Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.53 KB, 46 trang )

PHẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/ TIỂU LUẬN
Mã phách

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LIÊN
Ngày sinh: 29/09/1994; Mã sinh viên: 1607QTNA022
Lớp: Đại học liên thông 16A; Khoa: Tổ chức và Quản lý Nhân lực
Tên tiểu luận: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH dịch vụ ăn
uống Ba Sao.
Học phần: CIF0001(02 Tín chỉ)- Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên phụ trách: Lương Thị Tâm Uyên.
Sinh viên kí tên

Nguyễn Thị Liên


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
----------

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO.

Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên giảng dạy: TS. Lương Thị Tâm Uyên
Mã phách:…………………………………..

Hà Nội - 2017


PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TIÊU LUẬN


Điểm, Chữ kí( Ghi rõ họ tên) của cán Điểm thống nhất của bài thi
bộ chấm thi
CB chấm thi số 1

CB chấm thi số 2

Bằng số

Bằng chữ

Chữ kí xác
nhận của
cán bộ nhận
bài thi


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Số liệu của công ty
được cung cấp bởi phòng hành chính nhân sự và được công ty chấp nhận cho
sinh viên sử dụng vào mục đích thực hiện đề tài nghiên cứu môn học. Đề tài đều
là trung thực không thực hiện sao chép từ kết quả nghiên cứu của người khác.
Sinh viên


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Dịch Vụ Ăn
Uống Ba Sao” đã được hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện,
em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ phía nhà trường, thầy
cô giáo và công ty.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà trường, Khoa Tổ Chức Và Quản

Lý Nhân Lực đã tận tình chỉ bảo, góp ý và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề
tài nghiên cứu một cách tốt nhất.
Em xin cảm ơn cô Lương Thị Tâm Uyên đã nhiệt tình hướng dẫn em
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới phía Công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao
cùng phòng Hành chính- nhân sự và các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và
hỗ trợ em. Đồng cảm ơn các anh chị trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tài
liệu khảo sát của đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện bài ngiên cứu, em đã cố gắng nỗ lực, tuy nhiên
không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, và phía
công ty để bài ngiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 08 năm 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
7. Mục đích nghiên cứu.................................................................................3

8. Cấu trúc đề tài............................................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO.........................4
1.1. Một số khái niệm...................................................................................4
1.1.1. Khái niệm nguồn nhânlực...................................................................4
1.1.2. Khái niệm tuyển mộ nhân lực.............................................................4
1.1.3. Khái niệm tuyển chọn nhân lực...........................................................4
1.2. Quy trình tuyển dụng nhân lực...............................................................5
1.2.1 Quy trình tuyển mộ...............................................................................5
1.2.1.1. Xây dựng chiến lược tuyểngmộ.......................................................5
1.2.1.2. Lập kế hoạch tuyển mộ....................................................................5
1.2.1.3. Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ......................................5
1.2.1.4. Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ.................................5
1.2.1.5. Tìm kiếm người xin việc..................................................................5
1.2.1.6. Đánh giá quá trình tuyểngmộ và đưa ra các phương án thay thế.....6
1.2.2. Quy trình tuyển chọn...........................................................................6


1.2.2.1. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ..............................................6
1.2.2.2. Sàng lọc qua đơn xin việc................................................................6
1.2.2.3. Trắc nghiệm tuyển chọn...................................................................6
1.2.2.4. Phỏng vấn tuyển chọn......................................................................7
1.2.2.5. Khám sức khỏe.................................................................................7
1.2.2.6. Phỏng vấn bởi lãnh đạo....................................................................7
1.2.2.7. Kiểm tra thông tin.............................................................................7
1.2.2.8. Tham quan công việc.......................................................................8
1.2.2.9. Ra quyết định tuyển chọn.................................................................8
1.3. Vai trò của quản trị nhân lực...................................................................8
1.3.1. Đối với tổ chức....................................................................................8
1.3.2. Đối với người lao động.......................................................................8

1.3.3. Đối với xã hội......................................................................................8
Tiểu kết..........................................................................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO..........10
2.1

Khái quát về công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao......................10

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty................................10
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.......................11
2.2. Quy trình tuyển dụng tại công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao.......15
2.2.1. Quy trình tuyển mộ............................................................................15
2.2.1.1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ......................................................15
2.2.1.2: Lập kế hoạch và xác định nhu cầu tuyển dụng..............................15
2.2.2. Công tác tuyển chọn..........................................................................17
2.2.2.1 Sàng lọc hồ sơ.................................................................................17
2.2.2.2. Trắc nghiệm tuyển chọn.................................................................18
2.2.2.3. Phỏng vấn.......................................................................................18
2.2.2.4. Lựa chọn ứng viên và xác minh thông tin ứng viên.......................20
2.2.2.5. Thử việc..........................................................................................20
2.2.2.6. Ra quyết định tuyển dụng...............................................................22


2.3. Chi phí tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao.. . .22
2.4 Đánh giá công tác tuyển dụng nhâ lục tại công ty TNHH dịch vụ ăn
uống Ba Sao.................................................................................................23
2.4.1. Những thành tích đạt được................................................................23
2.4.2. Hạn chế..............................................................................................23
Tiểu kết........................................................................................................24
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO.....25
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới....................25
3.1.1. Kế hoạch phát triển của công ty TRISTAR năm 2017 - 2018...........25
3.1.2 Kế hoạch phát triển của công ty TRISTAR đến năm 2020..............25
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nguồn nhân lực
tại công ty....................................................................................................25
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện kế hoạch hóa nguồn nhân lực...........................25
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện các bước trong quy trình tuyển dụng nguồn nhân
lực................................................................................................................26
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện phân tích, đánh giá công việc để bố trí và sử
dụng nguồn nhân lực hiệu quả hơn.............................................................27
3.2.4. Giải pháp khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần để thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao...............................................................................28
3.2.5. Các giải pháp khác............................................................................29
Tiểu kết........................................................................................................29
KẾT LUẬN........................................................................................................30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................31
PHỤ LỤC


DAH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Kết quả tuyển dụng từ hồ sơ cũ trong giai đoạn 2014 – 2016 tại công
ty TRISTAR
Bảng 2.2: Đánh giá của ứng viên về bài kiểm tra đầu vào ứng viên.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BĐH
BGĐ
BP

CBNV
CBQL
DT
HCNS
HĐLĐ
HĐQT
KH
LNTT
NL
NLĐ
NNL
VP
TD


Ban điều hành
Ban giám đốc
Bộ phận
Cán bộ nhân viên
Cán bộ quản lý
Doanh thu
Hành chính - nhân sự
Hợp đồng lao động
Hội đồng quản trị
Kế hoạch
Lợi nhuận trước thuế
Nhân lực
Người lao động
Nguồn nhân lực
Văn phòng

Tuyển dụng
Lao động


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay phát triển dịch vụ là một xu hướng tất yếu trên toàn thế giới. Để
cạnh tranh thắng lợi trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế, tất cả các quốc gia
cũng như các doanh nghiệp đều phải đặt ưu tiên hàng đầu vào việc cung cấp
chất lượng dịch vụ cao nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách
hàng và thực sự coi chất lượng dịch vụ như là một lợi thế cạnh tranh. Trong
những năm qua ngành dịch vụ ăn uống nước ta phát triển khá mạnh mẽ về cơ sở
vật chất và không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứng được mọi mong muốn
của khách hàng trong và ngoài nước.
Tiến trình hội nhập tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ tiếp cận các
thành tựu khoa học công nghệ, khoa học quản lý tiên tiến của thế giới để học hỏi
và áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta. Tuy nhiên, các
doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn và thách thức khi tính cạnh tranh ngày
càng khốc liệt và gay gắt như vậy. Để có thể vượt qua thách thức đó, các doanh
nghiệp phải phát huy được tối đa các nguồn lực của mình, trong đó nguồn lực
con người được coi là yếu tố tiên phong, quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh, chất lượng dịch vụ của một tổ chức. Một đội ngũ công nhân viên có năng
lực, luôn sáng tạo và cống hiến hết sức mình cho công việc sẽ tạo sức mạnh
thành công cho doanh nghiệp. Do đó, để khai thác tối đa nguồn nhân lực thì các
doanh nghiệp phải thực sự quan tâm và chú trọng đến công tác quản trị nhân sự,
đặc biệt là phải thực hiện tốt công tác tuyển mộ tuyển chọn người lao động.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong
công tác tuyển dụng nhân lực. Mặc dù mỗi doanh nghiệp đã chú trọng đến vấn
đề tự xây dựng cho mình một quy trình tuyển dụng và các hoạt động có liên
quan, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần khắc phục. Với Công ty TNHH

Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao, là một công ty dịch ụ ăn uống thành lập và trải qua thời

gian cùng với sự thay đổi của nên kinh tế cũng trưởng thành và gặt hái nhiều
thành công. Công ty tập trung đầu tư khá nhiều vào hoạt động quản trị nhân lực,
đáp ứng được yêu cầu sản xuất và thúc đẩy công ty phát triển. Tại Công Ty
1


TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao , em đã được tìm hiểu và quan sát công tác

tuyểngdụng của công ty. Em đã tiến hành thu thập và phân tích tài liệu để có thể
làm rõ những ưu nhược điểm của công tác tuyển dụng tại công ty.
Do vậy, em đã quyết định sâu và nghiên cứu đề tài: “Công tác tuyển
dụng nhân lực tại Công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao”.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Công ty
Trách nhiệm hữu hạn Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu thực trạng công tác tuyển
dụng tại công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao từ đó tìm ra được những
thành công cũng như những vấn đề vẫn đang gặp phải để đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác này đáp ứng được đúng và đủ nhu cầu của
công ty.
4. Lịch sử nghiên cứu.
Phan Thanh Tâm, Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty
TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao, Đại học kinh tế quốc dân (2010).
Nguyễn Hồng Nhung, Quy trình tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH
Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao, Đại học Lao động – Xã hội (2012).
5. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao.

- Thời gian : Số liệu thu thập từ năm 2014 - 2016.
- Nội dung: công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty TNHH Dịch vụ ăn
uống Ba Sao.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích số liệu, tra cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp tổng hợp.
2


7. Mục đích nghiên cứu
- Xem xét các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác tuyểngdụng và phân tích các
đặc điểm của công tác tuyển dụng.
- Phân tích quy trình tuyểngdụng và vai trò của bộ phận nhân sự trong
công ty.
- Đưa ra các giải pháp khắc phục các hạn chế của quy trình tuyểngdụng
nhằm cải thiện công tác tuyển dụng tại công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao.
- Bài nghiên cứu được sử dụng làm tư liệu tham khảo.
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo,
mục lục và phụ lục thì đề tài bao gồm 3 phần chính:
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO.
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO.
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA
SAO.


3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO.

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm nguồn nhânlực
Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội
(kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành
viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị
đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.
“Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng
sức khỏe của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế
độ y tế. Thể lực của con người còn phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác,
giới tính...”[1, tr8]
“Trí lực chỉ sức suy nghĩ, hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng
khiếu, cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách… của từng con người. Trong
sản xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của
con người là không bao giờ thiếu và có thể nói như là đã được khai thác gần tới
mức cạn kiệt. Sự khai thác tiềm năng về trí lực của con người vẫn còn ở mức
mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt.”[1, tr8]
Tuyển dụng nhân lực bao gồm 2 hoạt động là: tuyển mộ và tuyển chọn.
1.1.2. Khái niệm tuyển mộ nhân lực
“ Tuyển mộ là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ từ lực
lượng lao động xã hội đến lực lượng bên trong tổ chức. Mọi tổ chức phải có đầy
đủ khả năng để thu hút đủ số lượng và chất lượng để nhằm đạt được mục tiêu
của mình“ [1, tr93].

1.1.3. Khái niệm tuyển chọn nhân lực
“Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác
nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp với
các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút trong quá trình tuyển mộ. Cơ
4


sở của tuyển chọn là các yêu cầu công việc đã được đề ra theo bản mô tả công
việc và bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc.”[1, tr105].
1.2. Quy trình tuyển dụng nhân lực
1.2.1 Quy trình tuyển mộ
1.2.1.1. Xây dựng chiến lược tuyểngmộ
Tuyển mộ là chức năng cơ bản của quản trị nhân lực. Phòng nguồn nhân
sự có trách nhiệm quảng cáo, thông báo tuyển dụng, sàng lọc…tham mưu cho
lãnh đạo cấp cao về các kế hoạch tuyển mộ.
1.2.1.2. Lập kế hoạch tuyển mộ
Trong quá trình lên kế hoạch cần xác định xem cần tuyển mộ bao nhiêu
cho một vị trí cần tuyển. Do có một số người nộp đơn không đủ điều kiện hoặc
một số người khác không chấp nhận các điều kiện về công việc nên tổ chức cần
tuyển mộ số người nộp đơn nhiều hơn số người họ cần thuê mướn.
1.2.1.3. Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ
Khi tuyểngmộ tổ chức cần cân nhắc xem ở vị trí nào nên tuyển người
trong tổ chức, vị trí nào cần tuyển người từ nguồn bên ngoài để áp dụng những
phương pháp thích hợp.
Nguồn nhân lực bên trong trong tổ chức bao gồm những người đang làm
việc cho tổ chức đó.
Nguồn tuyển mộ từ bên ngoài tổ chức bao gồm sinh viên mới tốt nghiệp,
những người trong thời gian thất nghiệp và những người làm việc cho các tổ
chức khác.
1.2.1.4. Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ

Tùy vào đối tượng mà ta xác định địa điểm tuyểngmộ, đối với những lao
động có trình độ cao thì chúng ta tập trung vào những địa chỉ như các đô thị lớn,
các trường đại học cao đẳng, trung học dạy nghề hoặc các trung tâm công
nghiệp, khu chế xuất …Còn đối vối lao động phổ thông thì ta có thể tuyển tại
các địa phương, thị trường lao động nông nghiệp.
1.2.1.5. Tìm kiếm người xin việc

5


Quá trình này phụ thuộc vào các phương pháp thu hút người xin việc.
Hình thức gây sự chú ý đầu tiên đối với người lao động là hình ảnh của tổ chức.
Để có có một ấn tượng mạnh ta nên truyền tải các hình ảnh đẹp có lợi cho tổ
chức và vẽ ra những viễn cảnh tương lai. Tuy nhiên cần tránh sự tô hồng quá
mức, việc này sẽ gây ra những cú sốc cho những người được nhận vào làm việc.
1.2.1.6. Đánh giá quá trình tuyểngmộ và đưa ra các phương án thay thế
- Đánh giá hiệu quả của quảng cáo tuyển mộ.
- Đảm bảo sự công bằng của tất cả các cơ hội xin việc.
- Các thông tin thu thập đã được, đã đảm bảo đủ mức độ tin cậy cho việc
xét tuyển chưa.
- Tiêu chuẩn loại bỏ người xin việc đã hợp lý chưa, đã bao quát hết các
trường hợp phải loại bỏ chưa.
- Chi phí tài chính cho quá trình tuyểngmộ.
1.2.2. Quy trình tuyển chọn
1.2.2.1. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ.
Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa người xin việc và người sử
dụng lao động. Quá trình phỏng vấn ở bước này nếu phát hiện được các cá nhân
không có khả năng cần được loại bỏ ngay, tuy nhiên để ra được kết quả này thì
các tiêu chuẩn cần được xây dựng một cách kĩ lưỡng tránh những tiêu chuẩn có
tính độc đoán.

1.2.2.2. Sàng lọc qua đơn xin việc
Trong các tổ chức, các ứng viên muốn có việc làm đều phải nộp đơn xin
việc. Đơn xin việc là nội dung quan trọng của quá trình tuyển chọn.
1.2.2.3. Trắc nghiệm tuyển chọn
Đây là bước giúp cho nhà tuyển chọn nắm được các tố chất tâm lý, những
khả năng, kỹ năng và các khả năng đặc biệt khác của các ứng viên khi mà các
thông tin nhân sự khác không cho ta biết một các chính xác và đầy đủ. Các trắc
nghiệm giúp cho việc tìm hiểu được các đặc trưng đặc biệt trong thực hiện công
việc của từng cá nhân, các công việc có tính đặc thù.

6


Trong trắc nghiệm nhân sự có nhiều loại trắc nghiệm, thông thường người
ta hay chia ra thành các loại sau đây:
- Trắc nghiệm thành tích.
- Trắc nghiệm về năng khiếu và khả năng.
- Trắc nghiệm về tính cách và sở thích.
- Trắc nghiệm về tính trung thực.
- Trắc nghiệm y học.
1.2.2.4. Phỏng vấn tuyển chọn
Phỏng vấn tuyển chọn là quá trình giao tiếp bằng lời, hiện nay người ta
thường áp dụng nhiều loại phỏng vấn để thu thập thông tin: phỏng vấn theo mẫu,
phỏng vấn theo tình huống, phỏng vấn theo mục tiêu, phỏng vấn không có
hướng dẫn, phỏng vấn căng thẳng, phỏng vấn theo nhóm, phỏng vấn hội đồng.
Để đảm bảo hiệu quả cho cuộc phỏng vấn thì ta phải chú ý khâu tổ chức
cho chu đáo, tiến hành các bước đúng trình tự, phải chuẩn bị kỹ càng về nghiệp
vụ phỏng vấn, tài chính cũng như các thiết bị phục vụ cho cuộc phỏng vấn.
1.2.2.5. Khám sức khỏe
Bước này do các chuyên gia về y tế đảm nhận nhằm đảm bảo các ứng

viên có đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong tổ chức . Bước này cần phải được
xem xét đánh giá một cách khách quan, kĩ lưỡng tránh các hiện tượng hình thức
qua loa.
1.2.2.6. Phỏng vấn bởi lãnh đạo
Bước này giúp tạo ra sự thống nhất từ hội đồng tuyển chọn cho đến người
phụ trách trực tiếp. Sự đánh giá của người phụ trách có vai trò quan trọng, nó
đảm bảo khắc phục được sự không đồng nhất giữa bộ phận tuyểngchọn và nơi
sử dụng lao động.
1.2.2.7. Kiểm tra thông tin
Để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển chọn ta
phải thực hiện bước thẩm tra để xem độ chính xác của thông tin. Có rất nhiều cách
để thẩm tra thông tin như trao đổi với những tổ chức cũ mà người lao động đã làm
việc, hoặc là nơi cấp các văn bằng chứng chỉ.
7


1.2.2.8. Tham quan công việc
Người xin việc luôn có kỳ vọng về sự thỏa mãn công việc do đó để tạo
điều kiện cho những người xin việc đưa ra những quyết định cuối cùng về việc
cộng tác với tổ chức thì tổ chức có thể cho những ứng viên tham quan hoặc nghe
giải thích đầy đủ về các công việc mà sau khi tuyển dụng họ sẽ phải làm. Việc
này giúp cho người lao động hiểu một cách cặn kẽ về công việc họ dễ đảm nhận
như: mức độ phức tạp của công việc, tình hình thu nhập, điều kiện làm việc, sự
thỏa mãn đối với công việc… Qua đó sẽ giúp người lao động tránh được những
ngỡ ngàng và tránh những thất vọng do không có đủ thông tin cần thiết.
1.2.2.9. Ra quyết định tuyển chọn
Bước cuối cùng của quá trình là hội đồng sẽ ra quyết định tuyểngdụng đối
với người xin việc. Cơ sở của quyết định này là dựa vào kết quả của các bước
tuyển chọn trước. Khi đã có quyết định tuyển dụng thì người sử dụng lao động
và người lao động cần tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao

động tập thể theo quy định của pháp luật.
1.3. Vai trò của quản trị nhân lực
1.3.1. Đối với tổ chức
Hoạt động tuyển dụng tốt thì tổ chức sẽ có một đội ngũ nhân viên có trình
độ, kinh nghiệm để giúp tổ chức tồn tại và phát triển tốt, có tính cạnh tranh cao.
Ngược lại có thể dẫn đến suy yếu nguồn nhân lực hoạt động kinh doanh kém
hiệu quả, lãng phí nguồn lực.
1.3.2. Đối với người lao động
Là cơ hội để người lao động có dịp tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề, đặc
thù công việc, từ đó định hướng nghề nghiệp phù hợp hơn. Thông qua hoạt động
tuyển dụng có thể tìm được những công việc phù hợp, môi trường làm việc
thuận lợi, thoái mái, thu nhập cao, phù hợp với năng lực bản thân.
1.3.3. Đối với xã hội
Hoạt động tuyển dụng sẽ giúp cho xã hội sử dụng hợp lý tối đa nguồn lực.
Tuyển dụng giúp giải quyết vấn đề việc làm xã hội, góp phần thực hiện các mục
tiêu kinh tế, xã hội, tạo sự ổn định cung cầu nhân lực, điều tiết nguồn lao động,
8


giảm tình trạng thất nghiệp nâng cao đời sống nhân dân, hạn chế các tệ nạn xã
hội, tạo nên sự cân bằng cơ cấu kinh tế.
Tiểu kết
Trong chương này em trình bày cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân
lực bao gồm: các khái niệm về công tác tuyển dụng, quy trình tuyển dụng và vai
trò của tuyển dụng nhân lực. Đây là cơ sở để em có cái nhìn về thực trạng công
tác tuyển dụng nhân lực cũng như những đặc điểm về công tác tuyển dụng của
công ty TNHH Dịch vụ ăn uống Ba Sao.

9



CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ ĂN UỐNG BA SAO.
2.1

Khái quát về công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
* Thông tin công ty:
Tên công ty

: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ ĂN
UỐNG BA SAO

Tên giao dịch
Tên viết tắt
Địa chỉ trụ sở
Địa chỉ

: TRISTAR CATERING COMPANY LIMITED
: TRISTAR CATERING CO
: 38 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
: 38 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

VPGD
Điện thoại
Fax
Email
Website

Vốn điều lệ
Số ĐKGPKD
Mã số thuế
Ngân hàng

: +844 3944 8428
: +844 3944 7028
:
: www.tristarvn.com.vn
: 2.000.000.000VND ( Hai tỷ đồng chẵn )
: 0103023007 – Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
:0101606703– Nơi cấp: Sở thuế Hà Nội
: Techcombank –18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà

Nội
Tài khoản
: 11121162851012 – VND; 11121162851032 – USD
* Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:
Công ty TRISTAR với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp suất
ăn công nghiệp và dịch vụ nhà hàng. Thành lập từ tháng 1 năm 2005, sau gần 12
năm hoạt động, TRISTAR đang là một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh
vực cung cấp suất ăn công nghiệp và dịch vụ nhà hàng. Nó không ngừng phát
triển trở thành công ty đứng số 1 Miền Bắc về dịch vụ cung cấp suất ăn công
nghiệp với 100.000 suất/ngày. TRISTAR tự hào cung cấp hơn 100.000 suất ăn
mỗi ngày cho các công ty, tập đoàn lớn của thế giới đến từ Nhật Bản, Châu Âu,
Hàn Quốc, Đài Loan như Honda, Yamaha, Panasonic, Hoya, Samsung,
Microsoft hay Inax.
10



Hệ thống chuỗi nhà hàng của công ty bao gồm tổ chức tiệc cưới, hội nghị
với không gian đầy ấn tượng, thực đơn tiệc phong phú và ý tưởng tổ chức sáng
tạo như Thành Công Palace hay Trống Đồng Palace. Ngoài ra công ty còn ứng
dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp để sản xuất ra sản phẩm đảm bảo an
toàn vệ sinh và chất lượng cao.
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý công ty.

Hệ thống tổ chức bộ máy công ty TNHH Dịch Vụ Ăn Uống Ba Sao theo
mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng. Theo cơ cấu này thì thông tin sẽ được
truyền theo đường thẳng từ trên xuống dưới và ngược lại. Giám đốc sẽ là người
ra các quyết định cho cấp dưới thực hiện và cấp dưới sẽ sắp xếp, phân công công
việc cho các chi nhánh của mình. Các bộ phận chức năng ở mỗi cấp lại chính là
cơ quan tham mưu cho thủ trưởng của cấp mình, cung cấp thông tin đã được xử
lý tổng hợp và các kiến nghị, giải pháp để thủ trưởng ra quyết định.
Mô hình này phù hợp với quy mô của công ty cũng như thu hút các
chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn, do đó giảm bớt gánh
nặng cho nhà quản lý. Tuy nhiên cơ cấu này sẽ làm cho số cơ quan chức năng
trong tổ chức tăng lên do đó làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều đầu mối
và đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ
11


phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ của các cơ quan chức
năng.
* Giám đốc
- Thực hiện quản lý, điều hành tập trung mọi công việc hàng ngày của
công ty.
- Phân công công việc cho các Trưởng phòng, Chỉ huy trưởng dự án và
các chức danh khác thuộc phân cấp quản lý giải quyết, thực hiện các công việc

theo từng lĩnh vực, nghiệp vụ chuyên môn.
- Đại diện cho công ty trước pháp luật, ủy quyền cho nhân viên dưới
quyền khi vắng mặt để thực hiện một số công việc cần thiết.
*. Phòng dịch vụ khách hàng
- Chức năng:
+ Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu
+ Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường.
+ Tham mưu cho Giám đốc công ty về các chiến lược Marketing, sản
phẩm, khách hàng.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức quản lý và chăm sóc khách hàng.
+ Tổ chức hệ thống thu thập thông tin về sản phẩm, giá, đối thủ cạnh
tranh và xây dựng chiến lược mở rộng thị trường, Marketing, phát triển sản
phẩm theo yêu cầu của Giám đốc.
+ Hỗ trợ bộ phận khác thực hiện theo các chương trình marketing.
+ Cung cấp, tư vấn các giải pháp cho khách hàng trong việc sử dụng hiệu
quả từng loại hình dịch vụ của công ty.
* Phòng quản lý và điều hành bếp
- Chức năng:
+ Thực hiện theo yêu cầu trong các hóa đơn, hợp đồng của khách hàng.
+ Thực hiện các hoạt động quản lý liên quan đến tài sản, hàng hóa của bếp
theo tiêu chuẩn quy định.
+ Đào tạo và giám sát nhân viên bếp.
12


- Nhiệm vụ:
+ Giám sát, kiểm tra và quản lý tiến độ thực hiện công việc trong nhà bếp
cũng như chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng theo yêu cầu, tiêu chuẩn đã có.
+ Giám sát và cải tiến chất lượng món ăn cho phù hợp, thiết lập thực đơn.

+ Thiết lập quy tắc làm việc và xử lý các vấn đề liên quan đến thiết bị,
nhân viên…
- Phòng mua hàng
- Chức năng:
+ Tìm kiếm nhà cung cấp mới, luôn đảm bảo số lượng nhà cung cấp đã
đánh giá và sẵn có trong danh mục nhà cung ứng.
+ Đánh giá nhà cung cấp theo tiêu chuẩn của công ty.
+ Đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho chế biến, nấu ăn.
- Nhiệm vụ:
+ Thực hiện mua hàng theo nhu cầu, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập
vào.
+ Định kỳ hàng tháng đánh giá các nhà cung cấp, báo cáo Giám đốc kết
quả đánh giá và đề xuất biện pháp thích hợp nhằm cải tiến hoạt động mua hàng.
+ Kiểm kê hàng hóa trong kho, hàng tiêu thụ và hàng tồn kho.
+ Quản lý nguồn hàng cung ứng, các nhà cung cấp hàng.
* Phòng kế toán
- Chức năng:
+ Tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực: tài chính, kế toán tài vụ, kiểm
toán nội bộm quản lý tài sản, thanh quyết toán hợp đồng kinh tế, các chi phí hoạt
động của công ty.
+ Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và quản lý nguồn vốn của công ty
giao cho.
+ Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn Công ty
- Nhiệm vụ:
+ Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng và kê khai
thuế đầu vào đầu ra và nộp cho Giám đốc theo quy định.
13


+ Theo dõi công nợ, lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ (hoăc

khi có yêu cầu), nộp về phòng kế toán
+ Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn, kiểm soát nhập xuất tồn
kho của các bếp.
+ Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất).
* Phòng hành chính – nhân sự
- Chức năng:
+ Quản lý nhân sự toàn công ty.
+ Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự đảm bảo chất lượng,
yêu cầu, chiến lượng của công ty.
+ Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự và
tái đào tạo.
+ Nghiên cứu, xây dựng các quy chế lương, thưởng, các quy định áp dụng
trong công ty.
+ Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định, chỉ thị của
Giám đốc.
- Nhiệm vụ:
+ Bộ phận tuyển dụng:
Lên kế hoạch tuyển dụng từ các phòng ban, bộ phận sau khi nhận yêu cầu
tuyển dụng.
Thực hiện các bước trong quy trình tuyển dụng và phối hợp với các bộ
phận khác để lựa chọn ứng viên cuối cùng.
+ Quản lý các nguồn hồ sơ ứng viên và thông tin tuyển dụng trên các
website.
+ Hỗ trợ nhân viên dưới quyền giải quyết những khó khăn trong công
việc.
+ Kiểm tra báo cáo tuyển dụng và các loại báo cáo khác phục vụ công tác
nhân sự.
+ Nắm rõ tình hình nhân sự tại công ty.
- Bộ phận đào tạo:
14



+ Lên kế hoạch đào tạo và triển khai công tác đào tạo, trực tiếp giảng dạy.
+ Xây dựng các tài liệu đào tạo nội bộ.
+ Hỗ trợ nhân viên trong công việc và kiểm tra báo cáo đào tạo và các
loại báo cáo khác phục vụ công tác nhân sự.
+ Lên lịch và tổ chức đào tạo định hướng cho nhân viên mới.
+ Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo định kỳ hàng tháng,
năm.
+ Nắm rõ tình hình nhân sự tại công ty.
2.2. Quy trình tuyển dụng tại công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao.
2.2.1. Quy trình tuyển mộ
2.2.1.1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ.
Việc đề nghị bổ sung nhân lực phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và căn
cứ vào yêu cầu của các trưởng bộ phận về nhân sự sao cho phù hợp với kế hoạch
được giao trong thời gian tới . Mà các trưởng bộ phận có trách nhiệm gửi yêu
cầu bổ sung lên phòng nhân sự và nêu rõ nguyên nhân cần bổ sung. Trường hợp
sử dụng phiếu đề nghị tuyển dụng là trường hợp khi có nhu cầu tuyển dụng đột
xuất, không theo kế hoạch.
Khi có nhu cầu tuyển dụng đột xuất là những nhu cầu phát sinh ngoài dự
kiến như người lao động bị ốm đau,tai nạn, chết hoặc bỏ việc không có lý do.. thì
viết phiếu đề nghị tuyểngdụng.
2.2.1.2: Lập kế hoạch và xác định nhu cầu tuyển dụng.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển của công ty, mục tiêu chiến lược kinh
doanh, các chi nhánh thuộc các tỉnh sẽ lập kế hoạch nhân sự cho thời kỳ tiếp
theo và gửi về phòng Hành chính – nhân sự chậm nhất là sau 10 ngày sau khi có
quyết định cuối cùng của cuộc họp tổng kết nhân sự cuối quý, cuối năm.
Khi các phòng ban, các chi nhánh đơn vị có nhu cầu về nhân sự ngoài kế
hoạch, cấn bộ quản lý sẽ trực tiếp gửi đề nghị tuyển dụng lên Giám đốc kèm
theo giải trình hợp lý. Sau khi Giám đốc phê duyệt thì quyết định đã được phê

suyệt sẽ gửi lại cho phòng Hành chính – nhân sự qua email và văn bản trực tiếp.
Tiếp đó, địa bàn công ty, nhưng hiệu quả mang lại chưa cao khi tuyểnglao động
15


×