Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.48 KB, 30 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HIỆP HOÀ
TRƯỜNG THCS THÁI SƠN

------  ------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN VÀO
GIẢNG DẠY PHÂN MÔN NHẠC LÍ
TẬP ĐỌC NHẠC
Họ và tên:Trần Thị Thuý
Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị:

Trường THCS Thái Sơn
Hiệp Hoà - Bắc Giang

THÁI SƠN, THÁNG 3 NĂM 2017


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập
đọc nhạc ở Trường THCS”
Trần Thị Thuý
Trường THCS Thái Sơn

Lời nói đầu
Môn Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề
âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sỹ, ca sỹ,... Mà chính là thông qua môn học
để tác động vào đời sống tinh thần của các em, góp phần cùng với các môn học
khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của


bậc học. Nhận thức này hết sức quan trọng, để từ đó định ra nội dung học tập và
phương pháp giảng dạy thích hợp.
Muốn thực hiện được phải cho các em tiếp cận với âm nhạc, tham gia ca hát,
nghe và thực hành âm nhạc.
Giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường phổ thông là một trong bốn mặt giáo dục
quan trọng nhất: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Âm nhạc và Mĩ thuật là những môn học chủ
yếu để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc
xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trỡnh diễn tạo nờn những hỡnh tượng âm nhạc
có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ, làm dung động lũng người, hướng con người
hướng tới Chân - Thiện - Mĩ.
Ngoài việc cho học sinh được hoạt động âm nhạc thông qua các giờ học hát,
phải chú ý cho các em nghe nhạc, được tiếp xúc với những tác phẩm âm nhạc chọn
lọc từ kho tàng âm nhạc dân gian, đem tới cho các em niềm vui và những cảm xúc
cao thượng.
Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học
sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền
giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên cũng phải nghiên cứu sử dụng các
thiết bị công nghệ, các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin


(CNTT) trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm, qua đó từng
bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo
dục.
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm âm thanh của giọng hát và âm
thanh của các loại nhạc cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho HS phổ thông
không nhằm đào tạo các em trở thành những người làm nghề Âm nhạc mà thông
qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em, nhằm góp phần
cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học.



A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Công nghệ thông tin ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong cuộc
sống. Nó được khai thác và áp dụng có hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực,
nghành nghề từ vi mô đến vĩ mô. Và có thể nói công nghệ thông tin thật sự là
một trợ thủ đắc lực cho nhân loại. Nó giúp ích cho chúng ta từ công việc đến
cuộc sống hàng ngày. Trước sự phát triển mạnh mẽ và những ưu điểm của công
nghệ thông tin mang lại, những năm gần đây nghành giáo dục nước ta đã triển
khai đồng loạt việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm đổi mới phương pháp giáo dục, phát huy được vai trò tích cực học tập của học sinh, mang
lại sự thích thú, ham học hỏi, tìm hiểu của học sinh qua từng tiết học cụ thể.
Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp
giảng dạy đang được phát triển mạnh ở nhiều trường học không kể thành phố
hay nông thôn. Việc áp dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong các tiết
học đã và đang trở thành một việc làm không thể thiếu đối với mỗi ngời giáo
viên thời đại mới. Trong nhà trường phổ thông, Âm nhạc là môn học còn mới so
với nhiều môn học truyền thống khác nhưng ngược lại phụ trách bộ môn âm
nhạc tại các trường phổ thông là các giáo viên trẻ có năng lực chuyên môn và
khả năng nắm bắt, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy khá tốt đã phần
nào thúc đẩy và phát huy được việc áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới
phương pháp giáo dục. Một trong các ứng dụng đơn giản nhưng hiệu quả mà
cộng nghệ thông tin mang lại cho bộ môn âm nhạc đó chính là “ Giáo án điện
tử” và các phần mềm hỗ trợ, liên quan như là: Powerpoirt; Flash; Dream wave;
Violet; Encor; Finale.......
Giảng dạy bằng giáo án điện tử hay nói cách khác là việc sử dụng các thiết bị
công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu, bảng điện tử trong giảng dạy mang


lại hiệu quả rất lớn, các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình
bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật; các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn
hoá các bài giảng.

Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng bằng giáo án điện tử chính là một lượng
lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến các học sinh, sự t ương tác hai chiều được thiết lập. Giáo án điện tử không những giúp tiết học trở
nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian được
kiểm soát bằng máy.
Những năm gần đây được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT,
đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
Trên tinh thần nội dung đó Sở GD-ĐT Bắc Giang đã chỉ đạo và tổ chức hướng
dẫn cho giáo viên các môn học triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các
công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình. Cụ thể là: Giáo viên bộ
môn dạy nhạc cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp
với nội dung và phương pháp của môn nhạc, tránh sử dụng giáo viên tin học soạn
chương trình dạy nhạc theo hướng lập trình. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy
phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như vậy với các môn hoạ, ngoại ngữ,
toán, lịch sử,… Giáo viên cần tích cực tham gia giới thiệu và tham khảo các phần
mềm ứng dụng tích hợp vào các môn học trên website Bộ và trên Diễn đàn mạng
giáo dục để cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị, việc
tạo điều kiện thuận lợi từ BGH nhà trường đang công tác, tôi đã tích cực tìm hiểu
nghiên cứu sử dụng các phần mềm và đưa vào thực nghiệm trong dạy học, bước
đầu đã có những kết qủa khả quan. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào trong thiết kế bài soạn và giảng dạy trên lớp nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc, tôi mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu cách


thức “ứng dụng công nghệ” trong quá trình giảng dạy để góp phần nâng chất lượng
bộ môn đồng thời cuốn hút tất cả học sinh ham mê học môn âm nhạc trong nhà trường nói chung và biết ứng dụng trong cuộc sống nói riêng. Đó là lí do tôi chọn báo
cáo chuyên đề: “Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập đọc
nhạc ở trường THCS” làm đề tài nghiên cứu của tôi.
II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

* MỤC ĐÍCH : - Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy các bộ môn trong đó có
bộ môn Âm nhạc đặc biệt là phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc cho học sinh THCS
là một trong những phương tiện hiệu quả giúp học sinh tiếp cận với CNTT , bắt kịp
su thế phát triển của thời đại , trang bị cho học sinh những kiến thức , những cảm
thụ âm nhạc một cách sâu sắc đặc biệt có quan hệ thẩm mỹ với thế giới tự nhiên và
con người.
- Khơi dạy những khả năng sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật âm nhạc.
- Trau dồi tình cảm đạo đức và niềm tin.
- Đưa ra được phương pháp giảng dạy ứng dụng CNTT tốt nhất phục vụ cho
việc dạy âm nhạc ở trường THCS, nhưng đồng thời qua đề tài này tôi cũng làm
quen được từng bước công tác nghiên cứu khoa học. Từ đó rút ra cho mình những
kinh nghiệm về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập đọc
nhạc đối với học sinh bậc THCS.
* PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp lý luận .
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực hành.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Nhạc lí
– Tập đọc nhạc ở trường THCS.
- Tài liệu giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin các môn âm nhạc và
những tài liệu có liên quan đến phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc.


- 100% học sinh trường THCS Thái sơn.
IV. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Nhạc lí
– Tập đọc nhạc trong trường THCS.
Thu thập tài liệu có liên quan, nghiên cứu và biên soạn tiết dạy.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:

- Năm học 2015 – 2016;


B. PHẦN NỘI DUNG
I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
* SƠ LƯỢC LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ:
Trải qua chiều dài lịch sử trong công tác giáo dục và đào tạo của đất nước
nền giáo dục của chúng ta đã trải qua 2 hình thái dạy học cơ bản và đang trong giai
đoạn tiến tới hình thức dạy học thứ 3. Nếu ở hai hình thức dạy học cũ với chủ trương lấy người thầy là hạt nhân, trung tâm của mô hình giáo dục với hình thức
“Thầy giáo chỉ đạo toàn diện học tập của học sinh” thì ở hình thái thứ 3 này
chúng ta đã tiến một bước và thay đổi trung tâm giáo dục là đối tượng học sinh như
Luật Giáo dục điều 28.2 đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tính cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh” .
Điều này sẽ dẫn đến vấn đề nảy sinh là buộc các nhà giáo phải thay đổi phương pháp giáo dục sao cho phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh, đáp ứng được
yêu cầu xu thế phát triển của thời đại, góp phần xây dựng, đào tạo con ngời đảm
bảo được ba mặt Đức - Trí -Thể, xây dựng đất nước với nền kinh tế phát triển theo
chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.
Nếu ở hình thái giáo dục cổ điển, một giáo viên lên lớp giảng giải cho một
số đông học sinh thì việc giao tiếp, truyền thụ kiến thức và nắm bắt tín hiệu ng ược
giữa thầy và trò sẽ bị hạn chế vì không đủ thời gian dành cho học sinh và công tác
triển khai bài học, nếu hai công việc này cùng làm song song cần kể đến phải tiến
hành các thí nghiệm, thực hành với các vật dụng lỉnh kỉnh, các mô hình tĩnh, các
loại tranh ảnh cồng kềnh hoặc quá nhỏ để học sinh có thể quan sát thì đối với hình
thái giáo dục hiện đại ( đổi mới phương pháp dạy học bằng việc vận dụng công
nghệ thông tin) lại là một việc làm hết sức nhẹ nhàng, mang lại hiệu quả, thu hút
đựơc sự chú ý, làm tăng hứng thú học tập, phát huy tối đa việc học của học sinh,



qua đó người thầy có nhiều thời gian hơn trong việc nắm bắt tín hiệu ngược và cái
lớn nhất đó là lượng kiến thức mở rộng luôn được bổ sung và cập nhật thông qua
việc khai thác công nghệ thông tin đối với cả thầy và trò.
Công nghệ thông tin có vai trò hỗ trợ rất lớn cho giáo dục. Máy tính và phần
mềm máy tính đóng vai trò trung tâm và rất quan trọng để giải quyết các khủng
hoảng giáo dục hiện nay. Máy tính giúp ta học được ở mọi nơi, mọi lúc, linh hoạt,
thích ứng cho mọi cá nhân, cho đối tợng học sinh giỏi cũng như cho học sinh cá
biệt. Học sinh chủ động tương tác với chương trình, kiến thức thông qua việc hội
thoại với phần mềm. Với máy tính, học sinh có thể được học tất cả các loại kiến
thức, kỹ năng cần có theo yêu cầu mà trên lớp học thực tế không thể đáp ứng nổi.
Thông qua máy tính và các phần mềm hỗ trợ, các hình ảnh đẹp, âm thanh
sống động, mô phỏng các hiện tượng tự nhiên chính xác tạo cảm giác học tập chủ
động, hấp dẫn, dễ dàng tiếp thu kiến thức, không cần học thuộc lòng, có thể tra cứu
thông tin nhanh và rộng lớn. Học sinh có khả năng trao đổi kiến thức với bạn học
hoặc với giáo viên không hạn chế không gian và thời gian.
Nhiệm vụ trung tâm cơ bản nhất của mọi nền giáo dục là truyền đạt kiến thức
cho học sinh. Kiến thức được giáo viên lĩnh hội trước và đã nằm trong đầu của giáo
viên trước khi dạy. Nhiệm vụ chính của giáo viên là truyền tải các kiến thức này
sang đầu của học sinh, bằng phương tiện nào không quan trọng. Điều quan trọng
nhất là kiến thức phải truyền tải được.
Giáo viên có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, được phép sử dụng bất cứ hình
thức và loại phương tiện nào có thể được để đạt được mục đích của mình. Phương
tiện sử dụng có thể là bảng đen, phấn, thước kẻ, các dụng cụ thí nghiệm, các vật
mẫu. Như vậy các phương tiện được giáo viên sử dụng đóng vai trò như một
phương tiện trợ giúp giáo viên giảng dạy hay còn có tên gọi là thiết bị giáo dục.
Ngoài chức năng phương tiện hỗ trợ giảng dạy, phần mềm còn có thể đóng
các vai trò quan trọng khác nữa trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức như
sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn, quản lý giảng dạy, đánh giá kiến thức, Ta chủ



yếu nhắc đến vai trò như một phương tiện hỗ trợ giảng dạy của giáo viên của phần
mềm giáo dục. Đây là một trong những định hướng chính của các phần mềm giáo
dục trên thế giới cũng như Việt Nam.
*. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Mục tiêu của môn âm nhạc:
- Chương trình THCS môn âm nhạc được Bộ GD và ĐT ban hành quy trình
mục tiêu như sau:
+ Âm nhạc là môn văn hóa bắt buộc. Tất cả học sinh không phân biệt có
năng khiếu háy không có năng khiếu, có yêu thích môn âm nhạc hay không yêu
thích đều được học để có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định trong nền học vấn
chung ở THCS.
+ Chương trình âm nhạc phổ thông chú trọng đến tính dân tộc và tính hiện
đại. Chú trọng đến tính vừa sức, tính thực tiễn của chương trình.
+ Hình thành và phát triển năng lực và cảm thụ Âm nhạc của HS tạo cho các
em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện hài hoà
nhân cách.
+ Khích lệ HS hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần
phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển năng khiếu.
+ Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc
thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh.
2. Nội dung của bộ môn âm nhạc:
a. Môn Âm nhạc gồm có ba phân môn:
- Học hát.
- Nhạc lý - Tập đọc nhạc.
- Âm nhạc thường thức.


b, Nội dung cơ bản của phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc:.
Phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc là một trong ba phân môn của môn học

Âm nhạc ở trường THCS.Toàn cấp học sinh được học 31 bài Tập đọc nhạc mỗi lớp
8 đến 9 bài, riêng lớp 9 học 4 bài.
- Bao gồm nhứng kiến thức về nhạc lí sơ giản, những kí hiệu ghi chép nhạc thông
dụng và luyện cách đọc các bài nhạc ngắn gọn, dễ thể hiện trong phạm vi chủ yếu
là giọng Đô trưởng và giọng La thứ.
-* Nhạc lí: Dạy những kí hiệu ghi chép âm nhạc ở mức độ đơn giản thường gặp
nhất. Có khái niệm ban đầu về các yếu tố cơ bản của âm nhạc như giai điệu, tiết
tấu, nhịp điệu, sắc thái…
- Giới thiệu cho học sinh hiểu biết về cung, quãng, gam và các giọng của điệu
trưởng và điệu thứ.
-* Tập đọc nhạc:: Tập đọc các bài đơn giản ở giọng trưởng, thứ không có dấu hóa
(bước đầu làm quen với các giọng có 1 dấu hóa) áp dụng trong các nhịp thông
thường như nhịp 2/4; ¾; 4/4 và 6/8.
- Bước đầu tập nghe và ghi cao độ, trường độ với những âm hình giai điệu tiết thật
đơn giản.
- Qua việc học tập và tập luyện cỏc bài hỏt, rốn luyện cho học sinh những kĩ năng
ca hát thông thường như: Tư thế ngồi, đứng hát; Hơi thở ( cách lấy hơi); Phát âm
nhả chữ; hát theo tay chỉ huy….
Thụng qua học hỏt, rốn luyện cho cỏc em cú ý thức tham gia hoạt động cac hát,
biết đầu biết diễn cảm bài hát (biểu cảm). từ đó giáo dục học sinh yêu thích nghệ
thuật ca hát.
3. Phương pháp dạy Nhạc lí – Tập đọc nhạc:
-

Phương pháp dạy phân môn này rất cần thay đổi vì: Cách dạy như hiện

nay nhiều giáo viên đang vận dụng tỏ ra không phù hợp với dạy âm nhạc ở trường
phổ thông. Lâu nay khi dạy về nhạc lí, giáo viên thường định nghĩa, giảng giải, ít



xuất phát từ thực tiễn âm nhạc qua các ví dụ sinh động để rút ra nhận xét, kết luận.
Về tập đọc nhạc, các gv chịu ảnh hưởng sâu sắc phương pháp dạy cho hs chuyên
nghiệp âm nhạc, gây nên sự căng thẳng, nặng nề không cần thiết làm cho nhiều hs
sợ “tập đọc nhạc”. Những tiết dạy như vậy thường kém hiệu quả, ít tính thẩm mĩ và
không phù hợp với mục tiêu dạy văn hóa âm nhạc ở trường phổ thông. Chúng tôi
đề xuất cách dạy tập đọc cao độ nên cho các em dựa vào tiếng đàn làm mẫu của
giáo viên. Kĩ năng thể hiện trường độ và tiết tấu phải được quan tâm nhiều hơn
bằng những bài tập riêng thể hiện trong mỗi tiết học. Nhiều chuyên gia giáo dục âm
nhạc choằng giáo viên đàn giai điệu từng câu ngắn để học sinh tập đọc theo đúng
tên nốt nhạc và cuối cùng nhiều em trong lớp đọc đúng được cả bài nhạc một cách
trôi chảy, đã là thắng lợi của việc dạy các bài tập đọc nhạc ở trường phổ thông. Và
điều đó cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục âm nhạc xét về cả hai mặt: Giáo
dục kĩ năng và giáo dục nhạc cảm. Chúng ta lại phải luôn nhớ rằng mỗi lớp học ở
trường THCS thường không dưới 40 em, trong số đó học sinh ít có năng lực âm
nhạc chiếm tỉ lệ cũng không nhỏ. Mặt khác, toàn bộ thời lượng dành cho tập đọc
nhạc chỉ có khoảng hơn 30 tiết (kể cả nhạc lí) lại dàn trải ra hơn 3 năm học trên
tổng số 122 tiết âm nhạc dành cho toàn cấp THCS.
+ Dạy học hát ở trường THCS, Giáo viên phải giúp học sinh hát đúng, hát hũa
giọng, biết thể hiện tỡnh cảm, sắc thỏi của bài hỏt, hiểu nội dung tỏc phẩm va cảm
nhận được vẻ đẹp của hỡnh tượng âm nhạc qua giai điệu và lời ca được thể hiện
qua từng bài hát.
4. Phương tiện và đồ dùng dạy học cho phân môn Nhạc lí – Tập đọc nhạc:
Để dạy học tốt nội dung nhạc lí – Tập đọc nhạc cần có những phương tiện và đồ
dùng dạy học như:
-

Tranh ảnh.

-


Băng, đĩa nhạc.


-

Nhạc cụ.

-

Các tư liệu tham khảo…
Dạy Nhạc lí – Tập đọc nhạc không thể chỉ dạy bằng lời giảng của mình,

muốn đạt hiệu qủa cao, GV phải cố gắng minh hoạ bằng âm thanh, hình ảnh… Để
thực hiện tất cả nội dung nêu trên cần phải thay đổi mới phương pháp giảng dạy,
việc GV chuẩn bị phương tiện cho tiết dạy nhạc lí – Tập đọc nhạc, trong điều kiện
các trường THCS hiện nay, thiết bị dạy học tuy cũng có nhưng chưa đầy đủ, và
chưa thể đáp ứng yêu cầu như mong muốn. Trong những thời gian gần đây, được sự
đầu tư của dự án ODB ( cung cấp phũng đa chức năng), tôi đó mạnh dạn đổi mới
phương pháp giảng dạy với sự trợ giúp của PM Power Point; Enco; Final và đó
thấy được hiệu qủa một cách đáng kể.
II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
1. Thuận lợi - Khó khăn:
* Thuận lợi:
- Về thực trạng của đơn vị, sự phát triển cơ sở vật chất nhà trờng có máy chiếu
Projector, phòng học tin với 19 máy tính cấu hình mạnh, nối mạng Internet từ 2008
đến nay. Trường THCS Thanh Vân có thể nói là một trong những đơn vị đi đầu
trong việc áp dụng và triển khai công nghệ thông tin vào dạy học một cách tích cực
và đạt chất lợng rất cao.
- Hầu hết GV trong trường biết sử dụng CNTT .
- Học sinh được học vi tính toàn khoá từ lớp 6 đến lớp 9, các em rất hứng thú

với các môn học có áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là môn Âm nhạc.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đó việc nâng cao chất lượng môn Âm nhạc còn gặp
phải một số khó khăn nhất định:


Qui trình soạn 1 giáo án điện tử, kết hợp với sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho
tiết dạy tốn nhiều thời gian đầu tư, từ việc xây dựng các hiệu ứng đến nội dung bài
dạy, những kiến thức bổ sung, các file multimedia hỗ trợ.
Dạy bài giảng điện tử yêu cầu phải có phòng học chuẩn từ vị trí để máy
projector đến màn hình, hệ thống dây điện, máy tính, điều kiện ánh sáng của phòng
Thời gian trước đây mặc dù đó sử dụng nhiều phương pháp và phương
tiện trong dạy nhạc lí – Tập đọc nhạc nhưng kết quả cho thấy đa số HS muốn học
phần giới thiệu về nhạc sĩ không nhiều, không thích nghe những tác phẩm của họ.
Không thích bàn luận về tác phẩm. Không thấy được cái hay của những tác phẩm.
- 50% học sinh thích đọc và ghép lời bài tập đọc nhạc.
- 35% học sinh thích tìm hiểu về nhạc lí .
- 25% học sinh không chú ý trong bài dạy.
2. Thành công – Hạn chế:
Học là một quá trình thu nhận thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người
học thực hiện quá trình tiếp nhận một cách có hiệu qủa, nếu nội dung bài chỉ truyền
tới người học bằng văn bản thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nhờ sự phát triển
của KHKT, quá trình dạy học có thể sử dụng các phương tiện dạy học sau:
- Đèn chiếu Overhead.
- Video-projector.
- Phần mềm dạy học. Công nghệ kiểm tra trên vi tính.
- Sử dụng Internet.
* Thành công:
Ở đây tôi đã ứng dụng Video-projector trong bài giảng, dạy học với phương
tiện tôi thấy có các ưu thế sau:

- GV chuẩn bị một lần mà được giảng dạy nhiều lần.


- Các PM dạy học thay thế GV thực hành, tăng tính năng động cho người
học.
- GV trình bày bài giảng sinh động, dễ dàng cập nhật thích nghi với sự thay
đổi nhanh chóng của KH hiện đại.
- Phương tiện hỗ trợ làm tăng thêm hiệu qủa đối với những bài giảng khá
phức tạp.
- HS không bị thụ động khi các hoạt động của GV đó chuẩn bị ở bài giảng.
*Hạn chế
- Đòi hỏi phải trang bị phòng nghe nhìn, máy tính, máy chiếu, phương tiện
dạy học.
- Với những giáo viên có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin yếu sẽ gặp
khó khăn trong việc ứng dụng ông nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn nhạc lí –
Tập đọc nhạc
3. Mặt mạnh – Mặt yếu:
Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy mạnh
và đạt hiệu qủa tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy là một giờ học có
ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức- luyện tập kĩ năng của GV được cải
thiện, HS dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào bài học và
chất lượng giờ học được nâng cao.. Tất cả các môn học đều có đặc thù khác nhau,
vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau
nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết
nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà cũng dần dần
tạo cho HS làm quen với phương pháp học tập hiện đại, GV cũng từng bước nâng
cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại
mới.



Tuy nhiên, sử dụng công nghệ thông tin sẽ có những mặt yếu như: mất điện sẽ
không thực hiện được bài giảng; Máy vi tính, máy chiếu phải hoạt động tốt; học
sinh quan sát nhiều vào màn hinh việc ghi chép bài giảng bị sao nhãng……..
4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Từ thực trạng trên, trong quá trình thực hiện giảng dạy bộ môn, tôi quan tâm
tìm đến sự đổi mới trong thiết kế và phơng pháp lên lớp. Một trong những vấn đề
cần đổi mới đó là cần thiết phải “ứng dụng công nghệ thông tin” trong soạn bài và
giảng dạy trên lớp cho học sinh. Tìm kiếm và thay đổi phương pháp giảng dạy mới
phù hợp hơn với nhu cầu và môi trường giáo dục hiện đại. Định hướng chung của
các phương pháp giảng dạy mới là chuyển từ mô hình “BẢNG ĐEN” với vai trò
độc diễn của giáo viên sang mô hình “ CỘNG TÁC ” thân thiện giữa giáo viên và
học sinh với sự trợ giúp đắc lực của máy tính và phần mềm giáo dục. Thấy được
vai trò, tăng cường vai trò của các công cụ hỗ trợ giảng dạy, trong đó đặc biệt chú ý
đến vai trò của máy tính và các công cụ đặc trưng phục vụ của bộ môn trong lớp
học mới.
5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đó đặt ra:
Bộ môn âm nhạc được Bộ Giáo dục và Đào tạo đa vào học ở bậc THCS
khoảng vài năm trở lại đây. Trong xu thế đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực (giáo
viên phụ trách âm nhạc) để bảo đảm phụ trách môn Âm nhạc chính qui, có trình
độ .Như chúng ta biết Sư phạm Âm nhạc là ngành sư phạm nghệ thuật không chỉ
đơn thuần là năng khiếu ca hát, mà bên cạnh đó chúng ta phải được đào tạo có bài
bản với thời gian qui định của môn học thì lúc đó chúng ta mới có đủ các kĩ năng
để làm tốt công tác giảng dạy. Nhưng nếu chỉ dạy đơn thuần là truyền khẩu, sử
dụng bảng phụ , không sử dụng CNTT thì cũng không thu hút được sự quan tâm ,
hứng thú học tập của học sinh , khi đó tiết dạy cũng chỉ dừng lại ở mức độ truyền
khẩu, nhàm chán.
Chính vì vậy, để thực hiện tốt chủ trương ,yêu cầu “ đi tắt, đón đầu”
trong công tác đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm đổi



mới phương pháp dạy học bắt kịp với yêu cầu của thời đại, ngay từ năm 2008 trờng
THCS Thanh Vân đã khuyến khích vận động giáo viên, công nhân viên học và tự
học về vi tính để áp dụng cho công tác và giảng dạy. Những năm học gần đây hưởng ứng nội dung chủ đề năm học “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trờng học thân
thiện, học sinh tích cực” của Bộ giáo dục và đào tạo, trường THCS Thanh Vân đã
đẩy mạnh công tác thúc đẩy giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong các môn
học thông qua các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tin học do nhà trờng tổ chức,
đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên và là tiêu chí để các giáo
viên trong trờng phấn đấu.
III: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. MỤC TIÊU CỦA GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học, thiết bị
dạy học chỉ có đàn Organ và máy cassette, một số học sinh có năng khiếu thì việc
học rất đơn giản nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc gặp
rất nhiều khó khăn; vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em còn có nhiều
hạn chế. Thông qua các tác phẩm âm nhạc, thông qua thực hành ca hát giúp các em
tiếp cận và lĩnh hội nghệ thuật nhưng thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị còn thiếu thốn nhiều việc dạy học âm nhạc chưa đạt hiệu quả. Từ khi nhà trường
đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học với tất cả các môn học, dần dần chất
lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với môn học và bước dầu đó
đạt được những kết quả nhất định.
- 70% học sinh thích đọc nhạc và ghép lời ca bài tập đọc nhạc.
- 25% học sinh thích tìm hiểu về nhạc lí
- 05% học sinh không chú ý trong bài dạy.
2. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP BIỆN PHÁP:
- Soạn giáo án bằng công nghệ thông tin.
- Thu thập thông tin, tìm thông tin trên mạng phục vụ bài giảng.



- a cỏc bi dy thc nghim vo ging dy ti trng.

Bi dy Tit 14 lp 8:
Ngày soạn: 04/10

Nhịp 2/4

Ngày giảng: 10/10/2015
Tiết 6: Nhạc lí: Nhịp và phách

-

Tập đọc nhạc: TĐN số 2
I/ Mục tiêu :
- Giúp học sinh có khái niệm về nhịp và phách trong âm nhạc ý
ngha s ch nhp 2/4.
- Học sinh hiểu đợc ý nghĩa của số chỉ nhịp, nhịp và cách
đánh nhịp.
- Qua bài tập đọc nhạc số 2 : Học sinh làm quen với cách đọc thang
7 âm Đồ, rê,
mi, pha, son, la, si (đố). Hỏt ỳng giai iu, ghộp li ca.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Đàn phím điện tử, thanh phách.
+ Đầu VCD, đĩa nhạc.
+ Đọc nhạc, đàn và hát thuần thục bài Mùa xuân
trong rừng.
+ Mỏy chiu Projecter.
- Học sinh: Sách vở, thanh phách học bài.
III/ Tiến trình dạy học:

1 ổn định tổ chức lớp (1phút) : Kiểm tra sĩ số.
2 Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đan xen trong quá trình dạy bài
mới.
3 Bài mới:

Hoạt động
của Thầy
- Giáo viên ghi
bảng
- Giáo viên giới
thiệu

Nội dung

Hoạt
động của
trò
1. Nhạc lí : Nhịp và phách - - Học sinh
ghi bài
Nhịp 2/4
- Học sinh
nghe, ghi


- Giáo viên hớng dẫn
- Giáo viên nêu

- Nhịp là những phần nhỏ có giá
trị thời gian bằng nhau đợc lặp đi
lặp lại đều đặn trong 1 bản nhạc,

1 bài hát.
+ Giữa các nhịp có một vạch đứng
để phân cách gọi là vạch nhịp.
- Phách: Mỗi nhịp lại chia thành
những phần nhỏ hơn đều nhau về
thời gian gọi là phách.
- Nhịp 2/4:
+ Số chỉ nhịp: là 2 chữ số đặt ở
đầu bản nhạc để chỉ loại nhịp, số
phách trong nhịp và độ dài của
phách.

+ Nhịp 2/4: Đọc là nhịp hai bốn:
Gồm có 2 phách, mỗi phách bằng
- Giáo viên gợi
một nốt đen, phách thứ nhất là
ý
phách mạnh, phách thứ hai là phách
- Giáo viên ghi nhẹ.
+ ứng dụng: Là nhịp thông dụng.
bảng
- Nhớ lại một số bài hát tiêu biểu viết
- Giáo viên cho ở nhịp 2/4: Lí cây xanh, hoa lá mùa
xuân, xoè hoa.
quan sỏt mỏy
2.Tập đọc nhạc: TĐN số 2
chiu

- Học sinh
quan sát,

và ghi nhớ.
- Học sinh
nghe, ghi
nhớ.

- Học sinh
nhớ lại và
kể tên.
- Học sinh
ghi bài
- Học sinh
quan sát


- Giáo viên
đặt câu hỏi,
nhận xét, sửa
sai (nếu có)

- Học sinh
quan sát,
trả lời

- Gv hớng dẫn
- Giáo viên hớng dẫn
- Giáo viên
đàn
- Giáo viên
đàn
- Giáo viên dạy

tập đọc nhạc
- Gviên đệm
đàn
- Giáo viên hớng dẫn
- Gviên yêu
cầu
- Giáo viên
điều khiển
- Giáo viên
đệm đàn

- Bài TĐN đợc viết ở nhịp gì? (Nhịp
2/4).
- Cao độ của bài gồm những nốt
gì?
(C D E F - G A H - C)
- Trờng độ của bài dùng hình nốt
gì?
(nốt đen, nốt trắng).
- Đọc tiết tấu theo âm hình chủ
đạo của bài:
- Chia câu: 4 câu
- Thang âm Cdur: C D E F G A H C
- Toàn bộ giai điệu bài tập đọc
nhạc
- Từng câu theo lối móc xích cho
đến hết bài : Mỗi câu giáo viên chỉ
nốt nhạc cho học sinh đọc tên nốt
nhạc, sau đó giáo viên đàn 2 đến 3
lần rồi bắt nhịp.

- Giai điệu bài tập đọc nhạc
- Ghép lời ca bài TĐN khi đã đọc
nhạc thuần thục
- Đọc nhạc kết hợp gõ theo phách.
- Đọc nhạc kết hợp gõ theo nhịp.
- Chia lớp học thành 2 dãy: Một dãy

- đọc tiết
tấu.
- Hs đánh
dấu câu
- Học sinh
đọc thang
âm C dur.
- Học sinh
nghe
- Hs đọc
tên nốt
nhạc, nghe
đàn,
nhẩm theo
và tập đọc
nhạc
- Hs đọc
theo đàn
- Học sinh
ghép lời
ca.
- Học sinh
thực hiện



TĐN và gõ phách, dãy còn lại hát lời
và gõ nhịp.
- Toàn bộ giai điệu bài TĐN.
- Đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số
2
4 - Củng cố (3phút):
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh đọc nhạc và ghép lời ca bài
TĐN 1- 2 lần.
5 - Dặn dò (1phút):
- Nhắc học sinh về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

Ngày soạn:30/10/2016

Tiết 10:
hoà thanh

Nhạc lí : Giọng song song Giọng amoll
Tập đọc nhạc: TĐN số 3

I/ Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết thế nào là hai giọng song song và giọng
thứ hoà thanh.
- Tập đọc nhạc: áp dụng đọc các dạng đảo phách và bài tập
đọc nhạc viết ở giọng amoll hoà thanh.
II/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Đàn phím điện tử, thanh phách.
+ Đọc nhạc, đàn và hát thuần thục bài TĐN số 3.
+ Mỏy chiu Projecter.

- Học sinh: Sách vở, thanh phách học bài.
III/ Tiến trình dạy học:
1 ổn định tổ chức lớp (1phút) : Kiểm tra sĩ số.
2 Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra đan xen trong quá trình dạy bài
mới.
3 Bài mới:
Hoạt động
của Thầy
- Giáo viên ghi
bảng

Nội dung

Hoạt động
của trò
1. Nhạc lí : giọng song song - - Học sinh ghi
bài
giọng la thứ hoà thanh.


- Giáo viên
trình bày và
hỏi?
- Giáo viên giải
thích
- Giáo viên giới
thiệu

- Gam trởng, giọng trởng, gam
thứ, giọng thứ.

- Giọng song song ( SGK t22).
- Thêm một cặp giọng song song
có một dấu # là G dur e moll.
- Giọng a moll hoà thanh ( SGK
t22)
- Gam amoll hoà thanh
- Giáo viên giải - Muốn biết bài hát viết ở giọng
thích
thứ hoà thanh ta chỉ cần xem
âm bậc VII của giọng thứ đó
- Giáo viên
tăng lên nửa cung háy không.
đàn
- Hai âm cuối bài tập đọc nhạc
số 3
- Giáo viên ghi G# - A
bảng
2.Tập đọc nhạc: TĐN số 3
- Giáo viên cho
quan sỏt trờn mỏy
chiu

- Học sinh trả
lời
- H/sinh ghi
nhớ.
- Học sinh
nghe, hiểu.
- Học sinh
nghe.

- Học sinh đọc
gam.
- Học sinh chú
ý.
- Học sinh
nghe, nhận
biết.
- Học sinh ghi
bài
- Học sinh
quan sát

- Giáo viên
đặt câu hỏi,
nhận xét, sửa
sai (nếu có)

- Bài TĐN đợc viết ở nhịp gì? (
)
Định nghĩa nhịp
- Cao độ của bài gồm những nốt
gì?
(A - H - G# E D C)
- Học sinh
- Trờng độ của bài dùng những quan sát, trả
hình nốt gì? (nốt đen, nốt móc lời
- Giáo viên lu ý đơn, đen chấm dôi, móc đơn
chấm dôi, móc kép, nốt trắng).
- Giáo viên h- Trong bài có nốt G#- Bài đợc



ớng dẫn
- G v hớng dẫn
- Giáo viên
đàn
- Giáo viên dạy
tập đọc nhạc
- Giáo viên
đệm đàn
- Giáo viên hớng dẫn
- Giáo viên
điều khiển
- Giáo viên
đệm đàn
- Giáo viên
chỉ định

viết ở giọng amoll hoà thanh.
- Đọc tiết tấu theo âm hình chủ
đạo của bài:
- Chia câu: 4 câu
- Thang âm amoll hoà thanh:
A H C D E F G# A
- Từng câu theo lối móc xích cho
đến hết bài : Mỗi câu giáo viên
yêu cầu học sinh đọc tên nốt
nhạc, giáo viên đàn 2 đến 3 lần
rồi bắt nhịp.
- Giai điệu bài tập đọc nhạc
- Ghép lời ca bài TĐN khi đã đọc

nhạc thuần thục
- Đọc nhạc kết hợp gõ theo phách.
- Đọc nhạc kết hợp gõ theo nhịp.
- Chia lớp học thành 2 dãy: Một dãy
TĐN và gõ phách, dãy còn lại hát lời
và gõ nhịp.
- Toàn bộ giai điệu bài tập đọc
nhạc số 3.
- 2 học sinh đọc nhạc

- Học sinh
nhận biết
-Hs thực hành
tiết tấu.
- Hs đánh dấu
câu
- Học sinh đọc
thang âm.
- Hs nghe,
nhẩm theo và
tập đọc nhạc
- Hs đọc theo
đàn
- Hs ghép lời
ca.
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
theo dãy.
- Hs đọc nhạc
sau đó ghép

lời ca.
- 2 Hs thực
hiện.

4 - Củng cố (3phút):
- Giáo viên đệm đàn cho học sinh đọc nhạc và ghép lời ca bài
TĐN 1- 2 lần.
5 - Dặn dò (1phút):
- Giáo viên nhắc học sinh về nhà chuẩn bị bài mới và học bài
cũ.


3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
- Nhà trường phải có phòng học chuyên dùng (phòng nghe nhìn) giành cho môn âm
nhạc.
- Có đủ phương tiện, đồ dùng phục vụ cho việc học như: Đàn phím điện tử; Máy
chiếu Projecter; máy tính….
- Giáo viên phải sử dụng thành thạo các kĩ năng công nghệ thông tin và các phương
tiện, thiết bị đồ dùng dạy học một cách nhuần nhuyễn.
4. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP:
- Giải pháp và biện pháp có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, không thể tách rời:
Đưa ra các giải pháp hợp lí, dùng các biện pháp để thực hiện tốt các giải pháp.
5. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Khối

6
7
8
9


Số
lượng

95
85
92
84

HS thích học Âm

HS học âm nhạc

HS học cha tốt về

HS không thích

nhạc có kết quả khá

theo yêu cầu đạt TB

Âm nhạc, có kết quả

học Âm nhạc

tốt

dới TB

SL


%

SL

%

SL

%

SL

62
50
72
48

65,2
58,8
78,2
81,4

33
35
20
11

34,8
41.2

21,8
18,6

0
0
0
0

0
0
0
0

0
0
0
0

%

0
0
0
0


IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Nhạc lí – Tập đọc
nhạc giúp tâm lý học phấn khởi, các em đã thực sự chăm chú và bị cuốn hút bởi bài
giảng sinh động, dẫn các em đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với những

minh hoạ rõ ràng, hệ thống các bài nhạc lí - tập đọc nhạc được thể hiện rõ và tự
động chạy trên phần mềm, lượng kiến thức được thể hiện chính xác và mở rộng.
Giáo viên có nhiều thời gian để theo dõi và thu hồi tín hiệu ngược từ học sinh.
Khi sử dụng phần mềm dạy nhạc lí – Tập đọc nhạc, giáo viên có thời gian để chấn
chỉnh những thiếu sót, hoặc chưa kịp thời trong việc lĩnh hội kiến thức của các em.
Các bài hát mẫu được sử dụng mà không cần băng đĩa, đài nhưng vẫn đảm
bảo tính chính xác, phong phú, lôi cuốn .
Các bản nhạc, hình ảnh được thiết kế rõ nét, đẹp không cần treo bảng phụ
vừa nhỏ, vừa không rõ.
Kỹ năng sử dụng CNTT được nâng cao rõ rệt góp phần chủ yếu trong nâng cao
chất lợng dạy học bộ môn.


×