Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Nghiên cứu xây dựng Quy chế văn hóa công sở và giải pháp để triển khai tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
-------------˜˜˜--------------

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ
VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Người hướng dẫn:

Th.S Đinh Thị Hải Yến

Học phần:

Nghi Thức Nhà Nước

Mã phách:

………..

Hà Nội - 2017


PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN
Mã phách

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Ny La;

Mã số sinh viên: 1507QTVA027



Lớp: ĐHLT Quản trị Văn phòng 15A;

Khoa: Quản Trị Văn Phòng

Tên Tiểu luận/Bài tập lớn: “Nghiên cứu xây dựng Quy chế văn hóa công sở và
giải pháp để triển khai tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải”.
Học Phần: Nghi Thức Nhà Nước
Giảng viên phụ trách: Th.S Đinh Thị Hải Yến
Sinh viên kí tên

Nguyễn Thị NyLa


PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN
Điểm, Chữ kí (ghi rõ họ tên) của
cán bộ chấm thi
CB chấm thi
số 1

Điểm thống nhất của bài thi

CB chấm thi số Bằng số
2

Bằng chữ

Chữ kí xác
nhận của cán
bộ nhận bài

thi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tiểu luận này là do cá nhân tôi tự nghiên cứu.
Tài liệu sử dụng để viết bài tiểu luận này là hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy
định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Một số tài liệu sử dụng trong bài tiểu luận
này là do Phòng Tổ chức hành chính của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
cung cấp.
Sinh Viên


LỜI CẢM ƠN
Sau khi khảo sát em đã có điều kiện hẩu sâu hơn về lịch sử hình thành,
chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học và Công nghệ Giao Thông Vận Tải
cũng như hiểu hơn về văn hóa của Viện cũng như hiểu hơn các giá trị của văn
hóa công sở nói chung, các nghi thức trong công sở nói riêng và cách để xây
dựng quy chế văn hóa công sở cho cơ quan; hiểu được tầm quan trọng và ý
nghĩa về quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các anh chị Công chức, Viên chức
đang công tác tại Phòng Tổ chức – Hành chính của Viện đã tạo điều kiện, giúp
đỡ em hoàn thành bài Tiểu luận này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô
giáo Th.S Đinh Thị Hải Yến đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em hoàn thành bài
Tiểu luận này.
Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu có hạn và hiểu biết còn hạn chế nên bài
Tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để bài nghiện cứu được hoàn thiện hơn
Xin trân thành cảm ơn
Sinh Viên



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tại...........2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
6. Giả thiết khoa học.....................................................................................2
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................2
8. Cấu trúc của đề tài:...................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ, TỔNG QUAN
VỀ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI..........4
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa Công sở.........................................................4
1.1.1. Khái niệm công sở và văn hóa công sở..............................................4
1.1.2. Vai trò của văn hóa công sở đối với tiến trình phát triển của công sở......7
1.2. Sự hình thành và phát triển của Viện Khoa học và Công nghệ Giao
thông Vận Tải................................................................................................8
1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ...................................................9
1.3.1 Cơ cấu tổ chức......................................................................................9
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ.........................................................................11
1.3.2.1. Chức năng.......................................................................................11
1.3.1.2. Nhiệm vụ........................................................................................11
Tiểu kết........................................................................................................13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ, XÂY DỰNG QUY
CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ CHO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIAO THÔNG VẬN TẢI.................................................................................14



2.1. Thực Trạng Văn hóa Công sở tại viện khoa học và công nghệ giao
thông vận tải................................................................................................14
2.1.1. Những văn bản quy định về văn hóa công sở tại viện khoa học và
công nghệ giao thông vận tải.......................................................................14
2.1.2. Những tồn tại trong thực hiện văn hóa công sở tại Viện Khoa học và
Công Nghệ Giao Thông Vận Tải.................................................................15
2.1.2.1. Ứng xử, giao tiếp, đạo đức, tác phong làm việc.............................15
2.1.2.2. Bố trí, bài trí công sở......................................................................16
2.1.2.3. trang phục, lễ phục.........................................................................17
2.2 Xây Dựng quy chế văn hóa công sở Cho Viện Khoa học và Công nghệ
Giao thông Vận tải......................................................................................17
Tiểu kết........................................................................................................25
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUY CHẾ VĂN HÓA
CÔNG SỞ TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG
VẬN TẢI............................................................................................................26
3.1. Các giải pháp giáo dục tư tưởng...........................................................26
3.2. Các giải pháp về cơ sở vật chất............................................................26
3.3. Các giải pháp về chế tài thực hiện........................................................27
3.4. các giải pháp khác................................................................................27
3.4.1. xây dựng hệ giá trị chuẩn..................................................................27
3.4.2. xây dựng bầu không khi làm việc.....................................................28
3.4.3. Xây dựng tác phong chuyên nghiệp..................................................28
Tiểu kết........................................................................................................30
KẾT LUẬN........................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................33
PHỤ LỤC...........................................................................................................34



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2

TỪ VIẾT TẮT
GTVT
Viện

NGHĨA ĐẦY ĐỦ
Giao thông vận tải
Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nhắc đến một cơ quan, tổ chức nào đó chúng ta sẽ có những ấn tượng
mang dấu ấn phong cách riêng là nét văn hóa của riêng mà cơ quan nào cũng
muốn xây dựng được.
Văn hóa công sở là kết quả của phương thức ứng xử trong công sở được
con người lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu của tổ chức và tạo nên giá trị riêng
của mỗi cơ quan, tổ chức. Các phương thức ấy được xem là phù hợp, có ý nghĩa
quan trọng đối với đời sống tinh thần của các thành viên trong tổ chức và cần
đến chúng như một nhu cầu. Bên cạnh đó các giá trị văn hóa công sở là các tiêu
chuẩn, hành vi hoạt động hàng ngày trong công sở. Các hành vi này có thể được
bộc lộ một cách chính thức nhưng mọi thành viên trong công sở đều phải biết và
xử sự hợp lý.Giá trị là cái đang tồn tại, tác động mạnh mẽ đến hoạt động công
sở. Giá trị văn hóa công sở luôn quyết định hành vi và thái độ của con người
trong tổ chức. Những hành vi và thái độ tốt sẽ nâng cao hiệu lực và hiệu quả
hoạt động của công sở và ngược lại, nếu hành vi và thái độ không tốt sẽ làm

giảm hiệu quả hoạt động của công sở.
Viện Khoa học Công nghệ và Giao thông Vận tải là tiền thân của Viện thí
nghiệm Vật liệu được thành lập từ năm 1956. Để xây dựng được vị trí đầu ngành
như ngày hôm nay Ban lãnh đạo Viện qua các thời kì luôn chú trọng đến việc
xây dựng hình ảnh mang nét đặc trưng riêng của viện. Mặc dù viện đã xây dựng
được hình ảnh riêng của mình nhưng trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh
nhưng vấn đề văn hóa nói riêng và văn hóa công sở nói chung vẫn còn tồn tại
những hạn chế nhất định.
Với những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Phong cách lãnh đạo, quản lý
và sự ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa công sở tại Viện Khoa học và Công
nghệ Giao thông Vận tải”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quy chế văn hóa công sở và giải
pháp thực hiện. Tuy nhiên chưa có một đề tài nghiên cứu về một cách toàn diện
1


về quy chế văn hóa công sở và giải pháp để thực hiện văn bản trong thực tế của
Trường Cán bộ quản lý GTVT
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tại
Nghiên cứu, xây dựng Quy chế văn hóa công sở và giải pháp để triển khai
tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về những đặc thù riêng về văn hóa công sở của Viện Khoa
học và Công nghệ giao thông vận tải.
Đánh giá được thực trạng làm cơ sở để xây dựng quy chế văn hóa công sở
cho Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải.
Giải pháp để triển khai quy chế văn hóa công sở nhằm mục đích xây dựng
tốt hơn văn hóa riêng của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải
5. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng Quy chế văn hóa công sở và
giải pháp để triển khai tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải”, Tôi
đã sử dụng phương pháp sau:
- Phân tích tài liệu.
- Khảo sát thực tế tại cơ quan, công sở.
6. Giả thiết khoa học
Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải ban hành được quy chế
văn hóa công sở và áp dụng được vào thực tế nhằm nâng cao hơn nữa đạo đức,
tinh thần trách nhiệm cũng như hình ảnh của Viện Khoa học và Công nghệ Giao
thông Vận tải.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Văn bản được ban hành sẽ là cơ sở để thực hiện cũng như là những quy
định cụ thể về văn hóa công sở, quy định những nguyên tắc ứng xử, giao tiếp
nơi công sở cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công
tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải.

2


8. Cấu trúc của đề tài:
Đề tài có cấu trúc gồm 03 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ, TỔNG
QUAN VỀ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG QUY CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ CHO
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI QUY CHẾ VĂN HÓA
CÔNG SỞ TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN
TẢI

3



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CÔNG SỞ, TỔNG QUAN
VỀ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1. Cơ sở lý luận về văn hóa Công sở
1.1.1. Khái niệm công sở và văn hóa công sở
Trước hết, để tìm hiểu về văn hóa công sở chúng ta cần tìm hiểu công sở
là gì? Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến
hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. công sở là một tổ chức thực
hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản
để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là
nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân. Do đó, công sở là một bộ
phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước.
Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân một
nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục
tập quán, lối sống và lao động.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa Công sở. Mỗi nền văn hóa
khác nhau có các định nghĩa khác nhau. Mỗi cơ quanlại có một cách nhìn khác
nhau về Văn hóa công sợ. Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau, Có một vài
cách định nghĩa văn hóa Công sở như sau:
Theo PGS.TS Phạm Xuân Nam: “Văn hóa Công sở là một hệ thống các ý
nghĩa, giá trị niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi
thành viên cuả một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng
đến cách thức hành động của từng thành viên” [1, tr21]
Theo PGS.TS Dương Thị Liễu: “Văn hóa Công sở là toàn bộ giá trị tinh
thần mang đặc trưng riêng biệt của từng tổ chức có tác động tới tình cảm, lý trí
và hành vi của tất cả thành viên trong tổ chức” [2, tr234]

Theo PGS.TS Vũ Thị Phụng: “Văn hóa công sở là tổng hòa những giá trị
hữu hình và vô hình, bao gồm trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lý,
4


môi trường cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong
cách giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức nhằm xây dựng một cơ sở văn
minh, lịch sử, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao”.
Theo bộ tài chính: Văn hóa công sở là một môi trường văn hóa đặc thù
với những giá trị chuẩn mực văn hóa, chi phối mọi hoạt động, mọi quan hệ trong
nội bộ công sở cũng như đối với công dân với tư cách là cơ quan quyền lực của
nhà nước hay một cơ quan sự nghiệp, dịch vụ công.
Từ đó có thể hiểu: Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị niềm tin, sự
mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính
thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất
vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều
tuân theo khi làm việc. Văn hoá tổ chức công sở là một hệ thống được hình
thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ
của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong
công sở và hiệu quả hoạt động của nó.
Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có
kỉ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành
viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan
mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kỷ luật cơ quan, phải chú ý đến danh
dự của cơ quan trong cư xử với một người, đoàn kết và hợp tác trên những
nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.
Có thể thấy biểu hiện của Văn hóa tổ chức công sở trong các quy chế, quy
định, nội quy, điều lệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi thành viên của cơ
quan thực hiện, việc chuyển từ chỗ bắt buộc sang chỗ tự giác thực hiện, nó còn
được thể hiện thông qua mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong công sở,

chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết hay cục bộ. Xây dựng văn hoá công sở trên nền
tảng văn hoá của dân tộc. Biểu hiện hành vi điều hành và hoạt động của công sở
đó là:
Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong công
sở cao hay thấp. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nó đánh vào ý thức của
5


mỗi người các bộ công chức,người cán bộ phải xem công việc của cơ quan như
công việc của gia đình mình và có trách nhiệm cao trong công việc. Có như vậy
hiệu quả làm việc mới cao được. Hiện nay ở một số cơ quan, tinh thần tự quản
tự giác của cán bộ công chức còn thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩy trách nhiệm…
Mức độ áp dụng các quy chế để điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt hay
chưa, việc áp dụng đó như thế nào và tới đâu? Mức độ của bầu không khí cởi
mở trong công sở. Ở đây đánh giá vào tâm lí của từng cá nhân trong công sở,
trên thực tế cho thấy, khi làm việc , nếu tinh thần thoải mái thì làm việc rất hiệu
quả, và ngược lại.Do vậy tạo bầu không khí cởi mở là vấn đề cần được chú ý
tới. Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo
chuẩn mực cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra chuẩn mực quá cao trong
khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thành công
việc cụng không cao.Cho nên khi đề ra các chuẩn mực cần chú ý tới điều kiện
hoàn cảnh ở trong tổ chứ đó. Các xung đột nội bộ được giải quyết tốt hay
không.bất kì một cơ quan nào thì việc xung đột giữa các thành viên trong cơ
quan chắc cắn sẽ có nhưng ở mức độ lớn hay nhỏ. Tuy nhiên nếu biết nắm bắt
tình hình và tâm lí của từng người thì sẽ dễ dàng giải quyết các xung đột đó. Các
biểu hiện hành vi của văn hoá công sở rất đa dạng và phong phú.cần phải xem
xét một cách tỉ mỷ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng của chúng
tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổ chức công sở nói
chung. Kĩ thuật điều hành tạo nên Văn hoá tổ chức công sở. Đây là vấn đề có
liên quan tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước. Nếu

những kỷ cưng này được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa công sở sẽ
được đề cao và tổ chức có điều kiện để phát triển. Thực tế cho thấy rằng, công
sở là nơi phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, các cơ quan hữu quan, bạn
đồng nghiệp và các cơ quan cấp trên. Yếu tố cơ sở vật chất chỉ một phần, nhưng
quan trọng hơn cả là yếu tố con người sẽ quyết định Văn hoá công sở. Một số ví
dụ cụ thể như sau: Quy định là làm 8 giờ/ ngày, nhưng công chức đã làm gì
trong 8 giờ ấy? Khi câu hỏi này đặt ra thì bất cứ ai cũng có thể trả lời một cách
thẳng thắn là ngồi chơi chờ tới tháng lãnh lương. Từ đó hành vi của công chức
6


ngày càng lún sâu hơn. Vệ sinh sạch sẽ, công sở thoáng mát, sắp xếp gọn gàng,
ngăn nắp bàn ghế…Quan hệ giữa lãnh đạo và công chức là quan hệ cấp trên với
cấp dưới thì phải xưng hô cho phù hơp.
1.1.2. Vai trò của văn hóa công sở đối với tiến trình phát triển của công sở
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội.
Đối với công sở, phải xây dựng được văn hóa công sở tiến bộ, văn minh,
hiện đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân
chủ. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường
văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của CBCC với cơ quan, với nhân
dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở.
Xây dựng tác phong làm việc, tính tự giác của đội ngũ cán bộ, công nhân
viên trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở
khác.
Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính
văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên
trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá
tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Hướng các CBCC đến
một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa

của công sở. Đó chính là làm cho CBCC hoàn thiện mình.
Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của
công sở.
Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh, tạo
nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai trò
giúp công sở phát huy hết năng lực của CBCC, khuyến khích họ hăng say với
công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của công sở. Xây dựng, đổi mới,
chấn chỉnh... không ngừng hoàn thiện công sở giúp công sở phát triển bền vững,
nhanh chóng đạt hiệu quả cao.Thắng lợi của mỗi công sở không chỉ là mục tiêu
kinh tế, chính trị hay xã hội mà trước hết và hơn hết đó là văn hóa công sở. Con
người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở thì đồng thời văn hóa công
7


sở với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện
nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó.
Các yếu tố cấu thành nên văn hóa công sở:
- Chế độ chính sách của cơ quan, công sở.
- Nội quy, quy chế làm việc.
- Phong cách của người lãnh đạo quản lý.
- Văn hóa của đội ngũ nhân viên.
- Hệ thống môi trường, cảnh quan của cơ quan, công sở.
1.2. Sự hình thành và phát triển của Viện Khoa học và Công nghệ
Giao thông Vận Tải
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT được thành lập theo Nghị định số
96/NĐ ngày 04/10/1956 của Bộ Giao thông và Bưu điện. Ngày 29/12/2006, Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ra Quyết định số 3003/QĐ-BGTVT phê duyệt
đề án chuyển đổi Viện Khoa học và Công nghệ GTVT sang hình thức tổ chức
Khoa học và Công nghệ tự trang trải kinh phí theo Nghị định số 115/2005/NĐCP ngày 05/9/2005 của Chính phủ.
Từ ngày thành lập đến nay, trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Viện

Khoa học và Công nghê GTVT luôn đồng hành với từng thời kỳ lịch sử của đất
nước và qua từng giai đoạn này, Viện đã lần lượt được đổi tên cho phù hợp với
từng nhiệm vụ cụ thể hơn.
Thời kỳ mới thành lập, Viện được mang tên là Viện Thí nghiệm Vật liệu
(giao đoạn từ 1956 - 1961). Từ năm 1961 đến năm 1983, trải qua hai giai đoạn
lịch sử của đất nước: thời kỳ trước và trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ
(giai đoạn từ năm 1961 đến 1975) và thời kỳ khôi phục và trong giai đoạn phát
triển GTVT (giai đoạn từ năm 1976 đến 1983), Viện được mang tên Viện Kỹ
thuật giao thông. Trong thời kỳ đầu khôi phục kinh tế đất nước, một lần nữa
Viện được đổi tên thành Viện Khoa học kỹ thuật GTVT (giai đoạn từ năm 1984 1995). Từ năm 1996 đến 2006 là thời kỳ dần bắt nhịp với nền kinh tế thị trường
và hội nhập. Từ năm 2006 đến nay là thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế trong
tiến trình chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số
8


115/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Viện được mang tên Viện Khoa học và Công
nghệ GTVT.
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT có địa chỉ tại số 1252 Đường Láng Đống Đa - Hà Nội - Việt Nam. Điện thoại (84) 04 3766 3977 - (84) 04 3834
7980
Fax (84) 04 3766 3403. Email
Tên giao dịch Quốc tế: Institute of Transport Science and Technology
(ITST).
1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Căn cứ Quyết định số: 3003/QĐ-BGTVT ngày 29-12-2006 của Bộ trưởng
Bộ GTVT: Chuyển đổi Viện Khoa học & Công nghệ GTVT sang hình thức tổ
chức Khoa học và Công nghệ tự trang trải kinh phí theo Nghị định số
115/2005/NĐ-CP;
Theo quyết định số: 3153/QĐ-BGTVT ngày 16-10-2008 của Bộ trưởng
Bộ GTVT ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học và Công

nghệ GTVT là tổ chức khoa học công nghệ công lập trực thuộc Bộ GTVT, quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học &
Công nghệ GTVT. Cơ cấu tổ chức của Viện như sau:

9


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN KH&CN GTVT
Viện trưởng
PGS.TS. Nguyễn Xuân Khang

Phó Viện trưởng

s

Phòng Tổ chức
-Hành Chính

Phòng Kế hoạch
và QLDA

Phòng Tài chính
Kê toán

Phòng Thí nghiệm
trọng điểm Đường
Bộ II (tại Đà Nẵng)

Phòng NCKH - TC
và HTQT


Cơ cấu tổ chức của Viện hiện nay gồm:
- Ban lãnh đạo Viện.
- 04 phòng quản lý nghiệp vụ.
- 02 phân Viện.
- 03 Phòng thí nghiệm trọng điểm Đường bộ.
- 03 Viện chuyên ngành.
- 11 Trung tâm tư vấn KHCN
Về nhân sự: Tại thời điểm hiện nay tổng số nhân sự của Viện là 625 người
trong đó:
- Số người ký hợp đồng làm việc là: 264 người;
- Số người ký hợp đồng lao động là: 361 người;
- Số lao động khó bố trí công việc: 25 người.
Trong 625 lao động có có 04 Phó giáo sư; 23 Tiến sỹ; 115 Thạc sỹ; 405
Kỹ sư và 78 trình độ khác.
10


1.3.2. Chức năng, nhiệm vu
1.3.2.1. Chức năng
- Viện Khoa học và công nghệ GTVT là tổ chức Khoa học Công nghệ
công lập trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng Nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ phục vụ quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực xây dựng
kết cấu hạ tầng, khai thác vận tải, công nghiệp, bảo vệ môi trường và an toàn
giao thông vận tải; Thực hiện các dịch vụ khoa học và sản xuất kinh doanh theo
qui định của pháp luật.
- Viện Khoa học và công nghệ GTVT có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, đuợc hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác
theo quy định của pháp luật, đuợc mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các
ngân hàng trong và ngoài nước.

1.3.1.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm của Viện cho công tác nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ theo chương trình mục tiêu của Nhà nuớc
và Bộ GTVT;
- Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học duới các hình thức giao
nhiệm vụ thường xuyên theo kế hoạch, giao trực tiếp, giao theo phương thức
tuyển chọn, bao gồm:
+ Nghiên cứu và xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch và kế hoạch
phát triển khoa học công nghệ GTVT.
+ Xây dựng các dự báo, định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ trong Ngành GTVT.
+ Nghiên cứu thiết kế chế tạo các kết cấu thép, các thiết bị thi công công
trình, các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm phục vụ ngành GTVT và các ngành
khác.
+ Điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường của các cơ sở công
nghiệp, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng, thuỷ lợi.
+ Nghiên cứu đánh giá các công nghệ đã áp dụng trong các dự án, các
công trình quan trọng đã thực hiện của Bộ GTVT.
11


- Nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên
nghành GTVT; Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cấp cơ sở đối với lĩnh vực
chưa có tiêu chuẩn Việt Nam hay tiêu chuẩn ngành để chủ đầu tư và các đơn vị
sản xuất tham khảo đưa vào các chương trình, dự án cụ thể khi đuợc Bộ GTVT
cho phép.
- Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực xây dựng
công trình, vật liệu xây dựng, điện tử - tin học, cơ khí giao thông vận tải, bảo vệ
công trình giao thông, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông và thẩm định về an
toàn giao thông;

- Tổ chức và phối hợp tổ chức đào tạo chuyên ngành nguồn nhân sự
khoa học và công nghệ GTVT theo nhiệm vụ của Nhà nước hoặc của Bộ giao;
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải cho thí
nghiệm viên, giám sát viên, cán bộ quản lý dự án.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan tới nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực thuộc chức năng của Viện theo quy
định của Pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động thông tin – tư liệu khoa học công nghệ, xuất bán
ấn phẩm thông tin khoa học và công nghệ của Viện về lĩnh vực GTVT.
- Xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông, xây dựng,
thuỷ lợi, công nghiệp và các công trình có ứng dụng công nghệ mới, vật liệu
mới, kết cấu mới và các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao; liên danh, liên kết để
thực hiện hoặc đấu thầu thực hiện các dự án của ngành giao thông theo quy định
của Pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật và tư vấn về khảo sát, thiết kế,
thẩm định, lập dự án đầu tư, giám sát chất lượng công trình, đào tạo, chuyển
giao công nghệ và sở hữu công nghiệp trong GTVT.
- Thực hiện hoặc tham gia kiểm định, giám định, thí nghiệm, kiểm tra
đánh giá chất luợng các vật liệu, các công trình giao thông đang khai thác, đang
thi công hoặc nghiệm thu đưa vào sử dụng; Đề xuất các biện pháp tổ chức - kỹ
thuật trong việc bảo dưỡng, gia cố, phục hồi, sửa chữa hoặc nâng cấp các công
12


trình giao thông đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng; tham gia kiểm tra năng lực,
phúc tra số liệu của các phòng thí nghiệm của các đơn vị thuộc Bộ GTVT.
- Sản xuất, chế tạo một số sản phẩm, thiết bị phục vụ Ngành Giao thông
vận tải và các Ngành khác.
- Mua bán, vật tư, máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ Ngành GTVT.
- Cho thuê văn phòng.

- Đầu tư tài chính vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu
cực theo thẩm quyền của Viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Tiểu kết
Khái quát chung về văn hóa công sở và tầm quan trọng của văn hóa công
sở với mỗi cơ quan tổ chức. Tìm hiểu khái quát chung về lịch sử hình thành, cơ
cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Viện Khoa học và Công nghệ Giao Thông
Vận tải để từ đó đi sâu tìm hiểu về những nét văn hóa mang tính đặc thù của
Viện trong chương 2.

13


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ, XÂY DỰNG QUY
CHẾ VĂN HÓA CÔNG SỞ CHO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
GIAO THÔNG VẬN TẢI.
2.1. Thực Trạng Văn hóa Công sở tại viện khoa học và công nghệ giao
thông vận tải.
Do đặc thù của Viện Khoa Học và Công Nghệ Giao Thông Vận Tải là đơn
vị làm các công tác Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ quản
lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác vận tải,
công nghiệp, bảo vệ môi trường và an toàn giao thông vận tải; Thực hiện các
dịch vụ khoa học và sản xuất kinh doanh, kiểm nghiệm, kiểm định các tiêu
chuẩn chất lượng đang được áp dụng tại các công trình giao thông nên Viện chú
trọng các mảng việc liên quan đến chuyên ngành mình phụ trách chính vì vậy
mà hiện nay Viện khoa học và công nghệ giao thông vận tải chưa ban hành được
văn bản chính thức nào quy định về văn hóa công sở tại cơ quan, tuy nhiên có
một số văn bản khác có liên quan như nội quy, quy chế làm việc tại cơ quan, văn

bản quy định về trang phục, đồng phục cho cán bộ công nhân viên công tác tại
viện, và một số chỉ thị miệng của lãnh đạo viện về văn hóa giao tiếp ứng xử
trong quá trình làm việc.
2.1.1. Những văn bản quy định về văn hóa công sở tại viện khoa học và
công nghệ giao thông vận tải.
Hiện nay chưa có văn bản chính thức nào về việc quy định cách ứng xử,
hay văn hóa công sở tại Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải nhưng
có những văn bản quy định một phần ví dụ như:
- Quy định về thời gian làm việc và tiến trình giải quyết công việc thì có
quy chế làm việc, quy chế kỷ luật lao động, và các quy định về phúc lợi, y tế, an
toàn lao động và các quy trình giải quyết công việc được các phòng ban chuyên
môn tự xây dựng và trình Viện trưởng ký ban hành.
- Quy định về trang phục, đồng phục thì có quy định về bảo hộ, an toàn
lao động đối với khối chuyên ngành như các trung tâm phải làm các công việc
kỹ thuật (phụ lục 02 trang 35).
14


- Ngoài ra với các cán bộ công nhân viên là đảng viên thì thực hiện theo
điều lệ đảng, học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2.1.2. Những tồn tại trong thực hiện văn hóa công sở tại Viện Khoa học
và Công Nghệ Giao Thông Vận Tải.
2.1.2.1. Ứng xử, giao tiếp, đạo đức, tác phong làm việc.
a. Ứng xử nơi công sở
Viện khoa học và công nghệ giao thông vận tải là cơ quan đầu ngành về
công tác tư vấn, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xây dựng các
công trình giao thông vận tải và khối lượng khách đến liên hệ công tác là rất lớn,
vì lý do đó mà các cán bộ công nhân viên làm việc ở đây cần có những ứng xử
văn minh, lịch sự trong giao tiếp.
Thực hiện chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị

định 115/205/NĐ-CP nên Viện cũng chú ý đào tạo đội ngũ nhân sự của mình
ngày càng hoàn thiện hơn, đại đa số đội ngũ nhân sự chủ trốt của Viện đều là
những người được đào tạo bài bản có trình độ chuyên môn cao và có phong cách
giao tiếp ứng xử văn minh lịch sự, nhiệt tình, tận tụy với khách hàng. Tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn còn số ít những cán bộ công nhân viên còn mang nặng tư tưởng
quan liêu, bao cấp từ thời trước nên vẫn có những cách ứng xử chưa phù hợp với
thời kì đổi mới như thái độ hách dịch, ăn nói cửa quyền kiểu xin – cho. Vẫn còn
đâu đó những câu nói thiếu văn minh lịch sự làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cơ
quan.
b.Thái độ và cách làm việc nơi công sở
Đội ngũ cán bộ công nhân viên phần lớn được Viện tuyển dụng đúng
chuyên ngành đào tạo nhưng cũng có những vị trí được tuyển dụng là mối quan
hệ con công cháu cha nên dẫn đến tình trạng chuyên môn nghiệp vụ chưa phù
hợp, Thái độ làm việc thiếu nhiệt tình, cách làm việc còn kém, thiếu sự chủ
động, thiếu nghiêm túc trong giờ làm việc. Vẫn còn hiện tượng tụ tập ngồi uống
nước chè, tán phét trong giờ làm việc hay vẫn còn hiện tượng dòm ngó chức vụ,
tạo vè kéo cánh để tranh ghế, tranh chức và gây ra những ảnh hưởng xấu đến
tinh thần làm việc của người khác. Ví dụ như đi muộn, về sớm, làm việc tùy tiện
15


chưa hết giờ làm việc nhưng khi có khách đến liên hệ công tác thì nói chuẩn bị
nghỉ và không nhận phục vụ hẹn buổi làm việc tiếp theo.
Đâu đó vẫn tồn tại những cá nhân lấy cớ vì hiệu quả chung của công việc
mà cố tình không thừa nhận năng lực, làm khó dễ cho những thành viên khác.
Trong khi đó, đáng lẽ ra trên cương vị của mình họ phải là người dẫn dắt những
người đi sau, chỉ bảo và giúp họ tiến bộ, trưởng thành hơn trong từng công việc
được giao.
c. Sử dụng quỹ thời gian nơi công sở
khối lượng công việc lớn đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải sử dụng tối

đa quỹ thời gian có được vào công việc thậm trí làm thêm giờ để hoàn thành
nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn có những vị trí quỹ thời gian làm việc được
sử dụng chưa được hiệu quả như đến cơ quan xong mới rủ nhau đi ăn sáng, tụ
tập uống nước chè trước khi vào làm việc. Hoặc ngồi trước máy tính nhưng lại
dành thời gian lướt web, chơi game, mua sắm trên mạng, bàn tán về trang phục,
trang điểm, mĩ phẩm…. Thái độ thờ ơ, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công
việc mà mình được giao.
2.1.2.2. Bố trí, bài trí công sở
Khuôn viên công sở của Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải đã
được xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ và bố trí, thiết kế hợp lý,
khuôn viên sạch sẽ, thoáng mát, có cây xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường.Viện
Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải đã thực hiện đúng theo quy chế của
Chính phủ ban hành.
Phòng làm việc có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ,
công chức, viên chức. Các Phòng, Ban bố trí cơ sở vật chất trang thiết bị hợp lý,
ngăn nắp, tiện lợi, phù hợp với môi trường làm việc nơi công sở. Việc sắp xếp,
bài trí phòng làm việc khá gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý.
Đã có nội quy, quy định ra vào cơ quan,có sơ đồ chỉ dẫn ,biển tên chỉ dẫn
cơ quan để dễ dàng tìm kiếm.
Hệ thống cây xanh được trồng và chăm sóc đảm bảo môi trường xanh –
sạch đẹp và bảo vệ môi trường.Khuôn viên được bày trí rộng rãi và hợp lý tạo
16


cảm giác thoải mái cho cán bộ nhân viên cơ quan.
Khu vực để phương tiện: Cán bộ, nhân viên trong cơ quan và người đến
giao dịch, công tác phải có trách nhiệm để phương tiện vào nhà để xe của cơ
quan bố trí ở phía sau nhà làm việc Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận
tải, cơ quan không thu phí gửi phương tiện.
Công tác vệ sinh môi trường.

Tất các cán bộ, nhân viên trong cơ quan có ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường trong phòng làm việc và trong cơ quan. Có ý thức bảo vệ tài sản chung
của cơ quan, sử dụng điện, nước hợp lý và tiết kiệm tránh lãng phí…
2.1.2.3. trang phục, lễ phục
Trang phục (đồng phục) của cán bộ công nhân viên cũng được viện chú
trọng và quy định cụ thể như sau: Khi đến công sở, cán bộ công nhân viên phải
ăn mặc gọn gàng, lịch sự, không đi dép lê. Nhân viên bảo vệ có quyền từ chối
cho vào cơ quan Viện đối với những đối tượng ăn mặc không lịch sự, vi phạm
quy định của nhà nước về trang phục đối với cán bộ công nhân viên;
Trang phục đối với các phòng chuyên ngành: đồng phục bảo hộ lao động,
găng tay, mũ, giầy… phù hợp với lĩnh vực hoạt động của từng phòng
Trang phục đối với nhân viên bảo vệ yêu cầu mặc đồng phục trong giờ
làm việc theo quy định
Đối với cán bộ công nhân viên có trang phục riêng thì thực hiện theo quy
định của pháp luật
2.2 Xây Dựng quy chế văn hóa công sở Cho Viện Khoa học và Công
nghệ Giao thông Vận tải.
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về chế độ làm việc, chế độ ra, vào trụ sở cơ
quan, trang phục, lễ phục, các chuẩn mực xử sự giao tiếp trong thi hành nhiệm
vụ, trong quan hệ xã hội, việc bài trí trụ sở của cơ quan, tổ chức các ngày lễ, các
hoạt động khác của Viện Khoa học Và Công nghệ Giao thông Vận tải nhằm mục
17


×