Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.56 KB, 24 trang )

Chuyên đề kinh tế ( KT110) GVHD : Huỳnh Thị Cẩm Lý
A.PHẦN GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1.1.Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO ( ngày 7/11/2006 ) đã có sự phát
triển đáng kể. Trong sự phát triển đó phải kể đến thị trường tài chính mà đặc biệt là thị
trường chứng khoán (TTCK), đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển chung của nền
kinh tế. Với quy mô thị trường tăng mạnh qua các năm. Trong năm 2006, vốn hóa của
thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP thì năm 2007 đã lên tới hơn 40%
GDP. Về chỉ số Vn-Index đã lập kỷ lục. Lần đầu tiên trong lịch sử 7 năm hình thành
TTCK, hàn thử biểu đạt đỉnh 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007. Nhưng từ cuối năm
2007 đến nay, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều sự biến động mạnh mẽ
về tỷ giá, nhiên liệu, thiên tai, dịch bệnh , đặc biết là những biến động của thị trường tài
chính do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới có nguồn gốc từ khủng
hoảng tài chính ở Hoa Kỳ ( bắt đầu xảy ra năm 2007 và chính thức bùng nổ năm 2008
sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới cũng trong 2008) đã dẫn đến sự đổ vỡ
hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và
mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, …điều này thể hiện rõ nét ở thị
trường tài chính thế giới nói chung và cả châu Á nói riêng trong đó có Việt Nam..
Thị trường tài chính Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng đặc biệt là TTCK .
trong giai đoạn này TTCK Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Điển hình là liên tiếp sự sụt
giảm giá chứng khoán trên hai sàn giao dịch Hà Nội và TP HCM. Chỉ số VN-Index
ngày 9/1/2007 đã rơi xống mức thấp nhất so với cùng kỳ năm 2006 với 879,41 điểm.
Đến 9 tháng đầu năm 2008 chỉ số VN-Index biến động tăng giảm rất phức tạp. Đáy thị
trường đã được xác lập khi kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6/2008 với 366,02 điểm.
Nhưng đến ngày 23/10/2008 thì chỉ số VN-Index đã chính thức phá đáy kỷ lục với
360,43 điểm. Vì thế đã gây thiệt hại không nhỏ đến sự ổn định và phát triển chung của
nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, TTCK của một nước tăng trưởng cao, bền vững là biểu
hiện của nền kinh tế của quốc gia đó phát triển thịnh vượng, ổn định, và an toàn. Cho
nên để TTCK Việt Nam vượt qua những khó khăn do khủng hoảng tài chinh thế giới và
phát triển toàn diện , bền vững TTCK trong tương lai chúng ta phải nghiên cứu những


SVTH : Bùi Thị Tố Anh trang 1
Chuyên đề kinh tế ( KT110) GVHD : Huỳnh Thị Cẩm Lý
vấn đề ảnh hưởng đến sự suy giảm của TTCK để đưa ra các chính sách phát triển thích
hợp trong thời gian tới. Vì tầm quan trọng trên, cho nên rất cần thiết nghiên cứu đề tài
“Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ sau khủng
hoảng tài chính thế giới xảy ra đến nay”. Đó là lý do em chọn đề tài này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích tình hình TTCK Việt Nam từ sau khủng hoảng tài chính xảy ra cho
đến nay, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian sắp
tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
− Phân tích thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam
giai đoạn sau khi khủng hoảng tài chính xảy ra cho đến nay
− Phân tích các nhân tố tác động đến các nhà đầu tư khi tham gia TTCK Việt
Nam trong thời gian này
− Đề ra các giải pháp để ổn định và phát triển lâu dài TTCK Việt Nam trong
tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.1 Phạm vi không gian (địa bàn nghiên cứu): Sở giao dịch chứng khoán TP
HCM và Hà Nội
1.3.2 Phạm vi thời gian (Giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu) :
Tuy cuộc khủng hoảng bắt đầu có những dấu hiệu xảy ra đầu tiên ở Mỹ năm
2007 nhưng cho tới năm 2008 cuộc khủng hoảng mới chính thức bùng nổ ,
sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới,và ảnh hưởng tới TTCK
Việt Nam. Mặt khác do han chế về thời gian thực hiên nên đề tài sử dụng số
liệu từ năm 2008 – 06/2010
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu : Nhà đầu tư và các công ty chứng khoán Việt Nam
giai đoạn 2008 – 06/2010
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
SVTH : Bùi Thị Tố Anh trang 2
Chuyên đề kinh tế ( KT110) GVHD : Huỳnh Thị Cẩm Lý
2.1 Phương pháp luận : Khung lý thuyết nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm về chứng khoán
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, là bằng chứng xác nhận các quyền
và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức
phát hành
1
. Chứng khoán tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau .Theo luật chứng
khoán Việt Nam Chứng khoán bao gồm :
 Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư
 Quyền mua cổ phần , chứng quyền , quyền chọn mua , quyền chọn bán , hợp
đồng tương lai , nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
2.1.2. Khái niệm Thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm
là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn.
Hay nói cách khác , TTCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi , mua bán , chuyển
nhượng các laoij chứng khoán ,qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán
2
.
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường vốn,cấu thành thị trường tài
chính .Vị trí của TTCK trong hệ thống thị trường tài chính được thể hiện qua sơ đồ sau
đây
3
Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng
khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua
đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Hình thái điển hình
1
Nguồn : Điều 6 , Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006

2
GS.TS. Lê Văn Tư , Thị Trường chứng khoán , NXB Thống Kê 2006,trang 3
3
Giáo trình Thị trường chứng khoán , Học viện tài chính (TS.Bạch Đức Hiền chủ biên),NXB Tài chính 2008,
trang 10
SVTH : Bùi Thị Tố Anh trang 3
Thị trường
tài chính
Thị trường tài chính
ngắn hạn (thị trường
tiền tệ )
Thị trường tài chính
dài hạn(thị trường
vốn)
Thị trường tín dụng
dài hạn
Thị trường cầm cố
Thị trường chứng
khoán
Chuyên đề kinh tế ( KT110) GVHD : Huỳnh Thị Cẩm Lý
của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán (tiếng Anh gọi là Stock
Exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán, các lệnh mua và bán chứng khoán được khớp
để hình thành giá giao dịch.
2.1.3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam
 Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức có nhu cầu về vốn và thực hiện huy động vốn
thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán -
hàng hoá của thị trường chứng khoán.Thông thường nhà phát hành bao gồm các chủ thể
sau đây
4

:
 Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành các loại trái phiếu Chính phủ và
trái phiếu địa phương nhằm huy động các nguồn vốn phục vụ cho mục đích sử
dụng và đầu tư ,phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ,xã hội.
 Doanh nghiệp : Phát hành các loại cổ phiếu ,trái phiếu , các loại chứng khoán
phái sinh ,…nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Các tổ chức tài chính : phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, ,tín
phiếu ,chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của mình.
 Nhà đầu tư
Nhà đầu tư chứng khoán là : “tổ chức cá nhân Việt Nam và tổ chức cá nhân
nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCK
5
”.Những nhà đầu tư này có thể tự mình trực tiếp
tham gia đầu tư hoặc thông qua các chủ thể khác thực hiện việc đầu tư.
 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh trên TTCK bao gồm: công ty chứng khoán, quỹ đầu
tư chứng khoán, các trung gian tài chính
 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán : Các tổ chức có
liên quan đến thị trường chứng khoán bao gồm: cơ quan quản lý Nhà nước,
Ủy ban chứng khoán nhà nước , sở giao dịch chứng khoán, hiệp hội các nhà
kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán,
4
Nguồn : TS.Lê Thị Nguyệt Châu ,Giáo trình Pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán , Tủ sách
Đại Học Cần Thơ ,2009,trang 12
5
Khoản 10 điều 6 Luật chứng khoán Việt Nam.
SVTH : Bùi Thị Tố Anh trang 4
Chuyên đề kinh tế ( KT110) GVHD : Huỳnh Thị Cẩm Lý
công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán, công
ty đánh giá hệ số tín nhiệm

6
...
2.1.4. Phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản
phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm).
Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản
7
:
 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Thị trường chứng khoán được chia
thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
 Thị trường sơ cấp : Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng
khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà
phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
 Thị trường thứ cấp : Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán
đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng
khoán đã phát hành.
 Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường : Thị trường chứng khoán
được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập
trung (thị trường OTC).
 Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường : Thị trường chứng khoán cũng có thể
được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị
trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Chuyên đề sử dụng phương pháp thu thập số liệu về chỉ số VN-Index và biểu
đồ biến động giao dịch chứng khoán thứ cấp về giá và khối lượng chứng khoán trên
internet, sử dụng thông tin về tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam hiện nay trên
sách , báo , tạp chí chuyên môn và các cơ sở dữ liệu điện tử Proquest và Hinary
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.
Phương pháp phân tích thống kê mô tả và so sánh các số liệu thứ cấp đã thu

thập được từ tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam để thực hiện mục tiêu của đề tài.
6
Bùi Thị Kim Yến , Giáo trình Thị trường chứng khoán ,NXB Hà Nội ,trang 26
7
Bùi Văn Trịnh , Luu Thanh Đức Hải , giáo trình Thị trường chứng khoán , Tủ sách Đại Học Cần Thơ,1995,
trang 36 , 37
SVTH : Bùi Thị Tố Anh trang 5
Chuyên đề kinh tế ( KT110) GVHD : Huỳnh Thị Cẩm Lý
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2008 -2010
1.1. Tình hình TTCK Việt Nam trong năm 2008
SVTH : Bùi Thị Tố Anh trang 6
Chuyên đề kinh tế ( KT110) GVHD : Huỳnh Thị Cẩm Lý
Thị trường đi xuống là xu hướng chủ đạo trong năm 2008, xu hướng này bắt
đầu từ đỉnh VN-Index 1,104 điểm vào ngày 10/10/2007. Trong năm 2008 nhà đầu tư
trên cả hai sàn HOSE và HASTC đẩy mạnh việc bán ra các loại cổ phiếu mình đang
nắm giữ nhằm thu hồi vốn .
Đơn vị : 1 cổ phiếu , tỷ đồng
HOSE HASTC
Tháng
khối lượng
giao dịch
Giá trị
giao dịch
Khối
lượng
giao dịch
Giá trị
giao dịch

01/2008 174,864,030 14,376,842 53,745,319 5,291,595
02/2008 146,314,340 10,142,195 49,198,489 5,052,347
03/2008 223,139,990 11,976,758 92,655,351 8,786,939
04/2008 134,220,650 6,305,269 34,480,815 3,018,559
05/2008 55,709,080 2,540,146 32,584,681 1,965,380
06/2008 144,806,560 4,116,750 55,017,870 3,911,494
07/2008 338,160,070 11,222,269 24,970,588 1,087,627
08/2008 436,417,430 10,742,228 21,394,118 1,058,464
09/2008 407,724,760 10,054,494 26,796,182 1,106,669
10/2008 330,071,780 9,795,627 36,063,518 2,074,870
11/2008 279,659,430 7,679,753 28,994,447 1,603,564
12/2008 229,048,510 5,547,875 48,753,422 2,101,401
Bảng 1 : Thống kê khối lượng và giá trị giao dịch tai 2 sở giao dịch chứng
khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội năm 2008
8
Nguyên nhân là do khởi đầu năm 2008 ,TTCK đã đón nhận nhiều thông tin bất lợi từ
chính sách tiền tệ của nhà nước nhằm khống ché lạm phát đang ở mức cao hai con số.
Mặt khác ,NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ , rút tiền mặt khỏi lưu thông khiến
các NHTM thiếu tiền mặt buộc phải tăng lãi suất huy động vốn. TTCK lúc này rơi vào
xu hướng xuống giá. Do lãi suất cao khiến nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường đẩy mạnh
bán cổ phiếu gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận cao vừa an toàn.
8
Nguồn số liệu : www.hnx.vn phần thống kê thị trường & www.hsx.vn phần thống kê giao dịch
SVTH : Bùi Thị Tố Anh trang 7
Chuyên đề kinh tế ( KT110) GVHD : Huỳnh Thị Cẩm Lý
Trong tháng 6 cuối năm 2008 nhà đầu tư trên 2 sàn giao dịch đẩy mạnh việc bán chứng
khoán mà mình đang nắm giữ do lo sợ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
sẽ làm cho giá chứng khoán ngày càng giảm và một phần do tâm lý bầy đàn thấy thị
trường đang có xu hướng bán ra nên họ bán theo làm giá cổ phiếu ngày càng giảm khiến
giá trị giao dịch trên 2 sàn cũng giảm theo.

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình trong nước trong gia
đoạn này thêm vào đó là việc bán ra ồ ạt tất cả các loại chứng khoán trên thị trường lúc
SVTH : Bùi Thị Tố Anh trang 8
Chuyên đề kinh tế ( KT110) GVHD : Huỳnh Thị Cẩm Lý
này đã gây ảnh hưởng không tốt tới VN – Index và HASTC – Index .Trong năm 2008
hai chỉ số này giảm điểm liên tục
Hình 1 : Diễn biến của VN – Index và HASTC – Index trong năm 2008
Ngày 25/03 VN-Index đóng cửa tại 496.64 điểm, chính thức phá đáy 500. Điều
này đã khiến cho UBCKNN quyết định điều chỉnh biên độ dao động giá CP và CCQ tại
HOSE từ +-5% xuống +-1%, tại HASTC từ +-10% xuống +-2%. Việc thu hẹp biên độ
SVTH : Bùi Thị Tố Anh trang 9

×