MỞ ĐẦU
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước Việt Nam là vấn đề lý luận
và thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu chí phối các hoạt động tưởng và lý luận
của chúng ta hiện nay. Nó liên quan đến nhận thức, ý cách mạng mà còn liên
quan đến đường lối chính sách, giải pháp thực hiện. Còn là vấn đề trân trọng
trong quá khứ, kế thừa công lao của các thế hệ đi trớc sự hy sinh hàng chục
triệu con ngời của cả dân tộc đã chiến đấu ròng rã trong hơn 70 năm.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đề cập ở đây là chủ nghĩa xã
hội khoa học dựa trên cơ sở học thuyết Mác- Lênin và t tưởng Hồ Chí Minh
là yếu tố chính trị này có vai trò quyết định trong việc thu hút và chuyển hoá
nhân tố thời đại thành nguồn lực bên trong để đi lên Việt Nam xã hội ngay
cả trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay có khả năng pháp triển kinh tế
của nước ta cũng đang đứng trước những điều kiện mới, cơ hội mới, ngay
nay, cũng với ý chí độc lập, tự lực, tự cường qua bao kinh nghiệm lịch sử
được phát huy cao độ và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1
NỘI DUNG
I. NỘI DUNG VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Chủ nghĩa xã hội là những nhu cầu và hoạt động thực tiễn của đa số
nhân dân trong sản xuất ngày càng xã hội hoá(hoạt động do đông ngời tham
gia và đông ngời cùng hởng thành quả) và thực hiện dân chủ với đúng nghĩa
là: quyền lực của dân(những nhu cầu và hoạt động có tính xã hội chủ nghĩa
này của nhân dân có từ trớc Công nguyên hàng trăm năm, trong chế độ cộng
sản nguyên thuỷ- cha có giai cấp và nhà nước, đặc biệt là ở Hy Lạp và La
mã cổ đại).
Chủ nghĩa xã hội còn là những phong trào thực tiễn của nhân dân đấu
tranh chống chế độ tư hữu- áp bức bóc lột, bất công và mọi tội ác để giành
lại dân chủ. Thực tiễn này có từ chế độ nô lệ, đó là các cuộc khởi nghĩa của
nhân dân lao động chống giai cấp và nhà nước chủ nô. Giai cấp này đã
chiếm quyền dân chủ của nhân dân, áp bức bóc lột rất tàn bạo đối với nhân
dân lao động, coi những ngời nô lệ(đa số trong xã hội) là “công cụ biết nói
của chủ nô” và “không có tính ngời”. Tuy các cuộc đấu tranh này đều thất
bại, những mục đích, tính chất của nó đã mang tính chất xã hội chủ nghĩa sơ
khai.
Chủ nghĩa xã hội còn là những mơ ước, lý tưởng của nhân dân lao động
về một chế độ xã hội trong đó nhân dân làm chủ và có quyền lực để cùng
nhau xây dựng cuộc sống ngày càng bình đẳng, văn minh, hạnh phục cho
mọi người.
Chủ nghĩa xã hội còn là những tư tưởng, lý luận, học thuyết về giải
phóng con người, giải phóng xã hội khỏi chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, bất
công, nghèo khổ, lạc hậu. Trớc Mác, “tư tưởng xã hội chủ nghĩa không
2
tưởng” có cả những giá trị và hạn chế nhất định; từ Mác đến nay có “chủ
nghĩa xã hội khoa học” là lý luận xã hội chủ nghĩa có những cơ sở khoa học
và cơ sở thực tiễn để nhận thức, cải tạo và giải phóng xã hội.
Chủ nghĩa xã hội còn là một chế độ xã hội mà nhân dân xây dựng trên
thực tế về mọi mặt, dới sự lãnh đạo của đảng tiên phong của giai cấp công
nhân (thực tế này chỉ có từ sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga
năm 1917).
Vậy chủ nghĩa xã hội không phải là do chủ nghĩa Mác- Lênin tạo ra mà
là sản xuất lâu đới của toàn nhân loại, qua những nấc thang phát triển từ thấp
đến cao. Chủ nghĩa Mác- Lênin, trong đó có chủ nghĩa xã hội khoa học là sự
kế thừa, phát triển và tìm ra những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn để hớng
dẫn nhân dân tự giải phóng. Ngày nay, quan niệm về “xây dựng chủ nghĩa
xã hội” là xây dựng cả 5 nội dung cơ bản đó trên thực tế mỗi nước, trong đó
có Việt Nam. Từ khi có đường lối đổi mới, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI.
1./ Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam
Nước Việt Nam là một nước phong kiến, nông nghiệp lạc hậu kéo dài
nhiều thế kỷ. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực
dân Pháp. Vấn đề đạt ra cho dân tộc Việt Nam là bằng con đường nào để giải
phóng dân tộc và đất nước tiếp tục phát triển. Phát huy truyền thống yêu
nước của dân tộc Việt Nam nhân dân Việt Nam ở khắp nơi từ Nam ra Bắc, từ
Bắc vào Nam đã liên tiếp nổi dậy chống thực dân Pháp gây cho chúng nhiều
thiệt hại nặng nề với tinh thần được Nguyễn Trung Trực khái quát “khi nào
người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì khi đó mới hết người Nam chống người
Tây”. Nhưng cuối cùng đều bị thất bại1.
3
Tiếp đến, nhiều nhà yêu nước đã ra nước ngoài để tìm con đường giải
phóng dân tộc nhưng lần lượt bị thất bại. Tiêu biểu như phong trào Tây du
của cụ Phan Chu Trinh, phong trào Đông du của cụ Phan Bội Châu. Nhưng
đúng như cụ Phan Bội Châu đã thừa nhận: “trong đời tôi chứng kiến trăm
lần thất bại chưa có một lần thành công”. Cụ Nguyễn Thái Học cũng nói:
“Không thành công thì cũng thành nhân”
Đúng, dân tộc Việt Nam đã ghi nhận trong lịch sử của mình rằng các
cụ là những nhà yêu nước vĩ đại đầu thế kỷ XX, tên tuổi các cụ được đặt cho
các đường phố lớn, các trường học lớn, các công trình lớn của đất nước.
Nhưng cũng đúng là sự nghiệp của các cụ đã không thành.
Đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam chìm đắm trong sự thống trị hà
khắc của chủ nghĩa thực dân Pháp cấu kết với thế lực phản động trong giai
cấp địa chủ, phong kiến người Việt Nam, nhân dân sống trong cuộc sống nô
lệ tối tăm. Đất nước tưởng như không có đường ra.
Cũng vào thời điểm ấy, sau nhiều năm trăn trở theo dõi các phong trào
yêu nước của các thế hệ trước. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành - Anh Ba, sau
này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với lòng
yêu nước, thương dân và những suy nghĩ về sự thất bại của các phong trào
yêu nước suốt nửa thế kỷ qua.
Sau 10 năm (1911-1920) bôn ba qua 4 châu lục, gần 30 quốc gia dân
tộc bao gồm cả những nước thuộc trung tâm của chủ nghĩa tư bản như Anh,
Pháp, Mỹ... đến hệ thống các nước thuộc địa của nó ở châu á châu Phi cùng
với việc nghiên cứu lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân, trong
Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước nhận thức, hình thành tư
duy và đã tiếp cận với chân lý thời đại: “Giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng xã hội, giải phóng con người”.
4
Đó là cơ sở cho sự biến đổi về chất trong tư duy của Người vào năm 1920
khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất đề cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa”
của V.I.Lênin. Người đã mừng phát khóc khi tìm ra con đường giải phóng
dân tộc mình.
2./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Hồ Chí Minh không chỉ là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào Việt Nam, bến nó thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
hạnh động của nhân dân ta mà còn làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin có thêm
sức sống, trở nên dễ hiểu, phù hợp với tư duy đơn giản và thiết thực của con
người trong một xã hội chủ yếu là nông dân. Một mặt, Người không xuất
phát từ ước mơ, tức không ảo tưởng hoặc chủ quan duy ý chí khi đề ra mục
tiêu tiến hành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khi ở nước ta chưa đủ
điều kiện. Mặt khác, và có thể đây mới là mặt quan trọng nhất thể hiện rõ tư
tưởng Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người thấy không thể ngồi chờ các điều kiện
xây dựng chủ nghĩa xã hội có đủ mới nghĩ đến việc tiến hành xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, mà phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đặc
điểm văn hoá dân tộc; nghĩa là kháng chiến phải gắn với kiến quốc, và kiến
quốc theo Hồ Chí Minh là thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một
định hướng sáng suốt, thể hiện ý thức cách mạng không ngừng của hoạt
động, mặc dù trước đây chỉ nói đến hai ngọn cờ là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt ngồn từ lý tưởng về một xã hội công bằng, bình
đẳng, nhân dân được sống trong tự do, hạnh phúc. Người cho rằng các vấn
đề dân tộc cơ bản chỉ có thể được giải quyết triệt đề trong chủ nghĩa xã hội,
ngược lại, chủ nghĩa xã hội chỉ có thể trở thành hiện thực trên cơ sở những
5
quyền cơ bản của dân tộc được giải quyết một cách triệt để. Đó là hai mặt
của một sự nghiệp cách mạng chân chính nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đó cũng chính là
thực chất chủ nghĩa xã hội theo cách hiểu của Hồ Chí Minh. Cho nên, khi
định nghĩa chủ nghĩa xã hội là gì, Người đã giải thích một cách dễ hiểu rằng:
“chủ nghĩa xã hội là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”,
“chủ nghĩa xã hội là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu
chúng ta ngày càng sung sướng”. “ Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ
nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng,
làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh
phúc”. Tóm lại, “ chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”. Đó
là những luận điểm rất cơ bản, sâu sắc phản ánh những đặc trưng bản chất
của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta phấn đấu theo mục tiêu chung là “độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” như Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta đề ra.
Hồ Chí Minh cũng không bao giờ nghĩ rằng việc xây dựng chủ nghĩa
xã hội là đơn giản, dể dàng. Người nói: “ Biến đổi một xã hội cũ thành một
xã hội mới, không phải là một chuyện dễ. Nhưng đó là sự khó khăn trong sự
trưởng thành. Toàn Đảng, toàn dân đồng sức, đồng lòng thì khó khăn gì cũng
nhất định khắc phục được”. Người nói: “ Xã hội chủ nghĩa là tất cả mọi
người phải ra sức lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội; chủ nghĩa xã hội xây
dựng được mọi người mới sung sướng, ấm no”.
Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến “ đặc điểm to nhất của Đảng ta trong
thời kỳ quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thằng lên chủ nghĩa xã
hội không phải kinh qua giai đọan phát triển tư bản chủ nghĩa”. Người chỉ
rõ: “ Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật
chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa
6
xã hội, có Công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên
tiến. Trong qúa trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền
kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt
lâu dài”. Người còn căn dặn: “ Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội,
tiết kiệm là một chính sách lớn, một đạo đức lớn, một nếp làm việc và nếp
sống không bao giờ được lơ là. Kẻ thù chính của nó là: tệ tham ô, lăng phí,
bệnh phô trương, hình thức và lối làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm”.
Hiểu rõ đặc điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đặt trọng
tâm vào nông nghiệp nên Người đặc biệt quan tâm đến vai trò của nông
nghiệp và nông thôn trong nền kinh tế nước ta. Người nói: “ Nông nghiệp
chiếm bộ phận lớn trong nền kinh tế, mà sản xuất nhỏ lại chiếm bộ phận lớn
trong nông nghiệp,.... nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên
liệu, đồng thời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường to
nhất hiện nay”. Từ đặc điểm đó, Hồ Chí Minh đặt vấn đề cải tạo nông
nghiệp thành nhiệm vụ trọng tâm ở nước ta khi xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Người cho rằng: “phải có một nền nông nghiệp phát triển thì Công nghiệp
mới có thể phát triển mạnh”. “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông
nghịêp ta thịnh”.
Khẳng định vị trí của nông nghiệp và vai trò của nông dân nhưng Hồ Chí
Minh không bao giờ coi nhẹ vị trí của công nghiệp và vai trò của giai cấp
công nhân cũng như tầng lớp trí thức. Người cho rằng: “Công nghiệp phát
triển thì nông nghiệp mới phát triển. Cho nên Công nghiệp và nông nghiệp
phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khoẻ và đi
đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích. Thế là thực hiện
liên minh công- nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm
no sung sướng cho nhân dân”.
7
III. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI.
1. cơ sở lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội.
Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội là khái niệm cơ bản của chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Phát hiện của Mác về khái niệm này là cơ sở quyết định làm
rõ lịch sử phát triển của xã hội loài người- phát triển qua các hình thái kinh
tế- xã hội. Nội hàm của khái niệm hình thái kinh tế- xã hội rất rộng. Trong
chuyên đề này, chúng tôi tập trung làm rõ: 1. các yếu tố hợp thành hình thái
kinh tế- xã hội và sự tác động biện chứng của các yếu tố đó.
2. Từ đó khẳng định sự ra đời của hình thái kinh tế- xã hội cộng
sản chủ nghĩa là một qúa trình lịch sử- tự nhiên.
Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của hình thái kinh tế- xã hội như là
một qúa trình lịch sử- tự nhiên”.
“Hình thái kinh tế- xã hội là một khái niệm của triết học Mác xít nói
lên một xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong đó quan hệ sản xuất
là biểu hiện đặc trưng cơ bản của xã hội đó phù hợp với lực lượng sản xuất
nhất định và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan
hệ sản xuất ấy”
a./ Hình thái kinh tế- xã hội được hợp thành một cách biện chứng
của yếu tố đó là: lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng.
Chủ nghĩa Mác-Lênin tổng kết lịch sử phát triển của loài người đã chỉ
ra rằng: lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển của các
hình thái kinh tế- xã hội, mà mỗi hình thái kinh tế- xã hội đều được cấu
thành bởi ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng trong một sự thống nhất biện chứng.
8
Lực lượng sản xuất bao gồm các yếu tố: người lao động, công cụ lao
động và đối tượng lao động. Con người lao động luôn là yếu tố quyết định
lực lượng sản xuất, công cụ lao động đánh dấu trình độ kỹ thuật của lực
lượng sản xuất cũng là kỹ thuật và kỹ năng của người lao động, do chính con
người sáng tạo trong qúa trình sản xuất, qúa trình chinh phục thiến nhiên
một cách liên tực. Lực lượng sản xuất phản ánh vị thế của con người đối với
tự nhiên.
Lực lượng sản xuất của nhân loại có qúa trình phát triển qua nhiều
thời đại như thời đại đồ đá (đã cũ, đá mới) thời đại đồ đồng,... Có thể khái
quát thành hai thời đại với hai trình độ kỹ thuật hoàn toàn khác nhau về chất:
kỹ thuật của công cụ thủ công từ giữa thế kỷ XVIII về trước và kỹ thuật của
máy móc hiện đại từ giữa thế kỷ XVIII đến nay.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong qúa trình sản
xuất- quan hệ xã hội trong sản xuất- bao gồm quan hệ con người trong sở
hữu tư liệu sản xuất, quan hệ trong qúa trình tổ chức và quản lý sản xuất,
quan hệ trong phân phối và hưởng thụ thành quả lao động. Những quan hệ
này tạo lập địa vị kinh tế, địa vị xã hội (trong xã hội có giai cấp còn là địa vị
chính trị) của mỗi người, mỗi cộng đồng, mỗi giai cấp. Trong ba hình thái
kinh tế- xã hội tồn tại trên cơ sở chế độ tư hữu (nô lệ, phong kiến, tư bản)
địa vị xã hội của các giai cấp thật rõ ràng (giai cấp chủ nô chiếm hữu lực
lượng sản xuất trong đó có cả người lao động- nô lệ, giai cấp nô lệ là giai
cấp bị trị; giai cấp địa chủ là chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng
đất, giai cấp nông dân làm thuê, bị bóc lột qua hình thức tổ chức; trong chế
độ tư bản chủ nghĩa; giai cấp tư sản sở hữu tư bản bóc lột công nhân bằng
hình thức giá trị thặng dư, giai cấp công nhân là người làm thuê). Vì thế,
Mác kết luận quan hệ sản xuất có vị trí cơ bản trong hình thái kinh tế- xã
9
hội, nói lên bản chất của một hình thái kinh tế- xã hội và là cơ sở để phân
biệt sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế- xã hội.
Kiến trúc thượng tầng bao gồm nhiều yếu tố hợp thành. Kiến trúc
thượng tầng chính trị, mà bộ phận cốt yếu của nó là Nhà nước và hệ tư tưởng
của giai cấp thống trị hợp thành bản chất của chế độ chính trị (Nhà nước chủ
nô và hệ tư tưởng của chủ nô, Nhà nước phong kiến và hệ tư tưởng phong
kiến, Nhà nước tư sản và hệ tư tưởng tư sản) vừa phản ánh bản chất của
quan hệ sản xuất, vừa là công cụ sắc bén để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan hệ
sản xuất. Cùng với hạ tầng cơ sở, kiến trúc thượng tầng hợp thành bản chất
của một hình thái kinh tế- xã hội phản ánh địa vị thống trị của một giai cấp
trên hai lĩnh vực cơ bản nhất của đời sống xã hội: kinh tế và chính trị, từ đó
là giai cấp thống trị trên mọi lĩnh vực của xã hội. Với ý nghĩa ấy, bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua việc xác lập sự thống trị của quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa.
b./ Hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa chuyển lên hình thái
kinh tế- xã hội như một tất yếu khách quan.
+ Hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển qua 3
thời kỳ: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp. Xét trên
lĩnh vực chính trị giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi cơ bản ở châu Âu
và châu Mỹ vào thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX qua các cuộc cách mạng tư
sản Hà Lan 1581, cách mạng tư sản Anh 1640, Mỹ 1776, Pháp 1789, Đức,
Áo Hung, Ba La,...đầu thế kỷ XIX. Nhưng chủ nghĩa tư bản chỉ giành được
thắng lợi hoàn toàn vào giữa thế kỷ XIX, khi nền công nghiệp hiện đại đã
xác lập.
Mặt khác, nền sản xuất Công nghiệp hiện đại được hình thành và phát
triển trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa một cách khách quan lại chính là
nhân tố phủ định chủ nghĩa tư bản.
10
Thật vậy, nền sản xuất Công nghiệp hiện đại được giai cấp tư sản thúc
đẩy một cách khách quan từ chính yêu cầu của giai cấp tư sản là đạt được lợi
nhuận tối đa. Nền đại Công nghiệp là nền sản xuất tập trung cao tư liêu sản
xuất với quy mô lớn trong tay số ít nhà tư bản. Từ những chủ công trường
thủ công (tư sản bậc trung) biến thành các triệu phú công nghiệp; từ những
triệu phú thành các tỷ phú (Bảng Anh, Mác Đức, Ph. Răng Pháp, Đô La
Mỹ....); nền sản xuất đại Công nghiệp là nền sản xuất có kỹ thuật hiện đại
dựa trên những phát minh khoa học mới nhất và thường xuyên được cách
mạng hoá (cách diễn đạt của Mác- Lênin, thường xuyên được đổi mới (diễn
đạt hiện đại). Quan hệ kinh tế sản xuất với khoa học đạt tới độ để Mác có thể
kết luận “khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”; đó là
nền sản xuất xã hội hoá ngày càng cao thể hiện ở trình độ phân công và hợp
tác sản xuất, kinh tế theo hướng quốc tế hoá. Trình độ xã hội hoá cao hay
thấp tuỳ thuộc vào trình độ hiện đại của lực lượng sản xuất một cách khách
quan (kỹ thuật sản xuất); Mác nhận xét về tính xã hội hoá theo hướng quốc
tế hoá như sau: “Một chiếc máy được sản xuất ra ở nước Anh đã cướp cơm
(làm thất nghiệp) hàng ngàn công nhân ở Tung Quốc và Ấn Độ, làm đảo lộn
các quan hệ xã hội”; đó là nền sản xuất tạo ra năng suất lao động xã hội cao
và tăng với tốc độ rất nhanh “một thế kỷ bằng tất cả các thời đại cộng lại”.
Lực lượng sản xuất đại công nghiệp chính là tiền đề kinh tế kỹ thuật
cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học, tiền đề kinh tế kỹ thuật cho sự
ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực- giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Bởi lẽ lực lượng sản xuất xã hội hoá không thể tương dung với quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hoá
ngày càng cao với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa biểu hiện về mặt xã hội
là mâu thuẫn giứa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản ngày càng trở thành
gay gắt. Giải quyết mâu thuẫn ấy tất yếu dẫn đến việc xoá bỏ quan hệ sản
11
xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, phù hợp
với lực lượng sản xuất xã hội hoá, đó là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,
giai đoạn đầu của quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Với ý nghĩa ấy, C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ rõ sự phát triển của đại
Công nghiệp đã phá sập chính ngay cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã
xây dựng lên chế độ sản xuất và chế độ chiếm hữu của nó. Giái cấp tư sản
không những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình mà còn tạo ra người sử dụng
vũ khí ấy, những công nhân hiện đại, giai cấp vô sản. Rằng: “sự sụp đổ của
giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”.
c./ lịch sử xã hội loại người đã và đang phát triển qua 5 hình thái
kinh tế- xã hội. Đó là hình thái kinh tế- xã hội cộng sản nguyên thủy,
hình thái chiếm hữu nô lệ, hình thái phong kiến, hình thái kinh tế- xã hội
tư bản chủ nghĩa và hiện nay đang hình thành hình thái kinh tế- xã hội
cộng sản chủ nghĩa (giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa) ở một số
nước.
Xét trên bình diện toàn bộ sự phát triển của xã hội loài người nhất
thiết phải trải qua đủ 5 hình thái kinh tế- xã hội theo quy luật quan hệ xã hội
phù hợp với tính chất trình độ lực lượng sản xuất, kién trúc thượng tầng phù
hợi với cơ sở hạ tầng từ thấp đến cao. những xét từng dân tộc, từng quốc gia
riêng biệt, ta thấy trong lịch sử phát triển của loài người đã có một số dân tộc
bỏ qua một giai đoạn phát triển, tức là bỏ qua hình thái kinh tế- xã hội.
Ở thế kỷ XX cũng đã xuất hiện một số nước lạc hậu phát triển theo
con đường xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Về khả năng
diễn ra sự biến đổi nhảy vọt của mốt số nước kinh tế lạc hậu bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa do chính chủ nghĩa tư bản tạo ra, Mác, Ăngghen, Lênin đều
có khá nhiều luận chứng mang tính tổng kết.
12
Một là, khi phân tích sự tác động có tính chất quốc tế, tính chất toàn
cầu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện của đại công nghiệp,
của cạnh tranh thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, trong tác phẩm Hệ tư tưởng
Đức viết vào những năm 1845-1846, Mác và Ăngghen đã chỉ ra rằng: “sự
cạnh tranh với những nước phát triển hơn về mặt công nghiệp, cạnh tranh do
sự mở rộng của sự giao tiếp quốc tế gây ra, cũng đủ để gây ra một mâu thuẫn
loại đó (mâu thuẫn trong xã hội tư bản: lực lượng sản xuất xã hội hoá mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản của chủ nghĩa (N.V.O), ngay cả ở
những nước kém phát triển hơn về mặt công nghiệp.
Hai là, từ năm 1845 đến 1847 cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ
nước Anh được coi là trung tâm của chủ nghĩa tư bản thời đó, phát triển vào
lục địa châu Âu. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị- xã hội
ở một số nước như Pháp, Đức, Anh, Ba lan, Hung, được coi là ngoại vi của
chủ nghĩa tư bản... và hàng loạt cuộc cách mạng bùng nổ, trong đó cuộc cách
mạng tháng Hai năm 1848 ở Pháp, cuộc cách mạng mà giai cấp vô sản đã
đóng vai trò to lớn, tiếp đến là cuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản Pari
tháng Sáu năm 1848- cuộc nội chiến đầu tiên giữa giai cấp vô sản với giai
cấp tư sản ở châu Âu. Giải thích hiện tượng nói trên, Mác đã chỉ ra rằng, do
tính chất quốc tế hoá của chủ nghĩa tư bản mà chủ nghĩa tư bản toàn thế giới
giống như một cơ thể thống nhất. Từ đố một khả năng “chết dần” của chủ
nghĩa tư bản bắt đầu từ “tứ chi” của chủ nghĩa tư bản hơn là từ “tim”. Mác
viết: “Dĩ nhiên là trước lúc lan tới tim thì các cuộc bùng nổ dữ dội phải xảy
ra ở tứ chi của cơ thể tư sản đã, vì ở tim, khả năng dữ được thăng bằng có
nhiều hơn là ở tứ chi. Mắt khác, mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở
lục địa đối với nước Anh cũng đồng thời là cái hàn thử biểu chỉ rõ ràng
những cuộc cách mạng ấy đã thực sự đụng chạm đến các điều kiện tồn tại
của chế độ tư bản đến mức độ nào”
13
Ba là, nghiên cứu tính hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hoá ở nước Nga từ sau năm 1861 (năm Nga hoàng thực hiện cải cách chế độ
nông nô) đến đầu những năm 80 thế kỷ XIX, Mác đã dự báo về khả năng nổ
ra cuộc cách mạng vô sản ở Nga dẫn tới sự ra đời của Công xa Nga (một
hình thức của chuyên chính vô sản) tương tự như Công xã Pari năm 1871,
Lại một lần nữa Mác phân tích những khả năng và điều kiện một cuộc cách
mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi ở vùng “ngoại vi” của chủ nghĩa tư
bản.
đ. Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam
Nước Việt Nam là một nước phong kiến, nông nghiệp lạc hậu kéo dài
nhiều thế kỷ. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực
dân Pháp. Vấn đề đạt ra cho dân tộc Việt Nam là bằng con đường nào để giải
phóng dân tộc và đất nước tiếp tục phát triển. Phát huy truyền thống yêu
nước của dân tộc Việt Nam nhân dân Việt Nam ở khắp nơi từ Nam ra Bắc, từ
Bắc vào Nam đã liên tiếp nổi dậy chống thực dân Pháp gây cho chúng nhiều
thiệt hại nặng nề với tinh thần được Nguyễn Trung Trực khái quát “khi nào
người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì khi đó mới hết người Nam chống người
Tây”. Nhưng cuối cùng đều bị thất bại1.
Tiếp đến, nhiều nhà yêu nước đã ra nước ngoài để tìm con đường giải
phóng dân tộc nhưng lần lượt bị thất bại. Tiêu biểu như phong trào Tây du
của cụ Phan Chu Trinh, phong trào Đông du của cụ Phan Bội Châu. Nhưng
đúng như cụ Phan Bội Châu đã thừa nhận: “trong đời tôi chứng kiến trăm
lần thất bại chưa có một lần thành công”. Cụ Nguyễn Thái Học cũng nói:
“Không thành công thì cũng thành nhân”
Đúng, dân tộc Việt Nam đã ghi nhận trong lịch sử của mình rằng các
cụ là những nhà yêu nước vĩ đại đầu thế kỷ XX, tên tuổi các cụ được đặt cho
14
các đường phố lớn, các trường học lớn, các công trình lớn của đất nước.
Nhưng cũng đúng là sự nghiệp của các cụ đã không thành.
Đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam chìm đắm trong sự thống trị hà
khắc của chủ nghĩa thực dân Pháp cấu kết với thế lực phản động trong giai
cấp địa chủ, phong kiến người Việt Nam, nhân dân sống trong cuộc sống nô
lệ tối tăm. Đất nước tưởng như không có đường ra.
Cũng vào thời điểm ấy, sau nhiều năm trăn trở theo dõi các phong trào
yêu nước của các thế hệ trước. Năm 1911, Nguyễn Tất Thành - Anh Ba, sau
này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với lòng
yêu nước, thương dân và những suy nghĩ về sự thất bại của các phong trào
yêu nước suốt nửa thế kỷ qua.
Sau 10 năm (1911-1920) bôn ba qua 4 châu lục, gần 30 quốc gia dân
tộc bao gồm cả những nước thuộc trung tâm của chủ nghĩa tư bản như Anh,
Pháp, Mỹ... đến hệ thống các nước thuộc địa của nó ở châu á châu Phi cùng
với việc nghiên cứu lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân, trong
Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã từng bước nhận thức, hình thành tư
duy và đã tiếp cận với chân lý thời đại: “Giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng xã hội, giải phóng con người”.
Đó là cơ sở cho sự biến đổi về chất trong tư duy của Người vào năm
1920 khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất đề cương những vấn đề dân tộc và thuộc
địa” của V.I.Lênin. Người đã mừng phát khóc khi tìm ra con đường giải
phóng dân tộc mình.
3. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
3.1. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự phát triển
quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Tổng kết lịch sử phát triển xã hội loài người chủ nghĩa Mác-Lênin, đã
chỉ rõ một dân tộc có thể bỏ qua một hình thái kinh tế- xã hội nào đó, và
15
trong thời đại ngày nay, đã có khả năng và điều kiện một quốc gia dân tộc
tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Các
nước vùng Trung Á tham gia Liên bang Xô viết, Mông Cổ đã trải qua sự
phát triển đó.
Ở nước ta trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua vào ngày
03/02/1930 đã chỉ ra con đường ấy.
Tư tưởng về “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” tiếp tục được Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định năm 1960, trong bài “30 năm hoạt động của
Đảng”. Người viết: “Đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Tư tưởng ấy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh tiếp tục được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội III đến Đại hội
IX của Đảng.
Có thể coi quan điểm trên của Đảng đã chỉ rõ những đặc điểm của
điểm xuất phát của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, còn nội dung (các
quy luật vận động) của con đường đó chưa được nêu ra một cách rõ ràng.
Chẳng hạn có thể bỏ qua về phương diện nào, không thể bỏ qua về phương
diện nào.
Chính vì chưa phát hiện được nội dung các quy luật của con đường
phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa mà sau 10 năm xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, chúng ta đã phạm nhiều sai lầm do “vừa
nôn nống, chủ quan duy ý chí, vừa giáo điều trì trệ bảo thủ”. Đất nước lâm
vào cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội. Để thoát khỏi khủng hoảng chúng ta
đã tiến hành công cuộc Đổi mới từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI năm
1986.
16
Tổng kết thực tiễn của 15 năm đổi mới (1986-2000) và nghiên cứu
ngày càng sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội, Đại hội IX của Đảng ta đã nêu rõ nội dung của con đường phát
triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là: “Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị
của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp
thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản
chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh về lực
lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại, nâng cao năng suất lao động;
không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân lao động”.
Quan điểm nói trên của Đại hội IX chỉ ra bản chất của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là “bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của
giai cấp tư sản trên hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội là: kinh tế và
chính trị”. Có nghĩa là Việt Nam sẽ không có sự phát triển của giai cấp tư
sản với tính cách là một giai cấp thống trị và hệ quả tất yếu là sẽ không có
một giai cấp tư sản nắm lấy những thành tựu của khoa học, công nghệ, giáo
dục, kỹ thuật,... để bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động như dưới
chế độ tư bản chủ nghĩa.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng cơ bản là chế độ công
hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo cùng với Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh công nông,
nông dân, trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo vừa
nói lên bản chất kinh tế và chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là cơ
sở vững chắc cho chế độ mới- chế độ do nhân dân lao động làm chủ. Làm
chủ trên hai lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội là chính trị và kinh tế, nhân
dân ta thực chất đang thực thi quyền làm chủ của mình trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội kể cả lĩnh vực trí tuệ. Nhân dân ta đang ngày càng nhận thức
sâu sắc hơn và phấn đấu thực hiện chân lý mà Lênin đã chỉ ra cách đây 80
17
năm: Ngày nay tất cả cái kỳ diệu của kỹ thuật và tiến bộ, tất cả những thành
quả của văn hoá sẽ trở thành tài sản của toàn dân. Chúng ta nhất định không
để cho nó biến thành phương tiện bạo lực, phương tiện để bóc lột nữa...
chúng ta phải dùng cả hai tay để giành lấy tất cả những thành quả ấy, thành
quả đang ở các nước tư bản chủ nghĩa phục vụ cho đời sống vật chất và tinh
thần của toàn thể những người lao động.
3.2. Mục tiêu của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, lý
tưởng phấn đấu của Đảng ta là Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Đại hội IX của Đảng ta tổng kết thành mục tiêu nói trên và là kết quả
nhận thức đúng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội vừa là sự kế thừa của qúa trình phát triển nhận thức của Đảng
về chủ nghĩa xã hội qua tổng kết thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta với nội dung cốt yếu là: “xây dựng một nước Việt Nam Hoà bình, độc lập,
thống nhất, dân chủ và giàu mạnh”; phấn đấu cho “đất nước độc lập, nhân
dân được tự do và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
Cơ sở của mục tiêu đó, lý tưởng đó của chủ nghĩa xã hội và của Đảng
cộng sản Việt Nam là: “Lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích
của nhân dân lao động và toàn dân tộc”.
Tóm lại, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta được xác định
rõ ràng từ điểm xuất phát đến mục tiêu. Những nhân tố xã hội chủ nghĩa từ
những mầm non, cái mới nảy sinh đến độ chín muồi, hoàn chỉnh phát triển
theo quy luật của nó. Cùng với những nhân tố xã hội chủ nghĩa còn có các
nhân tố tiền tư bản và tư bản tồn tại đan xen vừa hợp tác vừa đấu tranh tác
động lẫn nhau. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần có đường lối, chính sách đúng
đắn tạo môi trường và điều kiện cho các nhân tố xã hội chủ nghĩa phát triển
18
đồng thời từng bước chuyển biến các nhân tố tiền tư bản và tư bản thành
nhân tố xã hội chủ nghĩa theo quy luật của nó.
3.3. Nhân dân lao động ở vị trí trung tâm của con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta vừa nói lên bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta, vừa nói lên động lực chủ yếu cho sự phát triển của đất nước ta
là: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức do
Đảng cộng sản lãnh đạo. Đảng và Nhà nước ta phải thường chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với
lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội, lợi ích trước mắt, lâu dài, chăm lo ngày
càng tốt hơn cho thế hệ hôm nay, đồng thời chuẩn bị tiền đề cho cuộc sống
của các thế hệ mai sau tốt hơn.
Muốn vậy phải xây dựng được một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân; đảm bảo quyền lực thống nhất thuộc về nhân
dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đi đôi với giáo dục đạo đức cách
mạng cho cán bộ, đảng viên và toàn dân.
3.4. Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Văn kiện Đại hội IX khẳng định mô hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là kết quả của trình tổng kết thực tiễn công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, trực tiếp là thời kỳ đổi mới cũng là kết quả
vượt bậc của qúa trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta.
Văn kiện Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ sự khác nhau về bản chất
của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa trên các: mục đích, chế độ sở hữư, chế độ quản lý, chế độ phân phối,...
cho thấy kinh tế thị trường chưa nói lên bản chất của chế độ kinh tế. Do đó,
không thể quan niệm kinh tế thị trường đồng nhất với chủ nghĩa tư bản. Kinh
19
tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, một cơ chế của
kinh tế hàng hoá phát triển cao có tính năng động mà cả chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa xã hội đều có thể vận dụng. Kinh tế thị trường không có mục đích
tự thân. Mỗi chế độ (tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa) đều có thể vận
dụng cơ chế thị trường phục vụ mục đích trên cơ sở khách quan có tính quy
định bởi chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối.
Mục đích, chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối của kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo tiền đề khách quan cho sự kết
hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội; kết hợp ngay từ đầu tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội với giữ gìn và phát triển môi
trường sinh thái, kết hợp lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài tạo sự phát triển
bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.5. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn là con đường
công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó
thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yếu tố chủ yếu đảm bảo
thắng lợi của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Đương nhiên chúng ta không thể mất cảnh giác trước âm mưu
và hạnh động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ độc lập dân tộc,
xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, nhân dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
3.6. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn là qúa trình
xây dựng kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế thế
giới là hai mặt của một qúa trình thống nhất biện chứng. Đó là biểu hiện mới
và cụ thể (kinh tế) của qúa trình kết hợp và phát huy sức mạnh của yếu tố
nội lực với yếu tố ngoại lực, yếu tố dân tộc với yếu tố quốc tế, yếu tố thời
đại trong điều kiện mới theo tư tưởng “nhân dân Việt Nam muốn làm bạn
20
với tất cả các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và phát triển”
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Chủ động hội nhập tham gia vào qúa trình toàn cầu hoá, mỗi quốc gia
dân tộc cũng đồng thời phải xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ, nghĩa
là xác lập vị trí của mình trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác. Với
nước ta có độc lập tự chủ về kinh tế mới giữ vững được độc lập tự chủ về
chính trị, đảm bảo cho đất nước phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa
trong mọi tình huống. Kinh tế độc lập tự chủ không đồng nhất với kinh tế
khép kín.
Muốn xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải có đường lối chính trị
và đường lối phát triển kinh tế độc lập tự chủ; đồng thời phải có thực lực
kinh tế đủ mạnh, đặc biệt là những ngành kinh tế then chốt. Qua đó, càng
thấy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước ở nước ta.
Toàn cầu hoá kinh tế là một qúa trình khách quan do tính xã hội hoá
của lực lượng sản xuất ngày càng cao, đồng thời nó luôn chịu sự tác động
của yếu tố chủ quan, tác động của các Nhà nước, các chế độ chính trị. Cách
đây hơn 150 năm C. Mác, Ph. Ăngghen đã nhận xét về chủ nghĩa tư bản:
“Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu
không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn
minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một thế
giới theo hình ảnh của nó”.
Trong giai đoạn hiện nay, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trên cơ
sở những lợi thế cạnh tranh, thông qua các tổ chức kinh tế, tài chính, thương
mại cũng đang tìm mọi cách chi phối thế giới còn lại.
Song, trong điều kiện khách quan của thời đại ngày nay chủ nghĩa tư
bản không thể thực hiện điều đó như ở thế kỷ XIX- thế kỷ của chủ nghĩa tư
21
bản đi lên. Mặt khác, chúng ta cũng cần chủ động hạn chế tác động của chủ
nghĩa tư bản, không thể cho qúa trình toàn cầu hoá và ý muốn của các nước
tư bản chủ nghĩa cuốn chúng ta vào cơn lốc toàn cầu hoá một cách tự phát,
dẫn đến làm tiêu tan yếu tố nội lực, làm cho chúng ta phục thuộc vào chủ
nghĩa tư bản. Chủ động hội nhập là chủ trương vừa phù hợp xu thế khách
quan của thời đại, vừa phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta, tạo mối quan hệ quốc tế hoà bình, hợp tác trên cơ sở
bình đẳng, tôn trọng độc lập tự quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
Để giữ vững tính chủ động trong qúa trình hội nhập chúng ta phải giữ
vững nguyên tắc: đảm bảo độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, góp phần
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, giữ gìn
bản sấc văn hoá dân tộc, đảm bảo đất nước đi đúng hướng xã hội chủ nghĩa.
Vừa giữ vững nguyên tắc, vừa mềm dẻo; vừa hợp tác, vừa đấu tranh;
vừa khẩn trương, vừa bình tính; quyết định nhưng phải sáng suốt, tình táo đề
cao cảnh giác,... Phải chủ động trong chính sách, phạm vi, bước đi; mạnh
dạn nhưng vững chắc.
3.7. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam do Đảng cộng
sản Việt Nam lãnh đạo lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng.
Đảng cộng sản Việt Nam vừa là thành viên của hệ thống chính trị- xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, vừa là người lãnh đạo hệ thống chính trị ấy, do đó
giữ vai trò lãnh đạo toàn xã hội. Là Đảng của giai cấp công nhân đồng thời
đại biểu cho lợi ích toàn dân tộc, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin (hệ tư
tưởng của giai cấp công nhân thế giới) và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
22
động sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển những giá trị tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
của nhân loại”.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và vai trò nền tảng
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tức là khẳng định bản chất
giai cấp công nhân của chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhờ đó phân biệt với các
loại chủ nghĩa xã hội khác. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng còn nói lên vai
trò tiên phong của Đảng, của hệ tư tưởng. “Không có lý luận cách mạng thì
không thể có phong trào cách mạng”; “Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội
khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng”.
KẾT LUẬN
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước Việt Nam là lấy chủ nghĩa
Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng kim
chỉ nam cho hoạt dộng cách mạng nước ta. Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của quá trình hình thành
phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng cuộc cách mạng không ngừng mà
trước hết phải làm cuộc cách mạng tư sản dân quyền (cách mạng dân chủ
nhân dân) với nhiệm vụ phán đế, phản phong (đánh đổ đế quốc, phong kiến
23
giải phóng dân tộc) nhất định sẽ hoà nhận vào trào lưu cách mạng vô sản
toàn thế giới.
Sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước Việt Nam
mang tính lôgíc và phù hợp với lịch sử nhân loại, hợp quy luật và hợp lòng
dân.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển toàn diện nhanh
chóng làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. Nxb CTQG, HN 2002
2. Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam. Nxb CTQG, HN 2001.
24
3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của qúa trình hình thành phát triển tư
duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. TS. Nguyễn Văn Oánh, Đại học Quốc
gia HN.
4. Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nxb Giáo dục 1999.
5. Tạp chí Cộng Sản số 3, tháng 1/2002
25