Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Ứng dụng phân tích ma trận SWOT trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.78 KB, 17 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô bộ môn đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình giảng dạy cũng như truyền đạt kiến thức
cho em, đó cũng chính là cơ sở lí luận để em có thể làm được bài nghiên cứu
này.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài nghiên cứu này của em
không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp từ quý thầy cô, bạn bè để em có thể tích lũy được thêm nhiều
kinh nghiệm quý báu giúp bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu và rộng như hiện nay, việc
mở cửa giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước đã mở ra một thời đại mới thời đại hội nhập, tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng bên cạnh đó cũng tiềm
ẩn không ít rủi ro, thách thức trên thương trường đối với các tổ chức, doanh
nghiệp đó cũng tiềm ẩn không ít thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, trước sự biến động của nền kinh tế thế giới, một
doanh nghiệp muốn thành công, muốn tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi
phải biết mình đang làm gì, mình sẽ làm gì và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ
là gì? Phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Phân tích
SWOT sẽ giúp các doanh nghiệp “cân - đong - đo - đếm” một cách chính xác
trước khi quyết định thâm nhập thị trường quốc tế.
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức (phân tích
SWOT) là một trong những bước hình thành chiến lược kinh doanh của một
doanh nghiệp. Phân tích SWOT không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp
trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn


trong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước
tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân
tích S.W.O.T là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là:Vietnam
dairy Products Joint-Stock Company.Công ty được thành lập năm 1976 và
trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa của chế độ cũ.
Sau khi tiếp quản 3 nhà máy cũ để lại sau năm 1945:nhà máy sữa
Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost),nhà máy sữa Trường Thọ(tiền
thân là nhà máy Cosuvina) và nhà máy sữa bột Dielac(Nestle) tình hình sản

3


xuất gặp nhiều khó khăn phức tạp: máy móc,thiết bị hư hại nhiều,phụ tùng
thiếu thốn,nguyên liệu trống không,cán bộ công hân viên đã năng động hiến
kế nhiều giải pháp ra đời như: đổi hàng lấy nguyên liệu chpo sản xuất,lấy
nguyên liệu chon sản xuất,liên kết với các đơn vị trong nuowsv vừa khôi phục
nhà máy,vừa sản xuất và phân phối sản phẩm,Trong điều kiện đó công ty vẫn
đảm bảo 1 lượng hàng nhất định để phục vụ người tiêu dùng,đối tượng chủ
yếu là người già,người bệnh,trẻ em.Ghi nhận thành tích trong giai đoạn
này,năm 1986 công ty được nhà nước tăng huân chương hạng Ba.
Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua.Công ty cổ phần sữa Việt
Nam với nhiều thế hệ được vụ đắp trưởng thành,với thương hiệu vinamilk
quen thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước dã làm tròn suất sắc chức năng của
1 đơn vị kinh tế lớn nhà nước,trở thành 1 điểm sáng rất đáng chân trọng trong
thời kì hội nhập WTO.Bản lĩnh của công ty là luôn năng động,sáng tạp,đột
phá tìm 1 howsng đi mới,một mô hình kinh tế mới thích hợp nhất nhưng
không chêch hướng chủ trương của Đảng.Đó chính là mục thành tựu lớn nhất

mà tập thể công nhân viên công ty tự khẳng định và tự hào.Dó là sức
mạnh,niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng bộ,chính quyền,công ty và các đoàn
thể công ty cổn phần sữa Việt Nam đã và đang sẽ tiếp tục giày công vun đắp
thực hiện và phát huy.
Xuất phát từ tình hình thực tế, em chọn đề tài: “Ứng dụng phân tích
ma trận SWOT trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại
Công ty cổ phần sữa Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho bộ môn Quản trị
học. Ngoài phần mở đầu, bố cục đề tài được chia làm 03 chương:
CHƯƠNG 1: Một số lí luận về ứng dụng phân tích ma trận SWOT
trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần sữa
Việt Nam Vinamilk.

4


CHƯƠNG 2: Phân tích và ứng dụng ma trận SWOT trong công tác
hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk.
CHƯƠNG 3: Nhận xét và đề xuất một số chiến lược kinh doanh trên cơ
sở phân tích ma trận SWOT cho Công ty cổ phần sữa Việt Nam
vinamilk.

5


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MA TRẬN
SWOT TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.2. Chiến lược
Theo General Ailleret, chiến lược là “việc xác định những con đường
và những phương tiện vận dụng để đạt tới các mục tiêu đã được xác định
thông qua các chính sách”.
F.J.Gouillart lại cho rằng chiến lược của các nhà doanh nghiệp là “toàn
bộ các quyết định nhằm vào việc chiếm được các vị trí quan trọng, phòng thủ
và tạo các kết quả khai thác và sử dụng ngay được”.
“ Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành động và điều khiển
chúng nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn “ (G. Hissh).
Từ các quan niệm khác nhau về chiến lược, chúng ta có thể rút ra được
một khái niệm chung nhất về chiến lược như sau:
Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ
bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các
nguồn lực, lợi thế, cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra
trong một thời hạn nhất định.
1.2.2. Chiến lược kinh doanh.
Theo cách hiểu như bản chất của chiến lược kinh doanh thì thuật ngữ
chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

6


- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để
thực hiện mục tiêu đó.
Như vậy ta có thể đưa ra định nghĩa hay khái niệm về chiến lược kinh
doanh như sau: Chiến lược kinh doanh là việc xác lập các mục tiêu dài hạn
của doanh nghiệp, đưa ra các chương trình hành động một cách tổng quát
nhất, sau đó lựa chọn những phương án hành động, triển khai phân bổ các

nguồn lực để có thể thực hiện được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
1.2. Nguồn gốc của phân tích SWOT.
Mô hình phân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500
công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành
tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX, nhằm
mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực
hiện kế hoạch, hoạch định chiến lược. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion
Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.
Việc Du Pont lập kế hoạch kinh doanh dài hạn vào năm 1949 đã khơi
mào cho một phong trào “tạo dựng kế hoạch” tại các công ty. Cho tới năm
1960, toàn bộ 500 công ty được tạp chí Fortune bình chọn đều có “Giám đốc
kế hoạch” và các “Hiệp hội các nhà xây dựng kế hoạch dài hạn cho doanh
nghiệp”, hoạt động ở cả Anh quốc và Hoa Kỳ.
Công trình nghiên cứu kéo dài 9 năm, từ 1960 đến 1969 với hơn 5000
nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội
dung thực hiện trên 1100 công ty, tổ chức. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện
ra rằng, không thể thay đổi giá trị của nhóm làm việc hay đặt ra mục tiêu cho
nhóm làm việc, vì vậy nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách yêu cầu đánh giá
ưu điểm và nhược điểm của công ty. Khi trình bày với Urick và Orr tại Hội
thảo về Lập kế hoạch dài hạn tại Dolder Grand, Zurich, Thụy Sĩ năm 1964,

7


nhóm nghiên cứu quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó SOFT đã chính
thức được đổi thành SWOT.
1.3. Vai trò và ý nghĩa của phân tích SOWT.
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được
sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ
thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra

quyết định.
SWOT có thể được áp dụng phân tích tình hình của đối thủ cạnh tranh.
Chủ đề phân tích SWOT cân được mô tả chính xác để những người khác có
thể thực hiện tốt quá trình phân tích và hiểu được, hiểu đúng các đánh giá và
ẩn ý của kết quả phân tích. Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ
bản: (1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của
công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities):
các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận
dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên
ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các
yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
Như vậy, phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài
mà doanh nghiệp phải đối mặt: các cơ hội (O) và thách thức (T) cũng như các
yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp: các mặt mạnh (S) và mặt
yếu(W). Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí,
khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.

8


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT TRONG CÔNG TÁC
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
2.1. Một vài nét sơ lược về Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam thành lập ngày 20/08/1976, đến nay
vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các
sản phẩm về sữa,được xếp trong top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam,Vinamilk
không những chiếm lĩnh 75% thị phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các
sản phẩm của nuosc mình ra nhiều nyowsc trên thế giới:Mỹ, Pháp, Canada,…
Hoạt động 10 năm trong cơ chế bao cấp,cũng như nhiều doanh nghiệp

khác chỉ sản xuất theo kế hoạch,nhưng khi bước vào kinh tế thị
trường,vinamilk đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội,không ngừng đổi mới công
nghệ,đầu tư cơ sở hạ tầng,đa dạng hóa sản phẩm để chuẩn bị cho 1 hành trình
mới.Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa đó là Thống Nhất,Trường
Thọ,Dielac,Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống phân phối tạo tiền
đề cho sự phát triển.Với định hướng phát triển đúng các nhà máy sữa:Hà
Nội,liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn,Nghệ An lần lượt ra đời,chế
biến,phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước.Không
ngừng mở rộng sản xuất,xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả
nước(hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng),Vinamilk đạt
doanh thu hơn 6000 tỉ đồng/nam,ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỷ
đồng.Công ty vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa
như:sữa đăc,sữa bột cho trẻ em và người lớn,bột dinh dưỡng,sữa tươi,sữa
chua

uống,sữa

đậu

nành,kem,phô-mai,nước

ép

trái

cây,nước

khiết,café,trà,…sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế.

9


tinh


Vinamilk cũng đã thiết lập được hệ thống phân phối sâu và rộng , xem
đó là xương sống cho chiến lược kinh doanh dài hạn.Hiện nay, công ty có trên
800 nhà phân phối,hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp toàn quốc.Gía cả
cạnh tranh cũng là thế mạnh của vinamilk bởi các sản phẩm trên thị trường
đều có giá cao hơn của vinamilk.vì thế trong bối cảng có trên 40 doanh
nghiệp đang hoạt động,hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại,trong đó có nhiều tập
đòa đa quốc gia,cạnh tranh quyết liệt,Vianamilk vẫn đứng vững và giữ vị trí
dẫn đầu trên thị trường sữa thế giới.
Trong kế hoạc phát triển,vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng
nguyên liệu sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ
trowh nông dân,bao tiêu sản phẩm,không ngừng phát triển đại lý thu mua
sữa.Nếu năm 2001 công ty có 70 đại lý chung chyển sữa tươi thì đến nay đã
có 82 đại lý trên cả nước,vói lượng thu mua sữa khoảng 230 tán/ngày.Các đại
lý chung chuyển này được tổ chức có hệ thống,rộng kháp và phân bố hợp lý
giúp nông dân giao sữa 1 cách thuận tiện trong thời gianh nhanh nhất.Công ty
vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa vaf xưởng cơ chế có
thiết bị bảo quản sữa tươi.Lực lượng kĩ thuật của vinamilkthuowfng xuyên
đến các nông trại,hộ gia đình kiểm tra,tư vấn hướng dẫ kỹ thuật nuôi bò sữa
cho năng suất và chất lượng cao.Số tiền thưởng và giúp đỡ những hộ gia
đìnhnghèo nuôi bò sữa lên đến hàng tỉ đồng.Nhờ các biện pháp hỗ trợ,khuyến
khích,ưu đãi hợp lý,Vinamilk đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động
nông thôn,giúp công nhân gắn bó vói công ty,góp phần thay đổi diện mại
nông thôn và nâng cao đời sống,nâng tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên
105.000 con
Cam kết chất lượng quốc tế,chất lượng Vinamilk đã khẳng định mục
tiêu chinh phục mọi người không phân biệt biên giới quốc gia cùng thương

hiệu vinamilk.Chủ động hội nhập,vinamilk đã chuẩn bị sẵn sàng từ nhân lực

10


đến cơ sở vật chất,khả năng kinh doanh để bước vào thị trường các nước
WTO một cách vững vàng với 1 dấu ấn mang thương hiệu Việt Nam.
2.2.5. Sơ đồ phân tích ma trận SOWT tại công ty cổ phần sữa Việt
Nam Vinamilk.
Các yếu tố môi
CƠ HỘI: O
trường bên ngoài 1.Nguồn nguyên liệu cung
cấp đang nhận được sự trợ
giúp của Chính
Phủ,nguyên liệu nhập khẩu
có thuế xuất giảm
2.Lực lượng khách hàng
tiềm năng cao và nhu cầu
lớn.
3.Đối thủ cạnh tranh đang
bị suy yếu do các vấn đề
liên quan đến chất lượng
Các yếu tố môi
và quan tâm đến người
trường bên trong
Việt dùng hàng Việt đang
được hưởng ứng.
ĐIỂM MẠNH: S
1.Thương hiệu mạnh
2.Marketing có hiệu

CHIẾN LƯỢC S – O
quả cao
Tận dụng cơ hội để phát
3.Lãnh đạo và quản lý
huy điểm mạnh
giỏi và giàu kinh
nghiệm.
4.Danh mục sản phẩm
đa dạng,sản phẩm có

11

THÁCH THỨC:
1.Sự tham gia thị trường của
nhiều đối thủ cạnh tranh
mạnh
2.Nguồn nguyên liệu đầu
vào không ổn định.

CHIẾN LƯỢC S - T
Tận dụng điểm mạnh để
giảm thiểu rủi ro do môi
trường gây ra.


ĐIỂM YẾU: W
1.Chưa chủ động được
nguồn nguyên liệu.
2.Thị phần sữa bột
chưa cao,chưa cạnh

tranh được các sản
phẩm sữa bột nhập.

CHIẾN LƯỢC W - O
Tận dụng cơ hội để khắc
phục điểm yếu.

CHIẾN LƯỢC W - T
Khắc phục điểm yếu hạn
chế thách thưc.

2.3. Xây dựng các chiến lược kinh doanh qua phân tích SWOT
2.3.1. Chiến lược SO
- phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới 1 lực
lượng tiêu thu rộng lớn,đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng
thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn như bất động sản,dịch vụ,…
-phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu
dùng lhasc nhau như:café,nướ ngọt,…
-đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng
nước giải khác có lợi cho sức khỏe.
-củng cố,xây dựng và phát triển hệ thống các thương hiệu mạnh của
vinamilk như:sữa ông thọ,sữa đậu nành,…
2.3.2. Chiến lược ST
- tận dụng thương hiệu mạnh có truyền thống lâu đời trên thị trường
cũng như mạng lưới phân phối rộng khắp nhằm giành thêm thị phần tại các
thị trường mà vinamilk có thị phần chưa cao.
-xây dựng quan hệ tốt với nhà cung cấp nhằm chủ động vè giá,chất
lượng và lượng sữa cung cấp.
-cùng chính phủ xây dưng hoạt động marketing,kêu gọi người việt nam
dùng hàng việt nam.


12


2.3.3. Chiến lược WO
- tận dụng ưu đãi của chính phủ đối với các nghành chăn nuôi bò sữa và
giá nguyên liệu sữa giản để chủ động hơn về giá và nguồn nguyên liệu.
-tận dụng thị trường còn khá lớn để phát triển thị phần sữa bột,đặc biệt
vùng nông thôn và đô thị nhỏ
-nâng cao hình ảnh về chất lượng sản phẩm,đặc biệt đối với thị trường
sữa bột lhi mà có 1 số nhà cung cấp đang làm mất lòng tin với khách hàng..
2.3.4 .Chiến lược WT
- đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp để chủ động hơn về
nguyên liệu đầu vào.

13


Chương 3
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK
3.1. Nhận xét.
SOWT là một công cụ giúp cho các công ty, tổ chức, doanh nghiệp xây
dựng được một chiến lược phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của thế giới
hiện nay. Đối với công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk cũng vậy, việc áp
dụng được mô hình này sẽ giúp công ty hoạch định được chiến lược đúng đắn
so với yêu cầu khắt khe của thị trường thời nay và đưa công ty phát triển
mạnh mẽ không chỉ trong và ngoài nước.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk có rất nhiều điểm mạnh như:

Cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm…vì vậy phải phát huy
nó một cách tối đa nhất để nắm bắt lấy thời cơ, khi thời đến phải biết nắm bắt
nó một cách tốt nhất không để nó tuột mất vào đối thủ của mình. Còn những
điểm yếu

ta khắc phục bằng cách tận dụng triệt để những cơ hội: thị

trường,WTO… từ đó biến điểm yếu của ta thành sức mạnh của ta.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thách thức cũng là
một trong nhưng vấn nan giải của công ty: lạm phát, lãi xuất đặc biệt là các
đối thủ cạnh tranh đang gờm đòi hỏi lãnh đạo công ty phải linh hoạt, sáng tạo
trong việc hoạch định những chiến lược, sách lược sao cho phù hợp nhất, đảm
bảo cho công ty phát triển ngày càng lớn mạnh ở trong nước cũng như vươn
ra thế giới.

14


3.2. Đề xuất một số chiến lược kinh doanh qua phân tích SWOT
cho Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
Chiến lược marketing:
+ Khai thác quảng cáo miễn phí trên các mạng xã hội như Facebook,
Youtube..; Quảng cáo trên truyền hình: kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh
gây sự chú ý cao.
+ Những bài báo liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần sữa Viêt
Nam Vinamlik sẽ góp phần ghi dấu ấn vào lòng của khách hàng , họ cập nhật
thông tin và tin độ tin cậy cao về Công ty cũng như những sản phẩm của
Công ty đặc biệt trên những tờ báo nổi tiếng và uy tín.
Chiến lược thu hút khách hàng:
+ Khuyến mãi nhằm đưa sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng, như

là: quà tặng quảng cáo, quà tặng kèm: áo thun, sổ tay, nón, tách…có thiết kế
sao cho người tiêu dùng thích dùng món quà đó nhưng vẫn mang phong cách
của Vinamilk để gay ấn tượng vs khách hàng.
+Đưa những ý tưởng mới vào hệ thống các quán nhượng quyền của
Vinamilk, đó là sử dụng âm nhạc để tạo dựng phong cách thưởng thức riêng
cho Vinamilk: Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu của con
người, còn sữa là một thức uống tuyệt vời để thưởng thức, sẽ rất hiệu quả khi
sữa Vinamilk kết hợp 2 yếu tố này lại với nhau.
Chiến lược sản phẩm : Phải thay đổi bao bì mới đẹp và gây ấy tượng
hơn. Đã có nhiều ý kiến cho rằng bao bì hiện tại thiếu sáng tạo, nhìn thoáng
qua dễ nhầm với các loại sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, thậm chí nhầm với cả
các sản phẩm nhạy cảm do có in hình phụ nữ trên bao bì.

15


KẾT LUẬN
Hoạch định chiến lược kinh doanh là một phần không thể thiếu trong kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và nó sẽ quyết định sự thành công hay
thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có chiến lược đúng, phù
hợp sẽ góp phần tạo thành công và phát triển bền vững trong một thời gian
dài.
Việc áp dụng phân tích ma trận SWOT sẽ giúp công ty cổ phần sữa
Việt Nam Vinamilk có cái nhìn toàn diện hơn về môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp. Từ đó, Ban Giám đốc có thể vạch ra những chiến lược kinh
doanh đúng đắn để phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm phục vụ
cho mục tiêu hướng đến của khách hàng, với phương châm “Tạo lập giá trị
bền vững”, giúp cho công ty phát triển bền vững trên thị trường trong nước
cũng như trên thế giới.
Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian, vì vậy bài viết của em

còn nhiều thiếu sót cả về nội dung và hình thức nên em mong sẽ nhận được ý
kiến đóng góp của Thầy để bài viết được hoàn thiện hơn.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Bộ môn Quản trị học ( Chủ biên Nguyễn Hải Sản )
2. Tổng quan về hoạch định và mục tiêu chiến lược (theo trang
voer.edu.vn)
3. Bài viết “Hoạch đinh chiến lược cho công ty sữa Việt Nam
Vinamilk” (theo trang doc.edu.vn)
4. Tiểu luận “Ứng dụng phân tích ma trận S.W.O.T trong hoạch định
chiến lược kinh doanh của Maritime Bank Danang” ( theo trang
)
5.Sử dụng ma trận SWOT để phân tích phân tích công ty cổ phần sữa
Việt Nan Vinamilk ( theo trang )
6. Bài viết “ Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần sữa Việt Nam
Vinamilk theo trang
( s )

17



×