Tải bản đầy đủ (.pdf) (345 trang)

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách liên kết 4 nhà Nhà nước-Nhà doanh nghiệp Nhà khoa học và Nhà nông để phát triển và sử dụng hiệu quả cây thuốc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 345 trang )

HỘI ĐỒNG CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA





BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP BỘ 2011-2012

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN KẾT 4 NHÀ: NHÀ NƯỚC
- NHÀ DOANH NGHIỆP - NHÀ KHOA HỌC VÀ NHÀ NÔNG ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÂY THUỐC VIỆT NAM




Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Trần Ngọc Ca
Cơ quan: Văn phòng Hội đồng Chính sách Khoa học
và Công nghệ Quốc gia










9711



Hà Nội 2012



1


THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI



TT HỌ VÀ TÊN CƠ QUAN
1
PGS.TS Trần Ngọc Ca Chủ nhiệm đề tài
2 TS. Hồ Thị Mỹ Duệ Thư ký khoa học đề tài
3 TS. Dương Quốc Sỹ Thành viên đề tài
4 TS. Trần Đức Chính Thành viên đề tài
5 TS. Phùng Minh Lai Thành viên đề tài
6 TS. Lưu Hoàng Ngọc Thành viên đề tài
7 ThS. Vũ Thị Thuận Thành viên đề tài
8 TS.DS Nguyễn Tiến Hùng Thành viên đề tài
9 CN. Nguyễn Tiến Vinh Thành viên đề tài



1


MỤC LỤC


TRANG
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I
: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG DƯỢC LIỆU THẾ
GIỚI - MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT
TRIỂN DƯỢC LIỆU MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
10
I Nguồn dược liệu thế giới 10
II Chính sách, kinh nghiệm phát triển nguồn dược liệu 21
III Chính sách, kinh nghiệm phát triển nguồn dược liệu của Thái Lan
và Malaysia
31
IV Chính sách, kinh nghiệm phát triển nguồn dược liệu của Ấn Độ 39
V Chính sách, kinh nghiệm phát triển nguồn dược liệu c
ủa Hàn
Quốc
55
CHƯƠNG II
: NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG PHÁT
TRIỂN DƯỢC LIỆU Ở NƯỚC TA
64
I Nghiên cứu điều kiện tự nhiên cho phát triển dược liệu Việt Nam 64
II Tổng quan hiện trạng phát triển dược liệu ở nước ta 73
III Phân tích hiện trạng một số vùng trồng dược liệu trọng điểm ở
miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên
86
IV Phân tích hiện trạng phát triển dược liệu c
ủa một số doanh nghiệp

lớn
89
V Hiện trạng phát triển dược liệu ở một số Viện nghiên cứu, trường
Đại học, Hiệp hội và Bệnh viện
100
CHƯƠNG III
: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ SỬ
DỤNG CÁC SẢN PHẨM DƯỢC LIỆU
112
I Các cơ chế, chính sách, rà soát các văn bản của Nhà nước liên
quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất và sử dụng sản phẩm dược liệu
ở Việt Nam
112

2

II Kết quả khảo sát các cơ sở chế biến/sản xuất dược liệu 133
III Tổng hợp ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học về định
hướng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và sử dụng sản
phẩm dược liệu
139
IV Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp về định hướng cơ chế,
chính sách hỗ trợ phát triển sản xu
ất và sử dụng các sản phẩm
dược liệu
143
V Tổng hợp ý kiến đề xuất tạo môi trường chính sách hỗ trợ phát
triển dược liệu ở nước ta
151

CHƯƠNG IV
: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MỐI LIÊN KẾT
GIỮA NHÓM ĐỐI TÁC (4 NHÀ) VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG DƯỢC
LIỆU
159
I Hiện trạng mối liên kết 4 nhà : Nhà nước – Nhà Doanh nghiệp –
Nhà Khoa học và Nhà Nông trong việc phát triển các vùng dược
liệu
159
II Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc liên kết giữa 4 Nhà trong
việc phát triển các vùng Dược liệu ở Việt Nam
184
III Kiến nghị và
đề xuất 192
CHƯƠNG V
: XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH THÚC ĐẨY
LIÊN KẾT 4 NHÀ LÀM CƠ SỞ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÙNG DƯỢC LIỆU
200
I Phát triển các vùng dược liệu ở nước ta 200
II Xây dựng mô hình phát triển bền vững vùng dược liệu trên cơ sở
liên kết 4 nhà : Nhà nước – Nhà Doanh nghiệp – Nhà Khoa học -
Nhà Nông
202
III Xây dựng quy trình vận hành mô hình thí điểm sản xuất thử
nghiệm một số vùng dược liệu
206
KẾT LUẬN 247


CÁC PHỤ LỤC 249
TÀI LIỆU THAM KHẢO 292



3

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nghiên cứu sự phát triển dược liệu của một số nước châu Á, đặc biệt là ở
Trung Quốc - Một nước có “Ngành công nghiệp dược liệu” (Pharmaceutical Material
Industry) phát triển, họ đã hoàn thiện Hệ thống tổng thể, chính sách đồng bộ với việc
Quy hoạch tổng thể và Quy hoạch vùng/địa phương. Đồng thời chuẩn hóa và đồng bộ

Quy trình, từ khâu chọn tạo giống, nuôi trồng, thu hái, chế biến, bảo quản, bảo tồn.
Còn Việt Nam, từ một nước xuất khẩu đã trở thành một nước nhập khẩu dược
liệu để phục vụ thị trường trong nước. Trong khi đó, khó khăn cơ bản cho các đơn vị
sản xuất là nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy không ổn định, không có khả năng
truy nguyên nguồn gố
c xuất xứ và không kiểm soát được bảo quản đến nhà máy. Dược
liệu chất lượng kém, dược liệu "rác" từ biên giới nhập khẩu không kiểm soát được, giá
rẻ cho nên dược liệu trong nước có giá cao không cạnh tranh được. Các giải pháp về
vùng trồng, cây trồng, diện tích và sản lượng dược liệu đang bỏ ngỏ; Các chính sách
khuyến khích sản xuất dược liệu, đầu tư nâng cấp trang thiết bị và công nghệ s
ản xuất
các mặt hàng thuốc từ dược liệu vừa thiếu, vừa kém hiệu quả; Hoạt động quản lý Nhà
nước về chất lượng dược liệu và thuốc từ dược liệu chưa động bộ. Đó là những vấn đề
lớn đặt ra, Nhóm nghiên cứu sẽ có sự lựa chọn những vấn đề thích hợp để triển khai
nghiên cứu nhằm đạt đượ

c mục tiêu đề ra.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1.Tình hình nước ngoài: Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80%
dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng. WHO luôn khuyến nghị dùng các loại thuốc cổ truyền vào việc
chăm sóc sức khoẻ ban đầu vì mức độ an toàn,
hiệu quả cũng như bảo đảm nguồn cung cấ
p các loại thuốc này.
Chỉ tính riêng trong khu vực Châu Á, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan đều có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng và được sử dụng hiệu quả
trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của mỗi nước. Mối quan hệ của các nước này
trong “Cộng đồng dược liệu“ khá chặt chẽ để hỗ trợ nhau trong nghiên cứu và phát
triển nguồn dược liệu của mỗ
i nước, điều này được thể hiện rõ là gần đây nhất Hội


4
nghị Dược Đông Dương lần thứ 6 (Pharma-Indochina 6
th
Conference) được tổ chức tại
Thừa Thiên Huế (Việt Nam) từ ngày 16 đến 17 tháng 12 năm 2009. Tham dự Hội nghị
có các đại biểu từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Hà Lan, Việt Nam và Tổ
chức Y tế Thế giới. Tại Hội nghị đã có tới 45 báo cáo đã được trình bày về bào chế và
quản lý dược phẩm cũng như phát triển ngành dược phẩm trong tình hình suy thoái
kinh tế toàn cầu. Các đại biểu đã đ
ánh giá cao hai báo cáo của Việt Nam về gìn giữ và
phát triển nguồn tài nguyên dược liệu bền vững ở Việt Nam và công nghiệp dược
phẩm thế giới trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Trong số các nước Châu Á có nguồn
dược liệu phát triển, chúng ta không thể không đề cập đến Trung Quốc- Một nước có
tiềm năng dược liệu đứng đầu thế giới. Ở Trung Quốc có khoảng 300 vùng nguyên

liệu và huy độ
ng được trên 340.000 nông dân chuyên sống bằng nghề trồng cây thuốc.
Trung Quốc có những chính sách rất cụ thể để tạo điều kiện cho người nông dân yên
tâm chăm sóc, phát triển cây thuộc như bằng các ưu đãi về cách giao đất, giao rừng, cử
chuyên gia về hướng dẫn cách chăm sóc, chế biến, cho vay vốn, miễn thuế Đây là
kinh nghiệm quý báu, khi Đề tài được triển khai sẽ có điều kiện nghiên cứu sâu hơ
n về
các chính sách này.
2.2. Tình hình trong nước: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
nóng ẩm nên có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng với khoảng 12.000
loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn hai nghìn loài tảo. Kết quả
điều tra, cả nước ghi nhận được 3.948 loài thực vật và nấm lớn có thể sử dụng làm
thuốc, trong đó có hàng chục loại có giá trị chữa bệnh cao. Một số dược liệ
u quý được
thế giới công nhận và có tiềm năng phát triển rất lớn như: hồi, trinh nữ hoàng cung,
quế, a-ti-sô, sâm Ngọc Linh, tràm, thanh hao hoa vàng, hoa hòe
Theo ước tính, nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thảo mộc được sử dụng
hàng năm tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế, phòng khám đông y, sản xuất và kinh
doanh khoảng 50.000 tấn/năm, trong đó 1/3 nguyên liệu do thu hái và khai thác tự
nhiên, 1/3 do trồng trọt và còn lại là nhập khẩu chủ
yếu từ Trung Quốc, Đài Loan,
Hồng Công. Thực trạng của nguyên liệu này hiện nay: (i) Đối với nguyên liệu tự
nhiên, mọc hoang dại vấn đề khai thác quá mức, không có sự kiểm soát của các cấp,
các ngành đã làm cho không phát triển và bảo tồn bền vững được. (ii) Đối với nguồn
nguyên liệu được trồng trọt tại các khu vực, làng nghề truyền thống như Thanh Trì,
Ninh Hiệp (Gia Lâm), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Lục Yên (Yên Bái), Trà My (Qu
ảng


5

Nam), Núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Đà Lạt (Lâm
Đồng) do không có kế hoạch điều tiết nên việc trồng trọt biến thiên tăng, giảm thất
thường theo cơ chế thị trường, có khi đột biến về giá cả tăng gấp hai, ba chục lần vì
trồng ít mà nhu cầu sử dụng và xuất khẩu tăng dẫn đến việc tư thương làm hàng giả để
chạy theo lợ
i nhuận, dẫn đến chất lượng dược liệu giảm và không an toàn cho người sử
dụng. Khi bị mất mối nhập khẩu nguyên liệu (ví dụ như: Quế, Sả) thì người dân lại phá
đi một diện tích lớn cây thuốc đã đựơc trồng lâu đời vì ế không có ai mua. (iii) Đối với
dược liệu nhập từ Trung Quốc hay còn gọi là thuốc bắc thì tình hình còn tồi tệ hơn.
Dường như việ
c nhập các vị thuốc bắc qua biên giới Trung Quốc và Việt Nam, Nhà
nước chỉ coi là một loại hàng hóa bình thường như đồ gia dụng, chứ không tính đến đó
là một sản phẩm đặc biệt, đó là thuốc ảnh hưởng đến tính mệnh của con người. Theo
đánh giá của các nhà kiểm nghiệm dược liệu thì trên thị trường thuốc đông dược
(nguyên liệu thô) hiện nay có rất nhiều vị dược liệ
u chỉ là hàng trung phẩm hay thứ
phẩm của Trung Quốc được bán sang Việt Nam và do thiếu nguyên liệu nên rất nhiều
dược liệu bị dùng thay thế bởi các nguyên liệu rẻ tiền hơn, chất lượng kém hơn.
Việc trồng cây thuốc nói riêng và sản xuất dược liệu nói chung mới có quy
hoạch vùng trồng hạn chế cho khoảng 30 loại dược liệu và chưa thực sự triển khai.
Tuy thế, quy hoạch trồng cũ
ng bị gặp khó khăn do sự không thống nhất giữa điều tra
tài nguyên dược liệu (theo địa lý hành chính) với phân bố và phát triển cuả cây thuốc
(theo vùng sinh thái). Cây thuốc được trồng tự phát, phương pháp canh tác truyền
thống chưa thực hiện theo hướng dẫn GACP-WHO do đó sản lượng và chất lượng
không ổn định, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp. Việc khai thác dược liệu chưa có
tổ chứ
c, không có kế hoạch, không có hướng dẫn khai thác gắn với bảo tồn, phát triển
bền vững, dẫn đến một số loài cây thuốc có nguy cơ cạn kiệt hoặc tiệt chủng (Bảy lá
một hoa, Ba kích, Hà thủ ô đỏ ). Chất lượng dược liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ

từ khâu chọn giống, nuôi trồng đến thu hái, chế biến, bảo quản. Mặt khác khung pháp
lý cho công tác bảo tồn chưa
được đồng bộ. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước
chưa được cụ thể hoá dẫn đến lúng túng trong triển khai do hiện tượng chồng chéo.
Nguồn lực về tài chính còn hạn hẹp so với tiềm năng và tầm quan trọng của công tác
bảo tồn. Hiện tại, công tác bảo tồn các cây thuốc, mới chú trọng đến bảo tồn nguồn
gen, chưa chú trọng đến phát triển và thương mại hoá các loài được bả
o tồn. Bằng thực
tế và qua nhiều kênh thông tin, tất cả các cấp quản lý và lãnh đạo từ dưới các cơ sở,


6
các công ty lên đến Nhà nước đều có thể nhìn thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong sản
xuất, phát triển dược liệu, trong đó vấn đề nổi cộm vẫn là cơ chế, chính sách chưa đầy
đủ và kém hiệu lực. Bên cạnh đó, mối quan hệ quản lý giữa ngành với ngành (Công
nghiệp, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Dược, Y ) với quản lý vùng, lãnh thổ, giữa Trung
ương và địa phương thiếu liên kết, chưa có s
ự tập trung và phối hợp đa ngành. Vì vậy,
việc nghiên cứu xây dựng một môi trường chính sách, liên kết có hiệu quả quá trình:
sản xuất giống, nuôi trồng, thu hái, chế biến, bảo quản mới có thể phát huy giá trị
của nguồn tài nguyên dược liệu quý báu trong chăm sóc sức khỏe nhân dân và đóng
góp vào sự phát triên kinh tế - xã hội của đất nước.
Phát biểu ý kiến tại “Hội nghị phát triển Dược liệu và sản ph
ẩm thuốc Quốc
gia”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhận định: “Đánh giá cao những kết quả
phát triển, ứng dụng dược liệu trong sản xuất thuốc chăm sóc sức khỏe nhân dân, song
những kết quả đó chưa tương xứng với tiềm năng, đồng thời tình trạng dược liệu trong
nước đang có xu hướng suy giảm, đòi hỏi sự vào cuộc mạ
nh mẽ của bốn nhà: Nhà
nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông. Cần tổ chức điều tra tổng thể về tình

hình dược liệu trong nước để đánh giá tính khoa học, hiệu quả và tiềm năng của từng
loại; tổ chức bảo quản và phát triển gien cũng như giống loại dược liệu quý. Tăng
cường sự phối hợp doanh nghiệp và nhà khoa học để ngày càng có nhiều s
ản phẩm
thuốc quốc gia từ dược liệu. Việc phát triển dược liệu luôn gắn với dược phẩm thời
mới có kết quả mang tính bền vững. Các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức rà soát
văn bản liên quan để bổ sung thực tiễn, tạo điều kiện để dược liệu trong nước phát
triển”.
Trước thực trạng còn nhiều bất cập trong sự
phát triển dược liệu của đất nước,
dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia, GS.TSKH Đỗ
Trung Tá, nhóm nghiên cứu của Hội đồng đã lựa chọn Đề tài “Nghiên cứu xây dựng
cơ chế, chính sách liên kết 4 nhà: Nhà Nước - Nhà Doanh nghiệp - Nhà Khoa học -
Nhà Nông để phát triển và sử dụng hiệu quả cây thuốc Việt Nam”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về
đối tượng: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trực tiếp
liên quan đến dược liệu để hoàn thiện các cơ chế, chính sách về dược liệu.
- Về phạm vi nghiên cứu: Phạm vi các doanh nghiệp, các trường Đại học, Hội
và hiệp hội dược, các viện nghiên cứu, các bệnh viện, các văn phòng pháp quy và một


7
số vùng trồng dược liệu. Nghiên cứu dựa trên việc khảo sát về sự liên kết giữa 4 nhà:
Nhà nước, Nhà doanh nghiệp, Nhà Khoa học và Nhà nông.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu những vấn đề liên quan từ năm 1990 đến nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách liên kết “4 nhà”: Nhà nước - Nhà
Doanh nghiệp - Nhà khoa học và Nhà Nông để phát triển và sử dụng hiệu quả cây
thuốc Việt Nam.

Nghiên cứu Đề xuất một số Mô hình liên kết “4 Nhà” để duy trì và phát triển
một số sản phẩm dược liệu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu :
5.1. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: sưu tầm các tài liệu, dịch các tài liệu có
liên quan tới mục đích nghiên cứu của Đề tài. Đặc biệt là xây dựng kho tư liệu liên
quan đến kinh nghiệ
m phát triển dược liệu của nhiều nước, nhất là các nước châu Á.
Bên cạnh đó đã sưu tầm và nghiên cứu nhiều tư liệu, văn bản chính sách, cơ chế phát
triển dược liệu trong nước.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát điều tra thực tế trong nước (làm việc
với hàng lọat các cơ quan như doanh nghiệp, Viện, Trường, Hiệp hội, Bệnh viện, cơ
quan quản lý, chính quyền địa phương, v.v. trong lĩnh vực dược liệu tại 3 Miền: Bắc,
Trung, Nam), có kết hợp điều tra nhanh khoảng 100 doanh nghiệp dược liệu bằng
phiếu hỏi và phỏng vấn sâu.
- Phương pháp chuyên gia: đã tổ chức lấy ý kiến Chuyên gia, Hội thảo, Tọa
đàm khoa học (6 Hội thảo).
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sâu trường hợp cụ thể, tập trung vào xây dự
ng một
số mô hình.
5.2.Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:
Đây là lần đầu tiên một đề tài được đề xuất để nghiên cứu “Xây dựng cơ chế ,
chính sách liên kết 4 Nhà: Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học và Nhà nông
để phát triển và sử dụng hiệu quả cây thuốc Việt Nam”, góp phần vào quá trình phát
triển một số cây thuốc có thế mạnh của Việt Nam để bảo đảm nguồn dược liệu trong
sản xuấ
t thuốc Đông Nam dược.



8
6. Đóng góp của đề tài
Các sản phẩm chính:
1. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của Đề tài và kiến nghị.
2. Bộ dữ liệu về nghiên cứu khảo sát hiện trạng phát triển Dược liệu ở nước ta
trong thời gian qua.
3. Đánh giá tình hình và nhu cầu về dược liệu ở nước ta.
4. Đánh giả một số vùng về sản xuất dược liệu của Việt Nam .
5. Đề
xuất một số cơ chế chính sách liên kết “4 nhà”: Nhà nước – Nhà Doanh
nghiệp - Nhà Khoa học và Nhà Nông để phát triển và sử dụng hiệu quả cây thuốc Việt
Nam
6. Đề xuất thử một số mô hình liên kết 4 Nhà trên cơ sở vùng dược liệu phát
triển bền vững.
7. Xây dựng quy trình tổ chức vận hành mô hình sản xuất thử nghiệm một số
cây thuốc mang tính bền vững qua sự liên kết 4 Nhà tại 3 địa bàn c
ụ thể.
7. Ý nghĩa của đề tài
Lợi ích của đề tài:
a) Tác động đến xã hội:
- Khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu xây dựng Mô hình nuôi trồng các
cây thuốc có thế mạnh của Việt Nam là khả thi tại một số doanh nghiệp cụ thể.
- Các kết quả nghiên cứu có lợi cho các doanh nghiệp nuôi trồng dược liệu.
- Đóng góp vào việc hoàn thiện xây dựng cơ chế chính sách liên k
ết 4 Nhà để
triển khai thực nghiệm cây thuốc có thế mạnh của Việt Nam và đề xuất cơ chế, chính
sách cho Mô hình này phát triển.
- Kết quả của Đề tài có tác động đến tổ chức chủ trì là thực hiện một đề tài
nghiên cứu có tính thực tiễn và khả thi. Đối với doanh nghiệp được thụ hưởng Mô
hình mẫu và chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc nuôi trồng các cây thuốc Việt

Nam có thế
mạnh, có khả năng đột phá tạo ra các vùng dược liệu giàu có cho đất nước.
- Có tác động tích cực đến sức khỏe cộng đồng và khả năng mang lại lợi ích
kinh tế vì sẽ giảm dần nhập khẩu nguyên liệu dược, khả năng tạo ra các vùng dược liệu
bền vững và ý thức của các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu, triển khai thực
nghiệm Mô hình sẽ coi trọng môi trường xanh, sạch.


9
b) Nâng cao năng lực nghiên cứu: Của tổ chức, cá nhân thông qua tham gia
thực hiện đề tài.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung đề tài gồm năm chương.


10


CHƯƠNG I
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG DƯỢC LIỆU THẾ GIỚI - MỘT SỐ CHÍNH
SÁCH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU MỘT SỐ NƯỚC
CHÂU Á

I. Nguồn dược liệu thế giới và châu Á
I.1.Tổng hợp tình hình dược liệu thế giới:
Như chúng ta đã biết thế kỉ 21 là thế kỉ của sinh học và công nghệ sinh học và
dược liệu cũng được coi như là một ngu
ồn tài nguyên di truyền - tài nguyên tái tạo vô
cùng quý giá và quan trọng.

Ước tính trên thế giới có khoảng 422.000 loài cây có hoa. Khoảng từ 35.000
đến 70.000 loài được dùng với mục đích chữa bệnh trong đó ít nhất 6.500 loài có ở
Châu Á (Karki và Williams, 1995). Đây là một trong những vùng sinh thái lớn nhất
trên thế giới mà có những nước giàu tài nguyên thực vật nhất. Châu lục này có hệ thực
vật đa dạng, sự phong phú chỉ tập trung chủ yếu ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệ
t
đới. 6 trong số 18 điểm nóng cụ thể là phía đông Himalaya, Bắc Mã Lai, bán đảo
Malaysia, Sri Lanka, Philippines và phía tây hai dãy núi miền Nam Ấn Độ ở Châu Á.
Những quốc gia thuộc vùng này có hệ thực vật rộng lớn, ví dụ như Trung Quốc
(30.000 loài cây mọc trên cao), Indonesia (20.000), Ấn Độ (17.000), Myanma
(14.000), Malaysia (12.000) và Thái Lan (12.000). Đảo Mã Lai có khoảng từ 20.000
đến 25.000 loài (Anonymous, 2004).Số lượng các loài thực vật và các loài đặc hữu
trong khu vực là:
Bảng 1: Phân bổ các loài thực vật châu Á
Khu vực Số loài Đặc h
ữu
Đông Nam Á 42-50.000 40.000
Trung Quốc và Đông Á 45.000 18.650
Tiểu Ấn 25.000 12.000
Tây Nam Á 23.000 7.100
Nguồn: thu thập của đề tài.


11
Các cây hương, dược liệu là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đại đa số
người dân ở Châu Á và là nguồn thu chủ yếu của những người sống ở nông thôn. Họ
kiếm sống bằng việc bán cây nguyên liệu hoang dã hoặc trồng cây thuốc. Khoảng 90%
cây được hái lượm ở rừng. Chỉ một số nước chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Nepal, Thái Lan và Việt Nam sản xuất cây h
ương, dược liệu về mặt thương mại. Một

số nước khác sản xuất trên quy mô thương mại nhưng với số lượng nhỏ và chủ yếu
tiêu thụ nội địa. Một số loại cây thuốc chủ yếu cho giao dịch thương mại là ở Châu Á.
Y học cổ truyền có đóng góp lớn trong mục tiêu chung của ngành y học và nó
có khả năng duy trì sức khỏe con người và điề
u trị nhiều loại bệnh hiểm nghèo. Nhiều
loại y học cổ truyền đã được đưa vào thử nghiệm và thực hành thành công ở khu vực
Tây Thái Bình Dương. Việc sử dụng dược liệu và các chế phẩm của chúng cũng như
kỹ thuật châm cứu là một trong các hình thức quan trọng nhất của ngành y học cổ
truyền được sử dụng trong khu vực này và cũng là một phần di sản v
ăn hóa – xã hội
của nhiều Quốc gia khác trên thế giới.
Tổ chức y tế thế giới WHO đã chỉ ra tầm quan trọng của ngành y học cổ truyền
trong hệ thống y tế của các quốc gia thành viên trong nhiều Nghị quyết khác nhau.
Ngày nay, thị trường dược liệu toàn cầu đóng góp 62,0 tỉ USD, trong đó Ấn Độ
chiếm 1 tỉ USD. Liên minh Châu Âu là thị trường lớn nhất chiếm 45% trong tổng thị
phầ
n về dược liệu trên toàn thế giới, Bắc Mỹ chiếm 11%, Nhật Bản chiếm 16%, các
nước ASEAN chiếm 19%.
Các quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc gần đây đã thành công trong việc
đưa dược liệu của mình ra thị trường nước ngoài. Các liệu pháp thay thế của họ đã
được thị trường Châu Âu và Châu Mỹ chấp nhận. Các sản phẩm như nhân sâm
(Ginseng) – một loại chất kích dục nổi tiế
ng ở Trung Quốc cũng có các tính chất tương
tự như Ashwagandha – một loại thuốc cổ truyền, tuy nhiên, nó cũng chiếm hơn 800
triệu USD trên thị trường Quốc tế
so với tất cả các loại thảo mộc khác cộng lại (chưa đầy 1 triệu USD).
Tuy nhiên, có nhiều tín hiệu tích cực cho chúng ta thấy trong thị trường toàn
cầu, Ấn Độ có 16 vùng khí hậu nông nghiệp, 10 khu thực vật, 15 tỉnh sinh học, 426
quần xã sinh v
ật, 45.000 loài thực vật khác nhau và 15.000 cây thuốc bao gồm 7000

cây Ayurveda, 700 trong y học Unani, 600 trong y học Siddha và 30 trong y học hiện
đại. Điều này khiến Ấn Độ trở thành một trong 12 quốc gia có đa dạng sinh học lớn


12
của thế giới, mặc dù chỉ chiếm có 2,5% trong tổng diện tích đất, chiếm trên 8% các
loài được ghi nhận của thế giới.
Tổ chức y tế thế giới WTO ước tính đến 80% dân số thế giới sử dụng thảo mộc
để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Thảo mộc hay còn gọi là dược liệu, là thành phần
chính trong y học cổ truyền của người dân bản xứ và là yếu tố
phổ biến trong
ayurvedic, thiên nhiên liệu pháp (naturopathic), y học cổ truyền phương Đông và y
học của người bản xứ Mỹ Ấn. Sự tinh vi của các biện pháp chữa trị sử dụng thảo mộc
phát triển cùng với sự tiến bộ về công nghệ của các nước sản xuất và sử dụng chúng.
Thuốc được sử dụng ở Châu Âu có nguồn gốc thực vật cũng tương t
ự như các
loại thuốc mới ở Mỹ, nơi mà các loại thuốc được xem như là an toàn, hiệu quả và chất
lượng. Đặc điểm của việc điều tiết thuốc của Châu Âu là làm sao cho thị trường đó trở
lên thân thiện hơn với các phương pháp trị liệu sử dụng các nguồn tự nhiên.
Ở châu Âu, để chứng nhận một loại thuốc an toàn và hữu hiệu thì ng
ười ta mất
ít thời gian hơn. Theo cách làm này, một khi một liệu pháp được cho là an toàn, thì các
nhà chức trách theo tiêu chuẩn về bằng chứng đó để quyết định xem loại thuốc đó có
chắc chắn an toàn sử dụng và mang lại hiệu quả hay không. Quy trình này giúp giảm
rất nhiều đối với chi phí chứng nhận thuốc mà không cần phải hứa hẹn xem loại thuốc
đó có an toàn hay không.
Cộng đồng kinh tế Châu Âu, nhận định rằng nhu c
ầu tiêu chuẩn hóa quá trình
phê chuẩn thuốc dược liệu, đưa ra một loạt các hướng dẫn, chất lượng các phương
pháp trị bệnh bằng dược liệu. Những hướng dẫn này chỉ ra các tiêu chuẩn về chất

lượng, số lượng và sản xuất dược liệu và đưa ra các yêu cầu về dán nhãn mà các nước
thành viên phải đáp ứng.
Ở châu Âu, các phương pháp chữa bệnh sử dụng thảo mộc đượ
c chia theo 3
loại. Việc nghiêm ngặt nhất là kiểm soát thuốc theo toa, trong đó bao gồm các hình
thức tiêm phytomedicines và được sử dụng để điều trị các bệnh đe dọa đến tính mạng
con người. Các thể loại thứ hai là OTC phytomedicines, tương tự như các thuốc OTC
Mỹ. Thể loại thứ ba là các biện pháp nhằm khắc phục những hậu quả mà thảo dược
truyền thống gây ra, các sản phẩm thường không trả
i qua thử nghiệm lâm sàng rộng
lớn nhưng được đánh giá an toàn trên cơ sở của các thế hệ sử dụng mà không có sự cố
nghiêm trọng.


13
Châu Á là châu lục lớn nhất chiếm 60% dân số toàn cầu. Vùng này gồm cả lục
địa của Châu Á cộng với các quần đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Châu Á
có nhiều loài cây dược liệu và hương liệu; y học cổ truyền được dùng từ thời cổ đại.
Châu lục có tri thức truyền thống được ghi chép đầy đủ, áp dụng lâu đời y học cổ
truyền và tiềm năng phát triển về
mặt xã hội cũng như kinh tế các loại cây hương,
dược liệu trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và quy mô sản xuất công nghiệp.
I.2.Nghiên cứu thị trường dược liệu toàn cầu:
Trong giai đoạn 1991 – 2003, tổng giá trị xuất khẩu cây dược liệu trung bình
toàn cầu đạt 467.000 tấn, tương đương 1,2 tỷ USD. Một đặc điểm lớn của thương mại
quốc tế về
dược liệu là sự thống trị của một số ít quốc gia: khoảng 80% sản lượng xuất
nhập khẩu toàn thế giới được phân bổ cho 12 quốc gia, chủ yếu là các nước ôn đới
Châu Á và Châu Âu. Các nước ôn đới Châu Á chiếm 41% sản lượng nhập khẩu toàn
cầu/năm và 48% sản lượng xuất khẩu toàn cầu/năm. Trong khi đó, thị phần nhập khẩu

của Châu Âu chiếm 1/3 tổng thị ph
ần toàn cầu. Về mặt quốc gia, thị phần nhập khẩu
của Mỹ đạt 12%, Đức và Nhật Bản đạt 11%. Trong danh sách 12 quốc gia nhập khẩu
nhiều nhất, Hồng Kông là nước nhập khẩu cây dược liệu lớn nhất, với tổng sản lượng
trung bình năm xấp xỉ đạt 59.950 tấn. Tiếp theo là Mỹ và Nhật Bản, với tổng sản
lượng trung bình lần lượt là 51.200 tấ
n và 46.450 tấn/năm. Đức xếp vị trí thứ 4, tổng
sản lượng trung bình/năm 44.750 tấn. Ngoài ra còn khoảng 5 quốc gia Châu Âu khác,
tất cả đều là thành viên khối Liên minh Châu Âu, cũng nằm trong top 12 nước nhập
khẩu lớn nhất.
Về xuất khẩu, Trung Quốc đứng đầu danh sách 12 nước xuất khẩu nhiều nhất.
Tổng sản lượng xuất khẩu cây dược liệu trung bình/năm trong giai đoạn 1991 – 2003
của quốc gia này
đạt khoảng 150.600 tấn, chiếm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu.
Con số này cao gấp 3 lần so với khối lượng xuất khẩu của Hồng Kông (tính cả tái xuất
khẩu), gấp 4 lần Ấn Độ và Mexico, và gấp 10 lần Đức và Mỹ. Những quốc gia xuất
khẩu lớn gồm Ai Cập, Bulgaria và Chile. Hai quốc gia khu vực Đông Nam Châu Âu là
Bulgaria và Albania cũng nằm trong danh sách này. Từ năm 1991 đến 2003, tổng sản
lượng xu
ất khẩu thế giới đã tăng 55%, từ 377.300 tấn lên 584.700 tấn.
Cùng xếp thứ hạng cao cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu, Hoa Kỳ, Đức và Hồng
Kông là những trung tâm thương mại lớn và quan trọng về cây dược liệu. Cả 3 nước
đều có khối lượng xuất nhập khẩu thảo dược lớn. Trong thời kỳ 1992 – 2003, Mỹ nhập


14
khẩu trung bình 51.200 tấn cây dược liệu, tương đương giá trị 1,4 tỷ USD; trong khi
sản lượng xuất khẩu là 13.050 tấn, tương đương giá trị 1,05 tỷ USD. Sự chênh lệch rõ
ràng giữa giá trị hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của Mỹ cho thấy, quốc gia này chủ
yếu nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên, hoặc ít nhất đã sơ chế qua, và xuất khẩu sau khi

đã chế biến kỹ hơn. Không có bất kỳ
xu hướng nhập khẩu mới nào được ghi nhận; sản
lượng nhập khẩu dao động từ 45.000 tấn đến 62.300 tấn và đạt đỉnh gần 71.000 tấn
năm 1997; sản lượng xuất khẩu dao động trong khoảng 9000 – 18.000 tấn. Năm 2003,
Ấn Độ là quốc gia cung cấp nguyên liệu thảo dược quan trọng nhất của Mỹ, với thị
phần nhập khẩu chiếm 28%, theo sau là Trung Quốc 12%, Azerbaijan 10%, Mexico
8,5% và Ai Cập 6%. Ngoài ra, nhữ
ng quốc gia có khối lượng xuất khẩu sang Mỹ trên
1000 tấn còn có Turkmenistan, Uzbekistan, Đức, Albania, Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngược lại với nhập khẩu, 44% giá trị hàng hóa của Hoa Kỳ được xuất khẩu sang các
quốc gia Châu Mỹ, 26% sang Canada, 7% sang Mexico và 10% sang Nam Mỹ. Trong
số này, đích xuất khẩu quan trọng nhất là Đức, chiếm thị phần 17%, Hàn Quốc 12,5%
và Nhật Bản 10%.
Đức nhập khẩu trung bình 44.750 tấn/năm, tương đương giá trị 1,04 tỷ
USD;
trong khi đó, sản lượng xuất khẩu là 15.100 tấn, tương đương 68 triệu USD. Giống
như Mỹ, sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu với nhập khẩu hàng hóa của Đức cho
thấy quốc gia này chủ yếu nhập nguyên liệu tự nhiên, hoặc đã sơ chế và xuất khẩu sau
khi đã chế biến kỹ hơn. Từ 1991 – 2003, sản lượng nhập khẩu cây dược liệu c
ủa Đức
đã tăng 23%, từ 37.860 tấn lên 46.750 tấn. Mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với mặt
bằng tăng chung toàn cầu. Tuy nhiên, trong thời kỳ điều tra, có 2 năm trong đó khối
lượng nhập khẩu đã tăng vượt quá 50.000 tấn, đó là: 1996: 51.440 tấn và 1998: 53.350
tấn. Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu chỉ tăng 20%, từ 14.440 tấn năm 1991 lên
17.260 tấn năm 2003. Tương tự
như Mỹ, Đức đang nhập khẩu cây dược liệu từ khắp
mọi nơi trên thế giới; trong suốt thời kỳ 1991 – 2000, cây dược liệu được nhập khẩu từ
ít nhất 142 quốc gia khác nhau.
Bulgaria là quốc gia cung cấp nguyên liệu thảo dược quan trọng nhất của Đức,
với tổng sản lượng 5220 tấn, tiếp theo là Ấn Độ 4240 tấn và Balan 3850 tấn. Ngoài ra,

Đức còn nhập khẩu trung bình hơn 2000 t
ấn thảo dược từ các nước như: Sudan, Chile,
Hungary, Ai Cập và Trung Quốc. Theo một phân tích về số liệu nhập khẩu theo vùng,
43% nguyên liệu thảo dược nhập vào Đức (tương đương 19.120 tấn) có nguồn gốc từ


15
Châu Âu. Đức xuất khẩu cây dược liệu cho 147 nước trên thế giới, nhưng 75% tổng
giá trị lại chỉ gói gọn trong 12 quốc gia, trong đó Áo là nước nhập khẩu nhiều nhất, kế
đến là Thụy Điển, Mỹ và Italia. Trong số 12 quốc gia nói trên, chỉ có một nước duy
nhất thuộc Châu Âu là Hoa Kỳ, và 8 quốc gia khác là thành viên của Liên Minh Châu
Âu, chiếm 52% tổng giá trị xuất khẩu của Đức. Nhìn chung, không dưới 75% giá trị
xuất khẩu cây d
ược liệu đến từ các quốc gia Châu Âu.
Như đã trình bày trên đây, phân tích về số liệu xuất nhập khẩu cây dược liệu
theo vùng của Đức cho thấy có sự phân chia thị phần rõ ràng trong nội bộ Châu Âu.
Bên cạnh đó, theo phân tích số liệu xuất nhập khẩu cây dược liệu của Châu Âu, sự
thống trị về thương mại của Đức trong nội bộ khu vực càng được khẳng định thêm vì
(1) 1/3 t
ổng khối lượng thảo dược nhập khẩu vào Châu Âu có nguồn gốc từ Đức; (2)
thị phần xuất khẩu của quốc gia này chiếm xấp xỉ 1/5, xét về khối lượng; (3) Đức là
một quốc gia nhập khẩu cây dược liệu quan trọng của các nước Đông và Nam Đông
Âu (2/3 tổng sản lượng xuất khẩu). Như vậy, Đức là một trung tâm quan trọng về xuất
nhập khẩ
u thảo dược trong nội bộ các quốc gia Châu Âu, đặc biệt, quốc gia này còn là
cầu nối giữa các thị trường Đông và Nam Đông Âu với thị trường Đông và Trung Âu,
chủ yếu cung cấp cây dược liệu cho các nước thành viên EU.
Trung tâm thương mại thứ 3 về mặt hàng thảo dược là Hồng Kông, hoạt động
chủ yếu trong khu vực Đông và Đông Nam Á. Hàng năm, Hồng Kông nhập khẩu trung
bình 59.950 tấn thảo dược, tươ

ng đương giá trị 263 triệu USD, và xuất khẩu trung bình
55.000 tấn, đạt giá trị 201 triệu USD. Khác với Đức và Mỹ, 92% khối lượng thảo dược
nhập khẩu của Hồng Kông được tái xuất khẩu. Điều này cho thấy sự chênh lệch về giá
giữa xuất và nhập khẩu. Bên cạnh đó, 80 – 90% lượng thảo dược của Hồng Kông được
nhập từ một quốc gia đơn lẻ như Trung Qu
ốc (85% năm 2003), Indonesia, Canada,
Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Ngược lại, nguyên liệu thảo dược của Hồng Kông
được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Đông và
Đông Nam Á; năm 2003, thị phần xuất khẩu cây dược liệu trong khu vực Đông Nam
Á đạt 86%; khoảng 50% lượng xuất khẩu đến các quốc gia Châu Á khác, 10% đến
Trung Quốc và Hàn Quốc, 6% đến Mỹ và Canada. Tuy nhiên, tầm quan trọng của
trung tâm thương mại Hồng Kông đã giảm đi trong thời kỳ thống kê do thay đổi về
chính trị. Ngày 01/07/1997 đảo Hồng Kông thuộc địa của Hoàng gia Anh đã được trao
trả và trở thành Đặc khu Hành chính của Trung Quốc. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm


16
trọng đến hoạt động kinh doanh cây dược liệu của Hồng Kông, làm sụt giảm 71% sản
lượng từ 83.400 tấn năm 1991 xuống còn 24.200 tấn năm 2003. Cùng thời gian đó,
lượng xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 57%.
Bình quân nhập khẩu ròng của tất cả các quốc gia được chia thành 2 nhóm:
nhóm nước tiêu thụ và nhóm nước xuất khẩu cây dược liệu. Nhóm nước tiêu thụ nhiều
nhất có giá trị nhập khẩ
u ròng dương, còn những nước cung cấp nguyên liệu chính có
giá trị nhập khẩu ròng âm. Theo đó, Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất, lượng
nhập khẩu ròng của nước này đã vượt quá ngưỡng trung bình 46.200 tấn trong thời kỳ
1991 – 2003. Sau Nhật Bản là Mỹ, Hàn Quốc và Đức, lượng nhập khẩu ròng trung
bình của 3 nước này nằm trong khoảng 31.500 – 38.000 tấn. Một quốc gia khác của
Châu Âu là Pháp cũng nằm trong top tiêu thụ nhiều nhất, vớ
i lượng nhập khẩu ròng

trung bình đạt 14.200 tấn. Các quốc gia tiêu thụ thường nhập khẩu nguyên liệu tự
nhiên hoặc đã sơ chế một phần từ ngành công nghiệp phát triển nhất của mình, ví dụ
như chiết xuất, hương liệu, trà, mỹ phẩm hoặc dược phẩm, sau đó bán lại dưới dạng
thành phẩm cho thị trường trong nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.
Đức và Mỹ, ngoài vai trò trung tâm th
ương mại, cũng nằm trong nhóm những
quốc gia tiêu thụ nguyên liệu thảo dược nhiều nhất thế giới. Mặt khác, Trung Quốc là
nước cung cấp nguyên liệu tự nhiên quan trọng nhất cho thị trường cây dược liệu và
hương thảo thế giới, giá trị xuất khẩu ròng của quốc gia này trung bình đạt 135.000
tấn. Ấn Độ, với giá trị xuất khẩu ròng trung bình 34.250 tấn, xếp vị trí thứ 2. Trong
khu vự
c Châu Âu, Bulgaria và Albania là những quốc gia xuất khẩu cây dược liệu
nhiều nhất; trong khu vực Châu Mỹ là Mexico và Chile; còn ở Châu Phi là Ai Cập và
Morocco. Giá trị nhập khẩu ròng trung bình của những nước này dao động trong
khoảng 7950 – 10.000 tấn.
Từ năm 1991 đến 2003, trung bình Nhật Bản nhập khẩu 46.450 tấn cây dược
liệu/năm, tương đương giá trị 131 triệu USD. Hơn 50% nguyên liệu của quốc gia này,
và 53% năm 2003, được nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nước xu
ất khẩu nguyên liệu
quan trọng khác cho Nhật Bản gồm Ấn Độ (17% năm 2003) và Thái Lan (15% năm
2003). Năm 2003, Nhật còn nhập khẩu từ Việt Nam (3,3%) và Sudan (3%).
Mỗi năm, Hàn Quốc nhập khẩu trung bình 33.500 tấn thảo dược, đạt giá trị 50
triệu USD. Năm 2003, nguyên liệu này được nhập từ ít nhất 49 quốc gia, tuy nhiên,
không dưới 88% lượng hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc, còn lại được nhập khẩu


17
từ Uzbekistan (3%) và Myanmar (2%). Khối lượng xuất khẩu của Hàn Quốc tương đối
thấp, trung bình là 1990 tấn, nhưng mang lại giá trị cao, 66 triệu USD. Điều này có
liên quan đến việc Hàn Quốc là một trong những quốc gia xuất khẩu rễ cây nhân sâm

lớn nhất thế giới.
Quốc gia dẫn đầu thế giới về cây dược liệu là Trung Quốc, với lượng xuất khẩu
trung bình 150.600 tấn/năm, đạt giá trị 266 triệ
u USD. Mặc dù xuất khẩu tới ít nhất 65
nước trong thời kỳ này, nhưng khoảng 90% giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tập trung
ở thị trường Đông và Đông Nam Á: năm 2003, 35% lượng nguyên liệu được xuất sang
Hồng Kông, 21% sang Hàn Quốc, 10% sang Nhật Bản, 7,7% sang Việt Nam và 10%
sang các quốc gia Châu Á khác. Thị phần xuất khẩu trên 2 thị trường lớn Mỹ và Đức
lần lượt là 2,4% và 1,7%. Lượng xuất khẩu của Trung Quốc
đã tăng 57%, từ gần
110.000 tấn năm 1991 lên 168.300 tấn năm 2003, và đạt đỉnh 186.400 tấn năm 2000.
Điều này có được là nhờ thị trường xuất khẩu của Hồng Kông suy giảm trong suốt
thập niên 90. Lượng nhập khẩu trung bình chỉ bằng vỏn vẹn 10% so với xuất khẩu
(15.550 tấn, tương đương giá trị 41,6 triệu USD).
Ấn Độ xếp thứ 2 thế giới về nguồn cung cây dược li
ệu, với lượng xuất khẩu
trung bình/năm đạt 40.400 tấn, tương đương 61,7 triệu USD. Sản lượng xuất khẩu của
quốc gia này dao động trong khoảng 31.000 – 49.000 trong thời kỳ 1991 – 2003. Ấn
Độ đã xuất khẩu sang ít nhất 95 quốc gia. Hai thị trường lớn nhất là Mỹ và Châu Âu;
cụ thể, năm 2003, thị phần xuất khẩu của Mỹ đạt 31%, xét về khối lượng hàng hóa, và
của Châu Âu là 25%. Những quố
c gia nhập khẩu với khối lượng trên 1000 tấn gồm
Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Pakistan, Pháp, Mexico, Anh, Bangladesh
và Hồng Kông. Lượng nhập khẩu trung bình của Ấn Độ là 6150 tấn; phần lớn có
nguồn gốc từ những quốc gia láng giềng như Nepal, Sri Lanka, Pakistan, Afghanistan
và Myanmar. Qua đó, có thể coi Ấn Độ là một trung tâm thương mại nhỏ của khu vực
Nam Á.
Ở châu Mỹ La tinh, Mexico nhập khẩu trung bình 37.600 tấn cây dược
liệu/năm, vớ
i giá trị nhập rất thấp: 143 triệu USD. Trong khi đó, khối lượng xuất khẩu

trung bình của quốc gia này lại cao, nhờ sự tăng trưởng đáng kể về khối lượng xuất
khẩu từ năm 2000. Trong thập niên 90, xuất khẩu chỉ dao động từ 4700 – 17.600 tấn,
nhưng sau đó, đã tăng lên 42.550 tấn năm 2000, 81.550 tấn năm 2001, 130.150 tấn


18
năm 2002 và 147.300 tấn năm 2003. Nhìn chung, sản lượng xuất khẩu đã tăng gấp 16
lần so với trước đó. Có đến 99% giá trị xuất khẩu là của thị trường Mỹ.
Đứng thứ hai về nguồn cây dược liệu là Chile, mỗi năm xuất khẩu trung bình
9850 tấn, và dao động trong khoảng 9000 – 16.000 trong cả thời kỳ điều tra thống kê.
Tổng giá trị thu được trung bình lên tới 26,4 triệu USD. Mỗi năm, trung bình Chile ch

phải nhập khẩu 320 tấn nguyên liệu thảo dược. Mặt hàng này được xuất khẩu đến ít
nhất 35 quốc gia, trong đó Đức là nước nhập khẩu nhiều nhất, chiếm 38% thị phần
năm 2003, theo sau là Nam Mỹ 35%, Brazil 14% và Argentina 13%.
Theo thống kê trong cơ sở dữ liệu COMTRADE, ở lục địa Phi Châu, Ai Cập là
quốc gia có lượng xuất khẩu cây dược liệu trung bình cho thị trường thế giới cao nhất.
Từ
1991 đến 2003, Ai Cập đã xuất khẩu trung bình 11.800 tấn/năm, tương đương giá
trị 13,5 triệu USD, cho ít nhất 66 quốc gia. Đối tác kinh doanh chính của Ai Cập là
Đức, chiếm 26% thị phần xuất khẩu năm 2003, và Mỹ 20%. Ngoài ra, một số quốc gia
nhập khẩu nguyên liệu từ Ai Cập với số lượng lớn còn có BaLan, Anh, Hà Lan, Italia
và Pháp. Khối lượng xuất khẩu của nước này dao động trong khoảng 6000 – 16.000
tấn. Trong khi đó, lượng nhậ
p khẩu trung bình là 3520 tấn, tương đương giá trị 2,4
triệu USD. Ngoài Ai Cập, một quốc gia Châu Phi khác là Morocco cũng có khối lượng
xuất khẩu cây dược liệu trung bình/năm cho thị trường thế giới cao, đạt 8500 tấn,
tương đương giá trị 13,7 triệu USD. Từ 1991 đến 2003, khối lượng xuất khẩu đã tăng
từ 6700 tấn lên 10.750 tấn.
I.3. Vấn đề giá thành xuất - nhập khẩu cây dược liệu:

Giá thành giúp đưa ra những nh
ận xét, đánh giá về loại hình hàng hóa, mức độ
được chế biến của những hàng hóa đó, và tình hình đời sống kinh tế xã hội của người
thu hoạch. Hai ví dụ về trường hợp giá thành xuất nhập khẩu cây thuốc đến nhiều nước
khác nhau của Đức và một số quốc gia khác sẽ minh chứng cho điều này.
Giá thành xuất nhập khẩu cây dược liệu của Đức cho nhiều nước khác nhau
được l
ấy trong thời kỳ 1991 – 2000. Trung bình, giá nhập khẩu của quốc gia này là
2430 USD/tấn, và xuất khẩu là 4580 USD/tấn. Như vậy, trung bình mỗi tấn thảo dược
lãi 2150 USD. Phần giá trị thặng dư này cho thấy hàng hóa xuất khẩu đã được xử lý
khá nhiều so với nhập khẩu. Các nước cung cấp cây nguyên liệu xuất khẩu sang Đức
được chia thành 2 nhóm. Một nhóm gồm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Balan, Albania,
Bulgaria, Sudan, Ấn Độ và Estonia, xuất với m
ức giá thấp hơn giá trung bình của Đức.


19
Giá thành thấp do thị phần nguyên liệu thảo dược và thị phần hàng hóa thu hoạch
ngoài tự nhiên lớn; tuy nhiên, điều này còn lệ thuộc vào các điều kiện chính trị hoặc
kinh tế xã hội của nước xuất khẩu, ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói hoặc thu
nhập thấp. Nhóm khác gồm Chile, Mỹ, Hồng Kông, Áo và Nhật Bản. Với nhóm này,
Đức phải trả một mức giá cao hơn mứ
c bình quân để nhập hàng hóa, đặc biệt riêng với
Đài Loan, mức giá còn cao hơn gấp 10 lần. Giá thành cao được áp dụng với những sản
phẩm đã qua sơ chế hoặc bán thành phẩm (ví dụ: trà túi lọc thành phần là các bộ phận
của cây hoặc toàn bộ một cây), sản phẩm thảo dược hữu cơ đã được chứng nhận (như
trường hợp của Áo), hoặc các loại thảo dược có giá trị
kinh tế lớn như rễ nhân sâm.
So với bình quân của một số quốc gia trên thế giới, giá xuất khẩu sản phẩm thảo
dược của Đức cũng gần tương đương. Bình quân trong thời kỳ điều tra thống kê, giá

xuất khẩu hàng năm của thế giới là 2550 USD/tấn. Nhìn chung, những quốc gia tiêu
thụ nhiều thảo dược và những nước có ngành công nghiệp chế biến cây dược liệu phát
triển mạnh thường có giá xuất khẩu cao hơn; chẳng hạn, thảo dược nguồn gốc từ Pháp
có giá 4980 USD/tấn, từ Thụy Điển giá 7790 USD/tấn, Nhật Bản 20.810 USD/tấn và
Hàn Quốc 33.230 USD/tấn. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm đã chế biến hoặc
thảo mộc có giá trị kinh tế lớn (như rễ nhân sâm của Hàn Quốc). So với những con số
thống kê trên đây, giá xu
ất khẩu bình quân của Đức là tương đối thấp, khoảng 4520
USD. Đây là một thực tế đáng kinh ngạc, mặc dù vậy, nó càng làm nổi bật vai trò
trung tâm thương mại của Đức trên phạm vi toàn thế giới và Châu Âu là khu vực có thị
phần xuất khẩu nguyên liệu tự nhiên hoặc sản phẩm đã sơ chế qua tương đối lớn.
Những quốc gia xuất khẩu nguyên liệu thảo dược nhiề
u nhưng giá thấp hơn bình quân
thế giới gồm có: Trung Quốc 1770 USD/tấn, Ấn Độ 1530 USD/tấn, Albania 1450
USD/tấn, Bulgaria 1400 USD/tấn và Ai Cập 1150 USD/tấn. Ngoài ra, còn một nước
xuất khẩu cây dược liệu khác với giá thành vô cùng rẻ là Mexico, chỉ 380 USD/tấn.
Giá những loài thảo dược xuất xứ từ Azerbaijan, Bangladesh, Belize và Niger cũng
thấp tương tự, dao động từ 250 – 350 USD/tấn. Giá thấp chứng tỏ rằng hàng hóa được
xuất khẩu chủ yếu d
ưới dạng thô tự nhiên (chưa qua chế biến), và hầu hết là cây dại.
Lãi chênh lệch giữa xuất và nhập cũng tương đối thấp. Do vậy, chỉ những người thất
nghiệp hoặc nhân công không có tay nghề hoặc thu nhập thấp mới đi thu hái thảo
dược. Thông thường, hoạt động này hay phổ biến ở những nước có thu nhập trung
bình thấp, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, và/hoặ
c đời sống người dân nghèo khổ.


20
Các quốc gia có nhu cầu sử dụng lớn thường mua nguyên liệu từ những nước bán giá
thấp để kiếm lời chênh lệch. Điều này đã giúp giải thích cho việc kim ngạch xuất khẩu

cây dược liệu của Mexico tăng mạnh kể từ năm 2000.
Thông qua phân tích số liệu thống kê thương mại quốc tế của 110 quốc gia về
hàng hóa cây dược liệu trong giai đoạn 1991 – 2003, có thể rút ra một số k
ết luận như
sau:
+ Việc kinh doanh cây dược liệu chủ yếu do một số nước chi phối. Có 12 quốc
gia mạnh nhất chiếm 80% cả kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu trên thị trường thế
giới. Ba trung tâm thương mại lớn về cây dược liệu đã được xác định, đó là: Đức –
cung cấp cho thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ - cung cấp cho Nam Mỹ, và Hồng Kông –
cung cấp cho các nước Đ
ông và Đông Nam Á. Những quốc gia hoạt động nhiều trong
lĩnh vực thương mại về cây dược liệu có thể chia thành 2 nhóm: nhóm các nước tiêu
thụ, với kim ngạch nhập khẩu ròng dương; và nhóm cung cấp nguyên liệu, với kim
ngạch xuất khẩu ròng âm. Trong 2 nhóm này:
- Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Pháp là những quốc gia dẫn đầu về lượng
tiêu thụ thảo dược.
- Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Bulgaria, Chile, Ai Cập, Morocco và Albania
dẫn đầ
u thế giới về nguồn cung nguyên liệu.
+ Nhìn chung, những thị trường lớn đều tập trung ở các nước phát triển, ngược
lại, phần lớn cây dược liệu được xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Những nước
cung cấp nguyên liệu chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô tự nhiên, thường là cây dại;
lãi chênh lệch thu được do vậy tương đối thấp lợi nhuận chủ y
ếu thu được từ một số
rất ít nước tiêu thụ. Việc chế biến, chủ yếu được thực hiện tại các nước tiêu thụ và các
trung tâm thương mại về cây dược liệu.
Theo quy định quốc tế, toàn thế giới không được khai thác tài nguyên cây dược
liệu hoang dã. Do vậy, việc khai thác chỉ gói gọn trong một vài khu vực, nên dễ dẫn
đến tình trạng khai thác quá mức. Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt vớ
i sức ép

ngày càng lớn về bảo tồn các quần thể thực vật hoang dã do tình trạng thu hái tràn lan
để bán, kinh doanh không kiểm soát, và mất sinh cảnh. Như đã đề cập trong phần mở
đầu, những thống kê chi tiết cần thiết về số liệu thương mại (quốc tế) về cây dược liệu
(kích thước, cấu trúc, dòng giống, số lượng giao dịch và nguồn gốc) là (1) rất cần thiết
cho việc đ
ánh giá những tác động của hoạt động kinh doanh này đến các quần thể thực


21
vật liên quan; và (2) đòi hỏi phải có kế hoạch và biện pháp bảo tồn để đảm bảo nguồn
cung và dự trữ những loài cần bảo tồn cho tương lai. Để giảm áp lực tác động lên
những quần thể thực vật này, cần tăng giá trị nguyên liệu thảo dược xuất khẩu bằng
cách thực hiện công đoạn sơ chế ban đầu ngay tại quốc gia xuất xứ
và/hoặc tăng thu
nhập cho nhân công thu hái.

II. Chính sách, kinh nghiệm phát triển nguồn dược liệu của Trung Quốc
II.1.Tiềm năng dược liệu và hệ thống Y học cổ truyền Trung Quốc
Đã từ lâu, y học cổ truyền đã được đưa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc
gia. Trung Quốc có hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, với rất nhiều loài dược liệu
và thảo m
ộc, phần lớn những loài này được người dân gieo trồng.
Y học cổ truyền Trung Hoa có lịch sử hơn 4000 năm phát triển. Hiện nay, nó đã
trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia cùng với
y học phương Tây. Việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền thường dựa trên đánh giá
toàn diện về người bệnh và các triệu chứng bệnh. Các liệ
u pháp điều trị trong y học cổ
truyền Trung Quốc bao gồm: thuật châm cứu, thuốc thảo dược, trị liệu bấm huyệt
(manual therapies), tập thể dục, kỹ thuật hít thở và chế độ ăn uống. Châm cứu là liệu
pháp được sử dụng nhiều nhất và phổ biến rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới. Gần

40% trong tổng số các dịch vụ ch
ăm sóc sức khỏe là dịch vụ y cổ truyền. Ở các khu đô
thị, dịch vụ y tế chủ yếu do bệnh viện cung cấp và hầu hết theo hệ thống y học phương
tây, mặc dù vậy, ở khu vực nông thôn, khả năng tiếp cận với hệ thống bệnh viện còn
khá thấp, do vậy thầy lang y cổ truyền là người cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức
khỏ
e cho họ. Trung Quốc có hơn 1,3 triệu thầy lang y cổ truyền, trong đó khoảng
450.000 người đang làm việc tại các bệnh viện và các tổ chức Nhà nước. Từ điển Y
dược Trung Hoa được xuất bản lần đầu năm 1963 và được coi là tài liệu có tính chất
ràng buộc pháp lý. Cuốn sách bao gồm 992 chuyên khảo cấp quốc gia về thảo dược.
Những yêu cầu về quy định đối với thuốc thảo d
ược bao gồm cả việc tuân thủ thông
tin có trong Từ điển và các chuyên khảo. Có hơn 9000 loại thuốc thảo dược đã được
đăng ký bảo hộ tính đến cuối năm 2002, trong đó 1242 loại đã được đưa vào danh mục
thuốc thiết yếu của quốc gia. Hệ thống giám sát hậu tiếp thị quốc gia đã đưa thêm mục
theo dõi tác dụng phụ của thuốc kể từ năm 1984.


22
Trung Quốc là một trong những quốc gia có hệ đa dạng thực vật lớn nhất thế
giới. Đất nước sở hữu hơn 30.000 loài thực vật bậc cao, trong đó có 17.300 loài đặc
hữu, chiếm 57% tổng số loài thực vật bậc cao của Trung Quốc. Hơn 11.000 loài là cây
dược liệu. Hơn 300 loài thảo mộc đang được gieo trồng tại thành phố Vũ Hán thuộc
tỉnh Hồ Bắc v
ới diện tích canh tác lên tới 8670 ha. Trung quốc cũng đồng thời dẫn đầu
trong việc sản xuất những loài thảo mộc có nhu cầu sử dụng lớn như rễ sa sâm
(Adenophora triphylla (Thunb.), thân rễ cây tri mẫu (Anemarrhena asphodeloides
Bunge), hoa cúc (Dendranthema ×grandiflorum (Ramat.) Kitam.), thân rễ cây khoai
lang Trung Quốc (Diosco-rea oppositifolia L.), rễ bạch chỉ (Angelica dahurica (Fisch.)
Benth. & Hook. f. ex Franch. & Sav.) và hạt bo bo (Coix lacryma-jobi L.). Bên cạnh

phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước, những loài kể trên còn được xuất khẩu sang Nhật
Bản, các nước Đông Nam Á và Tây Âu. Mỗ
i năm, Vũ Hán sản xuất được 25.000 tấn
thảo dược.
Có gần 1000 loài thảo mộc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian
Trung Quốc, trong đó hơn ¾ được thu hoạch từ tự nhiên. Từ năm 1979, nhu cầu khám
chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã tăng 9%/năm. Chính sự tăng lên về nhu cầu cả ở
trong nước và nước ngoài này đã dẫn đến tình trạ
ng khai thác quá mức và đẩy nhanh
tốc độ thoái hóa nguồn tài nguyên cây dược liệu và thảo mộc tự nhiên của quốc gia.
Một số loài dược liệu và thảo mộc quan trọng của Trung Quốc bao gồm:
Nhân sâm châu Á (Panax quinquefolius ) du nhập vào Trung Quốc từ năm
1975. Loài cây này được gieo trồng tại hơn 10 tỉnh thành và cho sản lượng thu hoạch
hàng năm hơn 50 tấn. Văn phòng Kiểm lâm Mục Lăng (Muling Forestry Bureau)
thuộc tỉnh Hắc Long Giang là cơ sở sản xu
ất loài cây này lớn nhất Trung Quốc, với
47.000 m
2
diện tích đất gieo trồng nhân sâm.
Cây Macrocarpium (Macrocarpium officinalis (Sieb.et Zucc.) Nakai.) được
trồng phổ biến ở nhiều tỉnh như Triết Giang, An Huy, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây và
Tứ Xuyên. Sản lượng thu hoạch hàng năm của quốc gia đối với loài cây này dao động
trong khoảng 600 – 900 tấn. Tổng diện tích đất canh tác Macrocarpium năm 1987 là
1333 ha, cho sản lượng hàng năm 160 tấn.
Cây Bạch quả (Ginkgo biloba L.) được phân bố trên khắp 20 tỉnh thành quốc
gia với khoảng 0,7 – 0,8 triệu cây. Sản lượ
ng thu hoạch hàng năm: nhân hạt đạt 5000 –
6000 tấn; lá đạt 7000 tấn; và vỏ hạt đạt 10.000 – 12.000 tấn.



23
Nhân sâm (Panax ginseng C. A. Mey.) là một trong những loài chủ lực của
vùng phía Bắc Trung Quốc. Tỉnh Cát Lâm là nơi sản xuất nhiều nhân sâm nhất, chiếm
80% tổng sản lượng quốc gia và 40% tổng sản lượng thế giới. Văn phòng Kiểm lâm
thành phố Bạch Sơn thuộc tỉnh Cát Lâm đã quy hoạch được 20 ha diện tích đất trồng
nhân sâm, cho sản lượng 175 tấn/năm.
Tổng sản lượng tinh dầu hàng năm của Trung Quốc
đạt khoảng 20.000 – 30.000
tấn. Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.) là một loài thảo mộc quan trọng và phân
bố rộng rãi ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Gần như toàn bộ bộ phận của cây,
bao gồm rễ, thân, lá, vỏ cây và quả, đều chứa dầu thơm, đặc biệt là quả cây – nguồn
nguyên liệu chính chiết xuất tinh dầu cubeba. Quy trình xử lý (secondary processing)
cubeba cũng mang lại lợi nhuận đáng kể. Cây Bạch đàn (Eucalyptus) du nhập vào
Trung Qu
ốc từ hơn 100 năm trước, hiện đang được gieo trồng trên hiện tích hơn
670.000 ha và phân bố tại 16 tỉnh thành.
Từ những năm 1980, lượng gieo trồng cây dược liệu đã tăng lên nhanh chóng.
Có gần 340.000 nông dân đã tham gia vào canh tác cây dược liệu và thảo mộc trên
tổng số diện tích khoảng 137.594 ha. Hơn 250 loài thảo mộc đang được gieo trồng vì
mục đích thương mại và khoảng 60 loài trong số đó được chú ý đặc bi
ệt khi canh tác.
Nhiều loài ngoại lai cũng được đưa vào canh tác, trong đó khoảng 30 loài đã được
trồng thành công từ 30 năm nay. Gần 2000 loài dược liệu ngoại lai đang được bảo tồn
tại nhiều khu vườn bách thảo.
Viện Nghiên cứu Cây thảo dược (Institute of Medicinal Plant) thuộc Học viện
Khoa học Y dược Trung quốc (Chinese Academy of Medical Sciences) đã và đang
chuẩn bị một loạt chuyên khảo về những loài dược liệu phổ bi
ến của quốc gia. Những
tài liệu này được chia thành 3 tập, cung cấp những thông tin về môi trường sống, phân
bố, tình hình thu hái, đơn thuốc, thành phần, hoạt động dược lý, cách sử dụng, liều

dùng cùng những hình ảnh về cây dược liệu.

II.2. Quy hoạch các vùng dược liệu và thảo mộc ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, nguồn dược liệu được tập trung phát triển theo quy hoạch các
vùng/miền mà điều kiện thiên nhiên phù hợ
p nhất với các loại dược liệu, đó là các
miền/vùng cụ thể như sau:
II.2.1. Miền núi:

×