Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 99 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên:
Lê Thị Hiền - người đã luôn quan tâm, chỉ bảo tận tình hướng dẫn để chúng tôi có thể
hoàn thành báo cáo một cách tốt nhất. Đồng thời, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Khoa văn hóa - thông tin và xã hội đã tạo điều kiện cho chúng em đi thực tế
tìm hiểu để qua đó chúng em tiếp thu được nhiều thông tin hữu ích và kiến thức bổ
ích, giúp chúng em trang bị cho mình những kĩ năng và kiến thức thực tế.
Với kiến thức còn hạn chế, báo cáo không thể tránh được những thiếu sót nhất
định.Em rất mong nhận được ý kiến góp của cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2017

1


DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

NSƯT

Nghệ sĩ ưu tú

NSND

Nghệ sĩ nhân dân

BVHTTDL

Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch



BNV

Bộ Nội Vụ

TTg

Thủ Tướng



Nghị định

CP

Chính Phủ



Quyết định

TTLT

Thông tư liên tịch


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮ


LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM.....................................2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà hát kịch Việt Nam...........................2
1.2. Cơ cấu tổ chức tại nhà hát kịch......................................................................3
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà hát kịch Hà Nội.........................................4
1.3.1. Chức năng...................................................................................................4
1.3.2. Nhiệm vụ....................................................................................................4
PHẦN 2. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM.......................5
2.1. Hoạt động biểu diễn tại chỗ.............................................................................5
2.1.1. Lịch biểu diễn................................................................................................5
2.1.1.1. Lịch biểu diễn cố định................................................................................5
2.1.1.2. Lịch biểu diễn hàng ngày...........................................................................5
2.1.1.3. Lịch biểu diễn vào các ngày lễ, tết.............................................................5
2.1.2. Giá vé............................................................................................................6
2.2. Hoạt động biểu diễn ở nước ngoài...................................................................6
2.3. Hoạt động biểu diễn lưu động..........................................................................7
2.4. Xây dựng kịch bản...........................................................................................8
2.5. Nghiên cứu khoa học.......................................................................................8
2.6. Đào tạo đội ngũ diễn viên................................................................................9
PHẦN 3. CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ HÁT KỊCH
VIỆT NAM.................................................................................................................10
3.1. Các chính sách của nhà nước.........................................................................10
3.1.1. Chế độ lương...............................................................................................10
3.1.2. Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp............................................................11
3.1.2.1. Mức độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp........................................................11
3.1.2.2. Cách thức tính phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp.............................................11


3.1.2.3. Nguyên tắc chi trả....................................................................................11
3.1.2.4. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp...............11

3.1.2.5. Nguồn kinh phí chi trả..............................................................................12
3.1.3. Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn......................................12
3.1.3.1. Chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập..............12
3.1.3.2. Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu
diễn thực tế............................................................................................................13
3.1.3.3. Trường hợp người tham gia biểu diễn nghệ thuật thực hiện nhiệm vụ
kiêm nhiệm thì chỉ hưởng mức bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn cao
nhất........................................................................................................................13
3.1.3.4. Nguồn kinh phí chi trả..............................................................................13
3.1.4. Chính sách nghỉ hưu....................................................................................13
3.2. Các chính sách của Nhà hát Kịch Việt Nam..................................................14
3.2.1. Quy chế chi tiêu nội bộ...............................................................................14
3.2.2. Quy chế chi đoàn bộ....................................................................................14
3.2.2. Đầu tư hoạt động biểu diễn.........................................................................14
3.2.3. Đầu tư cho cơ sở vật chất, các trang thiết bị...............................................15
3.2.4. Xét nâng ngạch không qua thi đối với nghệ sĩ, diễn viên đang hưởng lương
từ ngân sách Nhà nước..........................................................................................16
PHẦN 4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ VIỆC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH
CỦA NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM........................................................................18
4.1. Hoạt động biểu diễn tại nhà hát......................................................................18
4.1.1. Ưu điểm.......................................................................................................18
4.1.2. Nhược điểm.................................................................................................19
4.2. Chính sách lương đối với nghệ sĩ nói chung và nghệ sĩ tại nhà hát kịch Việt
Nam.......................................................................................................................20
4.2.1. Ưu điểm.......................................................................................................20
4.2.2. Nhược điểm.................................................................................................22
4.3. Chính sách tập huấn nâng cao và bồi dưỡng tài năng, nghiệp vụ nghệ sĩ tại
nhà hát kịch Việt Nam...........................................................................................24



PHẦN 5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG VÀ VIỆC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CỦA NHÀ HÁT
KỊCH VIỆT NAM.....................................................................................................25
5.1. Công tác quản lý nhà nước trong hoạt động văn hóa của nhà hát kịch Việt
Nam.......................................................................................................................25
5.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà hát Kịch và năng lực đội ngũ cán bộ,
nghệ sĩ...................................................................................................................25
5.3. Nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động biểu diễn26
5.4. Cải thiện chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ, diễn viên.................................26
KẾT LUẬN................................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO.................................................................29
PHỤ LỤC ..................................................................................................................30


LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách văn hóa là một trong những chính sách quan trọng liên quan mật
thiết đối với công tác hoạt động cũng như tổ chức của một tổ chức hoạt động văn
hóa.Thông qua môn học “Chính sách văn hóa”, chúng tôi được tiếp cận gần hơn với
các chính sách này.Được sự sắp xếp và giúp đỡ của giảng viên bộ môn là cô Lê Thị
Hiền, chúng tôi được tìm hiểu sâu sắc hơn về các chính sách văn hóa liên quan mật
thiết đến những vấn đề văn hóa chúng tôi đang tìm hiểu. Các chính sách văn hóa đối
với tổ chức Nhà hát kịch Việt Nam mà chúng tôi tìm hiểu cũng như các đơn vị hoạt
động văn hóa khác giúp chúng tôi có cách nhìn nhận đa chiều hơn để chúng tôi có thể
phân tích và đánh giá tầm hiệu quả của chính sách văn hóa này. Chính vì vậy, chúng
tôi đã lựa chọn Nhà hát kịch Việt Nam là địa điểm để nghiên cứu và tìm hiểu các
chính sách văn hóa của tổ chức này.

1



PHẦN 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà hát kịch Việt Nam
Nhà hát Kịch Việt Nam[Ảnh 1, trang 91] (tiền thân là Đoàn văn công Trung
ương) được thành lập năm 1952 tại chiến khu Việt Bắc. Hơn 60 năm xây dựng và
trưởng thành, đến nay Nhà hát Kịch Việt Nam có hơn 15 thế hệ diễn viên kế tiếp
nhau với gần 30 NSND, 60 NSƯT và tự hào là “Cánh chim đầu đàn” là “Anh cả đỏ”
của nền nghệ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam.
Hơn 60 năm qua Nhà hát Kịch Việt Nam đã tạo ra những thế hệ nghệ sỹ lừng
danh mà tài năng của họ để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng; đó là những
cánh chim đầu đàn - một thế hệ vàng của sân khấu kịch nói Việt Nam, với những tên
tuổi lừng lẫy như: NSND Thế Lữ, NSND Song Kim, NSND Đào Mộng Long, NSND
Trúc Quỳnh, NSND Nguyễn Đình Nghi... đến các thế hệ kế tiếp như NSND Trọng
Khôi, NSND Trần Tiến, NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Thế Anh, NSND Đoàn
Dũng, NSND Doãn Châu, NSND Phạm Thị Thành... các nghệ sỹ ưu tú như: NSƯT
Nguyệt Ánh, NSƯT Hà Văn Trọng, NSƯT Mỹ Dung, NSƯT Phạm Bằng, NSƯT
Quang Thái, NSƯT Tú mai, NSƯT Anh Dũng… và thế hệ nghệ sĩ hôm nay còn đang
sung sức trên sàn diễn như: NSND Lan Hương, NSƯT Anh Tú, NSƯT Tuấn Hải,
NSƯT Trung Anh, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Lệ Ngọc, NSƯT Quế Hằng... và
nhiều nghệ sỹ trẻ tài năng khác.
Cũng trong thời gian đó, Nhà hát Kịch Việt Nam đã dàn dựng và biểu diễn
thành công hàng trăm vở diễn, trong đó những vở diễn như “Lu – Ba”, “Khúc thứ ba
bi tráng”, “Bài ca Điện Biên”, “Hồn Trương Ba – da hàng thịt”, “Nghêu, sò, ốc, hến”
… là những vở diễn tiêu biểu, được khán giả trong nước cũng như công chúng nước
ngoài đón nhận nồng nhiệt. Đây cũng là những vở diễn gây được tiếng vang lớn trong
những kỳ liên hoan sân khấu quốc tế.Nối tiếp truyền thống cha anh, các diễn viên của
Nhà hát Kịch Việt Nam hôm nay cũng đã cố gắng nỗ lực hết sức mình trong từng vai
diễn. Trên thực tế, những vở diễn của Nhà hát Kịch Việt Nam tạo được dấu ấn tốt đẹp
trong lòng khán giả yêu sân khấu như: “Mỹ nhân và anh hùng”, “Đêm của bóng tối”,
“Chia tay hoàng hôn”, “Đi tìm điều không mất”, “Tai biến”, “Lâu đài cát”… Bên

2


cạnh đó, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng chú trọng tới công tác đối ngoại, giao lưu, trao
đổi kinh nghiệm với các nước, nhằm hướng tới xây dựng một Nhà hát trong tương lai
phát triển mạnh mẽ và hòa nhập trong dòng chảy với nền sân khấu Thế giới.
1.2. Cơ cấu tổ chức tại nhà hát kịch
BAN GIÁM ĐỐC
-

01 Giám đốc

-

02 Phó Giám đốc

Phòng

Phòng tài

Phòng

Phòng đối

Đoàn

Đoàn

HCTH


vụ

nghệ thuật

ngoại và tổ

kịch 1

kịch 2

chức biểu
diễn


Ban giám đốc

-

Giám đốc: Nguyễn Thế Vinh

-

Phó giám đốc: NSND Phạm Anh Tú

-

Phó giám đốc: NSƯT Nguyễn Xuân Bắc




Các phòng chức năng và đoàn biểu diễn

-

Phòng Hành chính – Tổng hợp

-

Phòng Tài vụ

-

Phòng Nghệ thuật và Bồi dưỡng tài năng

-

Phòng Đối ngoại và Tổ chức biểu diễn

-

Đoàn biểu diễn 1 [Ảnh 10, trang 95]

-

Đoàn biểu diễn 2
3


1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà hát kịch Hà Nội
1.3.1. Chức năng

Nhà hát kịch Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Drama
Theater) là đơn vị sự nghiệp văn hóa có thu, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thế thao và Du
lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn, thể nghiệm và
phát triển nghệ thuật kịch nói Việt Nam. Nhà hát kịch Việt Nam có con dấu, tài khoản
riêng theo quy định của pháp luật; trụ sở tại thành phố Hà Nội.
1.3.2. Nhiệm vụ
- Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt
động dài hạn và hàng năm của Nhà hát và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Dàn dựng các chương trình, tiết mục, kịch nói tiêu biểu mang bản sắc văn hóa
dân tộc và hiện đại theo định hướng nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tổ chức biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần và thẩm mỹ người xem;
- Sưu tầm, sáng tạo thể nghiệm tác phẩm kinh điển và hiện đại. Tổng kết kinh nghiệm, nâng cao chất lượng nghệ thuật trong sáng tác và biểu diễn nhằm bảo tồn,
phát triển nghệ thuật kịch nói Việt Nam;
- Biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị; giao lưu, hợp tác với các đoàn nghệ
thuật nước ngoài theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch;
- Liên kết, phối hợp với cá tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để dàn dựng,
thực hiện các chương trình biểu diễn kịch nói phục vụ khán giả trong nước và ngoài
nước;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
diễn viên, viên chức của Nhà hát;
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
Nhà hát và quy định của pháp luật;
- Quản lý tổ chức bộ máy, biến chế, nhân sự; thực hiện các chế độ, chính sách
đối với diễn viên, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Nhà hát
theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của Bộ;
- Quản lý, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản, ngân sách được phân bổ và, các
nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.


4


PHẦN 2
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM

2.1. Hoạt động biểu diễn tại chỗ
2.1.1. Lịch biểu diễn
2.1.1.1. Lịch biểu diễn cố định
- Thường được diễn ra tại nhà hát kịch Việt Nam, với những vở diễn có quy mô
lớn thì được diễn tại nhà hát lớn số 1 Tràng Tiền – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
- Hàng tháng có khoảng 6 đến 7 vở diễn tại chỗ (trong đó có khoảng 2 đến 3 vở
diễn tại nhà hát lớn Hà Nội).
- Thời gian: thường được bắt đầu vào 20h
2.1.1.2. Lịch biểu diễn hàng ngày
Nhà hát Kịch Việt Nam thường xuyên biểu diễn lưu động tại các tỉnh (khu vực
phía Bắc) nội và ngoại thành Hà Nội.
Ví dụ:
Lịch biểu diễn tháng 9/2017 của nhà hát kịch Việt Nam
Ngày

Giờ

Tên vở kịch

Địa điểm

05/09

20h


Một nhà

Tỉnh Hưng Yên

13/09

20h

Biệt đội báo đen

Huyện Thanh Trì

18/09

20h

Một nhà

Tỉnh Phú Thọ

23/09

20h

Kiều

Nhà hát Kịch Việt Nam

24/09


20h

Biệt đội báo đen

Số 1 Tăng Bạt Hổ

29/09

20h

Khát vọng

Tỉnh Bắc Ninh

30/09

20h

Khát vọng

Tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1.3. Lịch biểu diễn vào các ngày lễ, tết
Vào các dịp lễ, tết nhà hát kịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan khác để
xây dựng các chương trình biểu diễn nhằm mục đích chính trị.
5


Ví dụ:

- Trong năm 2016 vừa qua Nhà hát Kịch Việt Nam có kết hợp với Câu lạc bộ
Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương của Trung ương Đoàn và phối hợp với Bộ tư lệnh Hải
Quân phục vụ 02 chương trình biểu diễn để lại ý nghĩa chính trị rất lớn:
+ Đầu tiên vào dịp 01/6, biểu diễn và tặng quà cho các cháu là con em các
chiến sĩ công tác ngoài đảo tại vùng 4 Hải quân, Cam Ranh, Khánh Hòa. Đêm diễn
với chủ đề “Bố công tác xa, con ở nhà có bạn” đã thu hút khoảng 2.000 trẻ em có bố
đang công tác ngoài đảo tới xem.
+ Đêm diễn thứ 2 vào dịp Trung thu 2016, diễn tại TP Hải Phòng – Vùng 1 Hải
Quân phục vụ hơn 1.000 con em các chiến sĩ công tác ngoài đảo.
2.1.2. Giá vé
Giá vé dao độngtrong khoảng từ 200.000đ đến 700.000đ tùy thuộc vào quy mô
của từng vở diễn.
Ví dụ: Vào 20h ngày 11 + 12 tháng 8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội có trình diễn vở
“Kiều” với giá vé là: 700.000đ - 400.000đ – 200.000đ.
Giá vé tại nhà hát kịch Việt Nam thường xuyên được thay đổi cũng như điều
chỉnh tùy thuộc vào các vở diễn cũng như quy mô của các buổi biểu diễn.
2.2. Hoạt động biểu diễn ở nước ngoài
Nhà hát Kịch Việt Nam đem các vở diễn sang nước ngoài biểu diễn, tham gia
liên hoan, giao lưu nhằm phục vụ mục đích chính trị tại các nước như: Nga, Đức,
Pháp, Thụy sỹ, Trung Quốc,… Gần đây nhất vào ngày 15 tháng 8 họ đã đem vở
“Bệnh sĩ” đi diễn ở Nam Ninh (Trung Quốc). [Ảnh 3 - 4,trang 92]
Năm 2015 Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng vở “Hamlet” nhưng đầu năm
2016 mới đưa được vở diễn sang Singapore [Ảnh 7, trang 94] và vào TP. Hồ Chí
Minh biểu diễn phục vụ khán giả. Có thể nói việc mang vở diễn sang Singapore thực
sự là kỳ tích khi diễn tại nhà hát Victoria – một nhà hát rất cổ kính tại Singapore.
[Ảnh 8 - 9, trang 94 - 95]
Năm 2016 cũng là năm thành công của nhà hát tại các liên hoan quốc tế. Sau
đợt lưu diễn tại Singapore theo lời mời của Hiệp hội nghệ thuật Singapore, Nhà hát
Kịch Việt Nam đã tham dự chương trình giao lưu do Sở Văn hóa tỉnh Hà Nam, Trung
6



Quốc mời. Tại Liên hoan, họ đã mang đến 02 vở diễn là “Lâu đài cát” và “Đám cưới
con gái chuột”. Tiếp đến họ mang vở “Con gà trống” tham dự Liên hoan Nghệ thuật
biểu diễn thiếu nhi thế giới 2016 tại Nhật Bản. Tháng 9 lại mang vở “Lâu đài cát”
tham dự Liên hoan và Diễn đàn Sân khấu ASEAN - Trung Quốc lần thứ 4 tại Nam
Ninh (Trung Quốc). Có thể nói năm 2016 là năm nở hoa đối với Nhà hát Kịch Việt
Nam.
Hoạt động lưu diễn tại nước ngoài được xem như là công tác vô cùng quan
trọng nhằm đem nghệ thuật truyền thống tới được với công chúng khán giả người
Việt Nam cũng như bè bạn quốc tế. Lưu diễn tại nước ngoài thường xuyên là kế
hoạch hoạt động của đơn vị nghệ thuật nhà hát kịch Việt Nam nói riêng và các đơn vị
nghệ thuật khác nói chung nhằm tạo ra được tinh thần hướng về cội nguồn của người
Việt Nam tại nước ngoài, tiếp thêm ngọn lửa của tình yêu quê hương đất nước cũng
như giới thiệu quảng bá được hình ảnh con người Việt Nam tốt đẹp, đất nước Việt
Nam xinh đẹp trong lòng bạn bè quốc tế.
2.3. Hoạt động biểu diễn lưu động
Nhà hát Kịch Việt Nam thường xuyên biểu diễn lưu động tại các tỉnh (khu vực
phía Bắc) và ngoại thành Hà Nội.
Ngoài ra còn thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về biểu
diễn phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, … Ví dụ như vào ngày 15 đến 21 tháng 6
năm 2017, các nghệ sĩ của Nhà hát kịch Việt Nam thực hiện chuyến lưu diễn tại hai
tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với vở diễn “Khát vọng”, được chuyển thể từ truyện ngắn
Mùa hoa cải bên sông của nhà văn Nguyễn Quang Thiều, do đạo diễn - NSƯT Hoàng
Lâm Tùng dàn dựng.
Đặc biệt, trong năm 2016 vừa qua Nhà hát Kịch Việt Nam có kết hợp với Câu
lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương của Trung ương Đoàn và phối hợp với Bộ tư
lệnh Hải Quân phục vụ 02 chương trình biểu diễn để lại ý nghĩa chính trị rất lớn:
- Đầu tiên vào dịp 01/6, biểu diễn và tặng quà cho các cháu là con em các chiến
sĩ công tác ngoài đảo tại vùng 4 Hải quân, Cam Ranh, Khánh Hòa. Đêm diễn với chủ

đề “Bố công tác xa, con ở nhà có bạn” đã thu hút khoảng 2.000 trẻ em có bố đang
công tác ngoài đảo tới xem.
7


- Đêm diễn thứ 2 vào dịp Trung thu 2016, diễn tại TP Hải Phòng – Vùng 1 Hải
Quân phục vụ hơn 1.000 con em các chiến sĩ công tác ngoài đảo.
2.4. Xây dựng kịch bản
Hàng năm, nhà hát kịch Việt Nam làm từ 4 đến 5 vở diễn lớn nhỏ kể cả các vở
xã hội hóa (Xã hội hóa là những vở được đầu tư tiền ở bên ngoài, không phải tiền của
nhà nước). Trong số 4 đến 5 vở đó, chỉ có 2 đến 3 vở nhận được tiền hỗ trợ của nhà
nước, số còn lại là nguồn tài chính được huy động từ các cá nhân bỏ ra làm, sau đó
chia lợi nhuận theo phần trăm. Năm 2016 là một năm thành công rực rỡ của Nhà hát
Kịch Việt Nam. Trong năm qua, họ đã dàn dựng 05 vở diễn gồm “Biệt đội báo đen”,
“Kiều”, “Khát vọng”, “Thầy và trò” và vở “Lão hà tiện”. [Ảnh 5 – 6, trang 93]
Chủ đề mà Nhà hát kịch Việt Nam sẽ thực hiện thông thường là theo sự chỉ đạo
của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để lấy chủ đề cho từng vở diễn. Ví dụ: Năm
2017 chủ đề của vở diễn là phòng chống tham nhũng. Thêm vào đó, Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch sẽ đặt hàng cho tác giả nào đấy, sau đó sẽ chuyển về nhà hát kịch Việt
Nam để dàn dựng.
Ngoài ra, cơ quan có thể tự đi đặt hàng hay diễn những vở diễn kinh điển như:
Hamlet, Lão hà tiện, Romeo và Juliet,… Những năm gần đây nhà hát đã cho ra đời
một loạt các tác phẩm gắn liền với hơi thở cuộc sống, chất lượng các vở diễn khẳng
định tên tuổi của mình như: vở “Tai biến” do NSND Anh Tú dàn dựng, vở “Bệnh sĩ”
của tác giả Lưu Quang Vũ do đạo diễn Lâm Tuấn Hải phục dựng, vở “Lâu đài cát”
của Nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương do NSND Anh Tú dàn dựng, vở “Dư chấn”
của nhà văn Xuân Đức, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang dàn dựng.
Mặt khác, nhà hát kịch Việt Nam còn có những vở diễn dành cho thiếu nhi vào
các dịp như: Trung thu, mùng 1 tháng 6,…
2.5. Nghiên cứu khoa học

Tại nhà hát kịch Việt Nam, hoạt động nghiên cứu khoa học không được diễn ra
thường xuyên.Các bài tham luận với số lượng rất ít, chủ yếu nghiên cứu về nghệ
thuật.

8


2.6. Đào tạo đội ngũ diễn viên
Nhà hát kịch Việt Nam không trực tiếp đào tạo đội ngũ diễn viên mà tuyển
chọn nguồn diễn viên chủ yếu từ 3 trường có đào tạo diễn viên sân khấu điện ảnh đó
là: Đại học văn hóa nghệ thuật quân đội, Đại học văn hóa Hà Nội, Đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội.
Hàng năm, nhà hát kịch Việt Nam tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ cho các diễn viên.

9


PHẦN 3
CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ HÁT KỊCH
VIỆT NAM
3.1. Các chính sách của nhà nước
3.1.1. Chế độ lương
Chế độ lương đối với cán bộ, viên chức, diễn viên, nghệ sĩ tại Nhà Hát Kịch
Việt Nam được Nhà nước quy định theo: Nghịđịnh của Chính Phủ số 204/2004/NĐCP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ lương đối với cán bộ, công chức, viên chức
và lực lượng vũ trang.
Mức lương cơ sở tính đến tháng 8 năm 2017 là 1.300.000 đồng, được áp dụng
theo Nghị định của Chính Phủ số 47/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2017 về quy
định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Qua trao đổi với anh Đỗ Đức Hồng Thái - Trưởng phòng Hành Chính - Tổng
Hợp của Nhà hát Kịch Việt Nam, trong quá trình áp dụng thực hiện chính sách về

lương của Nhà nước không thể tránh khỏi được những bất cập, khó khăn đối với
những người nghệ sĩ, diễn viên. Cụ thể:
- Thứ nhất, tất cả các nghệ sĩ, diễn viên được đào tạo từ các trường Đại học,
Cao Đẳng, Trung cấp hay Tiến sĩ, Thạc sĩ đều được hưởng mức lương như nhau, bằng
với mức lương của cán sự với hệ số là 1,86. Và hệ số lương cao nhất là 4,06. Để các
nghệ sĩ, diễn viên được tăng hệ số lương thì phải mất đến 2 năm mới được tăng 1 lần,
mỗi lần tăng hệ số là 0,2. Thực tế để so sánh, mức lương của các nghệ sĩ, diễn viên
còn không bằng với mức lương của các sinh viên Đại học mới ra trường. Đối với sinh
viên Đại học mới ra trường, họ đã được hưởng mức lương hệ số 2,34. Còn sinh viên
các trường Cao đẳng là 1,8 và các trường Trung cấp nghề là 1,55;
- Thứ hai, tất cả các diễn viên mới vào nghề, hay vào nghề lâu năm, kể cả các
diễn viên không có vai, nghỉ dài hạn do một số lý do riêng thì vẫn được hưởng lương
của Nhà nước. Như vậy, những nghệ sĩ, diễn viên nghỉ ở nhà không có việc vẫn được
hưởng lương như những nghệ sĩ, diễn viên đang ngày đêm dốc sức để cống hiến cho
nghệ thuật.Đây được coi như là một điều khá bất công đối với những người làm nghệ

10


thuật.Mức lương mình được hưởng đã thấp hơn so với những người bạn ở ngành
nghề khác nhưng vẫn không được hưởng trọn vẹn những quyền lợi của mình.
3.1.2. Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được ban hành theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ số 14/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 về chế độ phụ cấp
ưu đãi nghề và chế độ bồi dưỡng đối với người làm trong lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn.
3.1.2.1. Mức độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
- Mức phụ cấp 20%, áp dụng đối với các đối tượng: Người chỉ huy dàn nhạc
giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên tuồng, chèo, cải lương,
xiếc, múa rối nước, nhạc kịch (Opera), vũ kịch (Ballet), kịch nói, kịch dân ca, kịch

hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi;
- Mức phụ cấp 15%, áp dụng đối với các đối tượng: Người chỉ huy dàn hợp
xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, múa
rối cạn, múa đương đại, múa dân gian dân tộc, múa hát cung đình, múa tạp kỹ; người
biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ
thuật viên ánh sáng.
Các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Kịch trực tiếp biểu diễn đều được hưởng
mức phụ cấp là 20%.
3.1.2.2. Cách thức tính phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
Phụ cấp ưu đãi theo nghề = Mức lương cơ sở x Hệ số lương theo ngạch, bậc
hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt
khung (nếu có) x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề
3.1.2.3. Nguyên tắc chi trả
a) Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được trả cùng tiền lương hằng tháng;
b) Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm khác.
3.1.2.4. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp
a) Đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy
định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004
11


của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang;
b) Đi công tác, học tập trong nước không trực tiếp làm các công việc được
phân công thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn liên tục trên 03 tháng;
c) Nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; d) Nghỉ việc
hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (tính
tròn tháng);
d) Bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc thời

gian bị đình chỉ công tác (tính tròn tháng);
e) Nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm
xã hội;
g) Bị đình chỉ công tác;
h) Không trực tiếp làm công tác biểu diễn nghệ thuật mà làm công việc khác từ
01 tháng trả lên.
3.1.2.5. Nguồn kinh phí chi trả
Kinh phí thực hiện chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp do ngân sách nhà
nước bảo đảm trong kinh phí chi thường xuyên hằng năm theo quy định của pháp luật
về ngân sách nhà nước.
3.1.3. Chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn
3.1.3.1. Chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập
a) Mức 80.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính trong
vở diễn sân khấu;
b) Mức 60.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai chính thứ
trong vở diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch; kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật
viên chính ánh sáng;
c) Mức 50.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với diễn viên đóng vai phụ trong vở
diễn sân khấu, nhạc kịch, vũ kịch; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng;
d) Mức 35.000 đồng/buổi tập, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên
hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ.

12


3.1.3.2. Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ
biểu diễn thực tế
a) Mức 200.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính, người chỉ
đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu;
b) Mức 160.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính thứ, kỹ thuật

viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng;
c) Mức 120.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên phụ, kỹ thuật viên
âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng; trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó
các đoàn biểu diễn trực thuộc;
d) Mức 80.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên
hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ và nhân viên phục vụ làm việc theo
chế độ hợp đồng.
3.1.3.3. Trường hợp người tham gia biểu diễn nghệ thuật thực hiện nhiệm
vụ kiêm nhiệm thì chỉ hưởng mức bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn cao
nhất.
3.1.3.4. Nguồn kinh phí chi trả
a) Kinh phí thực hiện chi trả chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn
được bố trí trong dự toán kinh phí xây dựng, phổ biến tác phẩm, chương trình, vở
diễn hằng năm của đơn vị và từ nguồn thu biểu diễn theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân miền núi, vùng
sâu, vùng xa, hải đảo thì chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn do Nhà
nước chi trả;
c) Đối với các đơn vị hằng năm có nguồn thu biểu diễn, sau khi thực hiện đủ
nghĩa vụ đối với Nhà nước, nếu có khả năng tài chính thì được xem xét vận dụng chế
độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp, bồi dưỡng luyện tập và bồi dưỡng biểu diễn đối với
diễn viên hợp đồng và bồi dưỡng thêm cho diễn viên trong biên chế.
3.1.4. Chính sách nghỉ hưu
Theo quy định của Nhà nước, độ tuổi nghỉ hưu của nữ là 55 tuổi, nam 60
tuổi.Đối với chính sách nghỉ hưu của đối tượng nghệ sĩ, nhà hát luôn linh động trong
quá trình hoạt động.Nhà hát tạo mọi điều kiện cho các nghệ sĩ có thêm các hoạt động
13


việc làm nghệ thuật giúp cho các nghệ sĩ có thể cống hiến thêm tài lực trong công tác
xây dựng văn hóa nghệ thuật.

3.2. Các chính sách của Nhà hát Kịch Việt Nam
3.2.1. Quy chế chi tiêu nội bộ
Theo như anh Đỗ Đức Hồng Thái - Trưởng phòng Hành chính - Tổng Hợp trao
đổi, căn cứ vào quy định của Nhà nước và quỹ phúc lợi mà Nhà hát có được, khai
thác thêm số cơ sở vật chất để tạo ra quỹ phúc lợi
Trong những buổi diễn, đêm diễn có doanh thu cao, Nhà hát có trích % doanh
thu để duy trì hoạt động của nhà Nhà hát.
Và trong nguồn ngân sách của nhà nước bao giờ cũng có một khoản để hỗ trợ
rủi ro, không sử dụng đến thì trích ra để hỗ trợ cho người lao động, trong đó có diễn
viên.
3.2.2. Quy chế chi đoàn bộ
Những nghệ sĩ có danh hiệu, vai chính hay có vai diễn, ngoài bồi dưỡng cơ bản
của Nhà nước đã quy định, Nhà hát Kịch Việt Nam có hỗ trợ thêm 100.000
đồng/người.
Lãnh đạo đoàn, ngoài phụ cấp của Nhà nước, Nhà hát Kịch Việt Nam có phụ
cấp thêm phụ cấp quản lý đoàn.
3.2.2. Đầu tư hoạt động biểu diễn
Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động biểu diễn, chủ yếu là do Nhà nước, tức là
Nhà nước đặt hàng các sản phẩm nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật, các đơn vị
nghệ thuật đăng kí sản phẩm nghệ thuật và Nhà nước duyệt.
Cứ tháng 7 hàng năm, Nhà hát Kịch Việt Nam phải xây dựng kế hoạch cho cả
năm sau rồi báo cáo lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch duyệt. Có thể hiểu như là,
trong năm sau Nhà hát Kịch Việt Nam phải xây dựng được bao nhiêu chương trình,
bao nhiêu vở kịch mới, theo các thể loại kịch nào, chi phí cho mỗi vở kịch đó là bao
nhiêu,… tất cả đều phải xây dựng rõ ràng thành văn bản rồi trình lên Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch sẽ duyệt cho Nhà hát Kịch Việt Nam kinh phí.
Xây dựng được một kịch bản cần rất nhiều thời gian và tâm huyết của người
làm đạo diễn, không chỉ ngày một ngày hai mà hoàn tất được tất cả. Mỗi năm đến hạn
14



nộp đề án, Nhà hát Kịch Việt Nam vẫn chưa đưa ra được những kế hoạch cụ thể trong
năm tới của mình là gì, mà vẫn chỉ đưa ra được những ý tưởng rằng sẽ làm bao nhiêu
vở kịch, kịch hiện đại xen lẫn cổ điển, kịch hiện đại, kịch cổ điển và đặt tên cho
chúng. Chi phí đầu tư cho vở kịch đó cũng chỉ là những con số được áng chừng. Ví
dụ, xây dựng một vở kịch hiện đại, chi phí cho khâu trang phục rẻ, mẫu mã thay đổi
theo thị trường nên rất thuận lợi. Nhưng khi xây dựng vở kịch theo kiểu cổ điển, phục
trang của các diễn viên sẽ mất nhiều hơn so với các vở kịch hiện đại vì những bộ
quần áo cổ xưa nhiều chi tiết hơn, quá trình làm trang phục đòi hỏi độ tỉ mỉ cao hơn.
Hay là chi phí in ấn áp phích, poster hay banner của năm nay cho đến năm sau cũng
có sự thay đổi, nên việc hoạch định được chi phí đầu tư cho các sản phẩm nghệ thuật
cho cả một năm tới là điều mà Nhà hát Kịch Việt Nam rất khó thực hiện được
Tuy nhiên, để khắc phục khó khăn đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng
tạo điều kiện cho Nhà hát Kịch Việt Nam được báo cáo kế hoạch cụ thể sau, nhưng
vẫn phải đảm bảo và trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến kế hoạch và
kinh phí đầu tư trong năm sau. Trên thực tế, trong quá trình thực hiện kế hoạch, có
một số vấn đề phát sinh, Nhà hát Kịch Việt Nam có thể xin thêm kinh phí từ Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch nhưng ở trong mức độ cho phép.
3.2.3. Đầu tư cho cơ sở vật chất, các trang thiết bị
Các chính sách đầu tư cho cơ sở vật chất, các trang thiết bị tại Nhà hát Kịch
Việt Nam chưa được đồng bộ, không đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của
thị trường, xã hội ngày nay.
Cơ sở vật chất còn đơn sơ, âm thanh chỉ dừng lại ở âm thanh 2D, ánh sáng
chưa đạt chuẩn công nghệ cao.
Tầm nhìn sân khấu còn hạn chế, trên sân khấu chỉ là một bức tường và một tấm
màn che. So với những sân khấu âm nhạc lớn khác, họ được trang bị đầy đủ âm
thanh, ánh sáng, màn hình lớn chất lượng cao thì Nhà hát Kịch Việt Nam không có gì
cả. Mỗi lần chuyển cảnh vẫn phải tắt đèn, rồi thay phông trong khi những sân khấu
hiện đại khác họ vừa đi, thì cảnh đã được chuyển rất sinh động và lôi cuốn người
xem.


15


Qua đó, ta cũng thấy được, các thiết chế văn hóa ở Việt Nam nói chung, Nhà
hát Kịch Việt Nam nói riêng chưa hề được chú trọng, chất lượng còn kém so với thời
đại khoa học công nghệ ngày nay, chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ
thuật của khán giả nên ít có khán giả đến với sân khấu kịch nói.
3.2.4. Xét nâng ngạch không qua thi đối với nghệ sĩ, diễn viên đang hưởng
lương từ ngân sách Nhà nước
Nâng ngạch không qua thi đối với các nghệ sĩ, diễn viên là chuyện chưa bao
giờ có. Từ trước chỉ là Bộ Văn hóa đến nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa
bao giờ tổ chức thi nâng ngạch đối với nghệ sĩ, diễn viên. Các ngạch diễn viên là có
nhưng chỉ ở trên giấy tờ, trong bảng lương.Vì ngành nghệ thuật là một ngành đặc thù
nên việc tổ chức thi tuyển là đặc biệt khó khăn hơn việc tổ chức thi nậng hạng chức
danh của các ngành nghề khác.
Trên thực tế, năm 2015, cả nước không một ai là diễn viên hạng , diễn viên
hạng 2 cũng có nhưng cực kì ít. Nhà hát Kịch Việt Nam là Nhà hát Kịch Quốc gia
cũng không có bất kì người nào được là diễn viên hạng 2, chủ yếu là các diễn viên
hạng 3, hạng 4.
Năm 2017 này, rất may Nhà hát Kịch Việt Nam cũng đã xin Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tuyển dụng các nghệ sĩ, diễn viên không qua thi được 6 chỉ tiêu. Bên
khối Hành chính cũng được Bộ xét duyệt cho 4 biên chế.
Ngày 11 tháng 12 năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Bộ
Nội Vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV về quy
định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật
biểu diễn và điện ảnh.Qua thông tư này, Bộ cũng đã phê duyệt việc nâng ngạch đặc
cách cho diễn viên có danh hiệu. Cụ thể như là, NSUT từ diễn viên hạng 4 nâng lên
thành diễn viên hạng 2, NSND được nâng lên thành diễn viên hạng 1 và được hưởng
mức lương hệ số 6,2.

Qua cuộc gặp gỡ và nói chuyện với Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Quang – Phó đoàn
biểu diễn 1 của Nhà hát Kịch Việt Nam, anh cũng đã bộc lộ rõ sự yêu nghề diễn của
mình, mặc dù giới nghệ sĩ như anh đồng lương nhận được sau mỗi buổi diễn là vô
cùng ít. Những anh em nghệ sĩ như anh vẫn luôn phải chịu thiệt thòi, dù đồng lương
16


ít ỏi, có khi còn không đủ chi tiêu sinh hoạt, dù cho mọi người có rèm pha, chê theo
nghiệp diễn là “nghèo” nhưng vì lòng yêu nghề họ vẫn luôn miệt mài cống hiện cho
nghệ thuật – con đường mà họ đã chọn.
Khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội Vụ đưa ra thông tư liên tịch này
vừa là niềm vui sướng của các anh em nghệ sĩ, diễn viên đã lấy được quyền lợi về
cho bản thân. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều từ những Bộ và ban ngành
khác rằng: “Ngành Văn hóa - Nghệ thuật lại được ưu ái hơn”. Bộ Nội Vụ, Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng những ban
ngành khác đã họp để đưa ra các phương án, giải pháp giải quyết vấn đề này nhưng
đến nay vẫn chưa có hồi đáp.

17


PHẦN 4
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG VÀ VIỆC THỰC THI CÁC CHÍNH SÁCH CỦA
NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM
4.1. Hoạt động biểu diễn tại nhà hát
4.1.1. Ưu điểm
Nhà hát kịch Việt Nam với ưu điểm là một loại hình nghệ thuật sử dụng ngôn
ngữ để truyền tải thông điệp nội dung. Do đó các vở diễn của Nhà hát kịch Việt Nam
thể hiện được rõ nét các vấn đề cần đề cập trong một câu chuyện. Các vở diễn đối với
loại hình nghệ thuật kịch nói dễ có thể cảm nhận cũng như hiểu hơn so với các loại

hình khắt khe về nghệ thuật hơn như ca trù, tuồng chèo, cải lương.Nhà hát kịch Việt
Nam có thế mạnh trong sự phát triển mạnh mẽ trong xã hội hiện đại, nhằm đem nghệ
thuật tới công chúng một cách dễ dàng hơn.
Kịch nói Việt Nam có thể dễ dàng thay đổi, phù hợp với mọi điều kiện sân
khấu, giúp cho các vở diễn tại nhà Hát kịch Việt Nam dễ dàng được thụ hưởng, sử
dụng tại các sân khấu lớn như nhà Hát lớn Hà Nội. Tại đây nghệ thuật kịch nói được
bay cao và khẳng định được sức hút hơn trong lòng công chúng.
Thực hiện công tác do Đảng và Nhà nước giao cho, đơn vị Nhà hát kịch Việt
Nam luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước đặt hàng. Các vở
diễn được Nhà nước đặt hàng luôn chứa đựng nội dung chính trị sâu sắc, thể hiện là
một công cụ đắc lực trong quản lý nhà nước bằng sức mạnh mềm. Nội dung được đề
cập đến trong các vở diễn là những thông điệp ý nghĩa, những bài học về đạo đức,
những câu chuyện phê phán những bất cập trong xã hội hiện đại, phê phán những thói
hư tật xấu của con người. Những vở diễn tại nhà hát kịch Việt Nam đáp ứng nhu cầu
của nhà nước trong công việc tuyên truyền cũng như ca ngợi đất nước Việt Nam tươi
đẹp, con người Việt Nam với những đức tính tốt đẹp. Chính sách hoạt động tại nhà
hát kịch Việt Nam yêu cầu nhà hát thực hiện công tác đối ngoại với những vở diễn
mang đầy ý nghĩa nhân văn cao cả. Thực hiện nhiệm vụ này, Nhà hát kịch Việt Nam
đã là một đầu tàu trong công việt đối ngoại, hoạt động nhằm phục vụ mục đích chính
trị của nhà nước. Các vở diễn đó thường được diễn ra tại các liên hoan, festival, hội
18


thi cũng như các tour lưu diễn tại nước ngoài nơi có các Việt Kiều Việt Nam sinh
sống và làm việc. Thông qua vở diễn, các nghệ sĩ mong muốn sẽ giúp bà con Việt
kiều sống xa Tổ quốc có thêm nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, yên tâm làm ăn,
sinh sống, đồng thời hun đúc thêm tình yêu quê hương đất nước. Nhằm giúp cho đại
bộ phận sinh sống tại nước ngoài có thêm được những nghị lực, ý chí giúp họ yên
tâm làm ăn, cống hiến và đem lại những lợi ích cho quốc gia.
Thông qua chính sách hỗ trợ các hoạt động của Nhà hát kịch Việt Nam, mọi

nghệ sĩ tham gia trong quá trình tập luyện cũng như biểu diễn đều có những khoản
phụ cấp giúp cho các nghệ sĩ có thêm thu nhập ngoài giờ. Các vở diễn tại nhà hát
kịch Hà Nội được nhà nước ưu tiên giúp đỡ. Do đó các buổi biểu diễn tại các sân
khấu lớn, số tiền phải trả để thuê mặt bằng biểu diễn là nhẹ nhàng hơn so với các
chương trình khác.
Là một đơn vị sự nghiệp có thu, mọi hoạt động biểu diễn tại nhà hát kịch Việt
Nam đều thu được lợi nhuận, khoản lợi nhuận từ vé bán các buổi biểu diễn. Điều này
nhằm duy trì, tu bổ, nâng cấp cơ sở vật chất tại nhà hát kịch Việt Nam giúp cho các
hoạt động thường xuyên tại nhà hát luôn được duy trì thông suốt cũng như đảm bảo
hiệu quả tối đa.
4.1.2. Nhược điểm
Nhà hát kịch Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ văn hóa thể thao và
du lịch do nhà nước đầu tư và quản lý. Song với sự xuống cấp nhanh chóng của cơ sở
vật chất tại nhà hát làm cho điều kiện sân khấu để luyện tập cũng như biểu diễn bị
hạn chế.Hệ thống sân khấu tập luyện xập xệ, thiếu các trang thiết bị hỗ trợ đắc lực
cho hậu trường sân khấu.
Tuy là một đơn vị sự nghiệp có thu trong quá trình hoạt động biểu diễn nghệ
thuật song số lượng kinh phí tổ chức còn quá cao so với số lượng tiền bán vé thu
được. Chính vì vậy nên ngân sách phục vụ trong nhà hát bị ảnh hưởng khá nhiều
trong các lần lên kế hoạch phục vụ công chúng tiếp theo.
Với 200 Cán bộ, nhân viên, nghệ sỹ làm việc, tập luyện, biểu diễn thường
xuyên cả ngày lẫn đêm tại Nhà hát kịch Việt Nam là quá tải, dẫn đến những tình trạng
sau:
19


- Cơ sở vật chất, kiến trúc xây dựng của Nhà hát xuống cấp trầm trọng;
- Trang thiết bị xuống cấp, thiếu, lạc hậu … (âm thanh - ánh sáng , thiết bị lạnh
được trang bị trong thời gian 1997 – 2004 đến nay đã quá lâu;
- Địa điểm khuất lấp trong khu dân cư;

- Chật chội, không đủ diện tích phục vụ sáng tạo nghệ thuật. Không có kho
chứa trang trí, phục trang tại Rạp cho cả 2 đoàn biểu diễn, mỗi đoàn hoạt động tập
luyện nghệ thuật trên diện tích trung bình 40m2/đoàn;
- Giá cả ngày một leo thang. Kinh phí đầu tư nghệ thuật mỗi ngày một hạn hẹp
ảnh hưởng tới chất lượng của các chương trình nghệ thuật.
Trước sự cạnh tranh khốc liệt với các làn sóng nghệ thuật ngoại nhập hấp dẫn,
các phương tiện truyền thông sinh động, hiện đại … khiến thực trạng sân khấu cũ kỹ,
lạc hậu sẽ càng làm cho các hoạt động sáng tạo sân khấu khó khăn hơn vì không có
khán giả.
Kinh phí Nhà hát hạn hẹp nên không có điều kiện tập huấn nâng cao nghiệp vụ
biểu diễn và trau dồi kiến thức chính trị, xã hội. Báo động nguy cơ “ nghiệp dư hóa”
sân khấu. Vắng người xem, diễn ít, lương thấp, thu nhập kém nên diễn viên không có
điều kiện trau dồi nghiệp vụ. Do đó rất cần có những đề án đào tạo được sự hỗ trợ
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho những diễn viên của Nhà hát tuổi đời còn
trẻ, cần độ chín về nghệ thuật khi tiến hành tổ chức dàn dựng những tiết mục mang
tính kinh điển để đạt hiệu quả nghệ thuật khi có kế hoạch triển khai các dự án hợp tác
quốc tế dàn dựng những vở kịch có tính hàn lâm, cổ điển...
4.2. Chính sách lương đối với nghệ sĩ nói chung và nghệ sĩ tại nhà hát kịch
Việt Nam
4.2.1. Ưu điểm
Tài năng nghệ thuật là vốn quý của dân tộc, vì vậy, chăm lo bồi dưỡng, quý
trọng, phát huy, phát triển các tài năng là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trước
hết là của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rất rõ vai trò của văn nghệ sĩ trong sự
nghiệp cách mạng với sứ mệnh cao quý là chiến sĩ xung kích, mắt sáng, lòng trong,

20



×