Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

CHẤN THƯƠNG TAI GIỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 14 trang )

1

CHẤN THƯƠNG TAI GIỮA
I. ĐẠI CƯƠNG
Tai giữa là một khoang chứa đầy khí. Nó được ngăn cách với
bên ngoài bởi màng nhĩ và vòi Eustachian. Áp lực trong tai giữa
phải cân bằng với áp lực bên ngoài để màng nhĩ rung và nghe
âm thanh rõ ràng. Bình thường, không khí trong tai giữa được
hấp thu chậm bởi lớp niêm mạc lót trong tai và liên tục được
thay thế. Khi chúng ta nuốt hoặc ngáp, vòi Eustachian sẽ mở ra
trong giây lát và cho phép không khí lưu thông.
Chấn thương tai giữa và/ hoặc chấn thương các cấu trúc tai trong kế cận
xảy ra đến 1/3 số bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu nặng và trên ½ số bệnh
nhân bị vỡ sàn sọ thái dương.
Thủng màng nhĩ hay gặp hơn so với chấn thương tai giữa hoặc tai trong,
nhưng thường ít nghiêm trọng hơn. Tần suất hằng năm của chấn thương thủng
nhĩ từ 1.4 đến 8.6 trên 100,000 dân. Xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi nhưng thường
hơn ở trẻ em do tính tò mò và thói quen nhét dị vật vào ống tai ngoài. Thanh
niên trẻ tuổi thường bị chấn thương thủng. Do bạo lực gia đình, phụ nữ trở
thành nạn nhân của chấn thương tát tai với lỗ thủng màng nhĩ sau đó.
II. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU
 Tai giữa
Khoang tai giữa là một khoảng chứa khí giữa ống tai ngoài và tai trong.
Chuỗi xương con và dây thần kinh mặt đi qua khoang tai giữa. Giới hạn của
khoang tai giữa:
- Thành ngoài: màng nhĩ (gồm có 3 lớp).
- Thành trong: mê đạo, gồm ốc tai và tiền đình.
- Thành trên: trần xương dưới hố sọ giữa.


2



- Thành dưới: thành xương tĩnh mạch cảnh, bao quanh bóng tĩnh mạch
cảnh trong.
- Thành trước: thành động mạch cảnh, chứa vòi Eustachian và cơ căng
màng nhĩ.
- Thành sau: lối vào các thông bào chũm.
Mặt sau của khoang tai giữa thông vào khoang chũm. Trần xương của
vùng này ngăn cách chúng với hố sọ giữa, được lót bởi màng cứng; mặt sau
xương của khoang chũm chứa xoang sigma trong hố sọ sau. Các đường gãy của
xương thái dương vào những khoảng này có thể dẫn đến:
- Tràn dịch não tủy tai giữa, chảy tai, hoặc chảy mũi.
- Tụ máu hòm nhĩ.
- Phình động mạch cảnh hoặc giả phình.
- Viêm màng não kéo dài sau chấn thương.
Khoang tai giữa được lót bởi niêm mạc chứa nhiều mạch máu. Áp lực
trong khoang tai giữa được cân bằng với áp lực xung quanh do hoạt động của cơ
căng màn khẩu cái và cơ vòi hầu nằm ở lỗ vòi Eustachian. Vòi Eustachian được
nâng đỡ bởi sụn và được lót bởi niêm mạc liên tục với hòm nhĩ và họng mũi.


3

Hình 1. Giải phẫu hòm nhĩ. Nguồn: ( Nhan Trừng Sơn, nhập môn TMH).
 Màng nhĩ
Màng nhĩ là một cấu trúc hình elip tạo thành ngoài của hòm nhĩ. Màng nhĩ
có 3 lớp: 1) lớp ngoài cùng là biểu mô vảy keratin từ ngoại bì; 2) lớp sợi ở giữa
từ trung bì và 3) niêm mạc trụ bên trong từ nội bì. Màng nhĩ dẫn truyền âm
thanh phần lớn qua màng căng phía dưới và một phần nhỏ qua màng chùng phía
trên. Hai màng này khác nhau về cấu trúc và chức năng. Màng chùng có lớp
biểu mô dày hơn và chứa collagen trong lớp giữa, do đó cho phép di động linh

hoạt hơn, vì vậy ít bị tổn thương với chấn thương áp lực hơn. Màng căng thì
căng hơn so với màng chùng. Chỗ dày lên ở ngoại biên nằm chặt trong trong
rãnh nhĩ của xương thái dương tạo nên khung nhĩ. Diện tích bề mặt trung bình
của màng nhĩ là 90mm2, phần rung có hiệu quả gồm màng căng trung bình
55mm2.
 Xương con
Chuỗi xương con (xương búa, xương đe và xương bàn đạp) là cầu nối giữa
màng nhĩ và cửa sổ bầu dục để dẫn truyền âm thanh như một hệ thống đòn bẩy.


4

Diện tích trung bình của cửa sổ bầu dục là 3.2mm 2 cho một độ khếch đại 17:1
(55/3.2). Tương tự như vậy, cán búa gấp 1.3 lần chiều dài của xương đe góp
phần khuếch đại thêm năng lượng âm, tỷ số khuếch đại cộng lại là 22:1. Chuỗi
xương con được nâng đỡ bằng các dây treo vào các thành của hòm nhĩ. Xương
búa dính chặt vào màng nhĩ và cũng được treo bởi 3 dây chằng treo và một gân
buộc. Xương bàn đạp vững chắc với cửa sổ bầu dục bởi dây chằng vòng và
được vững chắc thêm bởi gân cơ bàn đạp. Xương đe, được nâng đỡ bởi 2 dây
chằng, đây là phần yếu nhất và cũng dễ bị cắt đứt bởi lực từ bên ngoài. Nhánh
thừng nhĩ của dây thần kinh VII đi qua tai giữa ở giữa xương búa và xương đe.
 Thần kinh VII
Thần kinh VII – thường được bọc trong xương mỏng, thần kinh VII đi ra
từ ống tai trong, chạy qua tai giữa chỉ cao hơn cửa sổ bầu dục và đế đạp, và sau
đó đi vào cống fallop để đi ra xương chũm qua lỗ châm chũm. Từ đây, nó chia
thành các nhánh chi phối sự vận động của các cơ vùng mặt. Trong đường đi qua
xương thái dương, nhánh thừng nhĩ rời khỏi dây mặt để đi đến chi phối cảm
giác vị giác cho 2/3 trước lưỡi. Chấn thương dây VII gây ra tình trạng liệt mặt
cùng bên, có thể một phần hay toàn bộ. Tổn thương thừng nhĩ gây mất vị giác
hoặc vị kim loại ở 2/3 trước lưỡi cùng bên, thường phục hồi sau một thời gian.

III. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG
Thủng màng nhĩ xảy ra do rất nhiều cơ chế và nguồn năng lượng khác
nhau, vì thế có thể tạo nên rất nhiều hình dạng và kích thước thủng khác nhau.
Và những lỗ thủng này được mô tả trong mối liên quan với ¼ của màng nhĩ xác
định bởi cán xương búa. Kích thước được mô tả bình thường bằng phần trăm
diện tích lỗ thủng (ví dụ thủng 40%) hoặc mô tả trực tiếp đối với các lỗ thủng
nhỏ hơn (ví dụ lỗ thủng 2, 3, hoặc 4mm). Hơn nữa việc phân loại lỗ thủng trung
tâm và rìa rất quan trọng trong việc điều trị.
1. Chấn thương đè nén: Sự thay đổi đột ngột của áp suất không khí (vụ nổ
hoặc chấn thương tát tai) cũng như sự thay đổi từ từ (chấn thương khí áp) có


5

thể dẫn tới thương tổn nhiều ở màng nhĩ. Chấn thương nổ (blast injuries)
nghiêm trọng hơn khi có ít phản xạ hoặc cản trở sóng năng lượng nổ trên
đường vào màng nhĩ. Tai nạn lướt ván thường xảy ra vào mùa hè. Sự thay đổi
áp suất nước ở những thợ lặn SCUBA có thể dẫn đến những tổn thương đè nén
tương tự.
2. Chấn thương xuyên thấu: nguyên nhân thứ hai thường gặp trong thủng
màng nhĩ bao gồm que bông ngoáy tai, kẹp tóc nhỏ, kẹp giấy thường sử dụng
để lấy ráy tai.
3. Chấn thương nhiệt: các xỉ hàn nóng bắn ra từ các khu công nghiệp có thể
gây tổn thương màng nhĩ.
4. Chấn thương quang: các tia điện tức thì của sấm chớp được cho là nguyên
nhân gây chấn thương màng nhĩ bằng cách nén hoặc thay đổi áp suất loãng.
Những tổn thương này ít khi lành tự nhiên.
Chấn thương xương thái dương có thể được phân loại đụng dập, xuyên
thấu, vỡ và chấn thương áp lực. Chấn thương đụng dập vào hộp sọ xảy ra khi có
sự va chạm nhanh giữa đầu và nền cứng. Hầu hết gãy xương thái dương xảy ra

từ chấn thương đụng dập là gãy dọc (80%). Lực phía ngoài tác động trực tiếp đi
qua đường ít kháng lực dọc theo đường khớp đá trai và tiếp tục ra trước đến mê
đạo xương. Đường này thường liên quan đến lỗ chính trong sọ. Thường gặp
nhất là động mạch cảnh và bóng cảnh. Mở rộng phía trước cũng có thể bao gồm
khớp thái dương hàm. Các cấu trúc thường gặp nhất gồm màng nhĩ, trần tai
giữa, và phần trước của đỉnh xương đá. 15-20% sẽ có liên quan đến dây VII, và
chấn thương xảy ra gần hạch gối hoặc phần ngang. Liệt mặt thường khởi phát
chậm, do sự phù nề hơn là do gián đoạn dây thần kinh. Tổn thương tiền đình và
sự thiếu hụt tiếp nhận thần kinh tương đối hiếm gặp và được cho là do hiệu ứng
chấn động hơn là chấn thương trực tiếp trên mê nhĩ.
20% gãy xương thái dương là theo đường ngang gây nên do lực theo trục
trước-sau. Những đường gãy này thường đòi hỏi phải có lực chấn thương đủ


6

mạnh và thường liên quan đến chấn thương nghiêm trọng vùng đầu thậm chí tử
vong. Tổn thương dây VII gặp 50% các ca. Mê đạo xương và lỗ ống tai trong
cũng thường bị tổn thương đi kèm.
Chấn thương xuyên thấu thường do vũ khí và bạo lực. Kết quả của loại
chấn thương này thường tiên lượng rất xấu. Nạn nhân có thể xuất hiện những
tổn thương phá hủy đến dây VII, điếc dẫn truyền, thủng màng nhĩ, phá hủy
chuỗi xương con, vỡ mê đạo và đứt ngang dây thần kinh VIII. Chấn thương nội
sọ bao gồm rách động mạch cảnh trong, màng cứng hoặc não.
Chấn thương áp lực chủ yếu do đi máy bay hoặc lặn sâu. Áp suất dao động
nhanh làm chấn động chuỗi xương con và là nguyên nhân dịch chuyển đế đạp,
gây nên nghe kém tiếp nhận thần kinh và chóng mặt. Những trường hợp áp lực
tương tự xảy ra trên của sổ tròn hoặc cửa sổ bầu dục có thể dẫn đến các triệu
chứng biến đổi thính giác và tiền đình được gọi là chấn thương áp lực tai trong.
Thợ lặn sâu dưới 30 feet phải trải qua giai đoạn giải nén áp lực trước khi ngoi

lên. Nếu ngoi lên mặt nước quá nhanh có thể gây ra sự xâm nhập bọt khí Nitơ
được gọi là “the bends”, gây rối loạn hệ thần kinh trung ương nghiêm trọng
hoặc rối loạn chức năng cơ xương. Chấn thương vỡ xảy ra do sự dao động áp
lực quá nhanh tương tự nhưng gây ra nhiều chấn thương cơ học hơn.
IV. CÁC HÌNH THÁI CHẤN THƯƠNG TAI GIỮA
1. Chấn thương thủng màng nhĩ
Màng nhĩ có thể bị rách bởi chấn thương trực tiếp hay gián tiếp. Chấn
thương trực tiếp gồm có: ngoáy tai bằng que cứng, lấy ráy tai bằng móc tai,
mảnh kim khí bắn vào tai, sức ép của không khí như tát tai, bom nổ, làm việc
trong chuông lặn, giếng chìm dưới đáy sông, đáy biển. Chấn thương gián tiếp
thường là vỡ xương đá lan rộng đến hòm nhĩ và khung nhĩ.
Triệu chứng cơ năng là đau nhói trong tai, tiếng kêu vo vo trong tai, nghe
kém và chảy một tí máu trong tai. Soi tai chúng ta thấy màng nhĩ bị tím bầm và
thủng. Lỗ thủng có thể tròn hoặc dài, ở gần rốn nhĩ hoặc ở ngoại vi, không bao
giờ chiếm toàn bộ màng nhĩ. Bệnh nhân bị điếc nhẹ, theo kiểu tai giữa. Nhưng


7

nếu là rách màng nhĩ do tiếng nổ của bom bệnh nhân bị điếc hỗn hợp do thương
tổn mê nhĩ kèm theo.
90% thủng nhĩ chấn thương sẽ tự lành tự nhiên. Phẫu thuật vá nhĩ được
thực hiện nếu không lành sau 3 tháng, với tỷ lệ thành công 95%. Không phẫu
thuật trước 3 tháng trừ khi màng nhĩ bị thủng nghiêm trọng hơn, nghi ngờ hoặc
thấy dị vật hoặc các triệu chứng tai trong chỉ điểm chấn thương tai trong kèm
theo. Thủng gần toàn bộ nên được tái tạo ngay càng sớm càng tốt khi bệnh nhân
ở trong điều kiện ổn định. Nếu không bệnh nhân nên được hướng dẫn tuyệt đối
không để nước vô lỗ tai và trở lại kiểm tra thường xuyên và điều trị bất kỳ có
nhiễm trùng nào. Lỗ thủng nhỏ có thể tự liền lại bằng cách lộn mép. Nếu tình
huống chưa ổn định, Gelfoam hoặc các vật liệu tương tự ngâm bằng dung dịch

kháng sinh có thể được đặt trên ụ nhô để hỗ trợ. Lỗ thủng lớn hơn đòi hỏi một
cân cơ lót underlay, thực hiện tạo hình màng nhĩ type I. Tai giữa nên được kiểm
tra nếu tổn thương chuỗi xương con hoặc tai trong có nghi ngờ hoặc dị vật có
thể vào tai giữa. Phẫu thuật viên, đặc biệt là những người ít kinh nghiệm, không
nên do dự thực hiện chỉnh hình màng nhĩ type I thông thường.
2. Chấn thương chuỗi xương con
Chấn thương chuỗi xương con có nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau.
Chấn thương sọ từ cú đánh vào vùng xương thái dương, vùng đỉnh hoặc vùng
chẩm có hoặc không có gãy thương thái dương là những nguyên nhân chính gây
ra; chấn thương trực tiếp, nổ, hoặc chấn thương nhiệt là những nguyên nhân có
thể gặp khác. Loại tổn thương mà kết quả phụ thuộc vào loại chấn thương. Chủ
yếu là bán trật khớp, trật khớp và gãy hay gặp. Xương đe thường bị ảnh hưởng
nhất. Sự tái tạo lại theo quy tắc chung của chỉnh hình màng nhĩ. Phẫu thuật viên
nên kiểm tra xem có dị vật không trong quá trình phẫu thuật. Các mảnh vụn gỗ,
cotton và các vật liệu khác đã được báo cáo.
Xương bàn đạp có thể bán trật. Trong trường hợp này cửa sổ bầu dục nên
được bịt kín. Trong trật khớp hoàn toàn xương bàn đạp được thay thế bằng các


8

vật liệu giả như trong phẫu thuật xốp xơ tai. Bán trật khớp có thể điều trị bằng
cách đặt lại đế đạp và bao quanh nó với mô liên kết.
Bệnh nhân bị điếc kiểu dẫn truyền mức độ vừa. Soi tai thường không thấy
gì lạ. Nghiệm pháp Gơ-lê thường mập mờ chứng tỏ rằng tác dụng dẫn truyền
của tiểu cốt bị gián đoạn. Chấn thương xương bàn đạp có thể dẫn đến cứng
khớp bàn đạp tiền đình với những triệu chứng giống như xốp xơ tai. Người ta
gọi thể này là xốp xơ do chấn thương. Chúng ta dựa vào thính lực đồ để chẩn
đoán bệnh: đường khí đạo mất khoảng 40db, đường cốt đạo bình thường.
3. Dò ngoại dịch

Dò ngoại dịch là một lỗ mở giữa khoang ngoại dịch và tai giữa. Hiếm khi
xảy ra trong chấn thương và hầu như thường gặp trong chấn thương khí áp.
Bệnh nhân thường hay than chóng mặt từng cơn thay đổi. Các triệu chứng có
thể không rõ ràng ngay lúc đó. Thường gặp trật xương bàn đạp, và gãy hiếm khi
xảy ra có liên quan đến các phần khác của tai giữa có thể gặp và phải được đóng
kín lại. Sau phẫu thuật tai giữa lần trước thay thế xương con toàn bộ có thể
khoan thủng đế đạp.
Các lỗ rò ngoài khu vực cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục được bao phủ bởi
xương và mảnh cân cơ hoặc mảnh mô liên kết.
Là một nguyên nhân hiếm của chóng mặt, rò ống bán khuyên trên đến hố
sọ giữa đã được mô tả. Sinh bệnh học chưa được biết rõ. Sau khi có hình ảnh
học cẩn thận và loại trừ các nguyên nhân, ống bán khuyên trên có thể được tiếp
cận qua đường mổ xuyên thái dương (transtemporal).
4. Vỡ cửa sổ tròn
Vỡ cửa sổ tròn hiếm gặp, xảy ra sau chấn thương đầu và chấn thương khí
áp. Vỡ hai bên đường gặp sau chấn thương đầu. Bệnh nhân thường than ù tai,
chóng mặt và nghe kém tiếp nhận thần kinh. Các triệu chứng có thể không hoàn
toàn và biến đổi. Chẩn đoán khó khăn vì lỗ rò có thể chỉ được thấy khi rò ngoại
dịch được nhìn thấy sau khi mở tai giữa. Sự vắng ngoại dịch không loại trừ một
lỗ rò. Nếu nghi ngờ có vỡ cửa sổ tròn, cần mở tai giữa như trong phẫu thuật


9

xương bàn đạp. Hốc cửa sổ tròn được xác định. Để bộc lộ cửa sổ tròn, cầu
xương bắt qua cửa sổ tròn được lấy đi với một curette nhỏ hoặc một khoan nhỏ.
Màng cửa sổ tròn gần như vuông góc với đường thám sát. Đôi khi sự thấm
ngoại dịch có thể được thấy. Ấn cửa sổ tròn được bao phủ bởi một miếng nhỏ
của mô liên kết và vạt da ống tai màng nhĩ được trả lại vị trí bình thường.
5. Chấn thương chít hẹp

Liên quan đến hẹp ống tai ngoài, cần phẫu thuật để tạo hình lại.
6. Gãy xương thái dương
Gãy xương thái dương có thể do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc tái
tạo nên được điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể và phải phối hợp với các
chuyên khoa liên quan. Tái tạo màng nhĩ và chuỗi xương con theo nguyên tắc
chỉnh hình màng nhĩ và tạo hình ống tai. Đóng màng nhĩ ngăn ngừa nhiễm trùng
về sau của tai giữa và nhiễm trùng ngược dòng từ của khoang nội sọ từ bên
ngoài. Tiến trình tái tạo của chuỗi xương con chỉ tốt nếu tai trong không bị tổn
thương hoặc bị ảnh hưởng nhẹ. Chóng mặt dai dẳng hơn 6 tháng có thể cần phải
phẫu thuật mê nhĩ hoặc cắt thần kinh tiền đình. Nếu nghe kém tiếp nhận thần
kinh nặng cả hai bên xảy ra, cấy ốc tai thường được chỉ định và phẫu thuật được
thực hiện khi bệnh ổn.
Dò dịch não tủy cho thấy có tổn thương màng cứng. Nói chung vùng trần
hòm nhĩ hoặc xương chũm có liên quan. Có thể dò từ ống tai trong qua mê đạo.
Nếu màng nhĩ bị vỡ, dẫn đến chảy dịch qua ống tai ngoài. Nếu màng nhĩ còn
nguyên, dịch chảy qua vòi nhĩ và nên phân biệt từ một khuyết trong nền sọ
trước. Hầu hết các trường hợp rách màng cứng của nền sọ bên phục hồi tự
nhiên. Tai được bao phủ bằng băng vô trùng và bệnh nhân được theo dõi. Nếu
có bệnh nhiễm trùng tai kèm theo, đặc biệt là cholesteatome, tai phải được phẫu
thuật để ngăn ngừa một nhiễm trùng ngược dòng. Không khí tăng lên có thể gây
các bóng khí và có thể thay đổi quan niệm phẫu thuật. Nếu chảy dịch dai dẳng,
lỗ dò phải được đóng lại. CT phát hiện hầu hết vị trí của tổn thương. Nhiều chỗ
tổn thương có thể được đóng qua đường phẫu thuật xương chũm


10

(mastoidectomy). Màng cứng và tổn thương được bộc lộ, các mảnh xương được
lấy đi và tổn thương được đóng lại bằng mảnh cân cơ thái dương lớn đặt ở mặt
trong sọ của xương thái dương và cố định bằng keo fibrin. Các tổn thương lớn

hơn dùng sụn để vá.
Nếu cần thiết, đặc biệt cho việc chỉnh lại vùng trong của mặt trên xương
đá, đường đi qua xương thái dương có thể được sử dụng.
Nếu sức nghe không được bảo tồn, có thể bịt khoang tai giữa bằng mỡ
bụng.
Xuất huyết có thể đe dọa tính mạng và cần phải có hướng xử trí ngay lập
tức. Nguyên nhân có thể do tổn thương xoang đá trên hoặc xoang sigma. Chảy
máu xoang là chảy áp lực thấp và có thể được xử trí bằng khoan xung quanh
xương để bộc lộ xoang và bao sau đó. Chảy máu từ động mạch cảnh hoặc động
mạch màng não giữa thường không kiểm soát bằng can thiệp tai mũi họng mà
cần sự trợ giúp của can thiệp nội mạch hình ảnh học.
V. LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Chấn thương âm thanh
1.1. Chấn thương âm thanh cấp
- Do tiếng nổ lớn: Bom, mìn, đạn, sét có áp lực lớn.
- Triệu chứng:
+ Không nghe được, đau tai, bất thần.
+ Chảy máu tai.
+ Chóng mặt xuất hiện ngay sau chấn thương, sau đó ù tai kéo dài liên
tục.
+ Soi tai: Màng nhĩ sung huyết hoặc rách.
+ Thính lực đồ: điếc dẫn truyền, điếc tiếp nhận > 35dB, nếu có trật khớp
xương con có thể mất > 60dB.
- Điều trị:
+ Màng nhĩ rách nhỏ tự lành khoảng 80%.
+ Màng nhĩ rách rộng 2/3: Phẫu thuật vá nhĩ.


11


+ Phẫu thuật: Vùng xương chũm dẫn lưu (nếu vết thương hở vùng chũm).
+ Điếc tiếp nhận dùng thuốc giãn mạch tai trong: Duxil, Cavinton,
Cinnarizin, có thể kết hợp corticoid trong vài tháng.
+ Máy trợ thính nếu điếc > 40dB.
- Diễn tiến: Theo dõi viêm tai giữa và viêm xương chũm.
- Biến chứng: có thể điếc không hồi phục.
1.2. Chấn thương âm thanh mạn
- Do âm thanh không mạnh nhưng kéo dài bệnh nhân không để ý đến: Âm
nhạc, tiếng kèn cao 120dB, tiếng máy khoan mài răng, thợ gò hàn, cơ khí.
- Triệu chứng:
+ Bệnh nhân mệt mỏi, mau quên.
+ Điếc tiếp nhận tai trong 2 bên cân xứng.
+ Điếc từ từ, lúc đầu điếc tần số âm cao và lâu dài điếc rộng âm thấp hơn.
- Điều trị:

Hình 2. Hình ảnh rách màng nhĩ. Nguồn: Ykhoa.net.
+ Nghỉ ngơi
+ Chủ yếu là phòng ngừa.
2. Chấn thương khí áp
- Do thay đổi áp lực không khí nhanh, đột ngột, tăng hoặc giảm như phi
công, thợ lặn, hành khách đi máy bay, hắc hơi mạnh, xì mũi mạnh.
- Triệu chứng:
+ Đau nhói tai, ù tai.
+ Điếc đột ngột, điếc kiểu dẫn truyền, điếc hổn hợp.


12

+ Soi tai:
 Giai đoạn cấp: Màng nhĩ sung huyết, phù nề, xuất tiết.

 Giai đoạn mạn: Màng nhĩ dầy đều, ít co lõm, di động kém.
+ Nhĩ lượng: Áp suất âm, nhĩ lượng thấp và bè. Ngưỡng bàn đạp rất cao
hoặc mất.
- Điều trị:
+ Đưa nhanh bệnh nhân đến cơ sở chuyên nghiệp có liên quan đến khí áp:
 Thùng khí áp: Tạo khí áp cần thiết, đặt lại khí áp ở mức độ nặng sau
đó giảm dần,làm lặp lại vài buổi.
+ Cho thở oxy cao áp: Do mất dưỡng khí ở tai và não, thở oxy 2 buổi
trong ngày, lần thở một giờ, kéo vài vài ngày.
+ Thuốc:
 Giãn mạch trung ương như: Dihydroergotamin, Péribedil, Cinnarizin.
 Tại chỗ:Papaverin, lindocain.
 Chống đông, chống kết dính: Aspirin, heparin, kháng viêm steroid
như Dexamethason, Betametason.
 An thần, tăng tuần hoàn não: Diazepam, Valium, Tangail.
- Tiên lượng:
+ Nếu đến sớm trong 3 ngày đầu điều trị kết quả 100%.
+ Nếu đến sau 3 ngày kết quả điều trị 80%.
+ Nếu trên 10 ngày kết quả điều trị 0%.
- Phòng bệnh:
+ Tập nuốt, hoặc làm nghiệm pháp Valsalva.
+ Phòng hộ khi lặn sâu.
+ Có chế độ thường quy kiểm tra theo dõi nhân viên làm việc trong khí
áp.
- Tiến triển: Khi có rách màng nhĩ rất dễ viêm tai giữa và viêm xương
chũm.
3. Chấn thương do lực


13


- Do tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm chấn thương gián tiếp thường
vỡ xương đá lan rộng đến hòm nhĩ và khung nhĩ.
- Do chấn thương trực tiếp như ngoáy tai, móc tai làm thủng nhĩ hoặc do
trong phẩu thuật xương bàn đạp, đặt ống thông nhĩ.
Chấn thương màng nhĩ:
Triệu chứng :
+ Đau nhói trong tai, tiếng kêu “vo ve” trong tai.
+ Chảy máu tai, nghe kém.
+ Điếc nhẹ theo kiểu tai giữa (điếc dẫn truyền).
+ Soi tai : Màng nhĩ tím bầm, hoặc thủng lỗ tròn, dài ở gần rốn hay ngoại
vi (ít khi nào thủng toàn bộ màng nhĩ).
+ Diễn tiến : Có xu hướng gây ra viêm xương chũm.
+ Điều trị : Lau khô tai, vá nhĩ. Chú ý là không bơm nước vào tai.
Chấn thương tiểu cốt: Như trật khớp, rách khớp.
Triệu chứng :
+ Ù tai, điếc tai kiểu dẫn truyền ở mức độ vừa.
+ Soi tai: không thấy gì lạ
+ Thính lực: Đường khí đạo mất 40dB, cốt đạo bình thường.
+ Diễn tiến: Cứng khớp dẫn đến xốp xơ tai do chấn thương.
+ Điều trị: Phẫu thuật mở hòm nhĩ, đặt lại các tiểu cốt.
+ Xquang: Sọ nghiêng, sọ thẳng, Schuller.
+ CT Scaner, MRI.


14

Hình 4. Vỡ màng nhĩ. Nguồn Ykhoa.net

VI. KẾT LUẬN

Chấn thương tai giữa và/ hoặc chấn thương các cấu trúc tai trong kế cận
xảy ra đến 1/3 số bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu nặng và trên ½ số bệnh
nhân bị vỡ sàn sọ thái dương.
Thủng màng nhĩ hay gặp hơn so với chấn thương tai giữa hoặc tai trong,
nhưng thường ít nghiêm trọng hơn.
Thủng màng nhĩ xảy ra do rất nhiều cơ chế và nguồn năng lượng khác
nhau, vì thế có thể tạo nên rất nhiều hình dạng và kích thước thủng khác nhau,
trong đó có chấn thương đè nén, chấn thương xuyên thấu, chấn thương nhiệt và
chấn thương quang.
Các hình thái chấn thương tai giữa gồm chấn thương thủng màng nhĩ, chấn
thương chuỗi xương con, dò ngoại dịch, vỡ cửa sổ tròn, chấn thương chít hẹp,
gãy xương thái dương.
Cần khai thác bệnh sử của bệnh nhân và cơ chế chấn thương cộng với thăm
khám vùng đầu cổ là rất cần thiết, việc xử trí phải đánh giá đúng và ưu tiên cấp
cứu khi bệnh nhân ổn định mới can thiệp sâu hơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×