4.3. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu ................................................ 28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 31
3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG
Tam Đảo .................................................................................................................... 31
3.1.1. Thành phần loài Oribatida ........................................................................... 31
3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp ................................................ 38
3.2. Cấu trúc quần xã Oribatida ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam
Đảo ............................................................................................................................ 40

3.2.1. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng thẳng đứng ...................................... 41
3.2.2. Cấu trúc quần xã Oribatida theo hai lần thu mẫu ........................................ 46
3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Oribatida ............... 52
3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Oribatida ...................... 52
3.3.2. Ảnh hưởng của pH, Ca2+, Ndt, OM ở tầng đất (-1; -2) đến cấu trúc
quần xã Oribatida .................................................................................................. 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 68


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Danh sách thành phần loài các tầng phân bố ở rừng tự nhiên độ cao
1182m tại VQG Tam Đảo .......................................................................... 32
Bảng 3. 2. Thành phần phân loại học các loài Oribatida ở các tầng phân bố ở
rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo ....................................... 39
Bảng 3.3. Một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo các tầng
phân bố ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo ...................... 41
Bảng 3.4. Các loài Oribatida ưu thế ở sinh cảnh rừng tự nhiên độ cao 1182m
tại VQG Tam Đảo ...................................................................................... 44
Bảng 3.5. Một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo hai lần thu
mẫu ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo ............................ 46
Bảng 3.6. Các loài Oribatida ưu thế ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG
Tam Đảo qua 2 lần thu mẫu ....................................................................... 49
Bảng 3.7. Nhiệt độ đối với một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã
Oribatida ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo .................... 53
Bảng 3.8. Nhiệt độ đối với các loài Oribatida ưu thế ở rừng tự nhiên độ cao
1182m tại VQG Tam Đảo .......................................................................... 56
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của pH, Ca2+, Ndt, OM ở tầng đất (-1;-2) đến các chỉ số
cấu trúc của quần xã Oribatida .................................................................. 59
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của pH, Ca2+, Ndt, OM ở tầng đất (-1;-2) đối với các
loài Oribatida ưu thế .................................................................................. 60



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính VQG Tam Đảo ...........................................................15
Hình 2.2. Sơ đồ khu vực lấy mẫu tại VQG Tam Đảo ...............................................16
Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Oribatida .................................................................22
Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan Oribatida ...........................23
Hình 3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida theo tầng thẳng đứng ở rừng tự
nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo .................................................... 42
Hình 3.2. Chỉ số đa dạng loài H‟ và chỉ số đồng đều J‟ của quần xã Oribatida ở
rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo ....................................... 43
Hình 3.3. Cấu trúc ưu thế của quần xã Oribatida ở rừng tự nhiên độ cao 1182m
tại VQG Tam Đảo ...................................................................................... 45
Hình 3.4. Đa dạng thành phần loài Oribatida theo hai lần thu mẫu .......................... 47
Hình 3.5. Cấu trúc ưu thế của quần xã Oribatida theo hai lần thu mẫu .................... 51
Hình 3.6. Nhiệt độ đối với thành phần loài Oribatiada ............................................. 54
Hình 3.7. Nhiệt độ đối với các chỉ số H‟, J‟ của quần xã Oribatida ......................... 55


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đời sống sinh vật trong thiên nhiên chịu ảnh hưởng rất lớn của các
nhân tố môi trường sống. Trong đó, các nhân tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm…), thổ nhưỡng (thành phần cơ giới, tính chất lý hóa của đất) ảnh
hưởng khá rõ nét đến sinh vật. Phần lớn các nhân tố này luôn thay đổi theo
thời gian và không gian, chúng luôn có sự tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ
với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái và cùng tác động lên sinh vật nói
chung và động vật đất nói riêng.

Động vật đất có vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên, là thành
phần không thể thay thế trong các quá trình sinh học xảy ra trong đất.
Chúng có mối quan hệ mật thiết đến quá trình tạo đất, làm tăng độ phì đất,
cải tạo và bảo vệ môi trường đất. Trong số đó phải kể đến Ve giáp (Acari:
Oribatida). Ve giáp (Acari: Oribatida, còn được gọi là Oribatei hoặc
Cryptostigmata) là một trong những nhóm ve bét đa dạng và phong phú nhất,
đặc biệt trong đất rừng. Oribatida là những chân khớp có kìm (Arthropoda:
Chelicerata), thuộc lớp Hình nhện (Arachnida), có kích thước cơ thể nhỏ
khoảng 0,1-0,2 mm đến 1,0-2,0 mm (Vũ Quang Mạnh, 2007) [9].
Oribatida có số lượng cá thể phong phú, dễ thu lượm, dễ nhận dạng
song rất nhạy cảm với sự biến đổi của các điều kiện môi trường sống như:
nhiệt độ, độ pH, chất khoáng, hàm lượng mùn….(Vũ Quang Mạnh, 2007)
[9]. Những nhân tố sinh thái này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự
tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của chúng. Muốn tồn tại,
Oribatida phải thường xuyên thích nghi và điều chỉnh hoạt động sống của
mình phù hợp với những biến đổi đó. Sự tăng hay giảm của các nhân tố này
trong không gian và thời gian đã tạo ra những nhóm Oribatida có khả năng
thích nghi khác nhau.


2

Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo là một trong những địa điểm có tính
đa dạng sinh học cao. Tại đây, hệ sinh thái rừng tự nhiên và thảm thực vật
còn giữ được khá tốt. Nguồn tài nguyên sinh học nơi đây được nghiên cứu
khá kỹ song chủ yếu tập trung vào khu hệ động vật có xương sống, nấm, côn
trùng và thực vật. Ve giáp (Acari: Oribatida) cũng đã có một số tác giả
nghiên cứu, song các tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu thành phần loài và
cấu trúc quần xã Ve giáp mà chưa nghiên cứu các nhân tố sinh thái liên quan
đến cấu trúc quần xã đó, chưa đánh giá được ảnh hưởng của các nhân tố sinh

thái đến mật độ, thành phần loài, độ đa dạng của các quần xã Ve giáp.
Vì những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá
ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến Ve giáp (Acari: Oribatida) ở
rừng tự nhiên tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cấu trúc của quần xã Oribatida theo chiều thẳng đứng ở
rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo.
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, pH, Canxi,
Nitơ dễ tiêu, Cacbon hữu cơ tổng số) đối với sự biến động về các chỉ số cấu
trúc của quần xã Oribatida ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài bổ sung thành phần loài Ve giáp và đặc điểm phân bố của chúng
ở VQG Tam Đảo, cung cấp dẫn liệu chi tiết đặc trưng định lượng của chúng
theo sinh cảnh, theo độ sâu của đất và theo mùa trong năm.
Đề tài xác định các nhân tố sinh thái liên quan đến cấu trúc quần xã Ve
giáp và sự ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến các chỉ số sinh học của
quần xã Oribatida ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo.


3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc
quần xã, đa dạng thành phần loài Oribatida ở khu vực nghiên cứu.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari),
lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
ngành Chân khớp (Arthropoda), của giới Động vật (Animalia) (Vũ Quang

Mạnh, 2007) [9].
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở
sinh cảnh rừng tự nhiên độ cao 1182m ở VQG Tam Đảo, chiều sâu thẳng
đứng trong đất (0-10 cm và 10-20 cm), thảm mục (0cm) và tầng rêu (0-100
cm).
Các nhân tố sinh thái ở các tầng: Nhiệt độ, pH, Canxi, Cacbon hữu cơ
tổng số, Nitơ dễ tiêu.
5. Đóng góp mới của đề tài
Cung cấp dẫn liệu về đa dạng sinh học của quần xã Oribatida, đặc biệt
về thành phần và cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh cảnh rừng tự nhiên, độ cao
1182m tại VQG Tam Đảo.
Đề tài góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc đánh giá ảnh hưởng
của một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh cảnh rừng
tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo.


4

NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
Trên thế giới, các nhóm động vật không xương sống ở đất nói chung,
Oribatida nói riêng được nghiên cứu từ rất lâu. Ở Đức từ năm 1908 với công
trình của Hermann J. F; ở Ý từ năm 1876, 1877 với công trình của Canotrini
G. & Fanzago F.; ở Anh, Pháp với các tác giả Michael A. D., Nicolet H.
(1885) … [46]. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về Oribatida chỉ phát
triển mạnh trong thời gian gần đây. Khu hệ Oribatida thế giới hiện đã được
mô tả có khoảng 10.000 loài (Schatz, 2002) [39] và số loài Oribatida thực tế
có thể vào khoảng 50.000 loài (Trave‟ et al., 1996) [45] đến 100.000 loài

(Schatz, 2002) [39]. Số lượng giống Oribatida trên thế giới đã tăng lên từ 700
giống đến hơn 1000 giống chỉ trong 20 năm gần đây (Balogh J. và Balogh P.,
1992) [27]. Có thể tóm tắt một số kết quả nghiên cứu Oribatida trên thế giới
giai đoạn gần đây như sau:
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida
Ở Châu Âu, Berlese là một trong số những người quan tâm đến Ve bét
ở Châu Âu sớm nhất. Trong số các công trình nghiên cứu về Acari trước đây,
công trình của Berlese đóng một vai trò quan trọng và có một vị trí đặc biệt.
Chỉ từ năm 1881 đến 1923, ông đã đứng tên một mình hoặc là đồng tác giả
của 73 công trình nghiên cứu về Acari, trong đó ông đã mô tả khoảng 120 loài
Oribatida [46], [47], [48].
Khu hệ Oribatida của Oxtrâylia cho đến nay đã ghi nhận được trên 300
loài thuộc 45 họ. Những họ ưu thế về số lượng loài là: Stegannacaridae,
Brachy-chthoniidae, Basilobellidae, Oppidae và Perdrocortesellidae. Đa số


5

các loài Oribatida của Oxtrâylia mới được mô tả trong khoảng 20 năm gần
đây (Niedbala et al.,1977) [48].
Khu hệ Oribatida của Lavia trước năm 1943 mới ghi nhận được 10 loài
theo công bố của Graube (1943). Đến 1943, Eglitis đã thu thập và công bố
thêm 50 loài. Năm 1954, khu hệ này bao gồm 120 loài. Năm 2007, đã ghi
nhận 200 loài thuộc 58 họ (Baranovska A., 2007) [45].
Khu hệ Oribatida của vùng Trung Châu Mỹ: Schatz (2006), một
chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã tổng hợp và công bố bản mục lục các
loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung Châu Mỹ. Danh sách này gồm 543 loài
Oribatida thuộc 87 họ. Ngoài ra, ông còn liệt kê số lượng Oribatida đã thu
thập ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng thuộc Trung Mỹ như: Cuba
(225 loài), Antilles (387 loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21 loài)...

(Schatz, 2002) [39].
Nghiên cứu về Oribatida ở liên bang Nga phát triển mạnh từ những
năm 50 của thế kỷ XX cho đến nay. Tại đây đã ghi nhận được 300 loài ở tất
cả các kiểu hệ sinh thái. Khu hệ Oribatida sống trên cây cũng được quan tâm
nghiên cứu. Các mẫu Oribatida được thu thập từ rêu, địa y sống phụ sinh, từ
vỏ cành, thân cây và trong tán cây với các công trình của Dalenius (1960);
Kielozewski; Kashyna (1965); Niedbale (1969); Woltemade (1982), Coloff
(1983)... (Ермилов C. Г.,Чистяков М. П., 2007) [41].
Cho đến nay, ở vùng Nizhiy Novgorod đã thống kê được 74 loài
Oribatida thuộc 51 giống, 36 họ, 22 liên họ sống trên cây. Ermilov và
Chistyakov đã nghiên cứu một số đặc điểm: thành phần loài, mật độ, loài ưu
thế, phân bố theo chiều thẳng đứng của quần thể Oribatida sống trên cây và đề
xuất hệ thống phân loại của chúng theo khu vực và phân chia chúng thành 3
nhóm hình thái- sinh thái, phụ thuộc vào nơi sống của chúng: nhóm sống


6

hoàn toàn trên cây, nhóm sống trên cây- dưới đất và nhóm sống hoàn toàn
trong đất (Ермилов C. Г.,Чистяков М. П., 2007) [41].
1.1.2. Nghiên cứu về sinh thái học
Cùng với kết quả nghiên cứu nguồn gốc phát sinh chủng loại, khu hệ,
hệ thống học Oribatida, các nghiên cứu về sinh học Oribatida cũng thu được
nhiều kết quả có giá trị, trong đó việc nghiên cứu sự phát triển, sinh trưởng
trong mối quan hệ với các yếu tố tác động lên chúng là một hướng quan trọng
được nhiều tác giả chú ý đến. Bản chất và thời gian phát triển, sinh trưởng của
nhóm động vật này còn chưa được điều tra một cách cẩn thận, đầy đủ. Tuy
nhiên, nhiều nhà nghiên cứu hiểu rằng các nhân tố môi trường (nhiệt độ, độ
pH, hàm lượng mùn, số lượng và chất lượng thức ăn, sự xáo trộn nơi cư
trú…) và mật độ của các nhóm chân khớp khác có thể ảnh hưởng đến thời

gian sinh trưởng của hầu hết các Oribatiba (Siepel, 1994); Maraun & Scheu
(2003); Ermilov and Lochynska (2008) [30], [35], [37]. Tuy nhiên, ảnh hưởng
lớn nhất đến thời gian phát sinh là phương thức phát sinh của bộ hay của họ
Oribatida. Siepel (1994) đã lưu ý rằng tất cả các sự thay đổi trong thời gian
phát triển gây ra bởi môi trường đều nhỏ hơn sự thay đổi ngay trong nội tại
của các họ hay của bộ.
Song song với hướng nghiên cứu về thành phần loài và cấu trúc quần
xã Oribatida, hướng nghiên cứu các đặc điểm sinh thái, đa dạng sinh học và
vai trò chỉ thị của Oribatida cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Oribatida là nhóm tham gia tích cực trong quá trình phân hủy các chất
hữu cơ, trong chu trình nitơ và quá trình tạo đất. Các nghiên cứu cho thấy
trong tất cả các giai đoạn hay chu kì sinh trưởng, phát triển của chúng đều sử
dụng với phổ thức ăn rộng, bao gồm thực vật sống và chết, nấm, rêu, địa y và
thịt thối rữa. Nhiều loài là vật chủ trung gian của sán lá dây, một vài loài là
động vật ăn thịt, không có loài nào sống kí sinh (Krants, 1978) [31]. Theo


7

Maraun và cs. (2003), môi trường sống và các sinh vật trong đất trong các hệ
sinh thái được quản lý có thể bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tổ hợp nào của các nhân
tố sử dụng đất như phương thức canh tác, thuốc trừ sâu, phân bón, sự rắn chắc
hóa của đất trong thời kỳ thu hoạch và vận chuyển nông sản (Maraun et al.,
2003) [35].
Nghiên cứu của Archaux và cộng sự (2006) đã chỉ ra rằng: Mặc dù độ
phong phú của nhiều loài nhìn chung là bị suy giảm trong thời kỳ khô hạn
nhưng cũng có một vài taxon có thể gia tăng số lượng trong thời kỳ khô hạn
hoặc ngay sau thời kỳ khô hạn (Archaux et al., 2006) [26].
Theo Petersen và Luxton (1982), độ phong phú và độ đa dạng lớn nhất
của Oribatida là ở trong lớp thảm mục và ở trong đất. Trong rừng, Oribatida

được tìm thấy ở bề mặt của thảm lá mục, trong cây gỗ, rêu, nấm, địa y và
trong các tầng nông sâu của đất, tuy nhiên chúng chỉ tập trung phân bố ở tầng
trên, từ 0-20cm (Petersen và Luxton, 1982) [36].
Có thể thấy lịch sử nghiên cứu của Oribatida đã có từ rất lâu trên thế
giới, được nghiên cứu một cách hệ thống về cả khu hệ, sinh học, sinh thái và
vai trò chỉ thị.
1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida
Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về Ve giáp ở Việt Nam
còn chưa được chuyên sâu và đồng bộ. Năm 1960, lần đầu tiên hai tác giả
người Hungari là Balogh J. và Mahunka S. nghiên cứu và giới thiệu khu hệ,
danh pháp và đặc điểm phân bố của 33 loài Ve giáp trong công trình
“New oribatids from Viet Nam”. Trong đó mô tả 29 loài và 4 giống mới
(Balogh J. And Mahunka S., 1967) [28].


8

Sau năm 1975, Oribatida Việt Nam mới được các tác giả trong và ngoài
nước nghiên cứu chuyên sâu. Như Гoлoсoвa Л. (1983, 1984) [42], [43];
Mahunka (1987, 1988, 1989) [32], [33], [34]; Behan- Pelletier (2000) [29].
Đến năm 1977, các tác giả trong nước bước đầu đã tiến hành nghiên
cứu độc lập về Oribatida. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của tác
giả Vũ Quang Mạnh về nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda) ở đất Cà Mau
(Minh Hải) và Từ Liêm (Hà Nội) năm 1980, 1984 [5], [6].
Nghiên cứu khu hệ Oribatida ở Việt Nam của Mahunka (1988) đã xác
định 15 loài mới cho khoa học, trong đó có một số loài mới thu từ mẫu đất
vùng Tam Đảo (Mahunka, 1988) [34].
Vũ Quang Mạnh, Cao Văn Thuật (1990), xác định được 24 loài
Oribatida ở vùng đồi núi Đông Bắc Việt Nam khi tiến hành nghiên cứu cấu

trúc định lượng của nhóm Microarthropoda ở 7 kiểu sinh thái, ở 5 dải độ cao
khí hậu và 3 loại đất. Theo 2 tác giả này, trong nhóm Chân khớp bé, Oribatida
luôn chiếm số lượng chủ yếu từ 70- 80% tổng số lượng, còn nhóm
Collembola chỉ chiếm 10% [10].
Năm 1995, Vũ Quang Mạnh và Vương Thị Hòa đã giới thiệu danh sách
146 loài và phân loài Oribatida ở Việt Nam cùng với đặc điểm phân bố của
chúng [8].
Năm 2006, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh công bố 30 loài Oribatida
được phát hiện ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ. Công bố Oribatida họ
Oppidae Grandjean, 1954; phân họ Oppinidae Grandjean, 1951 và
Mulltioppiinae Balogh, 1938 ở Việt Nam (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh,
2006) [11]. Các tác giả: Vũ Quang Mạnh và cs., (2006) tiếp tục nghiên cứu và
giới thiệu các phân họ Pulchroppiinae, Oppiellinae, Mystrppiinae,
Brachyoppiinae, Arcoppiinae ở Việt Nam [12].


9

Năm 2007, Vũ Quang Mạnh và cs. đã công bố 3 loài thuộc giống
Perxylobatas Hammer 1972, hiện có ở Việt Nam [13].
Cũng vào năm 2007, Vũ Quang Mạnh đã tổng kết và giới thiệu toàn bộ
các loài Oribatida đã phát hiện từ trước tới nay ở Việt Nam của các tác giả
trong và ngoài nước trong công trình Động vật chí Việt Nam. Ông đã giới
thiệu hệ thống phân loại và danh pháp đầy đủ nhất của 150 loài trong khoảng
180 loài Oribatida đã biết của khu hệ động vật Việt Nam (Vũ Quang Mạnh,
2007) [9].
Năm 2008, Vũ Quang Mạnh và cs. đã nghiên cứu cấu trúc quần xã
Chân khớp bé trong đó có Oribatida về ảnh hưởng và vai trò của chúng đối
với các loại đất và đặc điểm của thảm cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng
[14]. Trong báo cáo tại hội nghị Techmart tại Tây Nguyên vào tháng 4/2008,

các tác giả: Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh và Nguyễn Hải Tiến đã trình bày
về vai trò của Động vật đất trong đó có Oribatida là yếu tố chỉ thị cho sự phát
triển bền vững của hệ sinh thái đất [15].
Công trình nghiên cứu ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ, đã kết luận quần xã
Oribatida có thể được xem như một yếu tố chỉ thị cho sự biến đổi của sinh
cảnh sống (Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh, 2013) [20].
Sáu đợt nghiên cứu thực địa lấy mẫu Oribatida tại VQG Xuân Sơn
được thực hiện từ 2005-2008. Mẫu đã được lấy từ 5 loại sinh cảnh như sau:
rừng tự nhiên (RTN: theo 1 tuyến dọc từ chân núi lên đỉnh núi với 3 khoảng
đai cao phân biệt (300-600 m, 600-1000 m và 1000-1600 m)), rừng nhân tác
(RNT), trảng cỏ cây bụi (TCCB), vườn quanh nhà (VQN) và đất canh tác
(ĐCT). Đã xác định thấy sự liên quan rõ rệt của các chỉ số định lượng trong
cấu trúc quần xã Oribatida về số lượng loài, mật độ trung bình (MĐTB), chỉ
số đa dạng loài H‟, chỉ số đồng đều J‟; các chỉ số thể hiện với mức độ ảnh


10

hưởng của đai độ cao và hoạt động nhân tác lên hệ sinh thái đất rừng ở VQG
Xuân Sơn (Đào Duy Trinh, Vũ Quang Mạnh, 2015) [22].
VQG Tam Đảo đai cao trên 700m ghi nhận được 15 loài và 16 loài thuộc
bộ Oribatida ưu thế chung cho cả 4 tầng phân bố và 12 loài ưu thế trong các
tầng sâu của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài ưu thế chung cho tầng đất là
Perxylobates vietnamensis, Sphodrocepheus tuberculatus, Eremella vestita,
Peloribates pseudoporosus, Phyllhermannia similis. Các chỉ số định lượng
của Oribatida (Số loài, MĐTB, H‟,J‟) có sự khác biệt giữa 2 đai cao: Đai cao
700-900 m (S=17; S1=73; MĐTTB= 4520; H‟= 3,2277; J‟= 0,904); Đai cao
900 – 1252 m (S=19; S1=90; MĐTTB= 5480; H‟= 2,348; J‟= 0,8162) (Đào
Duy Trinh, Tạ Mạnh Cường, 2014) [21].
Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) đã được nghiên cứu ở hệ

sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phương, tỉnh
Ninh Bình. Các mẫu vật được thu thập trong 2 đợt từ tháng 5 đến tháng 11
năm 2013 với tổng số 48 mẫu định lượng (rêu, tầng lá, tầng đất 0-10cm, tầng
đất 11-20cm). Có 68 loài Oribatida thuộc 47 giống, 29 họ được ghi nhận. Có
7 loài trong số này được xem là những loài đặc trưng cho khu vực nghiên cứu,
chúng là những loài có khả năng tồn tại trong môi trường đất bị tác động của
con người, gồm: Liodes theleproctus, Setoxylobates foveolatus, Xylobates
lophotrichus, Perxylobates brevisetus, Xylobates monodactylus, Peloribates
pseudoporosus, Scheloribates laevigatus. Mật độ trung bình đạt cao nhất ở
tầng (0-10 cm) (16960 cá thể/ m2) và thấp nhất ở tầng rêu (576 cá thể/ kg); Có
sự đột biến về số lượng cá thể ở tầng đất (0-10 cm). Độ đa dạng H‟ đạt cao
nhất ở tầng rêu H‟ = 3,05 và thấp nhất ở tầng (0-10 cm) với giá trị H‟ = 1,71.
Độ đồng đều J‟ đạt giá trị cao nhất ở tầng rêu J‟ = 0,89 và thấp nhất ở tầng
(0-10 cm) (J‟ = 0,52) (Lê Thị Lan Phương, Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Thu
Anh, 2014) [25].


11

Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên, đã ghi nhận được 76 loài
Oribatida thuộc 51 giống của 28 họ ở cả hai lần thu mẫu đối với cả 4 tầng
phân bố theo chiều thẳng đứng. Trong số 68 loài xác định được tên và có 8
loài ở dạng sp.. Khoang Xanh mật độ trung bình thay đổi theo từng tầng phân
bố, lớn nhất là tầng -1 (1120 cá thể/m2), tầng -2 (600 cá thể/m2), tầng 0 (103
cá thể/m2) và thấp nhất ở tầng +1 (41 cá thể/kg). Ở Suối Tiên, mật độ trung
bình có chiều hướng giảm dần từ tầng -2 < tầng -1 < tầng 0 < tầng +1 tương
ứng: 3600 cá thể/m2 < 2800 cá thể/m2 < 423 cá thể/m2 < 81 cá thể/kg (Đào
Duy Trinh, Nguyễn Thị Hải Yến, 2015 ) [24].
Oribatida rất nhạy cảm với môi trường, có thể nghiên cứu lâu dài để
đánh giá về thực trạng môi trường. Đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố

hóa, lý học tác động từ môi trường bên ngoài. Phân Urê làm tăng số lượng loài,
mật độ trung bình loài, độ đa dạng, độ đồng đều, thay đổi phương thức kiếm ăn
của Oribatida...tạo điều kiện cho Oribatida trở thành chỉ thị môi trường hiệu
quả. Đất trồng hành tại Vườn Sinh học khoa Sinh – KTNN ghi nhận 10 họ, 13
giống và 16 loài. Ở đất trồng có phân Urê có 15 loài, đất không có phân có 11
loài, đất ban đầu chưa bón phân có 10 loài.Các thể Oribatida tập trung tại môi
trường có nhiều chất dinh dưỡng nhất chính là thời điểm cây hành phát triển
nhất. Đất trồng có phân Urê: Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka,
1967; Xylobates gracilis Aoki, 1962 ; Galumna flabellifera Hammer, 1952 .
Mật độ Oribatida ở đất trồng có phân Urê lớn nhất 17200 cá thể/m2. Mật độ
Oribatida ở đất không phân Urê là 12560 cá thể/m2. Ba loài chiếm ưu thế trên
toàn bộ các vùng sinh cảnh: Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka,
1967; Xylobates lophotrichus, Brerlese, 1904; Cultroribula lata Aoki, 1961
(Đào Duy Trinh, Hứa Thị Huế, 2015) [23].


12

Cho đến nay, đã ghi nhận đƣợc 316 loài và 4 phân loài ve giáp phân bố ở
Việt Nam. Mặc dù vậy con số này được đánh giá còn nhỏ hơn rất nhiều so với
số loài trên thực tế có ở nước ta (Vũ Quang Mạnh, Lại Thu Hiền, 2015) [4].
1.1.2. Nghiên cứu về sinh thái học
Các công trình của tác giả Vũ Quang Mạnh và cộng sự được công bố từ
năm 1990 đến nay ở trong và ngoài nước đã đưa ra đặc điểm của nhóm động
vật Microarthropoda, đặc biệt là nhóm Oribatida có vỏ cơ thể cứng, mật độ cá
thể lớn tương đối ổn định, thành phần loài phong phú, phân bố rộng, dễ dàng
thu bắt nên chúng được chú ý như đối tượng nghiên cứu mẫu trong nhiều
nghiên cứu sinh thái học, động vật hoặc phân vùng địa lý. Bên cạnh đó,
Microarthropoda có khả năng di cư nhanh với số lượng lớn nên chúng làm phát
tán và lan truyền nhiều bệnh và giun sán ký sinh. Chỉ riêng Oribatida đã có trên

60 loài là vật chủ trung gian của sán dây họ Anoplocephadae (Cestoda), ký sinh
và gây bệnh cho gia súc (Vũ Quang Mạnh và cs., 1990) [10]. Vũ Quang Mạnh
(1990) đã tổng kết tất cả các công trình nghiên cứu Chân khớp bé ở Việt Nam
cho đến thời điểm đó và rút ra kết luận về thành phần, đặc điểm phân bố và số
lượng Chân khớp bé và nêu lên một số quy luật sinh thái quyết định sự hình
thành cấu trúc của quần xã Oribatida ở đất. Tác giả đã đưa ra danh sách 117
loài Oribatida đã biết ở Việt Nam cho đến thời điểm đó, cùng với đặc điểm
phân bố của chúng theo vùng địa lý, loại đất và hệ sinh thái [7].
Năm 2012, tác giả Đào Duy Trinh và cs. đã chỉ ra sự biến động thành
phần loài Oribatida ở các sinh cảnh khác nhau khi thay đổi các điều kiện môi
trường. Trên cơ sở đó phân tích các mối quan hệ hữu cơ giữa sinh vật với môi
trường và tìm kiếm được những nét đặc trưng ở mức độ quần xã hay mức độ
cá thể Oribatida làm sinh vật chỉ thị trong những nghiên cứu tiếp theo.(Đào
Duy Trinh và cs., 2012) [17], [18], [19].


13

Nhìn chung những nghiên cứu về ve giáp ở Việt Nam cho thấy: việc
nghiên cứu đã đề cập một cách toàn diện và có hệ thống. Tuy nhiên các kết
quả đạt được mới chỉ là những bước đi định hướng ban đầu. Để tìm hiểu thấu
đáo vai trò của ve giáp sống trong môi trường đất và để đưa chúng ứng dụng
vào lĩnh vực khoa học và thực tiễn thì việc nghiên cứu nhóm này cần được
đẩy mạnh nghiên cứu trong những năm tiếp theo.


14

Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc với sinh cảnh rừng tự nhiên (RTN) ở độ cao 1182m.
RTN là là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự
nhiên. RTN là sinh cảnh khá ổn định, gồm chủ yếu là các loài cây thân gỗ, có
độ che phủ cao, với cấu trúc nhiều tầng. Trong rừng, ánh sáng ít khi rọi tới
mặt đất, do đó độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và ít biến đổi hơn so với các sinh
cảnh khác (Trần Đình Nghĩa, 2005) [16].
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của VQG Tam Đảo
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao: Thiên Thị (1375m); Thạch Bàn
(1388m); Phù Nghĩa (1375m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80 km, với
khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1592m). Vườn quốc
gia Tam Đảo nằm trong dãy núi Tam Đảo, chạy dài trên 80 km theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam có toạ độ địa lý từ 21021/ - 21042/ vĩ độ Bắc, 105023/ 105044/ kinh độ Đông; trên địa giới hành chính 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên và Tuyên Quang. Trung tâm VQG Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75
km về phía Tây Bắc và cách TP Vĩnh Yên 13 km về phía Bắc.
VQG Tam Đảo được quy hoạch ban đầu có diện tích là 36.883 ha từ độ
cao 100m trở lên. Sau khi điều chỉnh ranh giới năm 2002 (Quyết định
155/2002/QĐ-TTg) thì diện tích hiện nay do VQG Tam Đảo quản lý là 34995
ha (Báo cáo chuyên đề dân sinh kinh tế xã hội VQG Tam Đảo ) [1].
2.1.1.2. Địa hình
Địa hình Tam Đảo được chia thành 4 kiểu chính là:


15

- Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông, suối: Độ cao dưới 100m,
độ dốc < 70; phân bố dưới chân núi và ven sông, suối.


Hình 2.1. Bản đồ hành chính VQG Tam Đảo [1]


16

Ghi chú :

Khu vực lấy mẫu

Nguồn: Bản đồ địa hình hệ toạ độ Đơn vị thực hiện :Phân viện ĐTQHR
quốc gia VN 2000

Đông Bắc Bộ

Hình 2.2. Sơ đồ khu vực lấy mẫu tại VQG Tam Đảo [1]


×