Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

incoterms 2010 va nhung dieu can biet 2 419

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 12 trang )

INCOTERMS 2010 VÀ
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

I. Giới thiệu sơ lược về INCOTERMS 2010 :
1.INCOTERMS là gì ?
INCOTERMS (International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại
quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng
rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá
cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương
mại quốc tế.
INCOTERMS 2010 là phiên bản mới nhất của INCOTERMS, được phòng
thương mại quốc tế ( ICC ) ở Paris, Pháp ký và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1
năm 2011.
INCOTERMS 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế 4 điều
kiện cũ trong INCOTERMS 2000 ( DAF, DES , DEQ , DDU) bằng 2 điều kiện
mới là DAT và DAP.
2.INCOTERMS 2010 :
Tại sao INCOTERMS 2000 được thay thế thành INCOTERMS 2010 ?
-Incoterms 2000 còn tồn tại nhiều điểm yếu :
+Nhiều điều kiện thương mại Incoterms rất ít áp dụng: DAF, DES, DEQ, DDU
+Nhiều điều kiện thương mại không rõ, dễ nhầm lẫn dẫn tới khó lựa chọn; tranh
chấp trong trả các loại phí liên quan đến giao nhận.


-Sự kiện khủng bố tại Hoa Kỳ 11/9/2001 :
+ Nghĩa vụ thông tin về hàng hóa
+ Từ 01/07/2012: Tất cả hàng hóa container vận chuyển vào Hoa Kỳ phải được
soi chiếu
Năm 2008, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật mới quy định 100%
container hàng hóa chở vào Hoa Kỳ phải được soi chiếu. Biện pháp an ninh mới
này sẽ là một thách thức rất lớn cả về công việc lẫn tài chính


-Sự thay thế nhanh chóng các chứng từ giấy tờ bằng chứng từ điện tử cũng là
nguyên nhân thúc đẩy Incoterms được điều chỉnh.

-Quy tắc bảo hiểm hàng hóa :
Quy tắc bảo hiểm hàng hóa chuyên chở mới có hiệu lực từ 01/01/2009 được hoàn
thiện từ Quy tắc ban hành năm 1982.

Incoterms 2010 được ICC xuất bản tháng 9/2010 với 11 quy tắc mới và chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp
cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước
hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Khi khối lượng và
tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, và nếu hợp đồng mua bán hàng hoá
không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và
tranh chấp tốn kém cũng tăng lên.
Incoterms®, quy tắc chính thức của ICC về việc sử dụng các điều kiện thương
mại trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển. Việc
dẫn chiếu Incoterm® 2010 trong hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ phân định rõ
ràng nghĩa vụ tương ứng của các bên và làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt pháp lý.
Kể từ khi Incoterms® được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng
mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát
triển của thương mại quốc tế. Incoterms® 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày
càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng
điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu
chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms® 2010 cập
nhật và gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương
mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn.
Incoterms® 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người
mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng.



3.Các điều khoản trong INCOTERMS 2010 :

Border: biên giới
Alongside ship, On board, Arrival, Quay: các phương tiện vận tải biển nói chung
Carrier: người chuyên chở
Destination’s place : điểm đến
Works: xưởng của người bán
Buyer’s Warehouse: kho của người mua
Các mũi tên màu xanh: chi phí và rủi ro người bán chịu
Các mũi tên màu cam: chi phí và rủi ro người mua chịu
T: hợp đồng vận tải
(T): hợp đồng vận tải không bắt buộc
A: hợp đồng bảo hiểm
Freight: chi phí nói chung (xếp, dỡ hàng, phí thủ tục, thuế…)
D: thủ tục thông quan xuất khẩu
d: thủ tục thông quan nhập khẩu


Phân loại :
11 điều kiện Incoterms® 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt:
Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:
EXW: Giao tại xưởng
FCA: Giao cho người chuyên chở
CPT: Cước phí trả tới
CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới
DAT: Giao tại bến
DAP: Giao tại nơi đến
DDP: Giao hàng đã nộp thuế
Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa:

FAS: Giao dọc mạn tàu
FOB: Giao lên tàu
CFR: Tiền hàng và cước phí
CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

4.Những bước tiến của INCOTERMS 2010 so với INCOTERM 2000 :
-Thay đổi những điều kiện ít được sử dụng thành những điều kiện khả quan hơn (
Thay DAF , DES, DEQ, DDU bằng DAT và DAP).
-Phân chia rõ ràng nghĩa vụ của người bán và người mua trong việc cung cấp
hoặc hỗ trợ để lấy được các chứng từ và thông tin cần thiết nhằm thông quan liên
quan đến an ninh.
-11 điều khoản được chia làm 2 loại thay vì 4 loại như Incoterms 2000.
-Trách nhiệm đối với các khoản phí tại ga , trạm được phân định rõ ràng.
-Các điều khoản FOB, CFR, CIF đều bỏ phần nói đến lan can tàu như địa điểm
giao hàng , thay vào đó là nói hàng được giao “ On board “ ( xếp lên tàu/boong
tàu).


II.Những điều cần lưu ý khi sử dụng
INCOTERMS 2010 :
Phân chia rủi ro trong Incoterms 2010
Incoterms 2010 phân chia rủi ro từ người bán sang người mua một cách rõ ràng
hơn so với Incoterms 2000. Nếu như trong Incoterms 2000, phương thức giao
hàng FOB người bán chỉ chịu trách nhiệm tới “lan can tàu” (Ship Rail) thì ở
Incoterms 2010 có hiệu lực vào ngày 1-1-2011, thuật ngữ này được thay thế bằng
“ở trên tàu” (On Board The Vessel). Theo đó, người bán (seller) sẽ chuyển rủi ro
của lô hàng mình bán thực sự cho người mua (buyer) khi hàng thực sự “ở trên
tàu” chứ không phải “lan can tàu” như trước nữa.
Qui định chi phí
Trong Incoterms 2010, các chi phí khi nhận hàng tại cảng đến như lệnh giao hàng

(Deliver Order), phí vận đơn đường biển (Bill Of Lading) và nhất là phí nâng hạ
container (Terminal Handing Charges) được quy định rõ hơn so với Incoterms
2000. Theo đó, Incoterms 2010 quy định các chi phí trên đều do người bán chịu
nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cần ghi rõ trong hợp đồng ai sẽ chịu các chi
phí này một cách rõ ràng, nếu không phần thiệt thòi sẽ nghiêng về các doanh
nghiệp Việt Nam.
Thay đổi về thuật ngữ của Incoterms 2010
Các điều kiện của Incoterms 2000 như DAF, DES, DEQ và DDU trong Incoterms
2010 được thay thế bằng các thuật ngữ như DAT (Delivered At Terminal), hàng
đến đích đã dỡ xuống; DAP (Delivered At Place), hàng đến đích sẵn sàng để dỡ
xuống. Trong đó các thuật ngữ như “Terminal” và “Place” được hiểu theo nghĩa
rộng hơn là cầu cảng, cảng.
Chuyển từ FOB sang các điều kiện khác
Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nên chuyển dần từ điều kiện FOB sang
các điều kiện khác như CIF, CFR, vì các điều kiện này sẽ có lợi cho các doanh
nghiệp trong việc kiểm soát lô hàng nếu đối tác chưa thanh toán đủ hoặc không
thanh toán tiền thì các doanh nghiệp chỉ tốn một ít chi phí chở hàng về còn hơn
mất cả lô hàng. “Điều kiện FOB theo Incoterms 2010 chứa đựng rất nhiều rủi ro
như khi giao hàng lên tàu, mặc dù người bán còn giữ các chứng từ nhận hàng
(Bill Of Lading) nhưng đã mất quyền kiểm soát lô hàng của mình, các doanh
nghiệp có thể mất một phần hay cả lô hàng vì không thể ra lệnh cho hãng tàu
ngừng giao hàng cho người mua vì người bán không phải người thuê tàu”, ông
Thăng nói.


Quy tắc giao hàng
Trong Incoterms 2010, các quy tắc giao hàng cũng được chia làm hai nhóm so với
bốn nhóm trong Incoterm 2000. Nhóm một được áp dụng cho bất kỳ phương thức
vận tải nào, gồm các điều kiện như EXW – giao tại xưởng; FCA – giao cho người
chuyên chở; CPT – cước phí trả tới; CIP – cước phí và phí bảo hiểm trả tới; DAT

– hàng đến đích đã dỡ xuống; DDP – giao hàng đã nộp thuế. Trong khi đó, nhóm
còn lại chủ yếu được áp dụng khi có vận tải biển hay nội thủy gồm các điều kiện
như FAS – giao dọc mạn tàu; FOB – giao lên tàu; CFR – tiền hàng và cước phí;
CIF – tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.
Từ vựng tiếng Anh trong Xuất - Nhập khẩu

 Bill of lading: Vận đơn (danh sách
chi tiết hàng hóa trên tàu chở hàng)
 C.&F. (cost & freight): bao gồm giá
hàng hóa và cước phí nhưng không bao
gồm bảo hiểm
 C.I.F. (cost, insurance & freight):
bao gồm giá hàng hóa, bảo hiểm và
cước phí
 Cargo: Hàng hóa (vận chuyển bằng
tàu thủy hoặc máy bay)
 Certificate of origin: Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa

 Container: Thùng đựng hàng lớn
(công-ten-nơ)

 Container port (cảng công-tennơ); to Containerize (cho hàng vào
công-ten-nơ)
 Customs: Thuế nhập khẩu; hải quan

 Customs declaration form: tờ khai
hải quan

 Declare: Khai báo hàng (để đóng


thuế)
 F.a.s. (free alongside ship): Bao

gồm chi phí vận chuyển đến cảng
nhưng không gồm chi phí chất hàng

lên tàu.
 F.o.b. (free on board): Người bán

chịu trách nhiệm đến khi hàng đã được
chất lên tàu
 Freight: Hàng hóa được vận chuyển
 Irrevocable: Không thể hủy ngang;

unalterable – irrevocable letter of
credit (tín dụng thư không hủy ngang)

Letter of credit (L/C): Tín dụng
thư(hình thức mà Ngân hàng
thay mặt Người nhập khẩu cam
kết với Người xuất khẩu/Người
cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền
trong thời gian qui định khi
Người xuất khẩu/Người cung
cấp hàng hoá xuất trình những
chứng từ phù hợp với qui định
trong L/C đã được Ngân hàng
mở theo yêu cầu của người nhập
khẩu)

Merchandise: Hàng hóa mua và
bán
Packing list: Phiếu đóng gói
hàng (một tài liệu được gửi kèm
với hàng hóa để thể hiện rằng
chúng đã được kiểm tra)
Proforma invoice: Hóa đơn tạm
thời
Quay: Bến cảng;
wharf – quayside (khu vực sát
bến cảng)
To incur (v): Chịu, gánh, bị (chi
phí, tổn thất, trách nhiệm…)
Indebted (adj): Mắc nợ, còn
thiếu lại
Premium (n): Tiền thưởng, tiền
đóng bảo hiểm, tiền bù, tiền
khuyến khích, hàng biếu thêm,
tiền bớt giá để câu khách
Tonnage (n): Cước chuyên chở,
dung tải, dung tích (tàu), trọng
tải, lượng choán nước.


III.MỘT SỐ MẪU GIẤY TỜ LIÊN QUAN
ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU.









×