Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.46 KB, 18 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
VINAMILK

I/ Giới thiệu về doanh nghiệp
1.1

Quá trình thành lập
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam đựoc thành lập trên cơ sở quyết định số

155/2003 QĐ – BCN ngày 01tháng 10 năm 2003 của bộ công nghiệp về việc
chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty sữa Việt Nam thành Công ty cổ phần
sữa Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty số 4103001932 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Trước ngày
01/12/2003, công ty là Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ Công nghiệp.
1.2

Tên doanh nghiệp
Tên đầy đủ : Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Tên Viết tắt: VINAMILK

1.3

Địa chỉ liên hệ
Địa chỉ trụ sở chính: 184 – 188 Nguyễn ĐÌnh Chiểu, P6, Quận 3, TP Hồ

Chí Minh
Điện thoại: 083.9300358
Fax: 083.9305206
Email:
Website: www.vinamilk.com.vn



1.4 Lĩnh vực kinh doanh chính
− Sản xuất và kinh doanh sữa hộp, sữa bột , bột dinh dưỡng, bánh , sữa tươi,
sữa đậu lành, nứơc giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.
− Kinh doanh thực phẩm công nghê, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và
nguyên liệu
− Kinh doanh nhà, mô giới cho thuê bất động sản, kinh doanh kho bãi,bến
bãi, kinh doanh vận tải hang bằng ôtô, bốc xếp hàng hóa
− Sản xuất mua bán rượu , bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café
rang – xay –phin – hòa tan
− Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì
− Sản xuất mua bán sản phẩm nhựa
1.5 Các sản phẩm
Vinamilk đã duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường trong
nước và cạnh tranh tốt có hiệu quả với các nhãn sữa nước ngoài. Một trong
những thành cônh của Vinamilk là đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của
tất cả các đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người
lớn, người có nhu cầu đặc biệt. Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các
sản phẩm từ sữa gồm:
− Sữa đặc, sữa vỉ
− Sữa bột, bột dinh dưỡng
− Sữa tươi, sữa chua uống, su su


− Bảo quản lạnh (Kem, sữa chua, Phô – mai, bánh flan)
− Giải khát ( đậu lành, nước trái cây, trà, nước tinh khiết)
− Thực phẩm ( bánh quy, chocolate )
− Cà phê
1.6 Các mốc thời gian quan trọng
Được thành lập từ năm 1976, công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

(VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công
nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Để có được
như ngày hôm nay Vianmilk đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Các mốc thời gian quan trọng gần đây:

2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công
ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh
Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành
Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu
Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh
mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.


2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh
doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
- Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin
điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ
khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
- Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang
trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò
sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi
được mua thâu tóm.
2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm
2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
Sau 35 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8

nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về
chủng loại sản phẩm và tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng. Ngoài việc phân
phối mạnh trong nước với mạng lưới 240 nhà phân phối và 140.000 điểm bán
hàng trên hệ thống toàn quốc.
II/ Lý do cần đổi mới
Có thể nói văn hóa doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần duy trì và phát triển bền vững doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp
nhằm tạo ra quy tắc ứng xử của doanh nghiệp, là hệ thống các giá trị quan niệm,
nguyên tắc và chuẩn mực hành vi được chia sẻ rộng rãi bên trong doanh nghiệp


và có ảnh hưởng mạnh tới cách thức và hành vi của các thành viên trong doanh
nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là không chỉ vì sự nghiệp phát triển của
chính bản thân doanh nghiệp mà con có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển văn
hóa dân tộc, tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp,
cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, chủ động trong hội nhập
quốc tế vì mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
III/ Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại VINAMILK
3.1 Cấu trúc hữu hình
3.1.1 Logo, khẩu hiệu chung của Vinamilk

Theo một chuyên gia tư vấn về phối màu – Alain Chrisment:” Màu sắc
chính là thông điệp đầu tiên của sản phẩm hướng đến người tiêu dùng và người
tiêu dùng cũng sẽ cảm nhận được điều này ngay lập tức”. Bởi các nghiên cứu đã
chỉ ra rằng 85% các khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy
nhất thời. Chính vì thế màu sắc của logo cũng có một sự ảnh hưởng nhất định
nào đó. Màu sắc có tác động rất tốt đối với thị giác của con người, khơi gợi trí
nhớ của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Nó kích thích tất cả những xúc
giác và truyền đạt một cách nhanh chóng nhất thông điệp mà nhà sản xuất muốn



gửi đến khách hàng, đồng thời giúp việc gợi lại tính chất và hình ảnh của sản
phẩm được dễ dàng hơn. Cụ thể đối với logo của Vinamilk, ta có thể thấy đó là
một thiết kế đơn giản hình tròn với hai màu xanh trắng kết hợp hài hòa, phần
màu nền là một màu xanh đậm, tạo cảm giác hài lòng, sạch sẽ, bình yên, trong
sáng, mát mẻ. Còn màu trắng, trước hết theo quan niệm thông thường mọi vật
đều bắt đầu từ màu trắng, là sự khởi đầu, là những thứ đầu tiên nhất. Cũng vì thế
màu trắng đại diện cho sự tinh khiết, thanh bình, sạch sẽ, trung thực, đơn giản.
Màu trắng rất thích hợp đối với các thương hiệu và sản phẩm của trẻ thơ và liên
quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ở đây, màu trắng biểu trưng cho màu sữa
tinh khiết thơm ngon đảm bảo chất lượng. Hình ảnh một vòng tròn trắng hòa
quyện vào nhau như 1 nguồn sữa dồi dào đang tuôn chảy đã tạo đựơc ấn tượng
và đi sâu vào tiềm thức ngừơi tiêu dùng.Chỉ cần nhìn hình ảnh đó là nghĩ ngay
đến sản phẩm của Vinamilk.Cùng với màu trắng dòng sữa đó hình ảnh tên của
công ty ở giữa nổi bật trên màu xanh dịu mát kết hợp vào nhau. Hai chữ VM
được viết nối liền với nhau được đặt bên trong hình tròn thể hiện đúng với triết
lý kinh doanh như nó mong muốn. “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm
được yêu thích nhất ở mọi khu vực và lãnh thổ” thể hiện ham muốn được phát
triển và mở rộng ra phạm vi toàn thế giới như một sự cam kết bền vững về chất
lượng của Vinamilk :“ Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk”. VM là chữ viết
tắt của Vinamilk là một từ ghép gồm hai phần vina và milk. Vina tức là Việt
Nam, milk là sữa ghép lại là công ty chuyên về các sản phẩm làm từ sữa của Việt
Nam.
3.1.2 Nhãn hiệu và slogan của một số sản phẩm tiêu biểu


Vinamilk hiện tại có rất nhiều mẫu mã và chủng loại sản phẩm làm từ sữa
khác nhau được chia thành năm nhóm chính bao gồm Vinamilk, Dielac, Ridelac,
V-Fresh và sữa đặc. Trong mỗi nhóm đó thì lại có cá dòng sản phẩm khác nhau
như sữa tươi, sữa chua, phô mai, sữa bột dành cho bà mẹ, trẻ em, sữa ông thọ...

đó đều là những sản phẩm trở nên rất quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt
Nam. Và đi kèm với mỗi dòng sản phẩm đó lại có một câu khẩu hiệu khác nhau
nhằm khái quát hóa một cách chung nhất về dòng sản phẩm đó. Có thể lấy ví dụ
điển hình và quen thuộc với mọi người nhất là sữa đặc ông thọ “ Vị ngọt đi
cùng năm tháng”



Đi cùng năm tháng” ý nói đến sự bất hủ, còn lưu mãi trong lòng mỗi con người
cho mãi về sau. Ở đây cũng vậy Vinamilk muốn hướng tới người tiêu dùng làm
cho sản phẩm của mình luôn ăn sâu trong tâm trí người tiêu dùng, muốn cho vị


ngọt đấy luôn đồng hành cùng mọi người. Để mỗi lần khi chúng ta muốn sử
dụng sản phẩm sữa đặc chúng ta sẽ nghĩ đến ngay sữa Ông Thọ.
Tiếp đến phải kể đến Vfresh là một nhãn hàng về sữa đậu nành, nước ép trái
cây xuất hiện trên thị trường từ năm 1990. Tuy dòng sản phẩm chưa thật sự nổi
trội nhưng logo và slogan có thể được nói là thành công. Logo là sự kết hợp của
ba màu xanh lá, cam và trắng. Nhìn vào đó thì ai cũng biết ngay ý nghĩa của
chúng là gì màu xanh chính là màu của tự nhiên, màu của cây cỏ, màu cam là
màu của trái cây thể hiện sự tươi mới, màu trắng là màu của sữa.

Với câu slogan ấn tượng và đầy ý nghĩa “Nguồn sống từ đất mẹ” thì lại càng
khẳng định một lần nước rằng với hương vị tự nhiên của đất mẹ, Vfresh luôn
muốn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tươi ngon và bổ dưỡng.
3.1.3 Các ấn phẩm của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có những ấn phẩm khác nhau cho riêng mình nhằm
thể hiện văn hóa doanh nghiệp của công ty. Và có một loại ấn phẩm mà hầu hết
các công ty nào cũng có đó chính là ấn phẩm nội bộ bao gồm những bản báo cáo
kết quả kinh doanh, điều lệ, thông tư.... Khi vào trang chủ của vinamilk có thể dễ

dàng tìm thấy thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, bản tin
Vinamilk, những thông tin về đối tác bạn hàng, đặc biệt Vinamilk có một bộ gọi
là “Quy tắc ứng xử Vinamilk”. Trong đó có ghi rất rõ ràng cụ thể và chi tiết về
chuẩn mực ứng xử giữa nhân viên với công ty và với bên ngoài, giữa công ty với


bên ngoài, với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Ngoài ra còn có các mục
như dinh dưỡng, phản hổi thông tin, chăm sóc khách hàng nơi giải đáp thắc mắc
kiện cáo của người tiêu dùng, tư vấn cho khách hàng dùng sản phẩm thế nào là
có lợi nhất.... Ảnh hưởng của ấn phẩm nội bộ đối với từng đối tượng là khác
nhau. Với khách hàng nhất là những công ty có mạng lưới khách hàng rộng
khắp, ấn phẩm doanh nghiệp như cầu nối cung cấp thông tin thường xuyên cho
khách hàng về giá cả, sản phẩm mới, chính sách khuyến mãi...Nhà đầu tư có thể
tìm hiểu về tình hình kinh doanh, dự án mới mà Vinamilk sắp triển khai. Nhà
cung cấp tìm hiểu thêm được nhu cầu nguyên liệu của khách hàng trong từng
thời điểm. Nhân viên thông qua ấn phẩm doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về
công ty, cập nhật những thông báo mới. Các cơ quan truyền thông báo chí là đối
tượng quan trọng nhất của ấn phẩm nội bộ đây chính là nơi cung cấp thông tin
chính xác nhất về doanh nghiệp tránh gây nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến hình ảnh
hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó ấn phẩm doanh nghiệp như một kênh
thông tin chính thức của doanh nghiệp nhằm cung cấp, đối chiếu bổ sung trong
bộ tư liệu truyền thông cho cơ quan truyền thông báo chí.
3.2 Cấu trúc vô hình
3.2.1 Triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu
Triết lý kinh doanh của vinamilk được ghi đầy đủ và rõ ràng trên trang
web chính thức của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các đối tượng
hữu quan:
“Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu
vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người



bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam
kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”
“Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa
sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả
cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.”
Từ nội dung trên ta thấy rõ vinamilk đang dần hướng tới mục tiêu đẩy
mạnh thương hiệu không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra các khu vực khác và
các vùng lãnh thổ trên thế giới để đạt được mục tiêu này công ty tập trung nâng
cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng với:
Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng
tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao
của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Việt Nam về
sản phẩm din dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
Mục tiêu: Tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược
phát triển kinh doanh của công ty đã đề ra.
3.2.2 Giá trị cốt lõi
Có thể nói các giá trị cốt lõi là yếu tố cần thiết là niềm tin lâu dài của một
doanh nghiệp. Hệ thống giá trị cốt lõi là động lực chủ yếu thúc đẩy mọi người
làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong doanh nghiệp với nhau, liên kết
doanh nghiệp với khách hàng, đối tác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp
với xã hội nói chung. Đối với Vinamilk giá trị cốt lõi được thể hiện ngắn gọn
như sau: “Chính trực, Tôn trọng, Công bằng, Tuân thủ, Đạo đức”.


IV/ Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại VINAMILK
4.1 Thành công
4.1.1 Bên trong doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế. Với bề dày

35 năm hình thành và phát triển, Vinamilk đã tạo dựng được một nền văn hóa
doanh nghiệp riêng. Ở đó, mỗi cá nhân được làm việc trong môi trường thân
thiện, giúp phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân. Hơn 4000 cán bộ, nhân viên
Vinamilk đoàn kết, lao động sáng tạo hướng tới mục tiêu đưa Vinamilk thành
thương hiệu dinh dưỡng hàng đầu ở Việt Nam với một triết lý kinh doanh thông
suốt trong toàn hệ thống: “Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu
thích nhất ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và
sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là
trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”. Trên cơ cở văn hóa
tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo, từ ban lãnh đạo đến các cấp nhân viên đã
luôn được ghi nhận các thành tích về sự sáng tạo, sáng chế ra các ý tưởng kinh
doanh, hoạt động cũng như về các sản phẩm mới… bằng chứng là hàng loạt các
hoạt động PR quảng cáo, quan hệ xã hội vô cùng sáng tạo, hay một danh mục
sản phẩm mới liên tục được cập nhật…
Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp Vinamilk đã tạo sự đoàn kết, gắn bó bên
trong doanh nghiệp, xây dựng được những truyền thống tốt đẹp, phát hiện những
tài năng tiềm ẩn thông qua các hoạt động văn hóa, xây dựng được niềm tự hào
của nhân viên về công ty của mình.
4.1.2 Bên ngoài doanh nghiệp


Đối với bên ngoài, Vinamilk đã thành công trong việc xây dựng một văn
hóa doanh nghiệp mạnh, khác biệt hóa với các doanh nghiệp khác trong cùng
ngành kinh doanh. Điều này được thể hiện rất rõ trong Bộ quy tắc ứng xử
Vinamilk được lưu hành nội bộ.
• Đối với Luật pháp và cơ quan nhà nước:
-

Vinamilk luôn tôn trọng Luật pháp, cam kết tuân thủ các quy định của
pháp luật cũng như sẽ chịu trách nhiệm về những hành vi không tuân thủ.


-

Vinamilk khẳng định sẽ là một công ty Chính trực trong tất cả các mối
quan hệ với Cơ quan Nhà nước.

• Đối với người tiêu dùng, khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác đầu tư,
cổ đông:
-

Sản phẩm của Vinamilk luôn hướng tới sứ mệnh là mang đến cho cộng
đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng,
tình yêu và trách nhiệm với cuộc sống, con người và xã hội. Niềm tin yêu
của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Vinamilk chính là thước đo
thành công và là động lực quý giá cho mỗi hành động. Vinamilk luôn đặt
lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu, cam kết duy trì giá trị đạo đức, đảm
bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.

-

Vinamilk luôn nhìn nhận khách hàng như là một đối tác kinh doanh trên
cơ sở đôi bên cùng có lợi. Vinamilk sẽ có những hành động thiết thực và
các điều khoản hợp tác, hỗ trợ… về hệ thống khách hàng của mình.


-

Vinamilk luôn mong muốn đảm bảo được một nguồn cung cấp ổn định và
tin cậy trên nền tảng quan hệ bền vững và hài hòa lợi ích với các nhà cung
cấp nguyên liệu cũng như dịch vụ ở mức tiêu chuẩn cao. Do đó, Vinamilk

cam kết tạo dựng hình ảnh một công ty uy tín và trung thực với các nhà
cung cấp.

-

Tôn trọng lợi ích lẫn nhau là phương châm quan trọng và thiết yếu trong
mối quan hệ của Vinamilk với các đối tác, nhà đầu tư và cổ đông.

4.2 Hạn chế
Bên cạnh những điểm mạnh về văn hóa doanh nghiệp thì bất kì doanh
nghiệp nào cũng có những nhược điểm. Đối với Vinamilk thì đó là doanh nghiệp
này quá chú trọng vào mảng văn hóa công ty với môi trường ngoài mà văn hóa
nội bộ chưa thực sự chuẩn mực.
Vì Vinamilk cổ phần hóa chưa được bao lâu nên doanh nghiệp vẫn mang sắc
thái của văn hóa doanh nghiệp Nhà nước. Trên thực tế thì đây sẽ là một khó khăn
khi mà Việt Nam gia nhập WTO do văn hóa doanh nghiệp nhà nước bản chất
vốn cứng nhắc và khó thay đổi, trong khi đó thì thời gian để thay đổi văn hóa
doanh nghiệp là rất dài.

V/ Giải pháp khắc phục hạn chế


Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng VHDN là
một việc làm hết sức cần thiết nhưng không hề đơn giản.
Vinamilk là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam, một trong
200 Doanh nghiệp xuất sắc nhất Châu Á năm 2010. Để có thành công như vậy
thì chắc chắn một điều rằng Vinamilk đã tự xây dựng được cho mình một văn
hoá doanh nghiệp rất mạnh, đủ sức để hoà nhập với tình hình kinh tế khu vực
cũng như thế giới có nhiều biến động như ngày nay. Thế nhưng không phải lúc

nào mọi sự thành công đều là hoàn hảo. Có thể chính sách của Vinamilk đưa ra
đều là chính xác nhằm hướng tới hoàn thành sứ mệnh đã đặt ra nhưng bản thân
việc thực hiện nó thì không hoàn toàn giống như những gì mà chính sách đã đề
ra.
Ví dụ cụ thể như: Vinamilk đã đưa ra chính sách về lương thưởng rất hấp
dẫn, cũng như đưa ra chế độ chăm sóc khách hàng thế nhưng trên thực tế như
chúng tôi tìm hiểu thì Vinamilk đã thực hiện không hoàn toàn đúng với những gì
đã đề ra. Như chúng ta đã biết nhân viên và khách hàng là hai đối tượng quan
trọng nhất mà mỗi doanh nghiệp phải giữ gìn và tôn trọng. Vậy rõ ràng trong văn
hoá doanh nghiệp có Vinamilk vẫn còn lỗ hổng mà có lẽ Vinamilk đã phải sửa
chữa từ lâu. Thiết nghĩ để có thể hoàn thiện hợn được Văn hoá doanh nghiệp của
mình, Vinamilk cần phải có những biện pháp để xây dựng và phát triển đúng
đắn, đó có thể là các bước hành động mà tôi đề xuất đưa ra như sau:
Tiếp tục đổi mới khoa học công nghệ, tổ chức, cơ chế quản lý, xây dựng
chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới chính sách và phát triển các nhóm khách


hàng..đổi mới khoa học công nghệ để phù hợp với sự vận động và phát triển
chung của nền kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời vẫn phải giữ gìn những tinh hoa
của dân tộc.
Kích thích sức sáng tạo về phương diện kỹ thuật và phương diện tổ chức,
đề cao nguồn tri thức của con người trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho con
người về năng lực tổ chức, quản lý, chuyên môn, đạo đức trong sản xuất kinh
doanh dịch vụ đối với mỗi cán bộ công nhân viên.
Xây dựng văn hóa môi trường, (tôn trọng, bảo vệ, gìn giữ môi trường ).
Có chế độ lương thưởng, đãi ngộ tốt với tất cả các nhận viên từ cấp thấp
tới cấp cao xứng đáng với năng lực mà họ đã bỏ ra. Đồng thời tạo môi trường
làm việc thoải mái, thân thiện giúp nhân viên có động lực để gắn bó, cống hiến
cho công ty.

Quản ý chặt chẽ về mặt chất lượng sản phẩm cụ thể ở từng khâu, nếu có
sai sót trong khâu nào thì cần phải xem xét ngay lập tức nguyên nhân tại khâu đó
để không lặp lại các sai phạm lần sau. Nếu có sai phạm quá lớn trong chất lượng
sản phẩm thì cần phải thu hồi ngay sản phẩm của lô đó, vì đây là thực phẩm có
liên quan tới sức khoẻ con người nếu không có biện pháp mạnh tay thì sẽ dẫn
đến làm mất uy tín của công ty và nguy hại tới sức khoẻ của người tiêu dùng.
Nhanh chóng tiến hành xử lý các khiếu nại của người sử dụng một cách
hợp tình hợp lý, đồng thời có thông tin nhanh chóng tới bộ phận chuyên trách để
tìm hiểu nguyên nhân của khiếu nại. Tránh trường hợp để người sử dụng cảm
thấy bị thiếu quan tâm, tôn trọng.


Không ngừng mở rộng thị trường trong nước cũng như nước ngoài, đi kèm
với đó là một chất lượng xứng tầm quốc tế. Tránh xảy ra các tình trạng sản phẩm
bị hỏng do quá trình vận chuyển, bảo quản ở các nhà phân phối cấp thấp.Cụ thể
trang bị tủ lạnh, tủ đá cho các nhà phân phối, đầu tư hơn nữa vào phương tiện
vận chuyển hàng tới các nhà phân phối. Đối với những nhà phân phối nhỏ lẻ ở
cấp thấp tự đi lấy hàng từ các đại lý cấp cao thì phải yêu cầu nghiêm ngặt trong
quá trình vận chuyển, xếp hàng đúng quy cách để đảm bảo các thùng hàng không
xếp đè lên nhau quá nhiều (tối đa là 5 thùng hàng)...gây ảnh hưởng tới chất
lượng cũng như bề mặt bao bì sản phẩm. Nếu vi phạm phải kiên quyết xử lý, tái
phạm nhiều lần có thể tước bỏ quyền đại lý. Có như vậy mới đảm bảo giảm thiểu
các sản phẩm bị hỏng bởi những lý do không đáng có, có thể khắc phục được.
Xóa bỏ những biện hộ không mong muốn mà doanh nghiệp thường đưa ra nếu
có sản phẩm hỏng là do quá trình vận chuyển và bảo quản không đúng.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là không chỉ vì sự nghiệp phát triển của
chính bản thân doanh nghiệp mà con có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển văn
hóa dân tộc, tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp,
cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, chủ động trong hội nhập
quốc tế vì mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.


KẾT LUẬN
Có thể nói văn hóa doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần duy trì và phát triển bền vững doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp
nhằm tạo ra quy tắc ứng xử của doanh nghiệp, là hệ thống các giá trị quan niệm,


nguyên tắc và chuẩn mực hành vi được chia sẻ rộng rãi bên trong doanh nghiệp
và có ảnh hưởng mạnh tới cách thức và hành vi của các thành viên trong doanh
nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là không chỉ vì sự nghiệp phát triển của
chính bản thân doanh nghiệp mà con có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển văn
hóa dân tộc, tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp,
cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, chủ động trong hội nhập
quốc tế vì mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Thông qua quá trình
học tập môn Quản trị hành vi tổ chức và thời gian công tác tại doanh nghiệp, tôi
đã thực hiện phân tích văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk và đưa ra các bước
hành động để nâng cao. Văn hóa Vinamilk có thể được coi là khá mạnh trong
mảng hoạt động xã hội – là một trong những đơn vị đi đầu về lĩnh vực này vừa
mang lợi ích cho doanh nghiệp và cũng mang lợi ích cho cộng đồng xã hội. Tuy
nhiên vấn đề về chất lượng sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng còn nhiều
bất cập còn đáng quan tâm. Nếu Vinamilk giải quyết tốt được mặt hạn chế này
thì có lẽ vị thế của công ty sẽ ngày càng vững chắc và được nâng tầm cao mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tham khảo - Quản trị hành vi tổ chức - Chương trình GaMBA
2. Slide bài giảng - Quản trị hành vi tổ chức - Chương trình GaMBA
3. Giáo trình - Hành vi tổ chức - Chương trình GaMBA
Các website:
www.vinamilk.com.vn



vi.wikipedia.org/wiki/Vinamilk
www.baomoi.com
Và các ấn phẩm thường niên của doanh nghiệp Vinamilk



×