Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu, đề xuất chế độ nước hợp lý để phát triển rừng tràm tái sinh vườn quốc gia u minh thượng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO – BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM
--------------------

PHẠM VĂN TÙNG
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CHẾ ĐỘ NƯỚC HỢP LÝ
ĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÀM TÁI SINH
VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG

Chuyên ngành : Môi trường đất và nước
Mã số

: 62 44 03 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam
Viện Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam

Người hướng dẫn Khoa học:
1. PGS.TS Lương Văn Thanh
2. PGS.TS Thái Thành Lượm
Phản Biện 1:
Phản Biện 2:
Phản Biện 3: ……………………………………


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
họp tại:
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
658 Đại lộ Võ Văn Kiệt, Phường 01, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Vào hồi ….. giờ ….. phút, ngày 2 tháng 12 năm 2016

Có thể tìm đọc luận án tại:
-

………………………………………………….

-

………………………………………………….

-

………………………………………………….


-1-

MỞ ĐẦU
SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Tháng 3 năm 2002 đã xảy ra cháy trong vùng lõi của VQG
UMT, tổng diện tích bị cháy là 3.212 ha. Do đặc điểm tự nhiên của
khu vực có thời tiết khô hạn kéo dài, đất rừng nhiều vật liệu dễ cháy
nên rừng luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy cao.
Từ sau cháy rừng đến nay, quản lý chế độ nước duy trì ở mức
cao trong thời gian dài để phòng chống cháy rừng đã làm thay đổi

dần sinh cảnh, hệ sinh thái dưới tán rừng thay đổi. Do đó, nhiệm vụ
quản lý nước là rất quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái rừng
tràm sau cháy rừng. Quản lý nước là thực hiện chuỗi hành động kiểm
soát nước hợp lý nhằm tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của
các loài động, thực vật, giúp cho tràm và các loài cây khác trong hệ
sinh thái phát triển bình thường nhưng phải đáp ứng được tiêu chí
phòng cháy, chữa cháy rừng và duy trì phù hợp các sinh cảnh.
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của rừng tràm,
đặc biệt sau đợt cháy rừng cho thấy không thể bảo vệ tốt VQG UMT
nếu không làm tốt công tác quản lý nước. Từ đó dẫn đến việc thực
hiện đề tài là điều rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.
0.1

0.2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng tràm tái sinh ở
các mức độ ngập nước khác nhau từ sau khi cháy rừng đến nay.
- Xác định được chế độ nước hợp lý nhằm phát triển rừng tràm
tái sinh và chống cháy rừng ở VQG.
- Đề xuất được giải pháp QL nước phù hợp cho vùng lõi VQG.
b) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là
chế độ nước phù hợp cho phát triển rừng tràm tái sinh sau


-2-

cháy rừng ở VQG U Minh Thượng.
c) Phạm vi nghiên cứu: Là khu vực rừng tràm tái sinh có diện

tích bị cháy năm 2002 là 3.212 ha, nằm trong khu vực vùng lõi
có diện tích 8.003 ha của VQG U Minh Thượng.
0.3 CÁCH TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN
Tiếp cận qua thực tiễn quản lý rừng; Tiếp cận kế thừa các kết
quả khoa học kỹ thuật, cơ sở dữ liệu đã có; và tiếp cận qua các
phương pháp quản lý chế độ nước trên nguyên tắc lợi dụng tổng hợp.
0.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
a) Ý nghĩa khoa học: Giải quyết được vấn đề chính về chế độ
nước và môi trường hệ sinh thái trên vùng đất than bùn ngập nước
theo mùa đặc trưng. Kết quả nghiên cứu góp phần bảo vệ và phát
triển bền vững rừng tràm ở VQG UMT.
b) Ý nghĩa thực tiễn: Kết qủa NC giúp cho các nhà quản lý có
thêm thông tin trong phát triển bền vững ở VQG UMT. Đề xuất chế
độ nước hợp lý, đề xuất hệ thống CTTL nhằm giúp các nhà tư vấn có
thêm dữ liệu trong quản lý nước phù hợp với VQG hiện nay. Kết quả
NC có thể tham khảo cho quản lý ở các VQG có điều kiện tượng tự.
0.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Xác định được chế độ nước hợp lý để phát triển rừng tràm tái
sinh trên đất than bùn ở VQG U Minh Thượng làm cơ sở để điều tiết
chế độ nước hợp lý. Kết quả được mô phỏng bằng bản đồ trực quan
"Phân bố diện tích theo sinh cảnh ngập nước phù hợp".
Lựa chọn được những thời điểm bắt đầu tích nước phù hợp để
có được chế độ nước hợp lý trong cả năm, trên cơ sở tính toán tài
nguyên nước từ mưa với các tần suất mưa khác nhau. Thời điểm tích
nước được xác định hàng năm là khoảng từ ngày 11/9 cho năm ít
nước (tần tuất 75%), khoảng từ ngày 1/10 cho năm nước trung bình
(tần tuất 50%) và khoảng từ ngày 21/10 cho năm nhiều nước (tần


-3-


tuất 25%). Bước đầu đề xuất được giải pháp quản lý nước phù hợp
để phát triển vùng lõi rừng tràm ở VQG.
Kết quả nghiên cứu của luận án về quản lý chế độ nước hợp lý
cho rừng tràm tái sinh ở VQG U Minh Thượng đã đưa vấn đề điều
tiết nước cho rừng tràm các VQG khu vực Nam bộ lên mức độ cao
hơn để giải quyết tốt môi trường sinh thái cho hệ sinh thái rừng tràm
phát triển và phòng chánh cháy rừng vào thời kỳ mùa khô.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió
mùa với nền nhiệt cao suốt các tháng trong năm. Lượng mưa phân bố
không đều tạo ra 5 tháng mùa khô và 7 tháng mùa mưa. Từ đặc điểm
khí hậu, trong điều kiện địa hình thấp – trũng đã hình thành nên hệ
sinh thái đất rừng đặc trưng ngập nước theo mùa.
1.1

HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH ĐIỀU TIẾT NƢỚC
Hệ thống công trình trong VQG được đánh giá chưa hoàn
thiện nên không có sự phối hợp hoạt động điều tiết nước đồng bộ,
dẫn đến mực nước luôn ở mức cao trong rừng.
1.2

QUẢN LÝ NƢỚC Ở VQG U MINH THƢỢNG
Nước ngọt phục vụ cho sinh trưởng và phòng chống cháy rừng
được xác định chủ yếu từ nước mưa. Vì vậy, giải pháp trữ ngọt trong
VQG là rất cần thiết. Do địa hình không đồng đều và giai đoạn 20022009 quản lý nước một bậc ở mức cao làm một số vùng thấp bị ngập
sâu. Hoạt động quản lý nước trong vùng lõi VQG thời gian từ năm

2010 đến nay đã có một số biến chuyển qua việc phân làm 3 khu
riêng biệt để quản lý theo cao độ (Khu A khu B và khu C).
1.3


-4-

 Đánh giá thực trạng quản lý nước:
Tài liệu mực nước được thu thập từ Ban quản lý VQG UMT
[3] [20] [32] [38] được chia làm 3 thời kỳ khác nhau để đánh giá:
Trước khi xảy ra cháy rừng tháng 3/2002; sau khi xảy ra cháy rừng
đến hết năm 2009; từ năm 2010 đến năm 2016. Kết quả thu thập là
mực nước trung bình tháng h th (cm) theo thời gian. Số liệu được tính
chuyển qua mức so sánh là cao độ quốc gia tại trạm Hòn Dấu.
Quản lý nước trước năm 2002: Mực nước cao nhất là H
max=154cm tương ứng với 1.820 ha (≈22% diện tích) không bị ngập
quanh năm; Mực nước thấp nhất H min=87cm tương ứng với 2.375ha
(≈30% diện tích) bị ngập nước quanh năm; Như vậy sẽ có 3.808ha
(≈48% diện tích) bị ngập nước theo mùa. MN trung bình năm H nam
= 132cm gần ngang bằng với cao độ trung bình là Ztb = 133cm. Thời
gian mực nước dưới cao độ trung bình là 6 tháng.
Quản lý nước từ năm 2002 đến nay có nhiều thay đổi so với
trước khi xảy ra cháy rừng và MN ở mức cao hơn nhiều. Thể hiện rõ
nhất qua diện tích ngập nước quanh năm tăng từ 30% lên 50% (giai
đoạn 2003-2009) và duy trì ở mức 44% (khu C) (giai đoạn 20102015). Hầu như không có thời gian mực nước dưới cao độ TB.
 Xác định mực nước hao trong rừng tràm:
Kết quả từ tài liệu [18] đã xác định được MN bị bốc thoát hơi
và rò rỉ trong rừng tràm 5 tháng mùa khô là 51,4cm. Nếu trừ đi lượng
mưa thì MN giảm đi trong 5 tháng mùa khô ≈32cm. Theo công thức
(1.1), tính toán tương quan qua lượng bốc hơi có được mực nước hao

mùa mưa sẽ là 2,77mm/ngày (chưa tính lượng mưa).
1.4

CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỘ NƢỚC

VÀ MÔI TRƢỜNG SINH THÁI
NC của luận án là chế độ nước phù hợp cho yêu cầu của môi
trường hệ sinh thái và phòng chống cháy rừng, do vậy NCS đề cập


-5-

kết quả các nghiên cứu liên quan: Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực
[30] “hệ thống phân loại đất ngập nước VN”; tổ chức CARE [3]
“NC tổng hợp về nhiều lĩnh vực như MT sinh thái, thực vật, động
vật, đất đai, chế độ thủy văn,…”; Lê Minh Lộc [12] “PP đánh giá
nhanh sinh khối và ảnh hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng
tràm trên đất than bùn và đất phèn”; Phạm Xuân Quý [19] “NC về
một số đặc điểm lâm học của rừng tràm trồng (Melaleuca cajuputi) ở
ĐBSCL”; Phạm Trọng Thịnh [34] “đánh giá ảnh hưởng của cháy
rừng đối với VQG UMT”; Vương Văn Quỳnh [18] “các giải pháp
phòng chống và khắc phục hậu quả cháy rừng cho vùng U Minh”;
Vương Văn Quỳnh, Trần Văn Thắng, Trần Quang Bảo [20] [1]
“quản lý nước cho phòng cháy và bảo tồn rừng ở VQG UMT” và
“chế độ ngập nước thích hợp đảm bảo phòng chống cháy và duy trì
sự phát triển rừng tràm ở hai VQG UMT và UMH”; Lương Văn
Thanh, Phạm Văn Tùng [26] “Biên hội, đánh giá tổng quan sinh thái
VQG UMT và đề xuất giải pháp bảo tồn”; Trần Văn Thắng [32] “ảnh
hưởng của chế độ ngập nước đến thảm thực vật ở VQG U Minh
Thượng”; Phạm Trọng Thịnh [36] “QH bảo tồn và phát triển bền

vững VQG UMT đến năm 2020”; Một số NC về sinh trưởng của cây
tràm của Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền [15], Hồ Văn
Phúc [21], Nguyễn thanh Bình [2], Phạm Thế Dũng và Vũ Đình
Hưởng [6]; Richard B. Primarck [22] “cơ sở sinh học bảo tồn”;
Markus Schmidt, Helge Torgersen, Astrid Kuffner và nnk [16] trình
bày “quan điểm toàn cầu về đa dạng sinh học”; Doran, J.C. và Gunn,
B.V. [45] “nghiên cứu về đặc điểm phân bố và sinh thái của cây
tràm”; Smathi [57] [58] “NC về cấu trúc và sinh trưởng rừng tràm”;
Yamanoshita Takashi [59] “NC về ảnh hưởng của môi trường đến
sinh trưởng của rừng tràm”; Takeshi [60] “NC về sinh khối rừng
tràm”.


-6-

NHẬN XÉT PHẦN TỔNG QUAN
Cao độ địa hình trong vùng lõi VQG thay đổi không đều,
chênh lệch cao độ giữa các khu vực lớn là điều kiện khó khăn cho
công tác quản lý chế độ nước. Mùa khô hầu như không có mưa lại
kèm theo lượng bốc hơi lớn, làm cho nhu cầu nước tăng cao.
Đã phân tích làm rõ thực trạng quản lý nước ở VQG từ trước
khi xảy ra cháy rừng cho đến nay. Kết quả cho thấy quản lý nước từ
sau khi xảy ra cháy rừng ở mức rất cao. Chế độ nước đã làm thay đổi
tỷ lệ diện tích ngập nước tương ứng với các sinh cảnh ngập nước
quanh năm chiếm ưu thế, sinh cảnh ngập nước theo mùa bị thu hẹp
và thời gian ngập nước trung bình trong năm tăng lên.
Đã có nhiều các NC liên quan đến chế độ nước và môi trường
sinh thái ở VQG. Một số các NC đề cập đến chế độ nước phục vụ
phòng chống cháy rừng nhưng đều chưa đi đến cuối cùng hoặc chưa
thỏa đáng. Một số NC đã đề xuất hệ thống CT phục vụ điều tiết chế

độ nước nhưng chưa trình bày cụ thể cơ sở khoa học để XD, bố trí vị
trí, tính toán kỹ thuật. Từ đó, nghiên cứu sinh nhận thấy cần đi sâu
NC thêm để làm rõ hơn về chế độ nước cho rừng tràm tái sinh ở
VQG, bao gồm: MN trong rừng theo không gian và thời gian trong
năm; tài nguyên nước từ mưa đáp ứng yêu cầu nước; thời điểm trong
năm bắt đầu trữ nguồn nước mưa và giới hạn tích nước; và hệ thống
CT cùng các giải pháp quản lý để điều tiết nước hợp lý cho VQG.
1.5

CHƢƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xác định mực nước hợp lý theo không gian (từng
khu trong VQG) và thời gian trong năm; Nghiên cứu tài nguyên
nước từ mưa đáp ứng theo yêu cầu nước trong năm; Nghiên cứu xác
2.1


-7-

định các thời điểm trong năm bắt đầu tích trữ nguồn nước mưa để có
được chế độ nước hợp lý; Nghiên cứu hệ thống công trình và các giải
pháp quản lý để điều tiết chế độ nước hợp lý.
2.2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh học của rừng tràm tái sinh
ở VQG U Minh Thƣợng
 Cơ sở khoa học điều tra đo đạc lâm sinh:

Để thuận tiện cho việc xác định khả năng tái sinh của rừng
tràm, trong luận án này chia ra làm 3 mức độ ảnh hưởng của ngập
nước để khảo sát là 0÷<30cm; 30÷60cm; và >60cm. [1] [2] [12] [20]
Theo [28] [29]. Trong luận án này với nhiệm vụ tập trung vào
thực hiện nghiên cứu “nắm bắt được tình hình sinh trưởng, quy luật
sinh trưởng và tăng trưởng cũng như khả năng sản xuất của rừng”.
Các chỉ tiêu cần thực hiện: Xác định ô mẫu, mật độ rừng, cây tiêu
chuẩn; trữ lượng rừng; sinh khối rừng. Điều tra đo cây cá thể trong ô
mẫu: xác định chiều cao cây bình quân, đường kính tán bình quân
(Dtán), đường kính thân cây bình quân tại 1,3m (D1,3).
 Phương pháp nghiên cứu khảo sát đo đạc lâm sinh:
- Phân chia rừng tràm tái sinh theo độ sâu ngập nước;
- Xác định ô mẫu: Chọn mật độ ô mẫu là 15 ô, tương ứng với 3
mức ngập nước (5 ô mẫu cho một mức độ ngập), diện tích 500m2,
kích thước 20x25m. Xác định chiều dày tầng than bùn của từng ô.
- Điều tra đo cây cá thể và cây giải tích: đường kính thân cây tại
1,3m (D1,3); chiều cao cây (H); đường kính tán (Dtán); Sinh khối tươi:
vỏ, gỗ không vỏ, cành nhánh, lá, phần rễ dưới đất.
(Ghi chú: H (m) là chiều cao cây bình quân của ô mẫu; hi (m) là chiều cao
cây thứ i của ô mẫu (i thuộc miền n); n (cây) là tổng số cây của ô mẫu; N
(cây/ha) là mật độ rừng; notci (cây/ha) là mật độ cây của ô mẫu thứ I; ni
(cây) là số cây của ô mẫu thứ i (i thuộc miền a); a (ô) là số ô mẫu; si (ha) là


-8diện tích của ô mẫu thứ i; V (m3) là cây bình quân thể tích; f1,3 là hệ số
hình số thân cây ngang ngực).
n

- Xác định chiều cao cây bình quân:


H

h

i

(2.1)

1

n

- Xác định đường kính tán bình quân (Dtán)
- Xác định đường kính thân cây bình quân tại 1,3m (D1,3)
- Xác định mật độ rừng: N (cây / ha)   n ; n (cây / ha)  ni (2.2)
a

otci

1

a

otci

- Xác định trữ lượng rừng: M (m /ha) = N. V
 2
; f1,3=0,45
V (m 3 )  .D1,3 .H . f1,3
3


si

(2.3)
(2.4)

4

- Xác định cây tiêu chuẩn.
- Nghiên cứu sinh khối rừng tràm qua thu thập số liệu trong 15
ô mẫu ở các mức độ ngập nước. Xây dựng mối quan hệ giữa những
bộ phận sinh khối với D1,3 dựa theo 8 hàm hồi quy đơn mặc định
trong phần mềm thống kê Statgraphics Centurion XVII. Từ đó, lựa
chọn hàm tương quan phù hợp nhất để tính toán.
2.2.2 Nghiên cứu phƣơng án quản lý nƣớc
 Quản lý chế độ nước trên cơ sở mặt bằng hạ tầng hiện trạng:
Giữ nguyên mặt bằng hiện trạng với các cơ sở hạ tầng như
hiện trạng để tìm ra phương án quản lý chế độ nước hợp lý luôn là ưu
tiên. Tuy nhiên, như đã phân tích trong luận án tại các mục 1.2, 1.3
thì VQG có hệ thống công trình chưa đáp ứng được yêu cầu. VQG
đã có những thay đổi về phân khu, về quản lý điều tiết nước nhưng
đều chưa mang lại hiệu quả. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh lại phân
khu và bổ sung công trình phục vụ quản lý chế độ nước hợp lý hơn.
 Quản lý chế độ nước hợp lý trên cơ sở lựa chọn lại phương án
phân khu và bổ sung công trình hạ tầng:
Phân lại khu quản lý rừng và bổ sung công trình hạ tầng phục
vụ quản lý chế độ nước hợp lý là việc làm cần thiết trong gian đoạn
tới ở VQG UMT. Nhiệm vụ nhằm khắc phục những hạn chế mà hệ



-9-

thống cơ sở hạ tầng hiện nay chưa đáp ứng được cho sinh trưởng của
cây tràm, bảo tồn đa dạng sinh học và phòng chống cháy rừng.
2.2.3 Nghiên cứu xác định chế độ nƣớc hợp lý
 Cơ sở khoa học xác định chế độ nước hợp lý:
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trong quản lý nước của VQG, chế
độ nước được xác định cần đáp ứng nhiều yêu cầu cụ thể:
- Cho sinh trưởng của cây tràm: MN ngập không vượt quá 4060cm và thời gian ngập tối đa không quá 6 tháng/năm.
- Bảo tồn đa dạng sinh học. Sinh cảnh không ngập quanh năm
≈20% DT; ngập nước theo mùa ≈50% DT; ngập nước quanh năm
≈30% DT; Thời gian MN dưới cao độ TB là ≥6 tháng/năm. MN thấp
hơn 30cm dưới mặt than bùn không quá 3 tháng liên tục mỗi năm.
- Quản lý nước cho phòng chống cháy rừng: mực nước ngầm
thời điểm khô hạn nhất cần giữ ở khoảng cách mặt đất ≤50cm và tỷ
lệ diện tích có nguy cơ cháy cao không vượt quá 20% diện tích.
Cơ sở khoa học lựa chọn số liệu tính toán thủy văn: Trong khu
vực VQG UMT không có trạm đo khí tượng thủy văn. Do đó lựa
chọn sử dụng trạm Rạch Giá cách vùng nghiên cứu ≈46km với chuỗi
số liệu 31 năm liên tục (1985÷2015) để tính toán.
 Phương pháp nghiên cứu xác định chế độ nước hợp lý:
- Phương pháp phân tích hệ thống: Sử dụng lý thuyết phân tích
hệ thống trong phân tích và đánh giá với đối tượng nghiên cứu là một
tổng thể gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố có quan hệ tương hỗ với
nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp.
- Phương pháp phân tích thống kê trong thủy văn: Phương pháp
tính lượng mưa ứng với các tần suất thiết kế theo đường Pearson III,
đã được viết thành phần mềm và hiện được sử dụng rộng rãi.
2.2.4 Nghiên cứu đề xuất hệ thống công trình và giải pháp quản
lý điều tiết chế độ nƣớc



- 10 -

 Cơ sở khoa học đề xuất hệ thống công trình:
Để phục vụ điều tiết chế độ nước hợp lý cần có hệ thống
CTTL làm công cụ hỗ trợ. Các nhiệm vụ: Tiêu thoát nước dư thừa;
Trữ nước trong các khu theo chế độ nước hợp lý; Điều tiết nước giữa
các khu hợp lý; Các công trình phải thân thiện với môi trường, hạn
chế thay đổi cảnh quan tự nhiên, không làm mất đi những đặc điểm
sinh thái đặc trưng, dễ xây dựng, dễ quản lý vận hành.
 Phương pháp tính toán thủy văn công trình:
Căn cứ theo QP.TL.C-6-77 “Quy phạm TT các đặc trưng thủy
văn thiết kế”, quan hệ giữa tổng lượng W(m3) và lưu lượng Q (m3/s)
có dạng:

t2

W = 86400  Qi ; WP= 103 HP. . F ; QP =

(2.15) (2.16) (2.17)

t1

 Phương pháp tính toán thủy lực xác định kích thước CT:
Xác định khẩu độ cống: Sử dụng giáo trình thủy lực do
Trường ĐHTL xuất bản (2005), áp dụng công thức tính lưu lượng
qua cống (đối với cống chảy ngập). Công thức có dạng sau:
QC = . ωd.
(m3/s)

(2.18)
Xác định kích thước đường tràn: Sử dụng Quy phạm thủy lực
đập tràn QP.TLC-8-76 của Bộ NN&PTNT (áp dụng với chế độ chảy
tự do). Công thức có dạng sau:
Q = mb√

b=



(2.19)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Phân tích đưa ra phương pháp nghiên cứu đặc điểm lâm sinh
học của rừng tràm ở các mức độ ngập nước khác nhau (0÷<30cm,
30÷60cm và >60cm) từ số liệu điều tra rừng tràm tái sinh với các chỉ
số: mật độ rừng; cây tiêu chuẩn; trữ lượng rừng; và sinh khối rừng.
Phân tích đưa ra PP nghiên cứu xác định chế độ nước hợp lý
2.3


- 11 -

với cơ sở khoa học được xác định là chế độ nước cho: sinh trưởng
của cây tràm; bảo tồn đa dạng sinh học; và phòng chống cháy rừng.
Xác định các phương pháp nghiên cứu đề xuất hệ thống công
trình. Hệ thống công trình thủy lợi làm công cụ hỗ trợ để đạt hiệu
quả cao trong việc triển khai điều tiết chế độ nước hợp lý: tiêu thoát
lượng nước dư thừa; trữ nước; điều tiết nước giữa các khu;... Kết qủa
đã đưa ra các phương pháp tính toán công trình theo quy phạm.

CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 CÁC CHỈ TIÊU LÂM SINH CỦA RỪNG TRÀM TÁI SINH
Thực hiện điều tra rừng tràm tái sinh sau cháy rừng làm 4 đợt.
Điều tra tại 15 ô tiêu chuẩn vào những thời điểm khác nhau: Đợt 1
tháng 4/2009, khi rừng tràm tái sinh được 7 năm [26]; Đợt 2 tháng
4/2012, tái sinh được 10 năm; Đợt 3 tháng 4/2014, tái sinh được 12
năm; Đợt 4 tháng 4/2016, tái sinh được 14 năm.
Nhận xét kết quả:
- Mức ngập nông 0÷<30cm có sinh trưởng D1,3, Hvn, Hđc và Dtán
tốt nhất, giảm dần ở các mức ngập cao hơn qua 4 lần điều tra.
- Mật độ cây tràm tái sinh sau cháy rừng có quan hệ chặt chẽ
với mức độ ngập nước và đường kính của cây, ghi nhận được:
 Mức ngập nông và ngập trung bình, mật độ cây tràm tái sinh
cao nhất khi rừng được 7 năm và giảm dần qua các năm tiếp
theo đến khi rừng tràm tái sinh được 14 năm. Khi đó đường
kính cây tăng từ 5,2cm lên 9,8cm và từ 4,3cm lên 6,9cm.
 Ở mức ngập sâu, mật độ cây tái sinh tăng dần theo thời gian từ
8.700 cây/ha khi rừng tràm tái sinh được 7 năm lên 9.990
cây/ha khi 14 năm. Đường kính tăng từ 3,2cm lên 4,4cm.
 Mật độ cây tái sinh cao nhất khi rừng tràm tái sinh được 7 năm


- 12 -

là 14.282 cây/ha tương ứng với mức ngập nông từ 0÷30cm.
- Mức ngập càng cao thì tỷ lệ cây TB, xấu và đổ ngả càng nhiều.
- Về trữ lượng rừng tràm tái sinh: Ở độ ngập nông rừng tràm
cho trữ lượng cao nhất và giảm dần ở các mức ngập cao hơn. Trữ
lượng rừng tăng dần theo thời gian năm tái sinh. Trữ lượng trung

bình thấp nhất là 41,92 m3/ha khi rừng tràm tái sinh được 7 năm và
tăng lên là 145,92 m3/ha khi rừng tràm tái sinh được 14 năm.
- Về sinh khối rừng tràm tái sinh: Ở độ ngập nông rừng tràm có
sinh khối cao nhất và giảm dần ở các mức ngập cao hơn.
Từ đánh giá trên chứng tỏ ảnh hưởng mạnh của mực nước tới
sinh trưởng của rừng tràm, mức ngập thấp thì cây tràm tái sinh phát
triển mạnh nhất. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, trữ lượng và sinh khối
của rừng tràm tái sinh qua các mức ngập thể hiện rõ điều này.
3.2

PHÂN KHU PHỤC VỤ QL NƢỚC CHO RỪNG TRÀM

3.2.1 Phân tích hiện trạng và quy hoạch phân khu
Hiện trạng phân khu: Việc phân làm 3 khu từ năm 2010 đến
nay chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là một phần nguyên nhân làm
cho mực nước thời gian gần đây luôn ở mức cao và khó kiểm soát.
Quy hoạch phân khu: Khu E giữ nguyên theo quy hoạch. Khu
F không phân lại nhưng thay đổi quan điểm điều tiết chế độ nước.
Khu C và khu D có nhiều bất cập, cần phân chia lại cho phù hợp hơn.
3.2.2 Lựa chọn phƣơng án phân khu
Nghiên cứu sinh đưa ra 2 phương án phân khu C và D khác
nhau so với quy hoạch như đã lập luận để lựa chọn phương án phù
hợp hơn, thể hiện trên Hình 3.18 và Hình 3.19.
Nhận xét và so sánh ưu, nhược điểm của 2 phương án phân
khu với nhau và khắc phục những hạn chế trong quy hoạch đi đến
lựa chọn phương án 1 có nhiều ưu điểm hơn, phù hợp hơn.


- 13 -


Hình 3.18. Phân khu phương án 1 Hình 3.19. Phân khu phương án 2
3.3

TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ NƢỚC HỢP LÝ

3.3.1 Tính toán phân bố diện tích theo cao độ phƣơng án chọn
Khu A, B, E, F không thay đổi, chỉ có khu C và D điều chỉnh
lại. Kết quả tính toán các thông số đặc trưng nêu trong Bảng 3.9.
Bảng 3.9 Phân bố cao độ từng khu theo PA chọn
STT
1
2
3

Độ cao mặt đất
Lớn nhất (m)
Nhỏ nhất (m)
Trung bình (m)

Khu A Khu B Khu C Khu D Khu E Khu F
1,20
1,37
2,15
2,29
2,21
1,41
0,68
0,69
0,71
1,19

0,68
0,81
0,83
0,83
1,11
1,54
1,34
1,00

3.3.2 Tính toán xác định mực nƣớc hợp lý
Xác định mực nước tương ứng với diện tích có nguy cơ cháy
rừng cao 0% (H0%): Với giới hạn tối đa là 50cm, tương ứng với mực
nước thấp nhất sẽ thấp hơn cao độ đất rừng nơi cao nhất (Z max) là
50cm, tính toán được toàn VQG sẽ có diện tích 5.946 ha (tương ứng
với ≈74%) nằm dưới mực nước cần kiểm soát và có nguy cơ bị ngập
cả năm. So sánh với yêu cầu cho bảo tồn đa dạng sinh học là ≈30%
thì tỷ lệ diện tích bị ngập quá nhiều, cần điều chỉnh lại mực nước.
Xác định mực nước tương ứng với diện tích có nguy cơ cháy
rừng cao 20%: Coi 20% DT là giới hạn, tính được cao độ tương ứng
H20% từng khu. Xác định vùng tiếp theo có mức nước thấp hơn đến
50cm. Vùng cao hơn giới hạn này sẽ không ngập và ngập theo mùa,
còn vùng thấp hơn sẽ có nguy cơ bị ngập nước quanh năm (Hình


- 14 -

3.25). Kết quả Khu A, B và F không có DT bị ngập quanh năm; Khu
C có 122 ha (≈7% DT của khu); Khu D có 169 ha (≈17% DT của
khu) và khu E bị ngập 236 ha (≈14% DT của khu). Tổng diện tích
thấp hơn mực nước thấp nhất và có nguy cơ bị ngập quanh năm là

527 ha, ≈7% DT toàn vùng lõi VQG. So sánh với yêu cầu là ≈30%
thì tỷ lệ diện tích bị ngập quá ít, cần điều chỉnh lại mực nước.

Hình 3.25: Bản đồ phân bố
diện tích theo mực nước
tương ứng với nguy cơ cháy
rừng cao 20%

Đề xuất mực nước hợp lý vào thời điểm khô hạn nhất (tháng
4): Xem xét mực nước tương ứng với mức giới hạn khoảng ≈30%
tổng diện tích của toàn vùng lõi VQG là sinh cảnh ngập nước quanh
năm, NCS phân tích và đưa ra mức độ ngập nước cho từng khu, được
đề xuất như sau: Khu A và B là 25%; Khu C là 35%; Khu D là 25%;
Khu E là 25%; Khu F là 35%. Kết quả nêu trong Bảng 3.13.
- Diện tích có nguy cơ cháy cao từng khu < 20% DT của khu
đó. Tổng diện tích có nguy cơ cháy cao là 410 ha, ≈5% tổng diện tích
vùng lõi của toàn VQG, nhỏ hơn 20% so sánh với yêu cầu phòng
chống cháy rừng. Vậy cao trình mực nước tương ứng với diện tích
ngập đề xuất vào tháng 4 đạt yêu cầu phòng chống cháy rừng.
- Tổng diện tích có xu thế ngập quanh năm là 2.256 ha, tương
ứng với 28% tổng diện tích vùng lõi toàn VQG, so sánh với yêu cầu
đảm bảo cho bảo tồn đa dạng sinh học theo sinh cảnh ngập nước
quanh năm là ≈30% thì tỷ lệ diện tích bị ngập đạt yêu cầu.


- 15 -

Bảng 3.13. Các thông số tương ứng với tỷ lệ diện tích ngập nước đề xuất
STT
1

2
3
4
5
6

Phân
khu

Tổng Vùng có xu thế ngập quanh MN cao DT có nguy
diện
năm
hơn mức cơ cháy cao
tích Tỷ lệ đề DT tương MN tương kiểm soát DT Tỷ lệ
(%)
(ha) xuất (%) ứng (ha) ứng (m) 50cm (m) (ha)

Khu A
Khu B
Khu C
Khu D
Khu E
Khu F

1.349
1.374
1.773
992
1.740
775


Cộng

8.003

25%
25%
35%
25%
25%
35%

337
344
621
248
435
271

0,73
0,73
0,98
1,39
1,10
0,94

1,23
1,23
1,48
1,89

1,60
1,44

2.256

4
50
177
129
44
7

0%
4%
10%
13%
3%
1%

410

Tính toán xác định mực nước phù hợp vào cuối mùa mưa:
Tiếp theo cần xác định được MN vào cuối mùa mưa để đảm
bảo đến cuối mùa khô MN đạt yêu cầu. Theo [18] mực nước hao
trong 5 tháng mùa khô là ≈32cm (6,4 cm/tháng), NCS xác định được
MN trong các khu cần tích trữ vào cuối mùa mưa (ngày 30/11) thể
hiện trong Bảng 3.14. Thời điểm cuối mùa mưa được xác định là thời
điểm MN cao nhất trong năm trong quy trình điều tiết chế độ nước.
Bảng 3.14: Mực nước đề xuất kiểm soát cho các khu và DT tương ứng
S

T
T

Phân
khu

1
2
3
4
5
6

Khu A
Khu B
Khu C
Khu D
Khu E
Khu F

Cộng

Vùng có xu thế Vùng có xu thế không Vùng có xu thế ngập
ngập quanh năm
ngập quanh năm
nước theo mùa
MN
DT
tháng 4 ngập
(m)

(ha)

0,73
0,73
0,98
1,39
1,10
0,94

337
344
621
248
435
271

Tỷ
MN ngày DT không Tỷ lệ
lệ
30/11 (m) ngập (ha) (%)
(%)

25
25
35
25
25
35

2.256 28


1,05
1,05
1,30
1,71
1,42
1,26

125
137
411
289
542
90

9
10
23
29
31
12

1.594

20

DT ngập
Mực
Tỷ lệ
theo mùa

nước (m)
(%)
(ha)
0,73-1,05
0,73-1,05
0,98-1,30
1,33-1,71
1,10-1,42
0,94-1,26

887
894
741
455
763
413

66
65
42
46
44
53

4.153

52

Nhận xét kết quả tính toán:
- Với mực nước cao nhất trong năm vào cuối mùa mưa, tính



- 16 -

toán được diện tích không ngập tương ứng cho toàn VQG là 1.594 ha
(≈20% tổng DT). So sánh với yêu cầu là ≈20% đảm bảo cho bảo tồn
đa dạng sinh học thì tỷ lệ diện tích không bị ngập đạt yêu cầu cao.
- Phần diện tích nằm giữa mực nước cao nhất và mực nước thấp
nhất là diện tích ngập nước theo mùa, được tính toán xác định là
4.153 ha (≈52% tổng DT). So sánh với yêu cầu là ≈50% đảm bảo
cho bảo tồn đa dạng sinh học theo sinh cảnh ngập nước theo mùa thì
tỷ lệ diện tích ngập nước theo mùa đạt yêu cầu.
Từ các số liệu về mực nước đề xuất, xây dựng lên bản đồ đề
xuất phân bố diện tích theo sinh cảnh ngập nước hợp lý (Hình 3.26).

Hình 3.26 Bản đồ đề xuất
phân bố DT theo sinh cảnh
ngập nước hợp lý

3.3.3 Nghiên cứu xác định chế độ nƣớc hợp lý trong năm
Chế độ nước hợp lý là diễn biến mực nước theo thời gian
trong năm của các khu đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Căn cứ
chuỗi số liệu mưa tháng 31 năm liên tục (1985÷2015) của trạm Rạch
Giá, sử dụng phương pháp tính lượng mưa ứng với các tần suất thiết
kế theo đường Pearson III để tính toán.
Để duy trì thời gian trong năm MN nằm dưới cao độ trung
bình ≥6 tháng/năm theo yêu cầu đáp ứng tốt cho sinh trưởng của cây
tràm, cần xác định được thời điểm bắt đầu có MN thấp hơn cao độ
trung bình và thời điểm tối thiểu kết thúc sau 6 tháng. Với mực nước
hao bình quân mùa khô là 6,4 cm/tháng [18], kiểm soát MN tháng 4



- 17 -

theo đề xuất (xem Bảng 3.14) ở các khu, tính toán ngược lại xác định
được MN dưới cao độ trung bình các khu từ khoảng 15/2. Tính ra
thời điểm tối thiểu kết thúc sau 6 tháng là khoảng 15/8 hàng năm.
Cuối của thời điểm duy trì MN dưới cao độ trung bình là MN
ngang với cao độ trung bình. Thời điểm này được xác định sau ngày
15/8 hàng năm. So sánh MN cao nhất cần tích và cao độ trung bình
từng khu xác định được mức nước cần tích. MN hao trong mùa mưa
trung bình là 2,77 mm/ngày (Chưa tính lượng mưa). Tính toán đặt ra
các thời điểm tích nước khác nhau từ ngày 1/9 đến 30/11 xác định
được mực nước hao theo thời gian. Từ mực nước hao theo thời đoạn
mùa mưa và nhu cầu mức nước cần tích của từng khu, xác định được
các mức nước cần tích theo thời đoạn từ ngày 1/9 đến ngày 30/11.
Từ tài liệu tính toán tài nguyên nước từ mưa theo các tần suất,
tính theo số ngày tích nước có được lượng mưa theo thời gian tích
nước vào cuối mùa mưa với các tần suất mưa thiết kế.
Theo QP.TL.C-6-77 quy ước năm ít nước là năm ứng với tần
suất mưa thiết kế 75%, năm nước trung bình ứng với tần suất mưa
thiết kế 50% và năm nhiều nước ứng với tần suất mưa thiết kế 25%.
Ghép nhu cầu cần tích nước với khả năng đáp ứng nguồn nước từ
mưa, xác định được thời gian tích nước hàng năm là ngày 11/9 cho
năm ít nước, ngày 1/10 cho năm nước trung bình và ngày 21/10 cho
năm nhiều nước. Khi đó thời gian mực nước trong năm dưới cao độ
trung bình là ≈ 7÷8,5 tháng, đạt yêu cầu.
Trong trường hợp các năm thời tiết cực đoan có lượng mưa rất
thấp, ứng với tần suất mưa ≥90%. Nếu có thể dự báo được thì nên
chủ động tăng thời gian bắt đầu tích nước sớm lên đầu tháng 9. Thời

gian không ngập nước vẫn đảm bảo ≈6,5 tháng.
Tổng hợp các kết quả tính toán, phân tích và đánh giá NCS
đưa ra đề xuất chế độ nước hợp lý cho từng khu tại một số mốc thời


- 18 -

gian quan trọng trong năm được nêu trong Bảng 3.20.
Bảng 3.20: Chế độ nước hợp lý đề xuất cho từng khu theo thời gian
trong năm cho năm ít nước
Mực nước
Ngày/tháng
STT
(m)
31/1 28/2 31/3 30/4 30/4-11/9 11/9 30/11 31/12
1
2
3
4
5
6

Mực nước khu A
Mực nước khu B
Mực nước khu C
Mực nước khu D
Mực nước khu E
Mực nước khu F

0,92

0,93
1,17
1,58
1,30
1,13

0,86
0,86
1,11
1,52
1,23
1,07

0,79
0,80
1,04
1,46
1,17
1,01

0,73
0,73
0,98
1,39
1,10
0,94

0,73-0,83
0,73-0,83
0,98-1,11

1,39-1,54
1,10-1,34
0,94-1,00

0,83
0,83
1,11
1,54
1,34
1,00

1,05
1,05
1,30
1,71
1,42
1,26

0,99
0,99
1,24
1,65
1,36
1,20

Ghi chú: - Với năm nước trung bình, ngày 11/9 thay bằng ngày 1/10
- Với năm nhiều nước, ngày 11/9 thay bằng ngày 21/10
3.4

ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG CƠNG TRÌNH


3.4.1 Bố trí hệ thống cơng trình
Bố trí hệ thống cơng trình ở những vị trí phù hợp nhất nhằm
thực hiện được các nhiệm vụ đã đề ra, thể hiện trên Hình 3.27.
h1

Cống số 1
(hiện có)

Đ. tràn 1

Tr. bơm số 1
(hiện có)

Kênh

6

Kên

Tr. bơm số 2
(chiều vào)

Kênh 7

Cống số 7
(xây mới)
Đ. tràn 10

8

Kênh

Cống số 9
(xây mới)

Đ. tràn 3

Kênh

5

Cống số 6
(xây mới)

9

Đ. tràn 9

Đ. tràn 8
ân h

Đ. tràn 5

Cống số 5
(xây mới)

Đ. tràn 4
3
Kênh 10


Ke

Cống số 2
(hiện có)

10

Cống số 8
(xây mới)
Đ. tràn 7

Kênh

h2

Kênh

Kên

Cống số 3
(hiện có)

Kênh 7

Kênh

4

Đ. tràn 2


Hình 3.27: Sơ đồ đề xuất
bố trí hệ thống cơng trình

Cống số 4
(xây mới)

GHI CHÚ
Kênh (đặt lại tên để thuyết trình)
Đường g.thông - đê bao
Trạm bơm hiện có
Cống tiêu lớn, 4x5m
Cống hộp
Đập tràn
Hướng chảy 2 chiều
Hướng chảy 1 chiều

Đ. tràn 6

3.4.2 Tính tốn thủy văn cơng trình
Căn cứ vào số liệu mưa 1, 3, 5, 7 ngày lớn nhất của chuỗi 31
năm trạm Rạch Giá, tính theo đường tần suất Pearson III được lượng
mưa ứng với các tần suất. Với đặc tính cây tràm chịu được ngập cao
và thời gian ngập kéo dài nên lựa chọn trận mưa 03 ngày max năm


- 19 -

2003 (tương ứng với tần suất xuất hiện mưa ≈ 4%) làm trận mưa điển
hình gây ra ngập úng cho khu vực, trên cơ sở đó tính lưu lượng lũ từ
đó bố trí kích thước công trình. Kết quả tính tổng lượng lũ, lưu lượng

lũ tại các Khu ứng với mưa năm 2003 trong Bảng 3.23.
3.4.3

Tính toán thủy lực xác định kích thƣớc công trình

Bảng 3.24: Đề xuất bố trí kích thước các cống tiêu và cống lấy nước
Nội dung

STT
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4

BxH (m)

Ghi chú

4x5
2x3
2x3
3x4
4x4


Hiện đã có
Hiện đã có
Hiện đã có
Bổ sung mới
Bổ sung mới

2x3
2x3
2x3
2x3

Bổ sung mới
Bổ sung mới
Bổ sung mới
Bổ sung mới

CỐNG TIÊU
Cống số 1
Cống số 2
Cống số 3
Cống số 4
Cống số 5

CỐNG LẤY NƯỚC
Cống số 6
Cống số 7
Cống số 8
Cống số 9


Bảng 3.25: Đề xuất bố trí kích thước đường tràn
TT

Khu

1
2

Khu A
Khu B

3

Khu C

4

Khu D

5

Khu E

6

Khu F

Vị trí đặt tràn Ho (m) Q(m3/s) Bt.toán (m) Bđ.xuất (m)
Đường tràn 1
Đường tràn 2

Đường tràn 5
Đường tràn 6
Đường tràn 3
Đường tràn 4
Đường tràn 7
Đường tràn 8
Đường tràn 9
Đường tràn 10

0,32
0,32
0,32
0,32
0,32
0,32
0,32
0,32
0,32
0,32

13,3
13,5
9,9
9,9
4,9
4,9
8,6
8,6
6,7
6,7


50,7
51,6
37,6
37,6
18,7
18,7
32,6
32,6
25,6
25,6

50
52
38
38
20
20
33
33
26
26


- 20 -

3.5

GIẢI PHÁP QL, ĐIỀU TIẾT CHẾ ĐỘ NƢỚC HỢP LÝ


3.5.1 Quy trình vận hành, quản lý điều tiết nƣớc
Hoạt động tích nước và tiêu nước; Hoạt động cấp nước bổ sung
3.5.2 Lịch trình hoạt động của hệ thống công trình
Hoạt động quan trọng nhất của HTCT là xác định được thời
gian đặt cao trình ngưỡng tràn để đạt được chế độ nước hợp lý.
Bảng 3.26: Đề xuất đặt cao trình ngưỡng tràn theo thời gian MN hợp lý
Cao trình đặt ngưỡng tràn (m)
STT
Ngưỡng tràn
Thấp nhất
Ngày
Cao nhất 1
2
3
4
5
6

Cao trình ngưỡng tràn khu A
Cao trình ngưỡng tràn khu B
Cao trình ngưỡng tràn khu C
Cao trình ngưỡng tràn khu D
Cao trình ngưỡng tràn khu E
Cao trình ngưỡng tràn khu F

- ngày 30/4
0,73
0,73
0,98
1,39

1,10
0,94

15/8
0,83
0,83
1,11
1,54
1,34
1,00

ngày 11/9
1,05
1,05
1,30
1,71
1,42
1,26

Ghi chú: - Với năm nước trung bình, ngày 11/9 thay bằng ngày 1/10
- Với năm nhiều nước, ngày 11/9 thay bằng ngày 21/10
3.6 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Phân tích đặc điểm lâm sinh học của rừng tràm tái sinh qua số
liệu điều tra rừng ở 3 mức độ ngập nước khác nhau theo thời gian 4
đợt điều tra và có được kết quả: mực nước ngập ảnh hưởng mạnh tới
sinh trưởng của rừng tràm; mức ngập càng thấp thì cây tràm tái sinh
phát triển càng tốt, qua đó khả năng sinh trưởng, trữ lượng và sinh
khối của rừng càng cao.
Kết quả đã chọn được phương án phân khu. Phân tách các
vùng có địa hình cao, than bùn dày và rừng tràm phát triển tốt (khu

D, E) riêng để bảo vệ trước nguy cơ cháy rừng. Phân tách các vùng
có địa hình thấp – trũng (khu A, B, C, F) riêng để quản lý nước giúp
cho rừng tràm có điều kiện phục hồi sinh thái.


- 21 -

Kết quả tính toán đưa ra "Bản đồ đề xuất phân bố diện tích
theo sinh cảnh ngập nước hợp lý" để áp dụng cho VQG.
Kết quả đã đưa ra được "Chế độ nước hợp lý đề xuất cho từng
khu theo thời gian trong năm", với lưu ý nhấn mạnh thời gian bắt đầu
tích trữ nguồn nước từ mưa hàng năm trong VQG là ngày 11/9 cho
năm ít nước, ngày 1/10 cho năm nước trung bình và ngày 21/10 cho
năm nhiều nước.
Kết quả đã đề xuất hệ thống công trình và đi đến lựa chọn
được hình thức các công trình, bố trí vị trí các công trình phù hợp
cho từng khu cũng như toàn VQG.
Đã đưa ra được quy trình vận hành, quản lý điều tiết nước
trong các hoạt động tích nước và tiêu nước của từng khu. Đưa ra hoạt
động cấp nước bổ sung với việc lợi dụng điều kiện tự nhiên chuyển
nước từ khu có địa hình cao sang khu có địa hình thấp, chuyển nước
từ khu cần tích ít nước sang khu cần tích nhiều (khu D sang khu C và
khu E sang khu F,...).
Xây dựng được lịch trình hoạt động của một số công trình
chính như thời gian đặt cao trình ngưỡng tràn để tích nước cũng
nhưng tiêu nước, đáp ứng được yêu cầu mực nước phù hợp cho từng
khu. Trong đó, ba thời điểm cần quan tâm là: cao trình ngưỡng tràn
thấp nhất - ngày 30/4; cao trình ngưỡng tràn tương ứng cao độ trung
bình - ngày 15/8; và cao trình ngưỡng tràn cao nhất cho năm ít nước
- ngày 11/9, cho năm nước trung bình - ngày 1/10, cho năm nhiều

nước - ngày 21/10.
Kết quả đã tính toán đưa ra được các thông số kỹ thuật của các
công trình. Xây dựng lên các bản vẽ kỹ thuật 3D mô phỏng công
trình, trên cơ sở các công trình đã đề xuất để tham khảo ứng dụng
vào thực tiễn, bao gồm hai loại là công trình cống và đập tràn.


- 22 -

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
1) Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ rõ sau cháy rừng, VQG
U Minh Thượng có nhiều thay đổi lớn. Giải pháp giữ nước ở mức
cao để chống cháy rừng thời gian qua đã làm cho hệ sinh thái rừng
tràm thay đổi. Hoàn cảnh rừng ngập nước nhiễm phèn chuyển dần và
có biểu hiện đặc điểm của hệ sinh thái hồ và đầm lầy.
2) Kết quả khảo sát, đánh giá sinh trưởng và phát triển của rừng
tràm tái sinh cho thấy rõ ảnh hưởng mạnh của mực nước ngập tới
sinh trưởng của rừng tràm.
- Ở mức độ ngập nông từ 0÷30cm, sinh trưởng đường kính,
chiều cao ở rừng tràm tái sinh cao nhất và giảm dần ở các mức
ngập cao hơn.
- Mật độ cây tràm tái sinh ở rừng tràm tái sinh sau cháy rừng có
quan hệ chặt chẽ với mức độ ngập nước và đường kính của
cây. Khi đường kính tăng đến một mức độ thì mật độ cây có
xu thế giảm. Mật độ cây tái sinh cao nhất khi rừng tràm tái
sinh được 7 năm và tương ứng với mức ngập nông từ 0÷30cm.
- Trữ lượng rừng tràm tăng dần theo thời gian và tỷ lệ nghịch
với mức độ ngập nước.
- Sinh khối rừng tràm tái sinh cao nhất ở mức độ ngập nông từ

0÷30cm và giảm dần ở các mức ngập cao hơn. Sự khác biệt về
sinh khối giữa các mức ngập nước thể hiện rõ theo thời gian
cao nhất sau 7 năm, giảm dần và ít biến động sau 14 năm.
3) Kết quả xác định được mực nước hợp lý đề xuất kiểm soát cho
rừng tràm của các tiểu Khu vùng lõi VQG theo thời gian trong năm.
Các thời điểm kiểm soát mực nước là: mực nước cao nhất vào cuối
mùa mưa đảm bảo sinh cảnh không ngập nước quanh năm ≈20%
tổng DT; mực nước thấp nhất vào cuối mùa khô đảm bảo sinh cảnh


- 23 -

ngập nước quanh năm ≈30% tổng DT. Kiểm soát theo mực nước hợp
lý tương ứng với ≈5% DT vùng lõi VQG có nguy cơ cháy cao. Kết
quả đã xây dựng được bản đồ đề xuất phân bố diện tích theo sinh
cảnh ngập nước hợp lý cho vùng lõi VQG, từ đó có thể ứng dụng
công nghệ GIS, ảnh vệ tinh để quản lý chế độ nước hợp lý.
4) Xác định được chế độ quản lý nước hợp lý cho từng khu đảm
bảo đáp ứng các yêu cầu đề ra: (i) chế độ nước phù hợp cho sinh
trưởng của cây tràm; (ii) chế độ nước phù hợp cho bảo tồn đa dạng
sinh học, bao gồm tạo ra các sinh cảnh phù hợp và bảo vệ lớp than
bùn; và (iii) chế độ nước phù hợp cho phòng chống cháy rừng. Tính
toán được tài nguyên nước từ mưa với các tần suất, tính toán được
khả năng đáp ứng nhu cầu nước và mực nước cần tích cho từng thời
đoạn đảm bảo ≥ 6 tháng/năm để cây tràm tái sinh phát triển tốt, xác
định được thời điểm tích nước tương ứng với tần suất mưa thiết kế
theo năm thủy văn. Thời điểm tích nước được xác định hàng năm
cho năm ít nước là từ ngày 11/9÷30/11, năm nước trung bình từ
ngày 1/10÷30/11 và năm nhiều nước là từ ngày 21/10÷30/11. Trong
những năm rất hạn hán có thể dự báo được cần tăng thời gian tích

nước lên ngày 1/9, nếu không dự báo được mà lượng nước cần tích
bị thiếu hụt vào cuối mùa mưa thì phải bơm bổ sung nước từ bên
ngoài vào, thời gian bơm bổ sung được xác định trong khoảng từ
ngày 1/11 đến ngày 31/12. Mực nước cao nhất từng khu trong năm là
thời điểm cuối mùa mưa, cần đạt được vào ngày 30/11 hàng năm.
Mực nước thấp nhất từng khu trong năm là thời điểm cuối mùa khô,
cần đạt được vào ngày 30/4 hàng năm.
5) Đã đề xuất hệ thống công trình thủy lợi để quản lý và điều tiết
chế độ nước trong vùng lõi VQG U Minh Thượng với các nhiệm vụ:
tiêu thoát lượng nước dư thừa, trữ nước, điều tiết nước, bổ sung
nước. Các công trình được lựa chọn dễ dàng xây dựng, dễ quản lý


×