Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VI VĂN CHIẾN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

VI VĂN CHIẾN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. BÙI MINH VŨ

THÁI NGUYÊN - 2015



Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và
chính xác. Những kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ
công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!
Học viên

Vi Văn Chiến

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:
GS.TS. Bùi Minh Vũ đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Tôi xin trân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Trƣờng ĐH Kinh tế và QTKD đã
tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tƣ
liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện của cấp ủy chính quyền
các xã, thị trấn, các Phòng, Ban, ngành chuyên môn huyện Ba Chẽ đã giúp tôi

thực hiện thành công luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Vi Văn Chiến

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................. vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH......................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và pha ̣m vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Đóng góp và ý nghĩa của đề tài ..................................................................... 4
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .................................. 5
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp ................................................ 5
1.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp........................................................ 11
1.1.3. Yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả trong sử dụng đất nông nghiệp............ 17
1.2. Thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ...................................... 21

1.2.1. Kinh nghiệm trong sử dụng đất nông nghiệp các nƣớc trên thế giới.... 21
1.2.2. Kinh nghiệm trong sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Hà Nam ........... 31
1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong sử dụng đất nông nghiệp đối với Huyện
Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh .................................................................... 33
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.2.1. Lựa chọn địa bàn nghiên cứu ................................................................ 35
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 36
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iv

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 37
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích .......................................................................... 37
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 38
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng đất nông nghiệp .......................... 38
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ....... 38
2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp ..... 40
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ TỈNH QUẢNG NINH....................... 41
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................... 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 41
3.1.2. Dân số, lao động.................................................................................... 46
3.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng .......................................................................... 50
3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................... 51
3.2.1. Tổng quan về phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh

giai đoạn 2010 - 2014 ............................................................................. 51
3.2.2. Thực trạng quản lý và khai thác đất nông nghiệp huyện Ba Chẽ ......... 56
3.2.3. Kết quả khai thác sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba
Chẽ tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 65
3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai trong nông nghiệp huyện Ba Chẽ ....... 74
3.2.5. Tác động lan tỏa trong sử dụng hiệu quả đất đai tới kinh tế - xã hội
và môi trƣờng ........................................................................................ 81
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ TỈNH
QUẢNG NINH ...................................................................................... 84
4.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng trong sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh ..................................................... 84
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


v

4.1.1. Quan điểm sử dụng đất đai.................................................................... 84
4.1.2. Phƣơng hƣớng sử dụng đất nông nghiệp .............................................. 85
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 86
4.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp ............................................................................ 86
4.2.2. Tận dụng thế mạnh về đất rừng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.... 87
4.2.3. Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp với các vùng sinh thái và
phát huy lợi thế của từng vùng.............................................................. 88
4.2.4. Đẩy mạnh khai thác tiềm năng đất đai thông qua tổ chức sản xuất
trong nông nghiệp ................................................................................. 92
4.2.5. Tăng cƣờng công tác đào tạo nghề cho lao động trong sản xuất
nông nghiệp ........................................................................................... 92

4.2.6. Áp dụng khoa học công nghệ ................................................................ 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


vi

DANH MỤC TỪ TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CNQSDĐ

: Chứng nhận quyền sử dụng đất

HTX

: Hợp tác xã

THCS

: Trung học cơ sở

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Bảng:
Bảng 3.1.

Thống kê dân số và lao động của huyện Ba Chẽ giai đoạn
2010 - 2014 ................................................................................. 47

Bảng 3.2.

Giá trị sản xuất huyện Ba Chẽ giai đoạn 2010 - 2014 ................ 51

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất các ngành trong phát triển kinh tế giai đoạn
2010 - 2014 ................................................................................. 53

Bảng 3.4.

Thống kê diện tích đất đai huyện Ba Chẽ ................................... 59

Bảng 3.5.

Thống kê diện tích sử dụng đất nông nghiệp.............................. 61

Bảng 3.6.

Kết quả sản xuất của cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện

Ba Chẽ......................................................................................... 68

Bảng 3.7.

Kết quả sản xuất lâm nghiệp huyện Ba Chẽ ............................... 71

Bảng 3.8.

Kết quả sản xuất thủy sản huyện Ba Chẽ ............................... 73

Bảng 3.9.

Hiệu quả sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp huyện
Ba Chẽ, giai đoạn 2011 - 2014 .............................................. 76

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2010 - 2014 ............... 52
Biểu đồ 3.2. Diện tích đất năm 2010 ............................................................. 59
Biểu đồ 3.3. Diện tích đất năm 2014 ............................................................. 59
Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng diện tích cây lâu năm huyện Ba Chẽ năm 2014 ........ 70
Hình:
Hình 1.

Bản đồ về tinh huyện Ba Chẽ ....................................................... 2

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa
bàn phân bổ các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng.
Sau hơn 25 năm đổi mới, kinh tế đất nƣớc có những bƣớc chuyển mình
đáng ghi nhận, đặc biệt kinh tế nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng khá, sức
sản xuất trong nông nghiệp đƣợc giải phóng, tiềm năng đất nông nghiệp đƣợc
khai thác triệt để. Nền sản xuất nông nghiệp hƣớng đến chất lƣợng, hiệu quả
và bền vững, đảm bảo an ninh lƣơng thực, xuất khẩu nông lâm sản tăng
trƣởng, khoa học công nghệ đƣợc áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông
nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc và quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, diện tích đất dành cho phát triển lĩnh vực công nghiệp, kết
cấu hạ tầng, xây dựng đô thị... tăng nhanh đáp ứng cho giai đoạn công nghiệp
hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH). Tuy nhiên, diện tích phục vụ cho hoạt động
sản xuất nông lâm nghiệp đã giảm rất nhiều do việc chuyển đổi mục đích sử
dụng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của
một bộ phận dân cƣ trong nông thôn, ảnh hƣởng đến việc làm, thay đổi cơ cấu
lao động, an sinh xã hội và đảm bảo an ninh lƣơng thực. Quản lý và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đang đặt ra bài toán cấp bách cho các cấp,
các ngành nhằm mục tiêu duy trì diện tích đất nông nghiệp đảm bảo cho sự
phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững nền nông nghiệp.
Huyện Ba Chẽ là huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa
lý giáp danh với tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Hạ Long 95
Km theo đƣờng quốc lộ 18A hƣớng Hạ Long đi Móng Cái và giáp danh với
nhiều khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng ninh.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



2

Hình 1. Bản đồ về tinh huyện Ba Chẽ
Nền kinh tế của huyện có xuất phát điểm thấp, tốc độ tăng trƣởng chƣa
cao, lĩnh vực nông lâm nghiệp vẫn là lĩnh vực chủ đạo và đóng góp tỷ trọng
khá trong GDP của huyện; cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, trình độ dân trí của ngƣời dân còn thấp, đời sống
ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn.
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Ba Chẽ trong thời gian tới
là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn CNH - HĐH.
Tuy nhiên, thiết kế việc xây dựng quy hoạch sử dụng đúng mục tiêu là nội
dung hàng đầu, giữ vị trí quan trọng cần đƣợc ƣu tiên giải quyết nhằm xác
định quỹ đất cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và
phát triển nông lâm nghiệp nói riêng. Thực tế trong giai đoạn vừa qua, phát
triển nông lâm nghiệp của huyện còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu định hƣớng
phát triển bền vững nông nghiệp - nông nghiệp, sức ép từ xây dựng khu công
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


3

nghiệp, khu đô thị dân cƣ... đang tác động tới diện tích đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện. Nhiệm vụ đặt ra đối với nghiên cứu là nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trên các loại hình đất theo hƣớng nào? Thực trạng sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua đạt hiệu quả ra
sao? Giải pháp nào để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp?
Đây là những vấn đề đang đặt ra cho các cấp, các ngành và ngƣời dân huyện
Ba Chẽ cần giải quyết. Xuất phát từ thực tế khách quan và đặc điểm tình hình
kinh tế xã hội huyện Ba Chẽ, tôi lựa chọn tên đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Ba Chẽ trong giai đoạn CNH - HĐH, quá trình đô thị hóa nông
nghiệp hóa nông thôn, để đánh giá sự phù hợp của công tác sử dụng đất cho
việc phát triển các ngành nghề kinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng cũng nhƣ
quá trình đô thị nông nghiệp hóa nông thôn đang diễn ra tại huyện Ba Chẽ, từ
đó dự báo xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đề
xuất hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với vùng trên địa bàn huyện
Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa số một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp.
- Phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp và rút ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Ba Chẽ.
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Ba Chẽ. Thách thức đặt ra trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
nhằm nâng cao hiệu quả trên địa bàn huyện.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh
Quảng Ninh.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực hiện thu thập số liệu trong giai
đoạn 2010 - 2014.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp để từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
4. Đóng góp và ý nghĩa của đề tài
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận trong quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp, làm rõ vai trò và đóng góp của đất nông nghiệp trong phát triển kinh tế
xã hội. Phân tích kinh nghiệm thực tiễn để rút ra bài học cho huyện Ba Chẽ trong
sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Thứ hai, phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ba Chẽ
trong giai đoạn 2010 – 2014; đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông
qua hệ thống chỉ tiêu. Phân tích kết quả đạt đƣợc và thách thức đặt ra trong sử
dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Thứ ba, căn cứ thực trạng và tình hình thực tiễn trong nghiên cứu thực
tế, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Ba Chẽ.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 4 Chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Chương 2: Địa bàn nghiên cứu và Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu Thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Chương 4: Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm về đất nông nghiệp có nhiều quan điểm và cách hiểu khác
nhau, có khái niệm đƣợc phản ánh quá trình phát triển hình thành, có khái
niệm phản ánh mối quan hệ của đất nông nghiệp với cây trồng. Để thống nhất
cách hiểu và quan điểm, luận văn tiếp cận với hai khái niệm trong Luật đất đai
của Việt Nam.
Theo Luật đất đai (2001), đất nông nghiệp là toàn bộ diện tích đất đƣợc
xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, bao gồm:
đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, diện tích mặt nƣớc dùng vào
mục đích nuôi trồng thủy sản, đất đồng cỏ, đất thí nghiệm nông nghiệp.
Theo Luật đất đai (2003), đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích
sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm
đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối và đất nông nghiệp khác [10], [11].
Nhƣ vậy, có thể hiểu tổng quát về đất nông nghiệp là tƣ liệu sản xuất
trong nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu cho các cây trồng vật nuôi, môi
trƣờng phục vụ cho các nghiên cứu khoa học về nông nghiệp và đảm bảo tái
sản xuất tạo ra nông sản phẩm phục vụ con ngƣời.
1.1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp đƣợc phân loại thành 4 nhóm: Đất sản xuất nông
nghiệp; Đất lâm nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


6

nghiệp khác. Trong đó:
a. Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, gồm: (1) Đất trồng cây hàng năm, bao gồm: đất trồng
lúa (chuyên lúa nước, lúa nước còn lạ, lúa nương); đất cỏ dùng vào chăn nuôi
(trồng cỏ, cỏ tự nhiên có cải tạo); đất trồng cây hàng năm khác (đất bằng
trồng cây hàng năm; đất nương rẫy trồng cây hàng năm). (2) Đất trồng cây
lâu năm, bao gồm: đất trồng cây công nghiệp lâu năm; đất trồng cây ăn quả
lâu năm, đất trồng cây lâu năm khác.
b. Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng
đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng, đất để trồng rừng
mới, gồm: (1) Đất rừng sản xuất, bao gồm: rừng tự nhiên sản xuất, rừng trồng
sản xuất, khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, rừng sản xuất. (2) Đất rừng
phòng hộ, bao gồm: rừng tự nhiên phòng hộ, rừng trồng phòng hộ, khoanh
nuôi phục hồi rừng phòng hộ, trồng rừng phòng hộ. (3) Đất rừng đặc dụng,
bao gồm: rừng tự nhiên đặc dụng, rừng trồng đặc dụng, khoanh nuôi phục hồi
rừng đặc dụng, trồng rừng đặc dụng.
c. Đất nuôi trồng thủy sản là đất đƣợc sử dụng chuyên vào mục đích
nuôi trồng thủy sản, gồm: (1) đất nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ, mặn; (2) Đất
chuyên trồng thủy sản nƣớc ngọt.
d. Đất làm muối là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
e. Đất nông nghiệp khác là đất tại nông thôn để xây dựng nhà kính và
các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác đƣợc pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên
cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ

sở ƣơm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân
để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


7

xuất nông nghiệp.
1.1.1.3. Vai trò của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của
động - thực vật và con ngƣời trên trái đất. Đất đai là điều kiện cần thiết để con
ngƣời tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài ngƣời, tham gia vào
tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy nhiên, đối với mỗi ngành cụ thể đất
đai có vị trí và vai trò khác nhau.
Trong nông nghiệp, đất đai có vị trí đặc biệt, là yếu tố đầu vào của sản
xuất nông lâm nghiệp, sử dụng đất đai có ảnh hƣởng tới kết quả đầu ra, đặc
biệt trong hệ thống sản xuất hàng hóa. Chất lƣợng đất và các lợi thế của đất sẽ
quyết định đến khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra và khả năng sinh lời của đất.
Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế trong
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vì đất đai vừa đóng vai trò là đối tƣợng lao
động, vừa đóng vai trò là tƣ liệu lao động. Đất đai là đối tƣợng lao động vì đất
đai chịu sự tác động của con ngƣời trong quá trình sản xuất để tạo môi trƣờng
cho sinh vật phát triển. Đất đai là tƣ liệu lao động vì đất đai phát huy tác dụng
nhƣ một công cụ lao động. Con ngƣời sử dụng đất đai để chăn nuôi, trồng
trọt, canh tác, không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Với vị trí
và vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc quản lý và
sử dụng đất đai nói chung cũng nhƣ đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng
hƣớng, có hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế, đảm
bảo an ninh lƣơng thực... [1], [3].
1.1.1.4. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế: Đất đai có đặc
trƣng riêng chính là sự khác biệt với các tƣ liệu sản xuất khác trong quá trình
sử dụng. Các tƣ liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng sẽ bị hao mòn
và hỏng hóc, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý, khoa học sẽ lại càng tốt hơn.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


8

Đặc điểm nay có đƣợc là do đất đai có độ phì nhiêu. Độ phì nhiêu của đất
đƣợc chi thành các loại: Độ phì tự nhiên đƣợc tạo ra do quá trình phong hóa
tự nhiên, độ phì loại này gắn liên với thuộc tính lý, hóa, sinh học của đất và
môi trƣờng xung quanh; Độ phì nhân tạo có đƣợc là do kết quả của sự tác
động có ý thức của con ngƣời, bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý, có
căn cứ khoa học để thỏa mãn mục đích của con ngƣời; Độ phì kinh tế là do độ
phì nhiêu mà con ngƣời khai thác sử dụng cho mục đích kinh tế thông qua sự
hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình sản xuất. Từ những
đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải quản lý đất đai một cách chặt chẽ,
theo quy định của luật đất đai, phân loại đất đai một cách chính xác, bố trí sản
xuất nông nghiệp một cách hợp lý, thực hiện chế độ canh tác thích hợp để
tăng năng suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất [3].
Diện tích đất là hữu hạn: Diện tích đất đai là có giới hạn đối với các
hoạt động sản xuất, sinh hoạt và định cƣ trên một phạm vi đất sử dụng. Sự
giới hạn về diện tích đất nông nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt
động khai hoang, khả năng tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Quỹ đất nông
nghiệp là có hạn và ngày càng trở lên khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về
đất đai phục vụ cho quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá cũng nhƣ đáp ứng
nhu cầu đất ở khi dân số ngày một gia tăng. Đặc điểm này ảnh hƣởng đến khả
năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất đai là có hạn không có nghĩa là mức cung về đất đai trên

thị trƣờng là cố định. Tuy quỹ đất đai có hạn nhƣng đƣờng cung về đất đai
trên thị trƣờng vẫn là một đƣờng dốc lên thể hiện mối quan hệ cùng chiều
giữa giá đất và lƣợng cung tiền về đất. Đặc điểm này cho thấy cần quy hoạch
và sử dụng đất đai hợp lý đồng thời quản lý chặt chẽ để vừa đảm bảo nâng
cao thu nhập cho ngƣời nông dân vừa đảm bảo an ninh lƣơng thực trong thời
kỳ CNH - HĐH [3].
Đất đai có vị trí cố định: Các tƣ liệu sản xuất khác có thể đƣợc di
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


9

chuyển trong quá trình sử dụng từ vị trí này sang vị trí khác thuận lợi, nhƣng
với đất đai việc làm đó là không thể. Chúng ta không thể di chuyển đất đai
theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên những vị trí đất đai đã có sẵn. Chính
vị trí cố định đã quy định tính chất hoá - sinh - lý của đất đai đồng thời cũng
góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định về sản xuất nông
nghiệp. Từ những nghiên cứu về đặc điểm đất đai cho biết cần phải bố trí sản
xuất hợp lý cho từng vùng đất phù hợp với lợi thế so sánh và những hạn chế
của vùng, thực hiện quy hoạch, phân bổ đất đai cho các mục tiêu sử dụng một
cách hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông cho
từng vùng để tạo điều kiện sử dụng đất tốt hơn.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên: Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban
tặng cho con ngƣời. Song, thông qua lao động để thoả mãn mong muốn của
mình, con ngƣời làm thay đổi gia trị và độ phì nhiêu của đất đai. Đất nông
nghiệp nếu đƣợc sử dụng hợp lý thì độ phì nhiêu không ngừng tăng lên, các
loại tƣ liệu khác trong quá trình sản xuất thƣờng bị hao mòn và giảm dần giá
trị theo thời gian, còn đất đai không những không bị hao mòn mà còn tăng
dần giá trị của sản phẩm nếu biết khai thác và sử dụng hợp lý [10].
1.1.1.5. Sử dụng đất và nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất nông nghiệp: Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp
nhằm điều hòa mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng và đất trong tổ hợp với nguồn
tài nguyên thiên nhiên khác cũng nhƣ môi trƣờng. Quy luật phát triển kinh tế
xã hội cùng với yêu cầu phát triển bền vững về mặt môi trƣờng cũng nhƣ hệ
sinh thái quyết định phƣơng hƣớng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý,
phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế, xã
hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân
loại. Trong mỗi phƣơng thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu
cầu của sản xuất và đời sống căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với
vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


10

nông nghiệp đƣợc thể hiện ở các khía cạnh sau: (1) Sử dụng hợp lý về không
gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất; (2) Phân phối hợp
lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai đƣợc sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế
sử dụng đất; (3) Quy mô sử dụng đất đai thích hợp, hình thành quy mô kinh tế
sử dụng đất; (4) Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử
dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh [6].
Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp, bao gồm: (1) Đất nông nghiệp
cần đƣợc sử dụng hợp lý và đầy đủ có nghĩa đất nông nghiệp cần đƣợc sử
dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều đƣợc bố trí sử dụng hợp lý với
đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi vừa duy trì đƣợc độ phì nhiêu của đất. (2) Đất nông nghiệp cần
đƣợc sử dụng có hiệu quả kinh tế cao, đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất
trong sử dụng đất nông nghiệp. Nguyên tắc chung là đầu tƣ vào đất nông
nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêm trên một đơn vị diện tích bằng mức
chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó. (3) Đất nông nghiệp cần đƣợc

quản lý và sử dụng một cách bền vững, điều này có nghĩa là cả số lƣợng và
chất lƣợng đất nông nghiệp phải đƣợc bảo tồn không những để đáp ứng mục
đích trƣớc mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng đƣợc cả nhu cầu ngày
càng tăng của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền
với điều kiện sinh thái môi trƣờng. Vì vậy, cần áp dụng các phƣơng thức sử
dụng đất nông nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích trƣớc mắt với lợi ích lâu dài [3].
1.1.1.6. Các loại hình sử dụng đất
Trong đánh giá đất, tổ chức FAO (Food and Agriculture Organization)
đã dƣa ra khái niệm về loại hình sử dụng đất, đƣa việc xác định loại hình sử
dụng đất vào nội dung các bƣớc đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất là
một đối tƣợng của quá trình đánh giá đất.
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


11

mỗi vùng với những phƣơng thức sản xuất và quản lý sản xuất trong điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật đƣợc xác định [1].
Yêu cầu của các loại hình sử dụng đất là những đòi hỏi về đặc điểm và
tính chất đất đai để bảo vệ mỗi loại hình sử dụng đất theo hƣớng phát triển
bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trƣởng, quản lý, chăm sóc, các yêu cầu
bảo vệ đất và môi trƣờng. Có thể liệt kê một số loại hình sử dụng đất phổ biến
trong nông nghiệp nhƣ:
- Chuyên trông lúa có thể canh tác nhờ nƣớc mƣa hay có nƣớc tƣới chủ
động, trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm.
- Chuyên trồng màu thƣờng áp dụng cho những vùng đất cao thiếu
nƣớc tƣới, đất có thành phần cơ giới nhẹ.
- Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, áp dụng các công thức luân canh
nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu

cuộc sống con ngƣời, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì nhiêu của đất.
Cũng có thể khắc phục những hạn chế về điều kiện tƣới không chủ động một
số thời gian nhất định trong năm, nhất là mùa khô.
- Bên cạnh đó, loại hình sử dụng đất đƣợc sử dụng cho mục đích trồng
cỏ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng.
1.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm truyền thống: Hiệu quả kinh tế là nói đến phần còn lại
của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Hiệu quả kinh tế đƣợc
đo bằng các chi phi và lãi. Nhiều tác giả theo quan điểm này cho rằng, hiệu
quả kinh tế đƣợc xem nhƣ là tỷ lệ giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra hay
ngƣợc lại là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ
tiêu hiệu quả này thƣờng là giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng
vốn đƣợc tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh [8].
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


12

Quan điểm truyền thống chƣa thật sự toàn diện khi xem xét đến hiệu
quả kinh tế. Sự thiếu toàn diện đƣợc thể hiện qua những khía cạnh sau: (1)
Hiệu quả kinh tế đƣợc xem xét với quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng
thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tƣ. Trong khi đó, hiệu quả kinh
tế lại là vấn đề rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết đƣợc kết
quả đầu tƣ mà còn giúp chúng ta xem xét trƣớc khi ra quyết định có nên tiếp
tục đầu tƣ hay không và nên đầu tƣ bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phƣơng
diện này, quan điểm truyền thống chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ. (2) Quan điểm
truyền thống không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do đó, thu và chi trong tính toán hiệu quả kinh tế
là chƣa đầy đủ và chính xác. (3) Hiệu quả kinh tế chỉ bao gồm hai phạm trù

cơ bản là thu và chi, hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chính
đơn thuần nhƣ chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả. Trong khi
đó, các hoạt động đầu tƣ và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn
thuần về mặt kinh tế mà còn trên cả các phƣơng diện khác nữa. Bên cạnh đó,
có những phần thu lợi hoặc những khoản chi phí mà lúc đầu khó hoặc không
lƣợng hóa đƣợc những lại đáng kể thì lại không đƣợc phản ánh ở cách tính
theo quan điểm truyền thống này.
Theo quan điểm hiện đại: Các nhà kinh tế đã đƣa ra quan niệm hiện đại
về hiệu quả kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế của quan điểm truyền
thống. Theo quan điểm hiện đại, khi tính hiệu quả kinh tế phải căn cứ vào tổ
hợp các yếu tố. Bao gồm: (1) Trạng thái động của mối quan hệ đầu vào và
đầu ra. Cần phân biết rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các
nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm thu thêm trên
một đơn vị đầu vào đầu tƣ thêm. Tỷ số giữa đầu vào và đầu tƣ đƣợc gọi là sản
phẩm biên. Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị thu thêm trên một đơn vị chi
phí đầu tƣ thêm. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố đầu
vào và giá sản phẩm. Hiệu quả phân bổ đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


13

phí biên. Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tƣ thêm. Chỉ
đạt đƣợc hiệu quả kinh tế khi cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn
lực là tối đa. (2) Yếu tố thời gian các nhà kinh tế đƣơng đại đã coi thời gian là
một yếu tố trong tính toán hiệu quả. Cùng đầu tƣ một lƣợng vốn nhƣ nhau và
cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhƣng có thể có hiệu quả khác nhau trong
những thời điểm khác nhau. (3) Hiệu quả tài chính, xã hội và môi trƣờng các
quan điểm hiện đại cho rằng hiệu quả về tài chính phải phù hợp với xu thế
thời đại, phù hợp với chiến lƣợc tăng trƣởng và phát triển kinh tế bền vững

của các quốc gia hiện nay.
Nhƣ vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản
ánh mặt chất lƣợng của hoạt động kinh tế và là đặc trƣng của mọi hình thái kinh
tế xã hội. Do đó, để có một quan điểm hoàn chỉnh về hiệu quả kinh tế, xuất phát
từ luận điểm kinh tế học và những luận điểm của lý thuyết hệ thống cho rằng nền
sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình
thành giữa con ngƣời và con ngƣời trong quá trình sản xuất.
1.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan nhƣng nó không
phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích yêu cầu đặt ra đối với quá
trình sản xuất cũng nhƣ các mục tiêu của mọi thành phần kinh tế là khác nhau
nên chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cũng hết sức đa dạng. Hiệu quả kinh tế
liên quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, việc lƣợng hóa cụ thể các yếu tố này để xác định hiệu quả kinh tế
là vấn đề gặp nhiều khó khăn (đặc biệt trong sản xuất nông lâm nghiệp) khó
khăn thể hiện nhƣ sau:
Đối với yếu tố đầu vào: Trong sản xuất nông nghiệp, các tƣ liệu sản
xuất là tài sản cố định đƣợc sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều
năm và mức độ sử dụng không đều theo thời gian. Hơn nữa có loại rất khó
xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn, do vậy việc tính khấu hao và
phân bổ chi phí để tính đúng hiệu quả chỉ có tính chất tƣơng đối. Trong thực
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


14

tế, xác định yếu tố đầu vào bao gồm chi phí trung gian, chi phí sản xuất, chi
phí lao động và dịch vụ, chi phí vốn đầu tƣ và đất đai, chi phí quản lý và các
loại chi phí khác trong quá trình sản xuất.
Đối với các yếu tố đầu ra: Trong kết quả sản xuất thì chỉ có thể lƣợng

hóa và so sánh đƣợc đối với kết quả vật chất cụ thể. Đối với những kết quả
khác nhƣ vấn đề bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tạo công ăn việc làm, nâng cao
độ phì của đất, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng, tái tạo sản xuất mở rộng...
không thể lƣợng hóa đƣợc và thƣờng biểu hiện hiệu quả sau một thời gian dài
nên việc xác định các yếu tố đầu ra cũng gặp những trở ngại, phức tạp. Trong
thực tế, xác định yếu tố đầu ra có thể bao gồm khối lƣợng sản phẩm, giá trị
sản xuất, giá trị gia tăng, lợi nhuận, doanh thu [12].
Bản chất hiệu quả kinh tế, về mặt lƣợng là xem xét, so sánh kết quả thu
đƣợc và chi phí bỏ ra, ngƣời ta chỉ thu đƣợc hiệu quả kinh tế khi kết quả thu
đƣợc lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng
cao và ngƣợc lại. Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao là phản ánh
nỗ lực của từng quá trình, mỗi cấp quản lý trong hệ thống sản xuất, đồng thời
phản ánh trình độ năng lực quản lý sản xuất. Sự gắn bó của việc giải quyết
những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu về mục tiêu chính trị xã
hội. Hai mặt định tính và định lƣợng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế có
mối quan hệ mật thiết với nhau [5].
1.1.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả
kinh tế của quá trình sản xuất diễn ra trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Trong quá trình khai thác, sử dụng đất nông nghiệp con ngƣời luôn mong muốn
thu đƣợc nhiều sản phẩm nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp nhất.
Điều đó khẳng định rằng, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trƣớc
hết, phải đƣợc xác định bằng kết quả thu đƣợc trên một đơn vị diện tích cụ thể,
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


15

kết quả thu đƣợc trên một đồng chi phí, trên một lao động đầu tƣ.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải quan tâm đến

những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội bao gồm: giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn. Điều
đó khẳng định thêm rằng, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội
rất sâu sắc. Thực chất vấn đề này là đề cập đến hiệu quả xã hội khi đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải quan tâm tới những ảnh
hƣởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trƣờng xung quanh. Nông nghiệp là
ngành sản xuất chịu tác động và cũng có tác động nhiều đến môi trƣờng cũng
nhƣ hệ sinh thái. Chỉ có thể phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững khi con
ngƣời biết cách bảo vệ và cải thiện môi trƣờng cùng hệ sinh thái.
Nhƣ vậy, để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp cần phải đề cập tới ba vấn đề bao gồm hiệu quả kinh tế, xã hội và hiệu
quả môi trƣờng [6].
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp: Để đánh giá
hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ, toàn diện, chúng ta cần xem xét và căn cứ
vào mối quan hệ giữa lƣợng sản phẩm đầu ra tính bình quân trên mỗi đơn vị
diện tích đất canh tác hoặc gieo trồng với các mức chi phí đầu vào khác nhau.
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả
của từng loại cây trồng vật nuôi, công thức luân canh hay phƣơng thức sản
xuất trên đơn vị diện tích đất.
Trong nghiên cứu còn nhiều quan điểm về tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
kinh tế về sản xuất xã hội. Có thể phân thành ba nhóm quan điểm: (1) Nhóm 1
coi tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội là một mức nào đó về hiệu quả
(H0) để dựa vào đó có thể kết luận là sản xuất có hiệu quả hay không, tiêu chuẩn
đƣợc hiểu nhƣ vậy thƣờng dùng để đánh giá, so sánh, lựa chọn các phƣơng án;
(2) Nhóm 2 coi tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là mức hiệu quả
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


16


tối đa có thể đạt đƣợc trong những điều kiện nhất định; (3) Nhóm 3 đƣợc đại
diện bởi một số nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
kinh tế nền sản xuất xã hội là do các quy luật kinh tế cơ bản quyết định.
Ngoài ra, có một số nhà kinh tế cho rằng tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế
nền sản xuất xã hội là tăng năng suất lao động. Nhóm này đồng nhất hiệu quả
kinh tế nền sản xuất xã hội với các biểu hiện cụ thể của nó. Theo tiêu chuẩn
này, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của nền sản xuất xã hội là đạt đƣợc quan hệ
tối ƣu giữa kết quả kinh tế đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc mục đích đó.
Từ mục đích nhất quán đó, quan điểm này cũng cho phép gắn hiệu quả kinh tế
với lợi ích kinh tế, tức là với động lực của sự tăng trƣởng và phát triển kinh
tế, không thể tách rời vấn đề tăng trƣởng và phát triển với vấn đề hiệu quả.
Nhƣ vậy, tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải đƣợc xem xét với sự ứng
dụng lý thuyết sản xuất cơ bản theo nguyên tắc tối tƣu hóa có ràng buộc.
Trong điều kiện sản xuất nhất định, việc sử dụng đất đai phải cố gắng tối
thiểu hóa chi phí đầu vào theo nghĩa tiết kiệm, các chi phí không cần thiết để
sản xuất ra lƣợng sản phẩm nào đó hoặc cố gắng tối đa hóa lƣợng sản phẩm
một khi có giới hạn về diện tích và các yếu tố sản xuất khác. Tiêu chuẩn hiệu
quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp phải gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội
của các chủ thể và ngành hàng trong nền kinh tế quốc dân. Tiêu chuẩn đánh
giá sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp dựa trên quan điểm sử dụng đất tổng
hợp, bền vững dựa trên chỉ tiêu đánh giá: (1) Đảm bảo an ninh lƣơng thực và
tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị hàng hóa đƣợc thị trƣờng chấp nhận, thúc đẩy
sản xuất nông nghiệp phát triển, thực hiện tập trung và chuyên canh hóa trong
sản xuất. (2) Có thu nhập, hiệu quả kinh tế và khả năng sinh lời cao. Kiểm
soát đƣợc xói mòn, bảo vệ và duy trì độ phì của đất, tăng năng suất cây trồng
và giữ đƣợc quỹ đất, nguồn nƣớc đa dạng sinh học và tạo ra nhiều sản phẩm.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



×