Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số phương pháp giải bài tập ADN và gen môn sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.46 KB, 19 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VIỆT XUÂN
--------------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

Tên chuyên đề:
Một số phương pháp giải bài tập ADN và gen môn sinh học 9
Tác giả:
Mã : 32

Phùng Thị Hạnh

Việt Xuân, năm 2018.


MỤC LỤC
STT

MỤC

TRANG

1

Mục lục

1

2


Từ ngữ viết tắt

1

3

1.

Lời giới thiệu

2

4

2.

Tên chuyên đề

2

5

3.

Tác giả chuyên đề

2

6


4.

Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề

2

7

5.

Lĩnh vực áp dụng chuyên đề

3

8

6.

Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu

3

9

7.

Mô tả bản chất của chuyên đề

3


10

7.1.

Cơ sở Lý luận

3

11

7.2.

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

3

12

7.3.

Giải pháp thực hiện

4

13

7.3.1. Đối với giáo viên

4


14

7.3.2. Đối với học sinh

4

15

7.3.3.

Một số phương pháp giải bài tập AND và gen môn
sinh học 9

5

16

8.

Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)

16

17

9.

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

16


18

10.

Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng chuyên đề

16

19

11.

Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp
dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

17

20

Tài liệu tham khảo

18

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THCS: trung học cơ sở
NTBS: nguyên tắc bổ sung

2



BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
1. Lời giới thiệu:
Vấn đề dạy và học là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm và đối với giáo
viên việc dạy học như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để giúp các em tìm thấy
sự say mê đối với môn học lại là điều trăn trở trong các giờ lên lớp. Trong quá
trình giảng dạy môn sinh học 9 tôi và các đồng nghiệp đều nhận thấy học sinh
còn gặp khá nhiều lúng túng và chưa nắm được cách giải các dạng bài tập sinh
học 9. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh. Như
vậy, nguyên nhân của những bất cập trên là do đâu ?
Bộ môn sinh học 9 ngoài việc nắm chắc các kiến thức cơ bản bao gồm các
khái niệm, định luật, đặc điểm, cấu tạo … học sinh còn phải biết vận dụng kiến
thức vào giải bài tập sinh học. Việc giải các bài tập sinh học là một biện pháp rất
quan trọng để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Nhưng thực tế cho
thấy do các em đã quen với phương pháp học môn sinh học ở lớp dưới theo
hướng trả lời các câu hỏi lý thuyết là chủ yếu, chính vì vậy các em không tìm
được sự liên quan mật thiết logic giữa lý thuyết và bài tập, mặt khác thời gian
giải bài tập trên lớp của các em rất ít trong khi đó lượng kiến thức lý thuyết ở
mỗi tiết học lại nhiều, bản thân học sinh chưa nắm vững cách giải và hệ thống
hóa được các dạng bài tập, vì thế các em ít làm bài tập, chỉ học lý thuyết suông,
không đáp ứng được yêu cầu của bộ môn.
Từ những thực trạng trên, tôi thiết nghĩ cần phải có những định hướng,
những giải pháp cụ thể để giúp học sinh có thể nhận dạng và biết cách giải các
dạng bài tập sinh học 9. Chính vì lý do trên tôi chọn chuyên đề “ Một số phương
pháp giải bài tập ADN và gen môn sinh học 9 ”góp phần vào khắc phục tình
trạng trên của học sinh trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Tên chuyên đề:
Một số phương pháp giải bài tập ADN và gen môn sinh học 9.
3. Tác giả chuyên đề:
- Họ và tên: Phùng Thị Hạnh

- Địa chỉ tác giả chuyên đề: Trường THCS Việt Xuân - Huyện Vĩnh
Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0969526894
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra chuyên đề:
- Họ và tên: Phùng Thị Hạnh
- Địa chỉ tác giả chuyên đề: Trường THCS Việt Xuân - Huyện Vĩnh
Tường - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0969526894

- Email:

3


5. Lĩnh vực áp dụng chuyên đề:
Trong dạy học môn sinh học 9 ở trường THCS.
6. Ngày chuyên đề được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2016
7. Mô tả bản chất của chuyên đề:
7.1. Cơ sở lí luận:
Trong hoạt động giảng dạy bộ môn sinh học 9, ngoài việc dạy kiến thức lí
thuyết còn phải dạy học sinh phương pháp giải bài tập sinh học. Trong chương
trình sinh học lớp 9 có nhiều dạng bài tập nhưng chưa đưa ra phương pháp giải
cho từng dạng bài tập. Chính vì vậy học sinh còn lúng túng, chưa xác định được
cách giải trước mỗi dạng bài tập. Việc hướng dẫn học sinh phương pháp giải
một số dạng bài tập sinh học có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động nhận thức
của học sinh và chất lượng giảng dạy của bộ bộ môn.
Thực tế cho thấy các đề kiển tra và đề thi học sinh giỏi môn sinh học 9
nhiều năm liền không chỉ ra những câu hỏi lý thuyết mà còn có nhiều bài tập di
truyền. Xuất phát từ cơ sở nêu trên bản thân tôi suy nghĩ: trong công tác giảng

dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi để đạt kết quả cao, nhất thiết phải đầu tư bồi
dưỡng về phương pháp giải các dạng bài tập trong chương trình Sinh học lớp 9
đặc biệt là bài tập về ADN và gen. Đây là vấn đề không mới, nhưng làm thế nào
để học sinh có thể phân loại được các dạng bài tập và đưa ra các cách giải cho
phù hợp với mỗi dạng bài tập là điều mỗi giáo viên khi dạy sinh học 9 đều quan
tâm.
Trước thực trạng trên, qua kinh nghiệm giảng dạy một số năm qua bản
thân tôi có những định hướng, những giải pháp cụ thể để giảng dạy phần bài tập
về ADN và gen, qua đó học sinh có thể nhận dạng và tìm cách giải cho mỗi dạng
bài tập. Thông qua bài tập về ADN và gen môn sinh học 9 giúp học sinh củng
cố, khắc sâu kiến thức thức đã học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến vào giải bài
tập, kĩ năng trình bày, kĩ năng tính toán,... Từ đó nâng cao năng lực tư duy, óc
tưởng tượng, sáng tạo, rèn khả năng phán đoán, suy luận của học sinh.
7.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Môn sinh học 9 theo chương trình đổi mới mỗi tuần 2 tiết, cả năm 70
tiết, trong đó chỉ có 1 tiết luyện tập ở chương I, chương II, chương III.Tiết luyện
tập trong chương trình sinh học 9 quá ít trong khi đó lượng kiến thức lí thuyết ở
mỗi tiết học lại quá nặng, dẫn đến hầu hết giáo viên dạy môn sinh học lớp 9
không có thời gian để hướng dẫn học sinh giải các dạng bài tập . Học sinh không
có khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức, đây sẽ là trở ngại lớn trong công
tác dạy và học ở trên lớp cũng như quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt
phần bài tập di truyền phân tử ADN và gen.
Trong những năm gần đây, chất lượng học sinh có chiều hướng giảm, đặc
biệt bộ môn sinh 9, rất nhiều em không giải được những bài tập sinh học cơ bản.
Từ đó dẫn đến chất lượng bộ môn thấp.
Kết quả khảo sát chất lượng bộ môn khi chưa áp dụng chuyên đề:
4


Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

TSHS

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

54


5

9,3%

18

33,3%

25

46,3%

6

11,1%

Như vậy tỉ lệ học sinh học khá giỏi môn sinh 9 còn thấp, tỷ lệ học sinh
yếu còn cao, do đó việc đưa ra hệ thống bài tập và phương pháp giải cho từng
dạng bài tập sinh học vô cùng quan trọng và cấp thiết trong quá trình giảng dạy
ở trường THCS Việt Xuân
7.3. Giải pháp thực hiện:
7.3.1. Đối với giáo viên:
Thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới, trong đó người thầy giữ vai
trò tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh, tạo ra giờ học hứng thú,
thoải mái.
Giáo viên cần trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản về môn sinh
học. Với học sinh trung bình, yếu, kém giáo viên cần ghi tóm tắt, hướng dẫn học
sinh cách ghi nhớ, như vậy sẽ kích thích được hứng thú học tập của đại đa số các
đối tượng học sinh.

Giáo viên chọn các bài tập từ dễ đến khó, sử dụng triệt để hệ thống bài tập
trong việc củng cố kiến thức cơ bản, quan tâm đến từng đối tượng học sinh,
động viên khuyến khích kịp thời giúp các em học tập tốt.
Với mỗi dạng bài tập, giáo viên cần giúp học sinh phân tích, tìm hiểu kĩ
đề bài, tái hiện được kiến thức cần áp dụng, qua đó định hướng được phương
pháp giải cụ thể cho từng dạng bài tập.
Bản thân giáo viên phải không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu
liên quan đến bộ môn học, thường xuyên dự giờ, trau dồi học hỏi kinh nghiệm
của đồng nghiệp trong công tác giảng dạy để đưa ra giải pháp tốt nhất trong việc
nâng cao chất lượng môn sinh học.
7.3.2. Đối với học sinh:
Học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, phát huy được óc tư duy, sáng tạo
trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Học sinh được trao
đổi, tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái. Chú ý cách học tập từ khâu nghe
giảng, ghi chép bài đến khâu giải bài tập. Học sinh phải thực sự nghiêm túc
trong quá trình học tập như: trên lớp chú ý nghe giảng, học bài và làm bài đầy
đủ thường xuyên để nắm vững kiến thức, là cơ sở cho các bài tập tính toán của
môn sinh học 9.

5


Mỗi học sinh phải nắm chắc kiến thức sinh học cơ bản để linh hoạt áp
dụng kiến thức trong giải bài tập sinh học 9. Ngược lại việc giải bài tập sinh học
9, học sinh sẽ được củng cố, khắc sâu, mở rộng, khái quát hoá kiến thức.
7.3.3. Một số phương pháp giải bài tập ADN và gen môn sinh học 9
Để việc rèn kĩ năng giải bài tập sinh học 9 mang lại kết quả cao, giáo viên
phải cho học sinh thấy được mặc dù mỗi bài tập sinh học có nhiều cách giải
khác nhau nhưng đều được thực hiện theo qui trình đủ 4 bước như sau:
Bước 1: Đọc và phân tích để bài. Xác định điều kiện đề bài cho với yêu

cầu bài hỏi.
Bước 2: Xác định hướng giải bài tập: Tái hiện lại các khái niệm, các định
luật, các công thức,... có liên quan. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa điều kiện đề
bài cho với yêu cầu bài tập.
Bước 3: Trình bày lời giải: Thực hiện các bước đã vạch ra.
Bước 4: Kiểm tra kết quả: Xem lại đã trả lời đúng yêu cầu của bài chưa?
Tính toán có sai sót không?
DẠNG 1: Tính chiều dài, số lượng nuclêôtit số vòng xoắn ( số chu kỳ xoắn )
của phân tử ADN (gen).
a. Hướng dẫn và công thức:
Kí hiệu: * N: số lượng nuclêôtit của ADN hay của gen.
* L: Chiều dài của ADN hay của gen (A0).
* M: Khối lượng của ADN hay của gen (đvC).
* C: Số vòng xoắn của ADN hay của gen.
Mỗi vòng xoắn chứa 10 cặp nuclêôtit (20 nuclêôtit) với chiều dài 34 A 0 => mỗi
nuclêôtit dài 3,4 A0.
Khối lượng trung bình một nuclêôtit là 300 đvC.
Ta có công thức:
L = C. 34

2L

N = 3,4

N=

=>

L=


=> C =

N
. 3,4
2
L
N
=
34
20

M
300

( 1 A0 = 10 -4 µm =10-7 mm)

6


b. Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Một phân tử ADN có chứa 150000 vòng xoắn. Hãy xác định chiều dài
và số lượng nuclêôtit phân tử ADN.
Giải
- Chiều dài của phân tử ADN:
L = C.34 = 150000 . 34 = 5100000 (A0)
- Số lượng nuclêôtit của phân tử ADN:
N = C . 20 = 150000 . 20 = 3000000 (nuclêôtit)
Ví dụ 2: Một phân tử ADN dài 1,02 mm. Xác định số lượng nuclêôtit của phân
tử ADN.
Biết 1mm = 107A0.

Giải.
-

Chiều dài của phân tử ADN: 1,02mm = 1,02 . 107A0

-

Số lượng nuclêôtit của phân tử ADN:
2.L
2.1,02.10 7
N = 3,4 =
= 6.106 = 6000000 ( nuclêôtit)
3,4

Ví dụ 3: Có hai đoạn ADN
- Đoạn thứ nhất có khối lượng là 900000 đvC
- Đoạn thứ hai có 2400 nuclêôtit
Cho biết đoạn ADN nào dài hơn và dài hơn là bao nhiêu?.
Giải.
- Xét đoạn ADN thứ nhất:
Số lượng nuclêôtít của đoạn ADN:
N=

M
900000
=
= 3000 (nuclêôtit)
300
300


Chiều dài của đoạn ADN:
L=

N
3000
. 3,4 =
. 3,4 = 5100 (A0)
2
2

- Xét đoạn ADN thứ hai:
Chiều dài của đoạn ADN:
L=

N
2400
. 3,4 =
. 3,4 = 4080 (A0)
2
2

Vậy đoạn ADN thứ nhất dài hơn đoạn ADN thứ hai:
5100 - 4080 A0 = 1020 A0

7


Ví dụ 4: Gen thứ nhất có chiều dài 3060 A 0. Gen thứ hai nặng hơn gen thứ nhất
36000 đvC. Xác định số lượng nuclêôtit của mỗi gen.
Giải

- Số lượng nuclêôtit của gen thứ nhất:
2L

N = 3,4 =

2.3060
= 1800 (nuclêôtit)
3,4

- Khối lượng của gen thứ nhất:
M = N. 300 = 1800 . 300 = 540000 (đvC)
- Khối lượng của gen thứ hai:
540000 + 36000 = 576000 (đvC)
- Số lượng nuclêôtit của gen thứ hai:
N=

M
576000
=
= 1920 (nuclêôtit)
300
300

DẠNG 2: Tính số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của phân tử ADN (gen).
a. Hướng dẫn và công thức:
Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN (gen), số nuclêôtit loại A luôn
bằng T và G luôn bằng X:
A=T
G=X
- Số lượng nuclêôtit của phân tử ADN (gen):

A+T+ G + X= N
 2A + 2G = N.
A+ G=

N
2

- Suy ra tương quan tỉ lệ các loại nuclêôtit trong phân tử ADN (gen):
%A + %G = 50%

%T + %X = 50%.

b. Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Một gen dài 0,408 micrômet và có số nuclêôtit loại G bằng 15%. Xác
định số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.
Giải
Chiều dài của gen: 0,408 micrômet = 0,408. 104A0
Tổng số nuclêôtit của gen:
2L
2. 0,408.10 4
N = 3,4 =
= 2400 (nuclêôtit).
3,4

Gen có: %G = %X = 15%.
%A + %G = 50%
Suy ra %A = %T = 50% - %G = 50% - 15%= 35%.
8



Vậy tỉ lệ và số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
%A = %T= 35%
%G = %X= 15%
A = T = 35% . 2400 = 840 (nuclêôtit).
G = X = 15% . 2400 = 360 ( nuclêôtit).
Ví dụ 2: Gen thứ nhất có 900G bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen thứ hai có khối lượng 900000đvC.
Hãy xác định gen nào dài hơn.
Giải
- Xét gen thứ nhất:
Số lượng nuclêôtit của gen thứ nhất:
N = 900.

100
= 3000 ( nuclêôtit).
30

Chiều dài của gen thứ nhất:
L=

3000
N
. 3,4 =
. 3,4 = 5100 A0
2
2

- Xét gen thứ hai:
Số lượng nuclêôtit của gen thứ hai:
N=


900000
M
=
= 3000 ( nuclêôtit).
300
300

Chiều dài của gen thứ hai:
L=

3000
N
. 3,4 =
. 3,4 = 5100 A0
2
2

Vậy hai gen có chiều dài bằng nhau.
Ví dụ 3: Một gen có chiều dài bằng 4080 A0 và có tỉ lệ

=

a) Xác định số vòng xoắn và số nuclêôtit của gen.
b) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
Giải
a) Xác định số vòng xoắn và số nucleotit của gen.
- Số vòng xoắn của gen:
C = = = 120 ( vòng xoắn )
- Số lượng nuclêôtit của gen :

N = C.20 = 120 .20 = 2400 ( nuclêôtit )

9


b) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen
Gen có tỉ lệ

= .

Mà theo NTBS thì A = T ; G = X
Suy ra

= => A = G (1)

Ta có A + G = = = 1200 (2)
Thay (1) vào (2 ) ta có:
G +G = 1200.
 G = 1200
G = 1200 . = 720 (nuclêôtit)
Số lượng từng loại nucleotit của gen bằng :
G = X = 720 (nuclêôtit)
A = T = G = =480 (nuclêôtit)
DẠNG 3: Xác định trình tự và số lượng các loại nuclêôtit trên mỗi mạch
của phân tử ADN (gen).
a. Hướng dẫn và công thức:
- Xác định trình tự nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN (gen) dựa
vào NTBS: A trên mạch này liên kết với T trên mạch kia và G trên mạch này
liên kết với X trên mạch kia.
- Gọi A1, T1, G1, X1 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ nhất và

A2, T2, G2, X2 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ hai.
Dựa vào NTBS, ta có:
A1 = T2

T1 = A2

G1 = X2

X1 = G2

A = T = A 1 + A2

G = X = G 1 + G2

b. Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Một đoạn của phân tử ADN có trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứ
nhất như sau:
…-A-A-T-A-X-A-G-G-X-G-X-A-A-A-X-T-A-G- …
a. Viết trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứ hai của đọan ADN .
b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của đọan ADN
đã cho.
10


Giải
a. Trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứ hai của đọan ADN :
Theo NTBS: A trên mạch này liên kết với T trên mạch kia và G trên mạch
này liên kết với X trên mạch kia, nên trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn
thứ hai của đọan ADN:
…-T-T-A-T-G-T-X-X-G-X-G-T-T-T-G-A-T-X- ...

b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của đọan ADN:
Theo đề bài và theo NTBS, ta có số nuclêôtit trên mỗi mạch:
A1 = T2 = 8 ( nuclêôtit )

T1 = A2 = 2 (nuclêôtit )

G1 = X2 = 4( nuclêôtit )

X1 = G2 = 4 ( nuclêôtit ).

Số lượng từng loại nuclêôtit của đọan ADN:
A = T = A1 + A2 = 8 + 2 = 10 (nuclêôtit )
G = X = G1 + G2 = 4 + 4 = 8 ( nuclêôtit).
Ví dụ 2: Một đoạn phân tử ADN có trật tự các nuclêôtit trên một mạch đơn như
sau:
-A-T-X-A-G-X-G-T-Aa. Viết trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứ hai của đọan ADN .
b. Viết hai đoạn phân tử ADN mới, tạo thành từ quá trình nhân đôi của
đoạn ADN nói trên.
GIẢI
a. Theo NTBS: A trên mạch này liên kết với T trên mạch kia và G trên
mạch này liên kết với X trên mạch kia, nên trật tự các nuclêôtit trên mạch
đơn thứ hai của đọan ADN:
-T-A-G-T-X-G-X-A-Tb. Hai đoạn ADN mới:
Theo đề và theo NTBS, đọan ADN đã cho có trật tự các nuclêôtit như sau:
-A-T-X-A-G-X-G-T-A-T-A-G-T-X-G-X-A-THai đoạn phân tử ADN mới:
-A-T-X-A-G-X-G-T-A-T-A-G-T-X-G-X-A-T-T-A-G-T-X-G-X-A-T-A-T-X-A-G-X-G-T-A-

11



Ví dụ 3: Một gen có chiều dài 5100 A0 và có 25% A. Trên mạch thứ nhất có
300T và trên mạch thứ hai có 250 X. Xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen.
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch gen.
Giải:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen:
Tổng số nuclêôtit của gen:
2L

N = 3,4 =

2.5100
= 3000( nuclêôtit ).
3,4

Theo đề bài ta có: %A = %T = 25%
Mà %G + %A = 50%
Suy ra: %G = %X = 50% - %A = 50% - 25% = 25%
Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen đều bằng nhau:
A = T = G = X = 25% . 3000 = 750 (nuclêôtit ).
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch gen:
Theo đề bài và theo NTBS, ta có:
T1 = A2 = 300 ( nuclêôtit )
Suy ra:

A1 = T2 = A – A2 = 750 – 300 = 450 (nuclêôtit ).
G1 = X2 = 250 ( nuclêôtit )

Suy ra


X1 = G2 = G – G1 = 750 – 250 = 500 (nuclêôtit ).

DẠNG 4: Tính số liên kết hyđrô của phân tử ADN ( gen ).
a. Hướng dẫn và công thức:
Trong phân tử ADN (gen):
A trên mạch này liên kết với T trên mạch kia bằng 2 liên kết hyđrô.
G trên mạch này liên kết với X trên mạch kia bằng 3 liên kết hyđrô.
Gọi H là số liên kết hyđrô của phân tử ADN ( gen ).
H = ( 2 . số cặp A - T ) + ( 3 . số cặp G - X )
Hay: H = 2A + 3G
b. Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu số giữa A với G bằng 10% số
nuclêôtit của gen.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Tính số liên kết hyđrô của gen.
Giải
12


a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
Theo đề bài:

%A – %G = 10%

Theo NTBS

%A + %G = 50%

Suy ra:


2%A = 60%

Vậy

%A = %T = 30%

Suy ra:

%G = %X = 50% - 30% = 20%.

Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
A = T = 30% . 2700 = 810 ( nuclêôtit )
G = X = 20% . 2700 = 540 ( nuclêôtit ).
b. Số liên kết hyđrô của gen:
H = 2A + 3G = ( 2 . 810) + ( 3 . 540) = 3240 (Liên kết).
Ví dụ 2: Một gen có chiều dài 5100A0 và có có số nuclêôtit loại X là 500. Xác
định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Số liên kết hyđrô của gen.
Giải
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
Theo đề bài: G = X = 500 ( nuclêôtit ).
Tổng số nuclêôtit của gen:
2L

N = 3,4 =

2.5100
= 3000 ( nuclêôtit ).
3,4


Vì A + G =

N
2

 A=T=

N
3000
-G=
- 500 = 1000 ( nuclêôtit ).
2
2

Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A = T = 1000 (nuclêôtit ) ;

G = X = 500 (nuclêôtit ).

b. Số liên kết hyđrô của gen.
H = 2A + 3G = (2.1000 + 3.500) = 3500 (Liên kết).
Ví dụ 3: Một gen có 2720 liên kết hyđrô và có số nuclêôtit loại X là 480. Xác
định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Chiều dài của gen.
Giải

13



a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
Theo đề bài:

G = X = 480 ( nuclêôtit ).

Gen có 2720 liên kết hyđrô, nên:
H = 2A + 3G
 2720 = 2. A + (3. 480)
Suy ra A =

2720 - (3.480)
= 640 (nuclêôtit).
2

Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A = T = 640 (nuclêôtit )
G = X = 480 (nuclêôtit ).
b. Chiều dài của gen:
Số lượng nuclêôtit trên một mạch của gen:
N
= A + G = 480 + 640 = 1120 (nuclêôtit ).
2

Chiều dài của gen:
L=

N
. 3,4 = 1120 . 3,4 = 3808 (A0)
2


DẠNG 5: Tính số lần nhân đôi, số phân tử ADN hay số gen con được tạo ra,
số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho ADN (gen) nhân đôi.
a. Hướng dẫn và công thức:
Nếu có 1 phân tử ADN (gen) thực hiện nhân đôi:
Số lần nhân đôi

Số ADN (gen) con

1

2 = 21

2

4 = 22

3

8 = 23

Gọi x là số lần nhân đôi của ADN (gen) thì số phân tử ADN (gen) con được tạo
ra là: 2x
- Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp:

∑ nu.mt = ( 2 – 1) . N
x

- Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:
Amt = Tmt = (2x – 1). AADN (gen)

Gmt = Xmt = (2x – 1). GADN (gen)
Nếu có a phân tử ADN (gen) đều có chứa N nuclêôtit nhân đôi số lần bằng nhau
thì số phân tử ADN (gen) con được tạo ra là: a.2x
14


- Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp:

∑ nu.mt = a.( 2 – 1) . N
x

- Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:
Amt = Tmt = a.( 2x – 1) . AADN (gen)
Gmt = Xmt = a.( 2x – 1) . GADN (gen)
b. Một số ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Một gen nhân đôi một số lần và đã tạo được 32 gen con. Xác định số
lần nhân đôi của gen.
Giải
Gọi x là số lần nhân đôi của gen, ta có số gen con tạo ra là:
2x = 32 = 25
Suy ra x = 5
Vậy gen đã nhân đôi 5 lần.
Ví dụ 2: Có hai gen A và B có số lần nhân đôi không bằng nhau và đã tạo ra 24
gen con. Biết gen A có số lần nhân đôi nhiều hơn so với gen B. Tính số lần nhân
đôi của mỗi gen.
Giải
Gọi x là số lần nhân đôi của gen, ta có số gen con bằng 2x, có thể là:
21 = 2; 22 = 4; 23 = 8; 24 = 16; 25 = 32...
Hai gen A và B nhân đôi tạo tổng số 24 gen con, ta có:
24 = 16 + 8 = 24 + 23

Do gen A có số lần nhân đôi nhiều hơn gen B, nên:
Gen A nhân đôi 4 lần.
Gen B nhân đôi 3 lần.
Ví dụ 3: Mạch 1 của gen có 200A và 120G; mạch 2 của gen có 150A và 130G.
Gen đó nhân đôi 3 lần liên tiếp. Xác định từng lọai nuclêôtit môi trường cung
cấp cho gen nhân đôi.
Giải
Số lượng từng loại nuclêôtit gen:
A = T = A1 + A2 = 200 + 150 = 350 (nuclêôtit)
G = X = G1 + G2 = 120 + 130 = 250 (nuclêôtit).
Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen nhân đôi:
Amt = Tmt = ( 23 – 1) . Agen = ( 23 -1) . 350 = 2450 (nuclêôtit).

15


Gmt = Xmt = ( 23 – 1) . Ggen = ( 23 -1) . 250 = 1750 (nuclêôtit).
3
A. Gen đó nhân đôi một số đợt, môi trường
2
cung cấp 6300G. Xác định số gen con được tạo ra.

Ví dụ 4: Gen có 600A và có G =

Giải
Số gen con được tạo ra:
Gen có:

A = T = 600 (nuclêôtit)
G=X=


3
3
A = . 600 = 900 ( nuclêôtit).
2
2

Gọi x là số lần nhân đôi của gen, ta có số G môi trường cung cấp cho gen
nhân đôi là:
Gmt = Xmt = ( 2x – 1) . Ggen


6300 = ( 2x – 1) . 900

Suy ra: 2x – 1 =

6300
=7
900

Số gen con được tạo ra là: 2x = 7 + 1 = 8 (gen).
Ví dụ 5: Có hai gen dài bằng nhau và cùng nhân đôi 3 lần, các gen con tạo ra có
chứa 1920 vòng xoắn.
a.

Tính chiều dài của gen.

b. Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi.
Giải
a. Chiều dài của gen.

Số gen con tạo ra:
2. 23 = 16 (gen)
Số vòng xoắn của gen:
C=

1920
= 120 (vòng)
16

Chiều dài của gen:
L = C. 34 = 120.34 = 4080 (A0 )
b. Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi.
Tổng số nuclêôtit của gen:
N = C.20 = 120.20 = 2400 (nuclêôtit).
Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi:
2.(23 -1).2400 = 33600 (nuclêôtit).

16


Trên đây là một số dạng bài tập về ADN và gen môn sinh học 9. Bản thân
tôi nhận thấy rằng muốn làm thành thạo dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải
nắm chắc các kiến thức lý thuyết cơ bản, bên cạnh đó học sinh còn phải nắm
được phương pháp giải các dạng bài tập, biết vận dụng kiến thức đã học một
cách linh hoạt, sáng tạo vào từng dạng bài tập cụ thể. Giáo viên nên hướng dẫn
học sinh cách tư duy tìm tòi để từ đó xây dựng nên phương pháp giải cho mỗi
dạng bài tập. Qua đó học sinh hiểu và dễ dàng nắm vững được phương pháp giải
bài tập cụ thể và có thể kết hợp sử dụng được nhiều phương pháp trong một bài
tập thích hợp. Từ đó tạo cho học sinh một niềm tin, một sự say mê khi học bộ
môn sinh học.

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng chuyên đề:
Những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung cho giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy và học.
Một số trang thiết bị hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy: máy
tính, máy chiếu...
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng chuyên đề:
Tôi đã áp dụng một số phương pháp giải bài tập ADN và gen vào thực tế
giảng dạy môn sinh học lớp 9. Tôi thấy đa số học sinh đã nắm được các phương
pháp cơ bản để giải bài tập về ADN và gen. Phần lớn học sinh trở nên tự tin, tích
cực và sáng tạo hơn trong việc giải bài tập sinh học 9, việc giải quyết những bài
tập về ADN và gen trong sách giáo khoa và bài tập trong các sách tham khảo đã
không còn là sự khó khăn như lúc trước nữa. Từ đó chất lượng của bộ môn sinh
học ngày càng có chuyển biến và đã đạt được kết quả tốt.
Kết quả khảo sát chất lượng bộ môn khi áp dụng chuyên đề:
Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TSHS

Số
lượng

Tỉ lệ


Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

Số
lượng

Tỉ lệ

54

16

29,6%

25

46,3%

12

22,2%

1


1,9%

Sau khi dụng áp dụng chuyên đề “ Một số phương pháp giải bài tập ADN
và gen môn sinh học 9”, cũng như hướng dẫn học sinh thực hiện giải bài tập
bằng phương pháp phân loại các dạng bài tập, tôi thu được kết quả khả quan. Số
học sinh khá giỏi và trung bình được nâng lên nhiều, số học sinh yếu kém trong
việc giải bài tập bài tập về ADN và gen giảm xuống đáng kể so với trước đó ở
các lớp tôi phụ trách giảng dạy.
Với thời gian nghiên cứu chưa nhiều. Do vậy chuyên đề có thể vẫn còn
những thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến của
các đồng nghiệp để chuyên đề này ngày càng phong phú và đạt hiệu quả cao
hơn.
17


11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng chuyên đề lần đầu:
Số
TT

Tên tổ chức/cá nhân

Phạm vi/Lĩnh vực

Địa chỉ

áp dụng sáng kiến

1


Phùng Thị Hạnh

Trường THCS Việt Xuân

Sinh 9

2

Học sinh lớp 9A

Trường THCS Việt Xuân

Sinh 9

3

Học sinh lớp 9B

Trường THCS Việt Xuân

Sinh 9

Việt Xuân, ngày 28 tháng 10 năm 2017
Người viết:

Phùng thị Hạnh

18



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp giải bài tập di truyền lớp 9 của nhà xuất bản trẻ năm 1998 – Tác
giả: Lê Ngọc Lập,
2. Phân dạng và hướng dẫn giải bài tập sinh học 9 của nhà xuất bản Đà Nẵng
năm1999 – Tác giả: Nguyễn Văn Sang và Nguyễn Thị Vân,
3. 126 bài tập di truyền sinh học 9 của nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh năm 2005 – Tác giả: Nguyễn Văn Sang và Nguyễn Thảo
Nguyên.

19



×