Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Kế hoạch tuần chủ đề bản thân tuần 5 cơ thể của tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.09 KB, 29 trang )

KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề: Bản thân
Tuần 5: Cơ thể của tôi
Từ ngày 18 tháng 9 đến ngày 22 tháng 9 năm 2017
I/ Mục tiêu:
- Trẻ phân biệt được các bộ phận của mình trên cơ thể
- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các bộ phận
- Trẻ nhận biết được tên, tuổi, giới tính của mình và của bạn
- Trẻ biết biểu hiện hành vi văn hóa trong giao tiếp
- Giáo dục trẻ thường xuyên tấp thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
- Trẻ thuộc nhiều bài thơ và bài hát trong chủ điểm
- Biết yêu thương và quý trọng cô giáo và lễ phép với mọi người
- Biết giúp đỡ và đoàn kết với bạn
- Nhận biết và gọi tên các bộ phận cơ thể
II/ Chuẩn bị:
- Bóng thể dục, tranh mẫu của cô.
- Tranh loto về các bộ phận của bé, tranh thơ.
- Dụng cụ âm nhạc, mũ chóp.
- Dụng cụ vòng , nơ tâp phát triển thể chất
HOẠT
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
ĐỘN
ĐỘNG
18/09/2017 19/09/2017 20/09/2017 21/09/2017
- Cho trẻ kể về bản thân.
Đón trẻ
- Giáo dục trẻ cách ăn mặc và vệ sinh cá nhân.
TD sáng Hô hấp : Thổi bóng bay


Tay : 2
chân : 2
Bật : 2
PTNT
PTTC
PTNN
PTTM
Hoạt động
Đếm và
Bò theo
Truyện: Bé Vận động
có chủ
nhận biết số đường thẳng
Minh
“tay thơm,
đích
lượng trong
Quân dũng tay ngoan”
phạm vi 2
cảm
-Góc phân vai : Mẹ con, phòng khám bệnh.
-Góc xây dựng : Xây công viên, xây đường về nhà bé.
Hoạt động -Góc học tập
: Trẻ tô màu các bộ phận trên cơ thể
góc
-Góc nghệ thuật : Trẻ làm ảnh tặng bạn thân.
-Góc thiên nhiên : Chơi với cát
-Góc thư viện
: Xem tranh ảnh về chủ đề.
Hoạt động - Chơi tự do trên sân trường.

ngoài trời - Trò chơi dân gian: " bắt cua bỏ giỏ"
- Dạo quanh sân trường ,cho trẻ nói về thời tiết
- Phân công , chia nhóm trẻ nhặt rác trong sân trường

Thứ 6
22/09/2017
Bụng: 1
PTNT
Trò chuyện
về các bộ
phận của cơ
thể


- Kể chuyện cho trẻ nghe: " cái mũi dài".
Vệ sinh ăn - Cho trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
trưa – ngủ - Vệ sinh xà phòng trước khi ăn, vệ sinh trước khi ngủ
trưa
-Trò chuyện với nhau về bản thân và bạn bè trong lớp
-Trẻ xem tranh về bạn trai và bạn gái
Hoạt động
-Tạo hình: Tô màu các bộ phận trên cơ thể
chiều
-Vẽ tự do trên sân trường.
-Giáo dục trẻ vệ sinh cơ thể hằng ngày.
VS - Giáo viên vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Trả trẻ
- Nêu gương - Cắm hoa - Trả trẻ.
THỂ DỤC SÁNG(suốt tuần)
I. MỤC TIÊU:

- Cháu tập được với cô những động tác cơ bản, biết tác dụng của môn thể dục, rèn
luyện sức khỏe một cách khỏe mạnh, hít thở không khí trong lành và được tắm ánh
nắng sáng.
- GD cháu thường xuyên tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
- Cháu tích cực hoạt động cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân tập thoáng mát, sạch sẽ và những bài hát về chủ đề.
III. TIẾN HÀNH:
1. Khởi động:
- Cháu đi nhẹ nhàng ra sân đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau, chạy nhanh,
chạy chậm..
2.Trọng động:
-Động tác tay: hai tay giơ lên cao, 2 tay về phía trước( 4 lần. 4 nhịp)
-Động tác bụng: hai tay giơ lên cao, nghiêng người sang 2 bên( 4 lần, 4 nhịp)
-Động tác chân: hai chân nhón lên, khụy gối( 4 lần , 4 nhịp)
-Động tác bật: bật tách khép chân( 4 lần, 4 nhịp)
3. Hồi tĩnh:
-Cháu đi làm bướm bay nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành và vào lớp.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI :“GẮP CUA BỎ GIỎ”
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: TÌM NGƯỜI NHÀ
I.MỤC TIÊU:


-Trẻ tích cực hứng thú khi chơi
-Trẻ biết đoàn kết khi chơi
II.CHUẨN BỊ:
-Sân chơi sạch sẽ, an toàn
III.TIẾN HÀNH:
TCDG: ”gắp cua bỏ giỏ”: -Cô hướng dẫn trẻ chơi: trẻ xếp thành 2 hàng dọc ra

làm 2 tồ, bạn đừng đầu hàng sẽ lên “gắp cua bỏ giỏ”, đội nào gắp được nhiều cua
đội đó chiến thắng
-Trẻ chơi cô quan sát, khuyến khích
-Kết thúc trò chơi, trẻ xếp hàng và trở về lớp
TCVĐ: Tìm người nhà:
--Cô phát cho trẻ 1 hình, chia trẻ thành 2 nhóm theo hình tròn, hình tam giác,cô gọi
trẻ lên, sau đó bịt mắt trẻ lại cho trẻ đi “tìm nguoi nhà” của mình, khi nào tìm đứng
thì trẻ bỏ khăn bịt mắt ra.trò chơi tiếp tục với các nhóm khác , chỉ đổi vị trí đứng
cho nhau.
-Trẻ chơi cô quan sát, khuyến khích
-Kết thúc trò chơi, trẻ xếp hàng và trở về lớp.

Thứ hai, ngày 18 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐẾM NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 2
I. MỤC TIÊU:
- Đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 2.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Phát huy khả năng tư duy cho trẻ
- Trẻ hứng thú tích cực , say mê với giờ học .
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh lô tô: áo đầm vàng quần ngắn, áo ngắn quần dài
- Bánh sinh nhật, hộp quà, dây nơ.
- Tranh lô tô: áo ngắn, quần dài
- Băng nhạc cho trẻ nghe.
III. NDTH:
- Bài hát: mừng sinh nhật
- Trò chuyện về chủ đề
- GD cháu giữ gìn vệ sinh, yêu thương mọi người.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

1.Hoạt Động 1: Trò chuyện, đàm thoại


- Các con ơi! Hôm nay là sinh nhật bạn búp bê đấy. Cô và các con cùng hát bài:
mừng sinh nhật nhé !
- Các con có từng được ba mẹ tổ chức sinh nhật không?
- Trong ngày sinh nhật các con được tặng quà gì?
- Sinh nhật là mình đã thêm 1 tuổi mới vì vậy các con phải ngoan ngoãn vâng lời
người lớn nhất là ba mẹ nghe không nào.
2.Hoạt Động 2: Hoạt động nhận thức:
*Ôn kiến thức cũ: ôn số 1
- Cô có mấy cái bánh sinh nhật đây?
- Có 1 cái bánh.
- Cô còn có gì đây các con?
- Có mấy dây nơ?
- Có mấy con dao cắt bánh vậy?
Cung cấp kiến thức mới:Đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 2
- Sinh nhật bạn búp bê cô có món quà muốn tặng bạn các con nhìn xem đó là gì
nhé
- Cô đưa áo đầm vàng lên. Đây là áo đầm màu gì đây?
- Cô xếp áo đầm vàng ra từ trái sang phải và hỏi trẻ mấy cái
- Bây giờ cô sẽ xếp thêm 1 cái áo đầm phía bên phải áo màu vàng xem có tất cả
mấy cái?
- Bây giờ mặc đầm thì phải có quần ngắn cô sẽ xếp tương ứng phía dưới cái đầm là
quần ngắn cô cũng xếp từ trái sang phải. Cô hỏi trẻ có mấy quần ngắn
- Vậy số áo đầm và quần ngắn như thế nào với nhau
- Vậy để cho bằng nhau thì chúng ta thêm mấy quần ngắn nửa
- Cô xếp 1 cái quần ngắn phía dưới áo dầm và hỏi trẻ có tất cả mấy quần ngắn
- Vậy số áo đầm và quần ngắn như thế nào với nhau
- Cô cất lần lượt từng áo đầm và quần ngắn đi

*Trẻ thực hiện:
- Đọc bài hát: “ dấu tay ” đi lấy rổ đồ dùng.
- Cho trẻ xếp nhanh các đồ dùng theo yêu cầu của cô.
- Đếm được số lượng các đồ dùng giống nhau.
- Trẻ thực hiện cô quan sát sửa sai cho trẻ.
3.Hoạt động 3: Củng cố:
*Chơi trò chơi: “ Đi siêu thị ”
- Chia lớp thành 2 đội. Đội 1 sẽ mua món đồ có số lượng là 1, Đội 2 sẽ mua món
đồ có số lượng là 2.
- Lần lượt mỗi đội sẽ cử một đại diện đi mua ( đi tìm ) món hàng có số lượng mà
đội cần mua.
- Trong khoảng thời gian là một bài hát đội nào mua được nhiều món hàng đúng
với


số lượng hơn sẽ là đội chiến thắng.
+Trẻ chơi vui vẻ, hứng thú.
+Cô theo dõi, cỗ vũ trẻ chơi, nhận xét sau giờ chơi.
*Nhận xét tuyên dương:
- Tuyên dương tập thể
VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Ôn bài
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:

-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐCB: "BÒ THEO ĐƯỜNG THẲNG"
TC: Cướp Cờ
I . MỤC TIÊU:
- Trẻ biết bò theo đường thẳng, không chạm làm ngã đổ cây ven đường.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo.
- Biết bò đúng cách.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục, cháu hoạt động tích cực cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Vạch chuẩn bị.
- Cờ, rổ. Máy nghe nhạc.
III. NDTH:
- Bài hát: em đi qua ngã tư đường phố, hoa bé ngoan, mừng sinh nhật
- Bài thơ: bé ơi
- Trò chuyện về bản thân trẻ
- GD ATGT, TKNL, vệ sinh, dinh dưỡng
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:


1.Hoạt động 1: Khởi động:
- Cháu chạy theo cô ra sân nhẹ nhàng kết hợp các kiểu đi thường, đi kiễng gót, đi
bằng mũi bàn chân, chạy nhanh chậm…
2.Hoạt động 2: Trọng động, vận động cơ bản

Trọng động:
Bài tập phát triển chung:
+Động tác tay 4 : Hai tay giơ cao, sang ngang: 2l-4n
TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai.
-Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao
-Nhịp 2: Đưa hai tay sang ngang.
-Nhịp 3: Đưa hai tay lên cao
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu.
+Động tác chân 4 : Đứng thẳng nâng cao đầu gối, gập vuông góc: 4l-4n
TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, tay chống hông.
-Nhịp 1: Chân phải nâng cao, đầu gối gập vuông góc
-Nhịp 2: Chân phải hạ xuống, đứng thẳng.
-Nhịp 3: Chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu
+Động tác bụng 4 : Đứng nghiêng người sang hai bên: 2l-4n
TTCB: Đứng thẳng hai tay chống hông.
- Nhịp 1: Nghiêng người sang phải.
- Nhịp 2: Trở về tư thế ban đầu.
- Nhịp 3: Nghiêng người sang trái.
- Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu.
+Động tác nhảy 4: Bật tách, khép chân:
2l-4n
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi.
- Nhịp 1: Bật tách hai chân và dang hai tay ra ngang vai.
- Nhịp 2: Bật khép hai chân, tay lại.
- Nhịp 3: Bật tách hai chân và dang hai tay ra ngang vai.
- Nhịp 4: Bật trở về tư thế ban đầu.
*Vận động cơ bản:
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con một bài tập vận động mới có tên là: “ Bò theo
đường thẳng ”

- Cô làm mẫu lần 1: Làm mẫu trọn vẹn không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích.
Cô đứng trước vạch chuẩn bị, khụy gối xuống tay không được chạm vào vạch xuất
phát, khi nghe hiệu lệnh bò thì mắt nhìn thẳng và bò về phía trước kết hợp nhịp
nhàng tay này chân kia. Chú ý không làm ngã, đổ cây hoa ven đường. Khi bò về
cuối đường xong thì đứng lê và đi trở về chỗ của mình.
*Trẻ thực hiện:


- Mời 2 – 3 trẻ lên thực hiện lại
- Cho trẻ thực hiện lần lượt hết lớp
- Cho 2 đội thi đua
- Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, động viên hứng thú cho trẻ.
3.Hoạt Động 3: trò chơi “Cướp cờ ”
- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội sẽ phải bò qua một đoạn đường để lấy cờ ở cuối
đường. Sau đó chạy nhanh về cắm cờ vào rổ của đội mình và bạn tiếp theo sẽ tiếp
tục thực hiện.
- Chú ý không được chạm vào vạch xuất phát, không làm đổ cây ven đường.
- Trong vòng một bài hát, đội nào cướp được nhiều cờ và không phạm luật chơi sẽ
là đội chiến thắng.
- Trẻ chơi vui vẻ.
- Cô chú ý quan sát và nhận xét giờ chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Chơi trò chơi “ Gieo hạt ”
*Nhận xét tuyên dương
- Tuyên dương tập thể lớp.
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền

*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Ôn kiến thức cũ
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Kể Chuyện:" BÉ MINH QUÂN DŨNG CẢM"


I. MỤC TIÊU:
- Trẻ nhớ tên truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ thích nghe cô kể chuyện và biết tính cách của các nhân vật.
- Trẻ hiểu nội dung chuyện và dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.cháu hoạt động tích cực cùng cô
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa truyện “ Bé MInh Quân dũng cảm ”.
+ Tranh 1: Bé Minh Quân chơi với mèo.
+ Tranh 2: Lọ hoa bị vỡ, mèo vàng bị phạt.
+ Tranh 3: Bé Minh Quân nhận lỗi với bố.
III. NDTH:
- Bài hát: Hoa bé ngoan
- Trò chuyện về chủ đề

- Gd cháu biết ngoan ngoãn vâng lời người lớn, phải giữ gìn thân thể luôn sạch sẽ
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện, Đàm thoại:
- Cho trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan”.
- Ở nhà các con nghe lời ai? Và đến lớp chúng ta phải như thế nào?
- Để được ba mẹ yêu thương thì các con phải ngoan ngoãn vâng lới người lớn,
không được quậy phá nói dóc như vậy sẽ không được ba mẹ thương nha.
- Cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện nói về một cậu bé đã dũng cảm nhận
lỗi của mình đã làm sai với bố. Các con hãy cùng lắng nghe xem đó là câu chuyện
gì nha
2.Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức:
Cô kể lần 1: Kể diễn cảm, trọn vẹn câu chuyện.
Cô kể lần 2: Kể kết hợp tranh và giải thích.
+ Tranh 1: Bố, mẹ vắng nhà bé Minh Quân thỏa thích chơi với mèo vàng.
+ Tranh 2: Mải chơi nên vô tình Minh Quân làm lọ hoa bị vỡ và khi bố về Minh
Quân đã đổ lỗi cho mèo vàng, mèo vàng bị bố phạt.
+ Tranh 3: Bé Minh Quân dũng cảm nhận lỗi với bố và được bố khen.
*Cháu đặt tên chuyện:
- Nãy giờ các bạn nghe cô kể chuyện các bạn thấy có hay không?
- Ai có thể đặt tên cho câu chuyện này là gì nào?...................( Trẻ đặt )
- Các bạn đặt tên rất hay nhưng câu chuyện có cái tên khác nữa.
- Đó là “ Bé Minh quân dũng cảm ”
3.Hoạt động 3: Đàm thoại:
- Câu chuyện có tên là gì
- Trong câu chuyện có những ai ?
- Minh Quân đã làm gì có lỗi ?
- Thế Minh Quân có nhận lỗi của mình không ?


-> GD cháu không nên nói dối người lớn vì như vậy là sẽ không ngoan và sẽ không

được mọi người thương.
4. Hoạt động 4: Củng cố:
- Cô cho trẻ kể lại câu chuyện.
- Cho 1 số trẻ kể lại câu chuyên theo nhân vật
5. Hoạt động 5:Nhận xét tuyên dương
- Tuyên dương cả lớp
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Ôn bài
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Vận động bài:"TAY THƠM TAY NGOAN"
Nghe hát: THẬT ĐÁNG CHÊ
Trò chơi: AI ĐOÁN GIỎI
I . MỤC TIÊU.
- Cháu thuộc bài hát, hát chính xác giai điệu của bài hát, biết vận động theo nhịp
cùng cô cả bài, chơi trò chơi đúng luật. Biết tác dụng của môn âm nhạc, nhận ra

giai điệu bài hát quen thuộc.
- Luyện giọng điệu âm nhạc, ngắt nghỉ đúng chỗ, luyện âm thanh rõ ràng.
- Tích cực hoạt động cùng cô, chú ý lắng nghe bài dạy, trật tự trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ.
- Các dụng cụ âm nhạc như gáo dừa, phách tre, lục lạc…
- Mũ chụp đầu.
III. NDTH:


- PTNN: thơ “cái lưỡi” “dung dăng dung dẻ” “thả cá mè”
- BĐKH: giáo dục trẻ đội nón, mặc áo dài tay khi ra nắng
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cho trẻ đọc thơ bài “ cái lưỡi". (đội hính 3 hàng ngang)
- Trong bài thơ có nhắc tới bộ phận nào trên cơ thể chúng ta nào? Lưỡi dùng để
làm gì vậy các con ? ( lưỡi giúp chúng ta nhận biết vị chua, mặn, ngọt...giúp ta nói
được, kể truyện, đọc thơ nữa đấy !)
- Để cơ thể chúng ta luôn khỏe mạnh, vậy khi ra nắng các con phải làm gì nào ?
(đội nón và mặc áo dài tay)
-Lắng nghe ! lắng nghe !
- Các con hãy lắng nghe 1 đoạn nhạc và đoán xem bài hát có tên là gì ? tác giả là ai
và bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể chúng ta nhé ! (trẻ nhắc lại tên và tác giả
bài hát)
2.Hoạt động 2: Hát và vận động.
- Cả lớp hát lại bài hát theo nhạc (đội hình chữ u)
*Dạy trẻ vận động theo bài hát.
- Để bài hát thêm sinh động và hay hơn chúng ta cùng cô vận động theo bài hát
nhe.
-Lần 1: cô hát múa cho trẻ xem
-Lần 2: cô hướng dẫn (giải thích động tác múa)

+ Đoạn 1: một tay xòe ra thành 1 bông hoa => đưa một tay qua phải, qua trái lắc
nhẹ cổ tay long bàn tay ngửa
+ Đoạn 2: hai tay xoe ra thành hai bông hoa => hai tay đưa ra trước sau đó đâu hai
cổ tay lại với nhau tao thành bông hoa
+ Đoạn 3: mẹ khen em đẹp quá hai bàn tay thơm => hai tay đưa lên vai sau đó đưa
sang ngang vuông góc rồi lắc nhẹ cổ tay
+ Đoạn 4: mẹ khen em đẹp quá hai bàn tay ngoan => hai tay đưa lên vai rồi chéo
tay đưa lên ngực, chân nhún nhẹ vào chữ ngoan
*Cháu thực hiện.
- Cả lớp hát múa
- Tổ hát múa
- Đọc thơ “dung dăng dung dẻ” (đội hình 2 hàng ngang đối diện)
- Nhóm, cá nhân cùng thực hiện (cô sửa sai)
- Có 1 bài hát nói về 1 bạn chim chích chòe khi đi ra nắng không đội mũ nên bạn
đã bị bệnh và 1 bạn cò vớ gì ăn nấy, uống nước lả không được nấu chin, rồi ăn quả
xanh nên bạn cò đã bị đau bụng suốt mấy ngày liền đó các con. Đó là nội dung bài


hát “thật đáng chê” phỏng theo bài Bắc Kim Thang mà cố muốn hát tặng lớp chúng
mình
3.Hoạt động 3:Nghe hát bài “thật đáng chê”
- Lần 1: Cô hát diễn cảm.
- Lần 2: Mời cháu múa minh hoạ cùng cô
- Đọc thơ “thả cá mè” (chuyển đội hình thành vòng tròn to)
4.Hoạt động 4: Trò chơi: ai đoàn giỏi.
-Cô phồ biến cách chơi
-Trẻ chơi (cô quan sát)
5.Hoạt động 5: Nhận xét- tuyên dương
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.

- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Ôn bài cũ
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC BỘ PHẬN CỦA CƠ THỂ
I. MỤC TIÊU
- Trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể.
- Biết được tên gọi và công dụng của từng bộ phận dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ các bộ phận ấy. cháu hoạt động tích cực cùng cô.


II. CHUẨN BỊ:
-Tranh, ảnh đủ các bộ phận trên cơ thể.
-Tranh lô tô các bộ phận cơ thể.
III. NDTH:
-Bài hát: Ồ Sao bé không lắc
-Trò chuyện chủ đề

-Gd vệ sinh, dinh dưỡng, lễ giáo cho trẻ
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt Động 1: Trò chuyện, đàm thoại:
- Cô và các con cùng hát và vận động bài: Ồ Sao bé không lắc nhé.
- Trong bài hát có nhắc đến những bộ phận nào của cơ thể vậy các con?
- Cô hỏi tay, tai, chân dùng để làm gì?
- Gd cháu giữ gìn thân thể, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và không được bỏ các
vật vào tai, mũi vì rất nguy hiểm.
2.Hoạt Động 2: Hoạt động nhận thức:
* Xem tranh: Mắt, mũi, miệng.?
- cho trẻ chơi trò chơi trời tối, trời sáng. Cô lấy trnh ra hỏi trẻ
- Chỉ vào hình Mắt: Đây là gì đây ? Mắt để làm gì?
Chúng ta có mấy con mắt?
=> Mắt giúp ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, có mắt sẽ làm chúng ta đẹp hơn. Các
con phải biết vệ sinh mắt sạch sẽ nha!
- Cô chỉ vào hình Mũi: Thế đây là gì đây?
+Mũi để làm gì?
+Nếu không có mũi ta có sống được không? Chúng ta có mấy cái mũi
=> Mũi giúp ta thở, ngửi được các mùi thơm. Nếu không có mũi thì chúng ta sẽ
chết vì không thở được, các con nhớ là không được bỏ các vật nhỏ hay nhọn vào
mũi đâu vì nó sẽ làm đau đấy nghe không các con!
- Cô chỉ vào hình Miệng: Còn đây là gì đây. Miệng để làm gì? Nếu không có
miệng ta có ăn được không?
Hỏi trẻ có mấy cái miện?
+ Không có miệng thì chúng ta không thể ăn được, ai cũng phải có miệng để ăn.
Nếu không có thì chúng ta sẽ chết vì đói, khi ăn xong các con nhớ phải đánh răng
sạch sẽ nhé
+ Mắt, mũi, miệng nằm ở đâu trên cơ thể chúng ta?
*Xem tranh: Tay.
- Cho trẻ chơi trò chơi: con thỏ cô mang tranh ra hỏi

- Cô chỉ vào bàn tay hỏi trẻ đây là cái gì? Chúng ta có mấy bàn tay vậy các con?
+Thế trên bàn tay còn có gì nữa đây?
+Tay để làm gì các con?


+Tay nằm ở vị trí nào trên cơ thể đây?
=> Tay để ta cầm, nắm các thứ như là: viết, thước, chén…. Nếu không có tay ta
không thể cầm, nắm được gì cả. Vì vậy các con phải bảo vệ tay không được để tay
bị thương, chúng ta phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ và cắt ngắn móng tay đi
nghe không!
*Xem tranh: Chân.
- Tranh này của cô vẽ gì đây?
- Có mấy cái chân các con?
- Cũng giống bàn tay, bàn chân cũng có ngón nữa nè các con.
- Thế chân để làm gì các con?
=> Chân giúp ta đứng vững trên mặt đất, giúp ta đi lại dễ dàng, nếu thiếu mất chân
ta không thể đi lại được. Các con nhớ là phải giữ gìn chân sạch sẽ không nên đi
chân không vì nó đau và làm dơ chân nghe các con.
=> Ngoài những bộ phận mà chúng ta vừa được xem thì trên cơ thể chúng ta còn
có rất nhiều bộ phân khác nữa như: lưỡi, răng, môi,…. Ai cũng cần phải có những
bộ phận đó và mỗi bộ phận đều có tác dụng riêng của chúng và nhờ có những bộ
phận ấy chúng ta mới tồn tại và khỏe mạnh được. Nên các con phải biết chăm sóc
cơ thể mình thật khỏe mạnh nhớ chưa?
* Cháu thực hiện:
- Cô cho trẻ hát bài: dấu tay lấy rổ đồ dùng ra trước mặt và làm theo yêu cầu của
cô.
- Cô yêu cầu trẻ lấy bộ phân trên cơ thể giúp chúng ta nhìn thấy đó là gì và trẻ lấy
hình đôi mắt ra.
- Cứ như vậy cô yêu cầu trẻ lấy lần lượt từng bộ phận trên cơ thê
- Trẻ thực hiện cô quan sát bao quát lớp.

3.Hoạt động 3: Trò chơi Củng cố
Trò chơi: “Tôi là ai”
- Cô cho mỗi trẻ tự chọn một tranh lô tô vẽ bộ phận cơ thể mà trẻ thích. Đi quanh
lớp và hát cùng nhau. Khi cô hô tên một bô phận nào đó hoặc tác dụng của bộ phạn
đó trong cuộc sống hằng ngày thì những bạn nào cầm lô tô bộ phận đó sẽ ngồi
xuống, cô đi kiểm tra, ai nhận sai sẽ bị phạt nhảy lò cò.
- Cô quan sát, sửa sai cho trẻ và tạo hứng thú cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi vài lần đổi thẻ lô tô.
4.Hoạt động 4: Nhận Xét Tuyên Dương
- Tuyên dương tập thể lớp
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.


- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Ôn bài
+Đàm thoại cùng trẻ biết cách và giữ gìn vệ sinh cơ thể hàng ngày
+Cho trẻ thực hành cách rửa tay
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................



KẾ HOẠCH TUẦN:
Chủ đề: Bản thân
Tuần 7: Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh
Từ ngày 02 tháng 10 đến ngày 06 tháng 10 năm 2017
I/ Mục tiêu:
- Trẻ phân biệt được các bộ phận trên cơ thể
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ các bộ phận
- Trẻ biết biểu hiện hành vi văn hóa trong giao tiếp
- Giáo dục trẻ thường xuyên tấp thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
- Trẻ thuộc nhiều bài thơ và bài hát trong chủ điểm
- Biết yêu thương và quý trọng cô giáo và lễ phép với mọi người
- Biết được bé lớn lên và khỏe mạnh là nhờ sự nuôi dưỡng và yêu thương của bố
mẹ và các cô bác trong trường.
- Biết ích lợi các món ăn hằng ngày tốt cho sức khỏe.
- Nhận ra 1 số dấu hiệu khi ốm đau và biết cách giữ gìn.
II/ Chuẩn bị:
- Thang thể dục, tranh về các thực phẩm, tranh loto…
- Bóng thể dục, tranh mẫu của cô.
- Dụng cụ âm nhạc, mũ chóp.
- Dụng cụ vòng , nơ tâp phát triển thể chất
HOẠT
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐỘN
ĐỘNG

02/10/2017 03/10/2017 04/10/2017 05/10/2017 06/10/2017
- Cho trẻ kể về các món ăn và nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể.
Đón trẻ
- Giáo dục trẻ cách ăn mặc và vệ sinh cá nhân.
TD sáng Hô hấp : Ngửi hoa
Tay : 2
chân : 2
Bụng: 1
Bật : 2
PTNT
PTTC
PTNN
PTTM
PTNT
Phân biệt Thi ai nhảy Thơ “thỏ Tô màu tóc Trò chuyện
Hoạt động hình tròn và xa hơn +
bông bị
bạn
trai, với trẻ về 4
có chủ
tam giác + Chơi trò chơi
ốm”
bạn gái + nhóm thực
đích
Trò chơi : " “ Ai nhanh + Hát bài “ Bài thơ: “bé phẩm +Trò
về
đúng hơn ”
Mời bạn ơi !”
chơi “Thi ai
nhà"

ăn ”
nhanh hơn
Hoạt động -Góc phân vai : Mẹ con, phòng khám bệnh.
góc
-Góc xây dựng : Xây công viên, xây đường về nhà bé.
-Góc học tập
Trẻ làm tranh, sách các bộ phận và cac giác quan
trên cơ thễ
-Góc nghệ thuật : Trẻ tô màu, xé dán, các giác quan trên cơ thể.
-Góc thiên nhiên : Bé trổng cây xanh


-Góc thư viện
: Xem tranh ảnh về chủ đề.
Hoạt động - Chơi : " Trốn tìm".
ngoài trời - Cho trẻ thăm quan các khu vực trong sân trường
- Dạo quanh sân trường ,cho trẻ nói về thời tiết
- Phân công , chia nhóm trẻ nhặt rác trong sân trường
- Trẻ đọc thơ : xòe tay
Vệ sinh ăn - Cho trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
trưa – ngủ - Vệ sinh xà phòng trước khi ăn, vệ sinh trước khi ngủ
trưa
-Trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
-Tạo hình: nặn quả cam( mẫu)
Hoạt động
-Trẻ xem tranh về bạn trai, bạn gái.
chiều
-Trẻ chơi tự do.
-Vẽ tự do trên sân trường.
VS - Giáo viên vệ sinh cá nhân cho trẻ.

Trả trẻ
- Nêu gương - Cắm hoa - Trả trẻ.
THỂ DỤC SÁNG(suốt tuần)
I. MỤC TIÊU:
- Cháu tập được với cô những động tác cơ bản, biết tác dụng của môn thể dục, rèn
luyện sức khỏe một cách khỏe mạnh, hít thở không khí trong lành và được tắm ánh
nắng sáng.
- GD cháu thường xuyên tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
- Cháu tích cực hoạt động cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân tập thoáng mát, sạch sẽ và những bài hát về chủ đề.
III. TIẾN HÀNH:
1. Khởi động:
- Cháu đi nhẹ nhàng ra sân đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau, chạy nhanh,
chạy chậm..
2.Trọng động:
-Động tác tay: hai tay giơ lên cao( 4 lần. 4 nhịp)
-Động tác bụng: hai tay giơ lên cao, khụy gối( 4 lần, 4 nhịp)
-Động tác chân: hai chân nhón lên, khụy gối( 4 lần , 4 nhịp)
-Động tác bật: bật tách khép chân( 4 lần, 4 nhịp)
3. Hồi tĩnh:
-Cháu đi làm bướm bay nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành và vào lớp.


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: MÈO ĐUỔI CHUỘT
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG :“TRỐN TÌM”
I.MỤC TIÊU:
-Trẻ tích cực hứng thú khi chơi
-Trẻ biết đoàn kết khi chơi

II.CHUẨN BỊ:
-Sân chơi sạch sẽ, an toàn
III.TIẾN HÀNH:
-TCDG: Mèo đuổi chuột:
-Cho 1 trẻ làm mèo, các trẻ khác làm chuột. khi nghe cô nói: các con chuột đi kiếm
ăn, chuột vừa kêu: chít chít. Mèo kêu : meo, meo…các con chuột phải bò nhanh về
ô cửa của mình. Con nào chạy chậm sẻ bị mèo bắt, đổi vai chơi.
TCVĐ: Trốn trìm:
-Cô hướng dẫn trẻ chơi: cô mời một trẻ bịt mắt lại, một số trẻ còn lại sẽ đi chốn,
nếu bị trẻ bịt mắt tìm thấy thì bạn đó sẽ phải bịt mắt lại và tiếp tục đi tìm bạn
-Trẻ chơi cô quan sát, khuyến khích
-Kết thúc trò chơi, trẻ xếp hàng và trở về lớp

Thứ hai, ngày 02 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
PHÂN BIỆT HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ nhận biết hình tròn, hình tam giác thông qua các hoạt động trò chơi.
- Làm quen kỹ năng phân loại hình tròn, hình tam giác.
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy cho trẻ
- Giáo dục cháu chú ý lắng nghe. Cháu hoạt động tích cực cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
-Một số hình tròn, hình tam giác cho cô và trẻ
-Bến tàu hình tròn và bến tàu hình tam giác.
III. NDTH:
-Bài hát: ồ sao bé không lắc, hoa bé ngoan, mú cho mẹ xem, giấu tay
-Trò chuyện về 1 số giác quan trên cơ thể
-Gd cháu vệ sinh, dinh dưỡng, yêu thương quý trọng bạn bè và người lớn.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG.



1.Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cho cả lớp hát bài :Ồ sao bé không lắc
- Trong bài hát có nhắc đến những bộ phận nào?
- Cô hỏi về công dụng của từng bộ phận?
- GD cháu ăn nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, thường xuyên vệ sinh
thân thể, chân tay và đánh răng hằng ngày để không bị sâu răng nhé
2. Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
+Ôn kiến thức cũ: Nhận biết 1 số bộ phận của cơ thể
- Các con ơi trên cơ thể chúng mình gồm có những bộ phận nào?
- Mắt của các con dùng để làm gì? Mắt có dạng hình gì?
- Cô hỏi miệng, tay, tai, chân dùng để làm gì?
- Cô Gd cháu bảo vệ và giữ gìn các bộ phận sạch sẽ, không nên bỏ các vật nhỏ
nhọn vào mũi miệng rất nguy hiểm nghe các con
- Nãy giờ các con rất ngoan nên cô có một món quà muốn tặng cho lớp mình. Các
con thích không?
* Cung cấp kiến thức mới: Phân biệt hình tròn, hình tam giác
*Hình tròn:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi trời sáng, trời tối cô lấy hình tròn ra hỏi trẻ
- Hình này là hình gì vậy các con?
- Cô cho cả lớp nhắc lại.
- Cho cả lớp,nhóm,tổ,cá nhân nhắc lại: Hình tròn.
- Cô giới thiệu cách sờ hình và đặc điểm của hình tròn: Hình tròn có đường bao
cong tròn khép kín, khi sờ không bị vướng. Để sờ hình thì dùng 2 ngón tay cái và
ngón trỏ của bàn tay phải cầm hình và dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của bản tay trái
đặt lên đường bao của hình và sờ xung quanh hình. Vừa nói cô vừa làm cho trẻ
xem.
- Cô cho cả lớp sờ hình tròn
- Nãy giờ các con đã được biết hình tròn rồi nè. Vậy bạn nào giỏi cho cô biết hình
tròn có lăn được không?

-Để xem hình tròn có lăn được không thì cô kiểm tra bằng cách lăn hình nha. Cô
vừa lăn vừa hướng dẩn trẻ cách lăn hình
- Cô củng cố lại: Hình tròn có đường bao cong tròn khép kín, khi sờ không bị
vướng, hình tròn lăn được. Cho lớp cùng nhắc lại
* Hình tam giác:
- Cô lấy hình tam giác ra hỏi trẻ hình gì?
- Cho cả lớp,nhóm,tổ,cá nhân nhắc lại: Hình tam giác
- Cô cho trẻ quan sát hình tam giác, hỏi trẻ có đặc điểm gì?
- Hình tam có mấy cạnh? Cho trẻ đếm
- Cô giới thiệu cách sờ hình cũng giống cách sờ hình tròn và nêu đặc điểm của hình
tam giác: Khi sờ hình tam cô thấy có các cạch và bị vướng bởi các góc.


- Cho trẻ lên sờ thử xem có bị vướng giống cô không và chuyền hình tam giác cho
các trẻ khác cùng sờ và nêu kết quả cho cô. Cô quan sát sửa sai
- Hỏi trẻ hình tam giác có lăn được không? Vì sao con biết?
- Cô củng cố lại: Hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau, khi sờ bị vướng bởi các
cạnh và không lăn được.
- Cho cả lớp cùng nhắc lại
* So Sánh:
- Ai giỏi so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hình tròn và hinh tam giác nào
- Trẻ so sánh
- Cô nói tóm lại:
+giống nhau: hình tròn và hình tam giác đều là hình học
+ Khác nhau:
=> Hình tròn có đường bao cong khép kín, khi sờ không bị vướng và có thể lăn
được.
Hình tam giác thì có 3 cạnh bằng nhau, khi sờ ta thấy bị vướng, không lăn được
bởi có 3 cạnh.
* Trẻ thực hiện:

- Cô cho trẻ chơi trò chơi giấu tay và lấy rổ đồ dùng ra làm theo yêu cầu hiệu lệnh
của cô.
- Cô yêu cầu trẻ lấy hình tròn ra và hỏi về đặc điểm của hình tròn?
- Cô cho trẻ thực hiện vài lần
- Trẻ thực hiện cô chú ý quan sát sửa sai, bao quát lớp.
3.Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
*Trò chơi : " về đúng nhà"
- Cho mỗi trẻ một thẻ hình tròn hoặc hình tam giác. Cả lớp xếp thành 1 hàng nối
đuôi nhau làm đoàn tàu vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh của cô trẻ về đúng nhà

dán thẻ hình giống thẻ hình cầm trên tay. Ai về sai sẽ phạt nhảy lò cò.
- Cho trẻ đổi thẻ hình chơi vài lần.
4.Hoạt động 4: Nhận xét tuyên dương
- Tuyên dương tập thể lớp.
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh


-Ôn bài
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 03 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐCB: THI AI NHẢY XA HƠN
TC: Ai nhanh hơn
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết lấy đà để nhảy ra xa về phía trước.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo, sự phối hợp nhịp nhàng của chân và tay.
- Giáo dục trẻ thường
xuyên luyện tập thể dục, yêu thích thể thao.
- Tích cực tham gia vào giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
- Vạch chuẩn bị, thước đo, máy nghe nhạc
- Tranh lô tô
III. NDTH:
- Bài hát: em đi qua ngã tư đường phố, Mời bạn ăn, hoa bé ngoan
- Bài thơ: đôi mắt của em
- GD ATGT, TKNL,vệ sinh, dinh dưỡng
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Khởi động:
- Cháu đi chạy theo cô chạy nhẹ nhàng ra sân kết hợp các kiểu đi: đi bằng mũi bàn
chân, đi nhanh, đi nhón gót, đi chậm.
2.Hoạt động 2: Trọng động, vận động cơ bản:
*Trọng động
- Bài tập phát triển chung:
+Động tác tay 4 : Hai tay giơ cao, sang ngang: 2l-4n
TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai.
-Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao
-Nhịp 2: Đưa hai tay sang ngang.

-Nhịp 3: Đưa hai tay lên cao
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu.
+Động tác chân 4 : Đứng thẳng nâng cao đầu gối, gập vuông góc: 4-4n


TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, tay chống hông.
-Nhịp 1: Chân phải nâng cao, đầu gối gập vuông góc
-Nhịp 2: Chân phải hạ xuống, đứng thẳng.
-Nhịp 3: Chân trái nâng cao, đầu gối gập vuông góc
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu
+Động tác bụng 4 : Đứng nghiêng người sang hai bên: 2l-4n
TTCB: Đứng thẳng hai tay chống hông.
-Nhịp 1: Nghiêng người sang phải.
-Nhịp 2: Trở về tư thế ban đầu.
-Nhịp 3: Nghiêng người sang trái.
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu.
+Động tác nhảy 4: Bật tách, khép chân:
4-4n
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi.
-Nhịp 1: Bật tách hai chân và dang hai tay ra ngang vai.
-Nhịp 2: Bật khép hai chân, tay lại.
-Nhịp 3: Bật tách hai chân và dang hai tay ra ngang vai.
-Nhịp 4: Bật trở về tư thế ban đầu.
*Vận động cơ bản:
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con một bài tập vận động mới có tên là: “ Thi ai
nhanh hơn ”
- Cô làm mẫu lần 1: Làm mẫu trọn vẹn không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích.
Cô đứng trước vạch chuẩn bị , chân không được chạm vào vạch, khi nghe hiệu
lệnh bắt đầu thì mắt nhìn thẳng 2 tay chống hông khụy gối xuống và dùng sức bật

mạnh về trước, tiếp đất bằng 2 lòng bàn chân. Dùng sức bật mạnh sẽ nhảy ra xa
hơn, nhảy xong thì đi trở về chỗ của mình.
*Trẻ thực hiện:
- Mời 2 – 3 trẻ lên thực hiện lại.
- Cho trẻ thực hiện lần lượt hết lớp
- Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, động viên hứng thú cho trẻ.
3.Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn ”
- Chia lớp thành 2 đội. Lần lượt từng thành viên của mỗi đội sẽ phải nhảy qua một
con mương rộng để lấy bóng về bỏ vào rổ cùa mình. Khi lấy được bóng thì sau đó
chạy nhanh về bỏ bóng vào rổ của đội mình và bạn tiếp theo sẽ tiếp tục thực hiện.
- Chú ý không phải nhảy thật xa nếu không sẽ rơi xuống mương và sẽ phải quay về
- Trong vòng một bài hát, đội nào mang được nhiều bóng về và không phạm luật
chơi sẽ là đội chiến thắng.
- Trẻ chơi vui vẻ.
- Cô chú ý quan sát và nhận xét giờ chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Cho trẻ chơi trò chơi uống nước cam


4.Hoạt động 4: Nhận xét tuyên dương
- Tuyên dương tập thể lớp.
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về

-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 04 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THƠ “THỎ BÔNG BỊ ỐM”
I. MỤC TIÊU:
- Cháu thuộc câu thơ và đọc diễn cảm.
- Luyện đọc và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, thể hiện giọng đọc theo từng dòng
chữ của câu thơ
- Trẻ biết yêu thương giúp đỡ nhau, luôn vâng lời người lớn. cháu hoạt động tích
cực cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài thơ: thỏ bông bị ốm
- Tranh 1: Thỏ bị ốm và được mẹ bế đi khám bệnh
- Tranh 2: Bác sĩ khám bệnh cho thỏ và hỏi thỏ đã ăn những gi?
- Tranh 3: Thỏ nói lý do mình bị đau bụng
III. NDTH:
- Bài hát: mời bạn ăn, ồ sao bé không lắc
- Trò chuyện về 1 số loại thực phẩm
- GD Dinh dưỡng, vệ sinh cho trẻ
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:


1.Hoạt động 1: Trò chuyện, đàm thoại:
- Cả lớp hát bài “ Mời bạn ăn ”
- Muốn cơ thể khỏe mạnh ta phải làm sao?
- Muốn cơ thể khoẻ mạnh thì chúng ta phải ăn uống đầy đủ, ăn hợp vệ sinh và ăn

uống có khoa học và để cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải giữ gìn vệ sinh để cơ thể
luôn sạch và không bỏ rác lung tung, bỏ đúng nơi qui định, giữ gìn nguồn nước
sạch sẽ, chúng ta nên ăn uống điều độ, nhớ tiết kiệm năng lượng
- Cô có một bài thơ rất hay nói về ăn uống không đúng cách nên đã đau bụng , các
con cùng nắng nghe cô đọc nhé
2.Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức:
-Cô đọc lần 1: Kể diễn cảm, trọn vẹn câu chuyện
-Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh và giải thích.
- Tranh 1: từ đầu……..Nhờ bác sĩ khám
=> Bạn thỏ bông bị đau bụng do ăn nhiều quả sấu và uống nước không đun sôi
- Tranh 2: Bác sĩ sờ lần......ăn me với sâu
=> Bạn thỏ kể cho bác sĩ nghe là mình đã ăn những gì để bị đau bụng
- Tranh 3: đoạn cuối Từ uống nước chưa nấu.............. đau vì ăn bậy
=> Vì không nghe lời mẹ mà thỏ bông đã bị đau bụng
*Cháu đặt tên bài thơ
-Nãy giờ các bạn nghe cô đọc thơ có hay không?
- Ai có thể đặt tên cho bài thơ
- Các bạn đặt tên rất hay nhưng câu chuyện có cái tên khác nữa.
- Đó là bài thơ gì ?
* Đàm thoại:
- Chúng ta vùa kể bài thơ tên gì nào?
- Trong câu chuyện có nhắc tới nhân vật nào?
- Bạn thỏ đã ăn những gì ?
- Và thỏ đã bị sao?
- Thỏ con được mẹ đưa đi đến đâu để khám
-> GD Các con nhớ là phải ăn chín uông sôi không được uống nước lã , không
được ăn những đồ ăn quá chua nhiều nha các con.
3.Hoạt động 3: Trò chơi
- Cô sẽ cho các con chơi một trò chơi có tên là " ghép tranh"
- Cách chơi: cô chia lớp ra làm 2 vòng tròn, ở mỗi vòng tròn có 2 cái rổ có những

mảnh ghép bức tranh tương ứng với bức tranh trên bảng của cô, nhiệm vụ của các
con là ghép bức tranh sao thành đoạn thơ giống như của côn và đọc đoạn thơ ấy,
đội nào ghép nhanh và đọc đúng thì sẽ chiến thắng nhé.
- Cô cho trẻ chơi và quan sát
4.Hoạt động 4: Nhận xét tuyên dương


Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Ôn bài cũ
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 05 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ (đề tài)
TÔ MÀU TÓC CHO BẠN TRAI, BẠN GÁI
I. MỤC TIÊU
- Trẻ biết tô màu tóc cho bạn trai, bạn gái. Biết nhận xét mái tóc của 2 bạn
- Trẻ biết quan sát và nhận xét sản phẩm của mình.
- Rèn luyện sự khéo léo, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm. Cháu hoạt động tích cực

cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
-Màu, tranh về mái tóc bạn trai, bạn gái
- Máy nghe nhạc, hồ dán.
III. NDTH:
- Bài thơ: bé ơi
- Trò chuyện về chủ đề
- GD dinh dưỡng, vệ sinh, lễ giáo cho trẻ.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1.Hoạt động 1: Trò chuyện, đàm thoại:
- Cho trẻ đọc bài thơ: bé ơi
- Trong bài thơ có nhắc đến những bộ phận nào?
- Có rất nhiều bộ phận và bộ phận nào cũng rất quan trong đối với cơ thể nên các
con phải biết giữ vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ những bộ phận ấy. Nhớ ăn nhiều thức
ăn chúa chất dinh dưỡng để cơ thể ta ngày càng khỏe mạnh
2.Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức:


*Tranh mẫu của cô:
- Các con ơi các con nhìn xem cô có tranh vẽ ai đây?
- Các con ơi tóc của chúng mình có màu gì vậy các con?
- Đúng rồi tóc của chúng mình có màu đen
- Các con nhìn xem này bác họa sĩ đã vẽ lên 2 bạn trai và gái bác ấy cũng tô màu
quần áo cho 2 bạn ấy rất là đẹp này. Nhưng chỉ còn 2 mái tóc của 2 bạn bác họa sĩ
chưa kịp tô bác ấy nhờ cô và các con cùng tô màu tóc cho 2 bạn ấy đấy các con có
muốn giúp bác ấy tô màu tóc cho 2 bạn không?
- Vậy bạn nào giỏi cho cô biết tóc của bạn trai và bạn gái tóc bạn nào dài hơi và tóc
bạn nào ngắn hơn? Vì sao con biết?
- bạn gái tóc dài nên cuộc nơ rất đẹp các con nhớ tô màu cái nơ là 1 màu khác cho
đẹp nhé.

- Cô hỏi trẻ cách tô, cách cầm bút như thế nào?
- Vậy bây giờ các con hãy về bàn tô màu 2 mái tóc cho bạn của mình đi nào.
- Cho trẻ đọc bài thơ: cô dạy về bàn tô
3.Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
- Trẻ vào bàn thực hiện.
- Cô cho trẻ nghe nhạc không lời.
- Cô quan sát giúp đỡ trẻ chưa làm được.
- Khuyến khích động viên trẻ thực hiện hoàn thành sản phẩm, ghi tên lên sản phẩm
cho trẻ.
4.Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:
- Dán sản phẩm của trẻ lên bảng.
- Con thích bức tranh nào nhất?
- Vì sao con thích?
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ. Tuyên dương những bài làm tốt, khuyến khích
động viên những trẻ làm chưa tốt.
5.Hoạt động 5: Nhận xét tuyên dương:
- Tuyên dương tập thể lớp
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Trẻ chơi tự do.
+Trẻ chơi cô quan sát, theo dõi trẻ chơi
+Trẻ chơi xong biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định



×