Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề thi khảo sát giữa kì 1 môn ngữ văn lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.89 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Ngữ văn; Lớp: 6.
Thời gian làm bài: 90 phút.

Câu 1: (5.0 điểm)
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:
“…Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng
sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi
thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như
rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc. Giặc
tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc(Sóc
Sơn). Đến đấy, một mình, một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả
người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”
(Ngữ văn 6, tập một, tr.20)
a. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản có đoạn trích thuộc loại truyện dân
gian nào?
b. Xác định ngôi kể của đoạn văn.
c. Từ “tráng sĩ” trong đoạn trích được dùng để chỉ ai? Hãy giải thích nghĩa của từ
“tráng sĩ”.
d. Hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) trình bày cảm nhận của em về chi
tiết “tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”
Câu 2: (5.0 điểm)
Hãy kể một câu chuyện đã mang lại cho em một bài học bổ ích trong cuộc sống.
---------- HẾT -----------

-


Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: ………………………..........……......

Số báo danh: ………………......


HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: NGỮ VĂN 6
Câu
Câu
1:
a.

Nội dung
Trả lời các câu hỏi

Điểm
5.0

Đoạn văn trích trong văn bản “Thánh Gióng”.

0.5

Văn bản “Thánh Gióng” thuộc loại truyện truyền thuyết.

0,5


b.

Đoạn văn được kể theo ngôi thứ ba.

0.5

c.

Từ “tráng sĩ” trong đoạn trích dùng để chỉ Gióng (Thánh Gióng, cậu bé làng
Gióng).
Nghĩa của từ “tráng sĩ”: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay
làm việc lớn.
Học sinh viết được đoạn văn ngắn có độ dài khoảng 5 đến 7 câu, bộc lộ cảm
nhận, có thể có các ý cơ bản sau:

0.5

d.

1.0
0.25

1,75

Câu
2

- Giới thiệu truyện “Thánh Gióng” và vị trí của chi tiết “tráng sĩ cởi giáp sắt
bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”
- Chi tiết ấy thể hiện:

+ Sự phi thường của người anh hùng làng Gióng (ra đời phi thường, nay ra
đi cũng phi thường);
+ Sự hy sinh vì dân vì nước, không màng danh lợi;
+ Sự bất tử của người anh hùng Thánh Gióng.
Hãy kể một câu chuyện đã mang lại cho em một bài học bổ ích trong cuộc
sống.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có ba phần.

5.0
0.5

b. Xác định đúng trọng tâm đề bài: câu chuyện đã mang lại cho em một bài
học bổ ích.

0.5

c. Triển khai bài viết một cách mạch lạc, trình tự kể tự nhiên, hợp lý.

3.0

HS có thể trình bày theo nhiều cách. Văn tự sự là loại văn sáng tạo, nên
giáo viên cần trân trọng những bài viết sáng tạo trong việc lựa chọn trình tự
kể, cách kể, giọng kể, ngôi kể,…
Đây là một phương án triển khai bài viết với những ý cơ bản:
- Giới thiệu sự việc dẫn đến câu chuyện

0.25

- Kể diễn biến sự việc: bắt đầu – diễn biến – kết thúc; sự việc được kể phải có
ý nghĩa.

(Với đề này, nên chọn kể từ ngôi thứ nhất. Chọn được sự việc quan trọng tạo
tình huống để câu chuyện diễn ra lôi cuốn, hấp dẫn, thú vị. Trong khi kể, biết
miêu tả thái độ, tâm trạng, hành động,… của những người tham gia câu

2.5


chuyện; làm rõ quá trình câu chuyện tác động vào tâm lý người kể. Thể hiện
được những thay đổi trong suy nghĩ và nhận thức trước, trong và sau khi sự
việc xẩy ra.)
- Kết thúc bài viết tự nhiên, hợp lý

0,25

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, cách kể sáng tạo.

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
tiếng Việt.

0.5

Tổng điểm
--------- HẾT -----------

10.0




×