Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Phòng Văn hóa thông tin huyện Thanh Liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.99 KB, 26 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian kiến tập, với sự hướng dẫn nhiệt tình của các
cán bộ Phòng văn hóa và thông tin huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam nói
chung và cán bộ hướng dẫn chuyên môn Nguyễn Văn Thành nói riêng, tôi đã
hoàn thành thời gian kiến tập thành công, tốt đẹp. Sau một thời gian kiến tập
tôi đã rút ra được nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công tác
quản lý văn hóa. Đồng thời, tôi cũng có được những trải nghiệm thực tế vô
cùng bổ ích tại đơn vị.
Tôi xin trân thành cảm ơn cô Trần Thị Phương Thúy đã nhiệt
tình hướng dẫn cho chúng tôi trong quá trình làm báo cáo kiến tập. Xin trân
thành cảm ơn ông Nguyễn Văn Thành, cùng toàn thể các cán bộ của Phòng
văn hóa và thông tin huyện Thanh Liêm đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành thời gian kiến tập thành công.


Phần 1
Khái quát về Phòng Văn hóa – thông tin huyện Thanh Liêm
1.1.

Khái quát về huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam

Thanh Liêm là huyện đồng bằng trong lưu vực sông Đáy, thuộc đồng
bằng Bắc Bộ, và là huyện thuộc vùng bán sơn địa, diện tích tự nhiên là
16.471,98 ha, trong đó diện tích canh tác chiếm khoảng 57,37% tổng diện
tích, đơn vị hành chính có 16 xã và 01 thị trấn, dân số 39.693 hộ = 114.556
nhân khẩu.
Trên địa bàn huyện có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Phật
giáo có khoảng 26.383 tín đồ chiếm khoảng 23,02%, Công giáo có khoảng
17.556 tín đồ chiếm tỷ lệ 15,4% so với tổng dân số, còn lại hầu hết là không
theo tôn giáo nào. Nhân dân trong huyện chủ yếu làm nghề nông và một số
nghề tiểu thủ công nghiệp, khai thác đá, chế biến vật liệu xây dựng, nghề thêu


ren xuất khẩu và chế biến nông sản…
Huyện Thanh Liêm là chiếc nôi của văn hóa Liễu Đôi, vừa mang
dấu ấn của nền văn minh sông Hồng nói chung, vừa có những nét đặc sắc của
vùng đồng chiêm trũng nói riêng. Nhân dân Thanh Liêm luôn có ý thức gìn
giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của địa
phương, đồng thời cũng tiếp thu những nét văn hóa tiên tiến của thời đại
nhằm xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, những phong tục, tập quán lỗi thời, từng
bước tạo nên môi trường văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ, làm cho văn
hóa thực sự trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.
1.2.

Khái quát về Phòng văn hóa và thông tin huyện Thanh Liêm,

tỉnh Hà Nam
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Phòng Văn hóa – thông tin huyện Thanh Liêm được thành lập theo
quyết định số 308/QĐ- UBND ngày 27-03-2008 của Ủy ban nhân dân huyện
Thanh Liêm.


1.2.1. Vị trí, chức năng
Vị trí, chức năng của Phòng Văn hóa-thông tin huyện Thanh Liêm
được quy định trong quyết định số 1403/2012/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6
năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Phòng Văn hóa-thông tin huyện Thanh Liêm.
-

Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ

ban nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhan dân huyện

quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; báo chí;
xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; công nghệ thông
tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn
hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện;
-

Phòng Văn hoá và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu

và tài khoản riêng chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động
của Uỷ ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và
Truyền thông.
1.2.2. Phân công nhiệm vụ cán bộ, công chức, người lao động
Hiện nay, Phòng Văn hóa-thông tin huyện Thanh Liêm có 12 cán bộ
công chức, viên chức và người lao động.
-

Trưởng phòng: Bà Đoàn Thị Vân Khánh

+ Là người điều hành và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trước
huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Ban Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao & Du
lịch; Sở Thông tin và truyền thông về mọi công tác của phòng VH&TT huyện.
+ Chủ trì xây dựng quy hoạch, các chương trình, kế hoạch, đề án về
VHTT của huyện, trình UBND huyện phê duyệt; phối hợp tổ chức triển khai,
kiểm tra, đôn đốc thực hiện, đề xuất kiến nghị những vấn đề cần thay đổi cho
phù hợp.
+ Tham mưu với huyện uỷ, UBND huyện về công tác tổ chức, quy
hoạch và sử dụng cán bộ của ngành VHTT huyện.



Hai phó trưởng phòng:
-

Ông Lê Văn Bộ : Là người giúp việc đồng chí trưởng phòng,

điều hành và chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng về các công việc
được Trưởng phòng phân công hoặc uỷ nhiệm.
+ Có trách nhiệm giúp trưởng phòng phụ trách chỉ đạo và theo dõi các
lĩnh vực quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, du lịch và quảng cáo, quy chế
dân chủ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hoạt động của các đoàn thể trong
cơ quan. Trực tiếp chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các cán bộ chuyên môn
thuộc các lĩnh vực được giao.
+ Tham gia xây dựng quy hoạch, các chương trình, kế hoạch công tác
của phòng và huyện. Xây dựng các báo cáo chuyên đề thuộc lĩnh vực được
phân công phụ trách.
+ Theo dõi và phối hợp với Ban Chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH
của huyện chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở thực hiện.
+ Ký các văn bản của phòng khi được Trưởng phòng VHTT uỷ quyền.
-

Bà Cù Thị Hiền: Là người giúp việc đồng chí trưởng phòng, điều

hành và chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng về các công việc được
Trưởng phòng phân công hoặc uỷ nhiệm.
+ Có trách nhiệm giúp trưởng phòng phụ trách chỉ đạo và theo dõi các
công việc thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, công tác thể dục thể thao,
công tác cải cách hành chính, công tác an ninh, quốc phòng. Trực tiếp chỉ đạo,
phân công nhiệm vụ cho các cán bộ phụ trách chuyên môn thuộc các lĩnh vực
được giao.
+ Tham gia xây dựng quy hoạch, các chương trình, kế hoạch công tác

của phòng và huyện.
+ Tham gia Ban biên tập Cổng thông tin điện tử. Theo dõi, đôn đốc
việc viết tin bài của cán bộ cơ quan. Quản lý trang thông tin diện rộng của
phòng về quảng bá, giới thiệu văn hóa Liễu Đôi, con người Thanh Liêm; các
danh nhân văn hóa, lịch sử của quê hương.


+ Xây dựng Báo cáo tuần, tháng, quý, năm, các báo cáo chuyên đề
thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
+ Được ký các văn bản của phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền.
- Ông Trần Văn Dũng: Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công
tác tuyên truyền cổ động; tổ chức công tác tuyên truyền cổ động phục vụ
nhiệm vụ chính trị của huyện; phụ trách Nhà thi đấu đa năng, phục vụ Hội
trường.
+ Trực tiếp theo dõi xã Thanh Hà, xã Thanh Nghị.
- Bà Nguyễn Thị Huế: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công
tác gia đình, văn nghệ quần chúng; kiêm nhiệm công tác công đoàn, từ thiện,
nhân đạo.
+ Trực tiếp theo dõi xã Thanh Tân, xã Thanh Phong.
- Ông Trần Thanh Sơn: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thể
dục thể thao; kiêm nhiệm công tác Kế toán và những công việc có liên quan.
+ Trực tiếp theo dõi xã Thanh Lưu;
- Ông Nguyễn Văn Thành: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
xây dựng nếp sống và các thiết chế văn hóa, thể thao; phong trào Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; công tác công đoàn.
+ Trực tiếp theo dõi xã Liêm Phong, xã Liêm Cần.
- Ông Trần Đình Doanh: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về các
dịch vụ văn hóa, karaoke và quảng cáo; tham gia đội kiểm tra liên ngành về
Văn hóa.
+ Trực tiếp theo dõi xã Thanh Hương, xã Thanh Hải.

- Bà Nguyễn Thị Dịu: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du
lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội; các cơ sở lữ hành, lưu trú, tham
gia đội kiểm tra liên ngành VH&TT.
+ Trực tiếp theo dõi xã Thanh Tâm, xã Thanh Nguyên;


- Bà Phạm Thị Hạnh: Tổ chức các hoạt động của thư viện huyện, thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thư viện, kiêm nhiệm công tác
thể dục thể thao.
+ Trực tiếp theo dõi thị trấn Kiện Khê, xã Thanh Thủy;
- Ông Nguyễn Văn Ánh: Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kinh
doanh dịch vụ Internet và trò chơi điện tử; công tác thể dục thể thao.
+ Trực tiếp theo dõi xã Thanh Hà, xã Thanh Bình
- Ông Lại Vũ Độ: Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hạ tầng
thông tin, viễn thông, trạm BTS, tần số vô tuyến điện, phát thanh, báo chí, các
dịch vụ in ấn, phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác an ninh - quốc phòng.
+ Trực tiếp theo dõi xã Liêm Túc, Liêm Sơn.
-

Ông Nguyễn Hoàng Bình: Thực hiện nhiệm vụ văn thư, lưu trữ,

hành chính; phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch, công tác
thi đua của phòng và cơ sở
1.3.

Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch
dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình
thể dục, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông trên địa bàn; chương

trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh
vực quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh
vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông
thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự
nghiệp văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông; chủ
trương xã hội hoá hoạt động và hoá, thể dục thể thao; chống bạo lực trong gia
đình.


4. Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực
hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao;
xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng
phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; xây dựng gia
đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di
tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
5. Hướng dẫn kiểm tra các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở
hoạt động dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng
thuộc phạm vi quản lý của Phòng trên địa bàn huyện.
6. Giúp Ủy ban nhân dân huyện thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy
phép thuộc các lĩnh vực về Quảng cáo không sinh lời, thông tin và truyền
thông theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban
nhân dân huyện.
7. Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh
tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ
chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá, gia
đình, thể dục, thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông theo quy định của

pháp luật.
8. Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tổ chức công tác bảo vệ an
toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn
thông, công nghệ thông tin, internet, phát thanh và quản lý nhà nước đối với
mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở xã, thị trấn.
9. Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự
án về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện theo sự phân công của
Ủy ban nhân dân huyện. Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng
dẫn các xã, thị trấn quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, Internet trên địa
bàn theo quy định của pháp luật.


10. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình,
thể dục, thể thao và du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân xã, thị trấn.
11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình. thể dục, thể thao và du
lịch trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về
lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp
luật.
12. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin
và truyền thông.
13. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, thông tin và
truyền thông với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện và Sở quản lý ngành, lĩnh
vực.
14. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối
với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý

của Phòng về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, thông
tin và truyền thông theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban
nhân dân huyện.
15. Quản lý tài chính; tài sản được giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban
nhan dân huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.


Phần 2
Nhật ký kiến tập
Ngày
05/06/2017

Sáng
Đến cơ quan nộp giấy kiến

Chiều
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức,

tập và làm quen với các công chức năng nhiệm vụ của
chức, viên chức của Phòng

Phòng

văn hoá-thông tin huyện
06/06/2017

Thanh Liêm
Làm việc với cán bộ hướng


Xin nghỉ về báo cáo

dẫn chuyên đề, tìm hiểu thực

nghiên cứu khoa học cấp

trạng công tác chỉ đạo và

trường

thực hiện công tác xây dựng
07/06/2017

làng văn hoá
Xin nghỉ về báo cáo nghiên

Xin nghỉ về báo cáo

cứu khoa học cấp trường

nghiên cứu khoa học cấp
trường

08/06/2017

09/06/2017

Tìm hiểu các số liệu thống


Tìm hiểu các số liệu

kê, các văn bản chỉ đạo và

thống kê, các văn bản chỉ

các văn bản liên quan công

đạo và các văn bản liên

tác xây dựng làng văn hoá

quan công tác xây dựng

Làm việc với cán bộ hướng

làng văn hoá
Làm việc với cán bộ

dẫn chuyên đề, tìm hiểu thực

hướng dẫn chuyên đề,

trạng công tác chỉ đạo và

tìm hiểu thực trạng công

thực hiện công tác xây dựng

tác chỉ đạo và thực hiện


làng văn hoá

công tác xây dựng làng
văn hoá


10/06/2017

Nghỉ

11/06/2017

Nghỉ

12/06/2017

Tìm hiểu các số liệu

Nghỉ

Nghỉ

Tìm hiểu các số

thống kê, các văn bản chỉ đạo liệu thống kê, các văn
và các văn bản liên quan đến bản chỉ đạo và các văn
công tác xây dựng làng văn

bản liên quan đến công


hoá.

tác xây dựng làng văn
hoá.

13/06/2017

Tìm hiểu các công tác,

Tìm hiểu các công

hoạt động trong Đại hội

tác, hoạt động trong Đại

TDTT năm 2017

hội TDTT năm 2017
Xin nghỉ về tham

Hoàn thiện chuyên đề

dự hội nghị nghiên cứu

14/06/2017
chuyên sâu

khoa học cấp trường lần
thứ 3


15/06/2017

Xin nghỉ về tham dự

Xin nghỉ về tham

hội nghị nghiên cứu khoa

dự hội nghị nghiên cứu

học cấp trường lần thứ 3

khoa học cấp trường lần
thứ 3

16/06/2017

Tham gia công tác

Hoàn thành phiếu

chuẩn bị Đại hội TDTT

đánh giá kiến tập. Tham

Huyện Thanh Liêm lần thứ

gia công tác chuẩn bị Đại


VIII năm 2017 nội dung

hội TDTT Huyện Thanh

bóng bàn, cờ cua, cờ tướng

Liêm lần thứ VIII năm
2017 nội dung bóng bàn,


cờ vua, cờ tướng

17/06/2017

Phục vụ công tác tổ
chức Đại hội TDTT huyện

Phục vụ công tác
tổ chức Đại hội TDTT

Thanh Liêm lần thứ VIII năm huyện Thanh Liêm lần
2017
18/06/2017

Phục vụ công tác tổ
chức Đại hội TDTT huyện

thứ VIII năm 2017
Phục vụ công tác
tổ chức Đại hội TDTT


Thanh Liêm lần thứ VIII năm huyện Thanh Liêm lần
2017

thứ VIII năm 2017


Phần 3
Phong trào “Xây dựng làng văn hoá” ở huyện Thanh Liêm tỉnh Hà
Nam từ năm 2000-2016
3.1.

Công tác chỉ đạo

Phong trào “Xây dựng làng văn hoá” là một trong những nội dung của
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Chính vì
vậy, công tác chỉ đạo phong trào “Xây dựng làng văn hoá” nằm trong công tác
chỉ đạo của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Phong trào xây dựng làng ,xóm, tiểu khu văn hoá huyện Thanh Liêm
ngày càng phát triển mạnh mẽ với chất lượng ngày càng cao và số lượng ngày
càng nhiều.
Hòa chung với khí thế thi đua xây dựng làng văn hóa của tỉnh trong
thời điểm đầu của cuộc vận động, huyện Thanh Liêm đăng ký xây dựng điểm
1 làng văn hóa đó là làng An Hòa xã Thanh Hà. Sau nhiều năm phấu đấu xây
dựng theo tiêu chí cụ thể quy định tại Quyết định 463/1994/QĐ-UB của Ủy
ban nhân dân tỉnh H à Nam, năm 1997 vinh dự cho huyện Thanh Liêm nói
chung và thôn An Hòa xã Thanh Hà nói riêng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa
được UBND tỉnh Hà Nam công nhận danh hiệu làng văn hóa.
Để phong trào “Xây dựng làng văn hoá” đạt được kết quả cao, Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Thanh Liêm đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện phong trào:

-

Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 của Bộ

Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục,
hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn văn hoá”, “Làng văn
hoá”, “Ấp văn hoá”, “Bản văn hoá” và tương đương.
- Chỉ thị 24/1998/CT-TTg ngày 19/06/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước làng, bản, thôn, ấp, cụm,
khu dân cư. Phong trào xây dựng hương ước làng văn hóa ở huyện Thanh
Liêm bắt đầu được triển khai thực hiện. Kể từ năm 2000 phong trào xây dựng


làng văn hóa được đi vào quy củ, nền nếp, hiệu quả của phong trào ngày càng
phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.
- Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BTP-BVHTTBTTUBTUMTTQVN, ngày 31/3/2000 của Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa Thông
tin, Ban thường trực ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc
Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện Hương ước, Quy ước của làng, bản,
thôn, ấp, cụm dân cư.
- Công văn số 535/SVHTTDL-NVVH&GĐ, ngày 27/12/2013 của sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam về việc thu thập, rà soát, bổ sung
vào hương ước, quy ước các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
3.2. Công tác tổ chức thực hiện
Nhận thức sâu sắc phong trào “X ây dựng làng văn hóa ” nói riêng và
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nói chung là
một trong bốn giải pháp lớn nhằm thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII)
đồng thời cũng là biện pháp quan trọng để nhanh chóng đưa nội dung các
Nghị quyết về văn hóa của Đảng đi vào cuộc sống với quyết tâm thi đua thực
hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, đẩy mạnh nâng cao chất lượng làng văn
hóa, đơn vị văn hoá, gia đình văn hóa, tập trung xây dựng lối sống nếp sống

văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân đồng thời góp phần thay đổi trong nếp
nghĩ và cách làm của các cấp, các ngành, Ban chỉ đạo đã đặc biệt quan tâm
việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức phong
phú, đa dạng.
Hàng năm, các cơ quan thành viên của Ban chỉ đạo như: Ngành
văn hóa và thông tin, Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Ủy ban dân số và kế hoạch
hoá gia đình, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…đã kẻ vẽ được tư 200 – 250 khẩu
hiệu tường, duy trì 2- 3 cụm panô cổ động (20 – 25m2), 200 – 250 panô nhỏ
các cỡ, 100 – 120 khẩu hiệu bằng băngzôn, in ấn hàng trăm loại văn bản về
xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng làng văn hoá... gửi tới tận các thôn
xóm.


Ngoài việc tuyên truyền bằng cổ động trực quan và thông tin lưu
động ban chỉ đạo các xã và các tiểu ban chỉ đạo ở các làng xóm, tiểu khu đều
chú trọng đẩy mạnh hình thức sinh hoạt cơ quan, đơn vị, câu lạc bộ tại các cơ
sở với nhiều nội dung phong phú nhằm tuyên truyền phong trào xây dựng
làng văn hóa, gia đình văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa, thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang, việc lễ hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê
tín dị đoan….
Đài phát thanh từ huyện đến xã, thôn xóm, tiểu khu thường
xuyên tăng cường chuyên mục, thời lượng phát sóng để tuyên truyền về nội
dung phong trào “Xây dựng làng văn hoá”.
Đặc biệt ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” (18/11) hàng năm
luôn được các cơ quan thành viên của BCĐ như UBMTTQ, ngành văn hóa và
thông tin các cấp chi đạo tổ chức khá tốt ở 168/168 cụm dân cư trong huyện.
Đây không những là ngày hội lớn về tinh thần đại đoàn kết toàn dân mà nó
còn là 1 dấu ấn lịch sử đối với các làng được công nhận là làng văn hóa, là
một ngày hội văn hóa tổng hợp, là dịp tuyên truyền chủ trương đường lối của
Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, là dịp để các thôn làng phát động

thi đua về mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời phát động thi đua đăng ký
xây dựng gia đình, dòng họ văn hóa.
Hàng năm, BCĐ các cấp được kiện toàn và củng cố làm tốt vai
trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp, BCĐ phân công phụ trách xã,
thị trấn, các thôn làng cho từng thành viên BCĐ.
Công tác kiểm tra, đôn đốc, quản lý Nhà nước về các hoạt động văn
hóa thông tin được tăng cường. Mỗi năm BCĐ phong trào “TDĐKXDĐSV”
huyện chỉ đạo BCĐ các xã, thị trấn các cơ quan đơn vị tổ chức kiểm tra, rà
soát toàn diện phong trào từ 1 đến 2 lần, ngoài ra các cơ quan thành viên BCĐ
huyện tổ chức phúc tra để đánh giá và bình xét danh hiệu văn hóa cho từng
làng, từng cơ quan đơn vị….
3.3. Kết quả của phong trào “Xây dựng gia đình văn hoá”


3.3.1. Về phát triển kinh tế
Do đặc thù là huyện nông nghiệp có 08 xã, thị trấn miền núi, đến
năm 2016 huyện Thanh Liêm đã không còn xã miền núi. Năm 2013 do chia
tách địa giới hành chính, tỉnh hà Nam cắt 03 xã của huyện Thanh Liêm về
Thành phố Phủ Lý ( xã Liêm Tuyền, Liêm Tiết, Thanh Tuyền).Do vậy giai
đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, huyện Thanh Liêm là một huyện nghèo trong
tỉnh, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên
20%, hầu hết các làng không đạt tiêu chí làng văn hóa theo tiêu chí của Trung
ương và của tỉnh đề ra là dưới 15% hộ nghèo, đến năm 2016 đã giảm xuống
còn 3% bình quân chung toàn huyện, dưới 5% - 3% đối với các làng văn hóa.
Tỷ lệ nhà mái bằng và lợp ngói dưới 60% luôn thấp hơn tiêu chuẩn làng văn
hóa 10%;đến năm 2016,100% số hộ có nhà mái bằng kiên cố hoặc lợp ngói
(tiêu chuẩn quy định là 80% trở lên ). Trước năm 2000 hầu hết đường làng
ngõ xóm trải đá đất hoặc đường đất lầy lội. Từ năm 2000, đã dần được hoàn
thiện, đường đá đất lầy lội đã được thay thế dần bằng đường bê tông hoặc trải
nhựa. Tới năm 2016, 100% đường làng đã bê tông hóa hoặc làm bằng vật liệu

cứng, vượt tiêu chí 15%.
Trước năm 2000 tỷ lệ hộ được dùng điện còn rất thấp xấp xỉ
85%, song đến 2016 đã có 100% số hộ được sử dụng điện, tiêu chuẩn đặt ra
lớn hơn 90%. Các tiêu chí khác như: tăng tỷ lệ hộ giàu, phát triển kinh tế
trang trại, tăng năng suất, sản lượng vật nuôi, cây trồng, phát triển nghề phụ…
hàng năm đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu đề ra.
Các làng văn hóa đều có đời sống kinh tế phát triển, thực hiện tốt
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; trong xây dựng và giữ vững làng văn hóa,
xuất hiện nhiều cách làm mới, sáng tạo nhất là trong sản xuất nông nghiệp,
xuất hiện nhiều mô hình điển hình: xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha canh
tác, hộ nông dân có thu nhập 50 triệu đồng trên năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm
xuống thấp nhất tỉnh (3 %). Các làng văn hóa chỉ có từ 2- 4% hộ nghèo. Cơ
sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế như: đường giao thông, đường


điện, NVH, nhà trẻ mẫu giáo, mạng lưới y tế cộng đồng, đình, đền, chùa,
miếu, phủ….và các công trình phúc lợi khác đã từng bước hoàn thiện và ngày
càng được nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng công trình và
hoàn thiện cơ chế quản lý tốt hơn.
3.3.2. Đời sống văn hóa tinh thần
a. Về xây dựng thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao, giáo
dục, y tế.
Một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu của việc xây dựng
làng văn hóa đó là xây dựng thiết chế văn hóa thông tin, thể dục thể thao, giáo
dục, y tế. Xong trong giai đoạn 2000 – 2002 do điều kiện kinh tế còn gặp
nhiều khó khăn nên cấp ủy, chính quyền các cấp mới chỉ tập trung quan tâm,
hoàn thiện các thiết chế về giáo dục và y tế mà chưa có điều kiện quan tâm
xây dựng thiết chế văn hóa thể thao. Ở giai đoạn từ năm 2000 trở về trước
100% các làng chưa xây dựng được nhà văn hoá mà chủ yếu sử dụng đình
làng, nhà trẻ, mẫu giáo làm nơi sinh hoạt văn hóa, hội họp, thậm chí nhiều nơi

phải sinh hoạt hội họp nhờ nhà dân. Từ năm 2005 đến năm 2016, được sự
quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, tỉnh và huyện quan tâm, hỗ trợ, sự
nhiệt tình hưởng ứng và nhận thức rõ tầm quan trọng của nhà văn hoá thôn,
làng. Trong giai đoạn hiện nay, cấp ủy Đảng, chính quyền các xã, thị trấn , chi
ủy, chi bộ, lãnh đạo các thôn, xóm, làng ra sức thi đua, quyết tâm tuyên truyền
vận động nhân dân xây dựng nhà văn hoá thôn, làng.
- Kết quả: Đến năm 2016 đã có 118/167 thôn, làng xây dựng xong nhà
văn hoá và đi vào hoạt động với hiệu quả chất lượng khá tốt. Về sân chơi thể
thao trước năm 2000: hầu hết các thôn, làng chỉ tận dụng sân đình, sân chùa,
để làm sân chơi, bãi tập, toàn huyện chỉ có 2 sân chơi thể thao đó là: thị trấn
Kiện Khê, xã Thanh Thủy, Sau khi có quyết định 100/2005/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về việc giành đất cho hoạt động thể dục thể thao và các văn
bản hướng dẫn của tỉnh Hà Nam. Năm 2008, huyện Thanh Liêm triển khai chỉ


đạo đến năm 2016 100% số thôn, làng có quỹ đất giành cho hoạt động văn
hóa, thể dục thể thao.
b. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ
hội.
Từ khi có Chỉ thị 27/1998/CT-TW của Bộ Chính trị, việc cưới,
việc tang và lễ hội dần đi vào nền nếp và thực hiện tốt theo quy định về nếp
sống văn hóa. Việc lễ hội được nhiều địa phương khôi phục lại với nhiều lễ
thức cổ truyền, văn hóa truyền thống được khai thác, các danh nhân văn hóa
được tôn vinh hơn làm cho nhân dân phấn khởi, tự hào với truyền thống quê
hương, thi đua lao động sản xuất, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công
dân. Đến 2016, có 95% các làng thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang. 100% các lễ hội mở ra đều thực hiện đúng quy định.
Hàng năm ở Thanh Liêm có từ 10 đến 15 lễ hội truyền thống
được tổ chức trong đó có 4 lễ hội lớn có tầm ảnh hưởng đến vùng miền, khu
vực, trong lễ hội không còn hiện tượng mê tín dị đoan, an ninh trật tự được ổn

định, không có người hành khất trong lễ hội. Không cho phép mở lễ hội khi
có dịch bệnh.
* Về việc cưới: Đã chỉ đạo 100% các xã, thị trấn hướng cho các
gia đình chỉ tổ chức đám cưới khi có giấy kết hôn và tổ chức trong phạm vi 1
ngày, thời gian tổ chức lễ cưới không quá 45 phút, trong đám cưới đã có 85%
không sử dụng thuốc lá, các thủ tục dạm ngõ, ăn hỏi không rườm rà, không có
hiện tượng mê tín dị đoan hoặc thách cưới.
* Về việc tang: 100% đám tang thực hiện theo nếp sống văn hóa,
không làm cố phúng, không dùng kèn trống thổi qúa giờ quy định, không tổ
chức ăn uống linh đình không còn hủ tục lạc hậu.
c. Về tệ nạn xã hội và tàng trữ, sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại
cấm lưu hành.
Các tệ nạn xã hội như trộm cắp vặt, cờ bạc, mê tín dị đoan ở các
làng, xóm đang dần đươc loại bỏ. Song việc tàng trữ sử dụng văn hóa phẩm


thuộc loại cấm lưu hành trên địa bàn huyện khá ổn định một số vụ buôn bán
băng đĩa hình cấm lưu hành đã bị dập tắt.. Từ năm 2000-2016 phong trào xây
dựng làng văn hóa phát triển mạnh do đó các tệ nạn xã hội đã bị đẩy lùi
nhưng việc sử dụng và tàng trữ buôn bán văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu
hành có không còn .
d. Về xây dựng khu dân cư tiên tiến và gia đình văn hóa
Trước khi có Chỉ thị 27/1998/CT-TW ngày 12/01/1998 của Bộ
Chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Huyện Thanh Liêm chưa thành lập được Ban chỉ đạo, do vậy việc xây dựng
gia đình văn hóa và khu dân cư tiên tiến giai đoạn này chưa có kết quả cụ thể.
Sau khi có Chỉ thị 27, nhận thức rõ danh hiệu gia đình văn hóa và khu dân cư
tiên tiến là những tiêu chí cơ bản, cốt lõi, nền tảng của việc xây dựng làng văn
hóa do vậy các cấp ủy Đảng, chính quyền đã thật sự quan tâm nên đã thu
được những kết quả, đến 2016 các làng văn hóa đều đạt từ 85 – 97% gia đình

văn hóa, các làng chưa được công nhận làng văn hóa đều đạt từ 70 – 80% số
hộ là gia đình văn hóa.
- Trước năm 2000 số trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường
chỉ đạt xấp xỉ 90%, đến năm 2016 đạt 100%.
e. Khi chưa có phong trào xây dựng làng văn hóa, tình trạng dịch
bệnh, ngộ độc thực phẩm đông người còn xảy ra ở nhiều nơi song những năm
gần đây dịch bệnh đều được phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời. Việc ăn
uống, sinh hoạt hợp vệ sinh đã đi vào nề nếp nên không xảy ra ngộ độc thực
phẩm đông người. Trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai được tiêm chủng và
khám định kỳ đạt 100%.
Phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT tại các thôn, làng phát triển
mạnh, 100% số làng văn hóa có CLB văn hóa, thể thao. Các hoạt động tín
ngưỡng, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa thực hiện tốt theo các Quy
định của Chính phủ. Trong suốt 16 năm qua, nhân dân đã đóng góp hàng trăm


tỷ đồng để tôn tạo. Các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương được giữ
gìn, bảo vệ và phát huy.
* Những kết quả đạt được đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng, kinh tế của huyện năm sau cao hơn năm trước, thu nhập bình quân
đàu người được tăng lên năm 2016 mức bình quân đạt 33,5 triệu đến 35 triệu
đồng/ người/năm.
Góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa, phong tục, tập quán, đạo đức, lối
sống, truyền thống tốt đẹp của mỗi thôn, làng, dòng họ, mối gia đình, hạn chế,
đẩy lùi các tiêu cực hủ tục lạc hậu trong xã hội, an ninh chính trị được giữ
vững, tình làng nghĩa xóm được gắn bó mật thiết hơn, mọi người sống vì nhau
hơn.
3.3.3. Về môi trường cảnh quan
- Đường làng ngõ xóm trước đây chủ yếu là đường rải bằng đá
đất không có rãnh thoát nước đến 2016 đã có 100% đường làng được đổ bê

tông, 50% số làng có hệ thống thoát nước đảm bảo. 100% số làng có tổ thu
gom rác thải và tổ chức duy trì dọn vệ sinh hàng tuần, hàng tháng nên đường
làng ngõ xóm sạch đẹp, môi trường từng bước được cải thiện.
- Trước năm 2000 có 69% số làng dùng nước giếng đất công
cộng đến năm 2016 đã có 99% số hộ có giếng khơi hoặc bể to chứa nước
mưa, một số xã, thị trấn đã có nước máy (Thanh Lưu, Thanh Thủy, Kiện Khê,
Thanh Phong, Liêm Phong, Liêm Thuận). Việc quy hoạch xây dựng nhà tắm,
các công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi trước đây còn làm tạm và sơ sài.
Đến năm 2016 tình trạng này không còn nữa. Nhiều hộ đã xây được công
trình vệ sinh, chăn nuôi hiện đại hợp vệ sinh (chiếm khoảng 90%), 99% số hộ
đã quy hoạch nơi chăn nuôi riêng cách xa nhà ở.
- Việc giữ gìn bảo vệ di tích lịch sở văn hóa và cảnh quan thiên
nhiên trước đây nhiều nơi còn để đình chùa đổ nát, mất cắp cổ vật, cảnh quan
thiên nhiên bị khai thác bừa bãi xong sau thời kỳ đổi mới kinh tế phát triển
đời sống tâm linh trong dân được khơi dậy nên hầu hết các đình chùa, đền,


miếu, phủ đều được nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng hoặc trùng tu,
tôn tạo, uy nghiêm sạch đẹp, cảnh quan thiên nhiên được nhân dân bảo vệ và
ngăn chặn kịp thời không còn tình trạng khai thác bừa bãi.
3.3.4. Chấp hành chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật
của Nhà nước.
- Trước năm 2000 việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong
nhân dân còn hạn chế. Xong 16 năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp
ủy Đảng, chính quỳên, sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, đến năm 2016
100% số làng đã có hệ thống loa phát thanh, 100% số xã có trung tâm học tập
cộng đồng, có tủ sách pháp luật. Do vậy việc tuyên truyền phổ biến đã đảm
bảo phù hợp, nhân dân các làng, xóm đều chấp hành và chấp hành tốt chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Trước năm 2000 chỉ có 5 làng có hương ước, xong đến năm

2016, 100% các làng đã xây dựng hương ước được uỷ ban nhân dân huyện
phê duyệt đưa vào thực hiên có hiệu quả.
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt hơn,
quy chế dân chủ được phát huy, không có khiếu kiện tập thể vượt cấp ở các
làng văn hóa. Chi bộ Đảng và các tổ chức đoàn thể hoạt động nề nếp đều
được xếp loái khá trở lên. Các đối tượng chính sách đều được đảm bảo có
mức sống trung bình khá trở lên, 100% số làng văn hóa đều không có trọng án
hình sự.
Kết luận
- Xây dựng làng văn hóa là kế thừa và phát huy những giá trị di
sản văn hóa và thuần phong mỹ tục của ông cha để lại, góp phần tích cực vào
việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính
quyền và sự triển khai tích cực đồng bộ của ban chỉ đạo và các cơ quan
chuyên môn từ huyện tới xã, thôn cùng với sự nhiệt tình hưởng ứng tham gia


của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Phong trào xây dựng làng văn hóa ngày
càng phát triển với chất lượng cao thực sự góp phần thúc đẩy mọi mặt đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân đến nay đã xóa không còn hộ đói,
giảm hộ nghèo xuống còn 3 %, tăng hộ giàu lên 30%.
- Toàn huyện đến nay có 118 thôn, làng đã xây dựng được nhà văn hoá
khang trang, có tương đối đầy đủ thiết chế, 10 làng xây dựng được cổng làng
văn hoá, nhiều làng xây dựng được sân bóng chuyền, bóng đá, sân cầu lông.
- Các xã có phong trào tương đối toàn diện như xã Thanh Hà,
Thanh Bình, Thanh Phong, Thanh Tâm, Thanh Thuỷ, Liêm Phong, Thị trấn
Kiện Khê …Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, đường làng ngõ xóm được xây
dựng 100%, môi trường cảnh quan thường xuyên được tu bổ, bảo vệ , 80%
làng văn hoá có tủ sách cộng đồng, 118 nhà văn hoá thôn được xây dựng và

đã trở thành là trung tâm sinh hoạt, hội họp, học tập cộng đồng , công tác giáo
dục và chăm lo sức khỏe cho trẻ em được quan tâm hơn, ngày càng nhiều học
sinh giỏi và công tác chăm lo sức khoẻ cho trẻ em được quan tâm hơn, đã
xuất hiện nhiều học sinh tham gia các kỳ thi cao Đẳng, Đại học đỗ đạt cao
như: gia đình ông Ngô Thanh Nghị xã Liêm Túc, bản thân là thương binh lại
bị tàn tật, vợ làm ruộng, xong vẫn nuôi dạy được 2 con học Đại học loại giỏi,
một cháu đỗ Đại học đạt số điểm tuyệt đối (thủ khoa) của kỳ thi đại học năm
2005; gia đình ông Nguyễn Chí Cần ở thôn Đồi Ngang – Thanh Lưu có 2 con,
một cháu được Báo Tuổi trẻ ca ngợi là “Xứng danh Đại Việt”, là người Việt
Nam được cử sang Mỹ bảo vệ luận án tiến sỹ về Bưu chính Viễn Thông, một
cháu tốt nghiệp Học viện Ngân hàng loại xuất sắc được nhà trường giữ lại làm
giảng viên, hiện nay đã tốt nghiệp Cao học; 100% các thôn làng đều có nhà
trẻ mẫu giáo khang trang đảm bảo thiết bị cho việc dạy và học.
- Thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước làng bản, thôn, ấp, cụm khu dân
cư bắt đầu từ tháng 1 năm 1999 với 2 làng Mai Cầu xã Thanh Nguyên và thôn
Gừa xã Liêm Thuận. Đến nay đã có 167/167 thôn, xóm, tiểu khu xây dựng


xong hương ước và đã được Uỷ ban nhân dân huyện phê chuẩn đi vào thực
hiện có hiệu quả.
- Thực hiện Quyết định 1969/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Nghị quyết hội nghị ngày 26/05/2005 của huyện uỷ Thanh Liêm, thông báo số
20 của UBND huyện về việc hỗ trợ xây dựng nhà văn hoá xã, thôn.
- Cùng với sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh và của huyện bắt đầu từ
việc khánh thành nhà văn hoá thôn Thanh Liêm xã Thanh Bình (tháng
1/2005) đến nay đã có 118 làng xây dựng xong nhà văn hoá với số vốn do
nhân dân đóng góp khoảng 25 tỷ 145 triệu đồng, tỉnh hỗ trợ 2 tû 170 triệu
đồng, huyện hỗ trợ 1 tỷ 970 triệu đồng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng tụ điểm văn hoá huyện Thanh Liêm là một trong 2 huyện của

tỉnh được Bộ Văn hoá thể thao và du lịch đầu tư 500 triệu đồng để xây dựng
tụ điểm văn hoá thôn Non xã Thanh Lưu.
- Theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” huyện và Uỷ ban nhân dân các xã,
thị trấn, nhiều làng đã xây dựng được cổng làng văn hóa với số kinh phí do
nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng từ 25 – 38 triệu đồng/cổng làng như
làng Trung Thứ, Lường, Phượng Tường, Đình Hậu xã Thanh Thủy; Sơn
Thông, Đồi Ngang xã Thanh Lưu; phố Bói xã Thanh Phong, Thanh Liêm xã
Thanh Bình, Thôn Chảy Liêm Thuận…
- Việc xây dựng hương ước, xây dựng làng văn hóa bên
cạnh những kết quả đạt được góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ, tích cực
trên nhiều phương diện, xong vẫn còn bộc lộ nhiều điểm cần khắc phục:
+ Nội dung hương ước có nơi còn đề ra chung chung, thiếu tính thực
tiễn, có những điều quy định trong hương ước đã trở nên lạc hậu, lỗi thời,
không còn phù hợp song chưa được sửa chữa, bổ sung kịp thời, mặt khác do
trình độ dân trí, nhận thức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên, nhân dân chưa
thấy hết được lợi ích, ý nghĩa to lớn của việc xây dựng làng văn hóa do vậy
triển khai thực hiện còn trì trệ, hời hợt “đánh trống, bỏ dùi”, hoặc làm “qua


loa, chiếu lệ”, “có gọi, có thưa” dẫn đến hiệu quả, chất lượng làng văn hóa ở
một số nơi còn thấp, biểu hiện ở việc thực hiện hương ước không triệt để,
không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để phát sinh nhiều tiêu cực trong làng,
xã, xây dựng nhà văn hoá một số làng xây dựng không đảm bảo quy cách,
chất lượng và nhu cầu sử dụng, nhiều làng đã được công nhận làng văn hóa
song không chăm lo giữ vững danh hiệu, thậm chí vi phạm nghiêm trọng để
Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định xóa danh hiệu làng văn hóa như thôn
Trung Đại Vượng xã Thanh Nguyên (năm 2003).
3.4. Đánh giá việc thực hiện phong trào
3.4.1. Ưu điểm

- Công tác xây dựng làng văn hoá đã gắn kết với phong trào phát triển
kinh tế, nhân dân giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng từ sản
xuất nông nghiệp, phát triển làng nghề và dịch vụ.
- Phong trào xây dựng làng văn hoá làm cho nhân dân sống với nhau
thân thiện, gần gũi, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau vượt qua hoạn nạn hướng tới
xây dựng làng quê “thuần phong mỹ tục”.
- Thực hiện tốt các Quy ước, Hương ước và xây dựng làng văn hoá đã
làm cho mỗi người dân và từng gia đình, từng cộng đồng dân cư ngày một
thấm sâu các chuẩn mực về văn hoá, tạo ra một lối sống vệ sinh, nhân ái và
ngày càng tiến bộ văn minh. Nhân dân mỗi làng vừa bảo vệ nhau, vừa chia xẻ
giúp nhau lúc hoạn nạn cũng như khi “tối lửa, tắt đèn”.
- Trong phong trào xây dựng làng văn hoá đã xuất hiện nhiều mô hình
gia đình làm kinh tế giỏi nhưng cũng đồng thời là những gia đình có tấm lòng
tương thân tương ái giúp cho nhiều gia đình khó khăn khác cùng vươn lên
thoát nghèo.
- Phong trào xây dựng làng văn hoá đã huy động được mọi nguồn lực
trong nhân dân để xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở và tổ chức tốt việc
nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân trong các làng văn hoá.
Nhờ có các thiết chế văn hoá mà phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể


thao được đẩy mạnh. Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao, nhân dân
được vui chơi, giải trí, sống lành mạnh, làm chủ cuộc sống của mình và cải
thiện sức khoẻ. Nhiều làng văn hoá trở thành những điểm sáng về văn hoá ở
các địa phương.
3.4.2. Hạn chế
- Chất lượng các làng văn hoá có nơi còn chưa đảm bảo, một số địa
phương còn chạy theo thành tích, dễ dãi trong bình xét, công nhận
- Một số làng còn sớm thoả mãn với thành tích, không duy trì được
phong trào, để cho chất lượng các mặt của làng sa sút.

- Một số ban chỉ đạo phong trào ở cơ sở hoạt động chưa tích cực, thiếu
năng động, nhạy bén, hiệu quả chỉ đạo, hướng dẫn còn chưa cao.
- Công tác giáo dục, tuyên truyền chưa thường xuyên, hiệu quả có nơi
còn thấp.
- Chất lượng phong trào xây dựng làng văn hoá ở nhiều địa phương còn
thấp, chưa phát huy hết vai trò tác dụng trong đời sống xã hội. Tình trạng mê
tín dị đoan, tệ nạn xã hội như đánh đề, đánh bạc, ma tuý, nạn tảo hôn vẫn còn
tồn tại; vệ sinh môi trường chưa được giải quyết triệt để; thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội chuyển biến còn chậm.
- Chất lượng các thiết chế và hoạt động văn hoá, thể dục thể thao chưa
cao, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân. Mức hưởng
thụ văn hoá của nhân dân thông qua các sinh hoạt văn hoá tập thể và cộng
đồng còn thấp, còn có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã trong huyện.
- Sự phối kết hợp giữa các ngành, đoàn thể ở một số nơi chưa thật chặt
chẽ, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội. Việc đăng
ký, bình xét các danh hiệu văn hoá ở một số địa phương còn chậm, công tác
kiểm tra, đôn đốc chưa được thường xuyên.
- Kinh phí đầu tư hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hoá nhất là xây
dựng Nhà văn hoá thôn, xóm chưa kịp thời; công tác xã hội hoá các hoạt động
văn hoá còn hạn chế.


3.5. Đề xuất một số giải pháp
- Để nâng cao chất lượng phong trào xây dựng làng văn hóa, các cấp uỷ
Đảng, chính quyền các địa phương cần nhận thức đúng việc xây dựng đời
sống văn hóa tiến bộ, lành mạnh là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch vững mạnh.
- Gắn nội dung phong trào xây dựng làng văn hóa với Nghị quyết của
các cấp ủy Đảng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa nội
dung hoạt động của phong trào thành chỉ tiêu hàng năm của từng địa phương,

từng ngành, từng đoàn thể.
- Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân thấy được ý nghĩa tốt đẹp, lợi ích thiết thực của phong trào
đối với cộng đồng và mỗi gia đình. Đối với mỗi làng, xóm, tiểu khu duy trì và
phát huy tốt hệ thống loa truyền thanh, hệ thống panô, khẩu hiệu.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở các địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, thường xuyên bình xét phân
loại, công nhận và khen thưởng danh hiệu văn hóa, tạo động lực để đẩy mạnh,
nhân rộng, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững của phong trào.


×